Diệu Hiền: ‘Tôi vào viện dưỡng lão để không là gánh nặng cho con cháu’, TGNS |
Diệu Hiền: ‘Tôi vào viện dưỡng lão để không là gánh nặng cho con cháu’, TGNS |
Feb 16 2016, 03:42 PM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Diệu Hiền: ‘Tôi vào viện dưỡng lão để không là gánh nặng cho con cháu’ Nghệ sĩ Diệu Hiền trong căn phòng dành cho bà ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. Căn phòng kê đủ một chiếc giường và tủ. Ảnh: Mai Nhật. Ở tuổi 71, "Đệ nhất đào võ cải lương" một thời giữ tinh thần lạc quan, sống vui tuổi già ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM, tránh làm bận lòng con cháu. NSƯT Diệu Hiền: ‘Tôi vào viện dưỡng lão để không là gánh nặng cho con cháu’ – Vì sao có gia đình với con cháu đề huề, vừa qua, bà quyết định vào sống ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM? – Nếu tính luôn cả tôi thì hiện gia đình có đến 11 người, gồm 5 người con của tôi, hai người con dâu, một người em và hai đứa cháu nội sống chung trong căn hộ chung cư dài 12 m, rộng 3,8 m. Cả nhà xúm xít ở đây vì thu nhập của mọi người không đủ để ra riêng trong thời buổi này. Con gái út của tôi còn bị động kinh bẩm sinh, chỉ tu tại gia, không làm được việc gì. Chúng tôi cũng gom góp cất thêm một cái gác, tận dụng lan can căn hộ để làm nhà bếp và một chái nhà nhỏ cho tôi, nhưng không gian quá chật chội. Căn phòng của tôi chỉ trú được từ chiều đến 8h sáng, thời gian còn lại trong ngày rất nóng bức. Căn hộ gia đình nằm ở lầu một, tôi tuổi cao sức yếu, nhiều bệnh, đi lại rất khó khăn. Mỗi khi đi giao lưu, đi hát ở đâu về, cháu nội phải đứng chờ ở cầu thang bế tôi lên lầu. Có đợt tôi hai lần phải cấp cứu, con cái đều cố gắng chạy chữa thuốc men. Các anh chị ở Hội sân khấu TP HCM, Viện dưỡng lão nghệ sĩ thành phố sang nhà thăm, thấy hoàn cảnh gia đình đã động viên tôi làm đơn xin vào viện dưỡng lão sống. Tôi suy nghĩ rất nhiều ngày trước khi quyết định làm đơn. Tôi nghĩ đó là lựa chọn tốt cho tuổi già của mình. – Các con của bà phản ứng như thế nào trước quyết định này? – Các con rất có hiếu với tôi. Chúng không muốn tôi vào viện dưỡng lão mà khuyên tôi nên ở lại nhà, dù cực khổ thế nào cũng có người quan tâm, chăm sóc. Tôi phải nói chuyện rất nhiều, phải thuyết phục thì các con mới để tôi đi. Tôi nghĩ vào sống ở viện, không gian thoáng hơn, tôi có chỗ đi lại thì biết đâu bệnh tật giảm bớt. Còn ở nhà, tôi chỉ quanh quẩn giữa mấy bức tường. Các con đi làm từ sáng đến tối. Chúng phải cần thời gian để nạp lại năng lượng, nghỉ ngơi để có sức khỏe thay vì cứ nhìn thấy tôi là nơm nớp lo cho tôi từng chút một. Người già có sự tự chủ của người già. – Bà làm quen với môi trường sống mới ra sao? – Tôi thấy rất vui. Trước đây, tôi có ý định đến tuổi già sẽ vào một ngôi chùa quen nào đó sống nốt phần đời còn lại, tránh trở thành gánh nặng cho con cháu. Nhưng tôi nghĩ ở