Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Inside Out, Điểm phim
caoduy
post Sep 5 2015, 08:28 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country




Inside Out



Riley Anderson: Kaitlyn Dias

Diễn viên chuyển âm các vai Amy Poehler, Lewis Black,

Mindy Kaling, Bill Hader và Phyllis Smith

Đạo diễn Pete Docter, Ronaldo Del Carmen


Phim hoạt hình mới nhất của hãng Pixar, quảng cáo rất nổ bằng dòng chữ PMCIFOTC (Parents may cry in front of their children), viết tắt của cụm từ “Phụ huynh có triển vọng sẽ khóc trước mặt con cái”.

Tạp chí Time trong bài phê bình còn khuyến cáo “các bậc cha mẹ khi xem phim hãy đi cùng một trẻ nhỏ để thử thăm dò cảm xúc của con mình”.

Inside Out là phim hoạt hình 3D do Pixar sản xuất và Walt Disney phát hành. Phim kể về cô bé Riley Anderson (Kaitlyn Dias), người biểu hiện 5 cảm xúc, Hỉ, nộ, ái, ố, lạc dục hay là Vui, Buồn, Tức giận, Ghê tởm và Sợ hãi.

Cuốn phim đưa ra giả thuyết, mỗi nhân vật tượng trưng cho một cảm xúc của nhân vật chính. Các cảm xúc này do Amy Poehler, Lewis Black, Mindy Kaling, Bill Hader và Phyllis Smith chuyển âm.

Giả thuyết đưa ra, mọi bậc cha mẹ khi có con, đều mong con cái mình được hạnh phúc. Cha mẹ thông thường nghĩ, hạnh phúc là cho con cơm no, áo ấm, chơi vui thỏa thích và cần bảo vệ con cái khỏi bị tổn thương. Cho con đầy đủ vật chất tưởng là quá đầy đủ cho đến khi cuốn phim Inside-out cảnh cáo các vấn đề sâu thẳm