chùa thì phải còn sức làm công quả, để phụ giúp chùa phần nào chứ không thể chỉ ăn rồi ngồi không. Vì vậy, khi được vào Viện dưỡng lão nghệ sĩ, tôi xem nơi này như ngôi chùa tại tâm của mình. Cuộc sống của những bạn nghệ sĩ già ở đây rất hòa đồng, vui vẻ. Tôi vào sau nên ở căn phòng nhỏ ngay tầng trệt, không phải leo cầu thang. Mỗi ngày, tôi được trò chuyện với các bạn, ôn chuyện thời xưa đi lưu diễn ở các đoàn hát như thế nào, tập tuồng ra sao rồi cùng nhau cười. Biết tôi vào trong này, nhiều mạnh thường quân, khán giả và các nghệ sĩ trẻ, ca sĩ dòng tân nhạc thường đến thăm, tặng quà, chúc Tết. Bấy nhiêu là tôi thấy quá ấm lòng rồi. – Trong 58 năm làm nghệ sĩ của bộ môn nghệ thuật cải lương, kỷ niệm nào khắc sâu trong tâm trí của bà nhất? – Là năm tôi ngoài 30 tuổi, trong một lần lưu diễn bằng đường thủy cùng đoàn cải lương Hương Tràm (Cà Mau), đi hát ở tận U Minh cho bà con vùng nông thôn. Chẳng may tàu chở đoàn bị cháy. Cả cơ thể tôi bén lửa từ móng chân đến khuôn mặt, chỉ có tóc là không bị cháy. Suốt mấy tháng được điều trị, tôi phải nằm trên lá chuối non vì đau rát. Ngày đó, nghệ sĩ Vũ Linh bỏ hát vào nuôi tôi mấy tháng trời. Vũ Linh còn nấu cháo, đút cho tôi ăn. Cơ thể tôi giờ đầy vết sẹo vì bỏng, chỉ có da mặt là may mắn dần phai đi và thay lớp da non. Đời làm nghệ sĩ của tôi có nhiều chuyện thăng trầm nhưng mỗi khi nhớ lại kỷ niệm này, tôi vẫn thấy mình rất may mắn. Nghệ sĩ Diệu Hiền thời trẻ. Bà sinh năm 1945, đi theo đoàn hát từ năm 14 tuổi, được nhiều người thầy trong nghề truyền dạy, trong đó có soạn giả Viễn Châu. Đến nay, bà có hơn 100 vai diễn trên sân khấu cải lương… – Dành cả đời cho nghệ thuật cải lương, về già, bà phải nương nhờ vào viện dưỡng lão, cảm giác của bà ra sao? – Thời còn khỏe, tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình vào viện dưỡng lão sống. Mấy lần đến đây biểu diễn cho các anh chị, tôi cũng thường đùa: các anh chị vào ở trước, tôi chắc cũng có ngày vào. Không ngờ giờ đây lại là sự thật. Nhưng chuyện gì đến thì sẽ đến. Tôi luôn có suy nghĩ lạc quan. Không bao giờ tôi thích sự yếu đuối, khóc lóc hay nước mắt. Với nghề, tôi chưa bao giờ cảm thấy bị đối xử bạc bẽo hay tủi thân vì hoàn cảnh về già. Tôi nghĩ khán giả đã cho tôi quá nhiều. Nghề hát dù muốn dù không đã giúp cho tôi thoát khỏi chiếc ghe bị thủng đáy mà năm xưa cả gia đình bảy người gồm tôi, cha mẹ và các anh chị em phải bấu víu sống ở chân cầu Rạch Bần, bến Chương Dương, Sài Gòn. Cuộc sống luôn có những quy luật riêng. Có thể ngày trước, bạn từng là ngôi sao nhưng khi tuổi tác đến, các ngôi sao mới nổi lên, bạn phải chấp nhận thực tại một cách vui vẻ. Tôi đã ngừng hát sân khấu lớn nhiều năm nhưng lúc đau bệnh vẫn có khán giả đến thăm. Như vậy là tiếng hát của tôi vẫn còn sống được trong lòng mọi người. TGNS -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 01:43 PM |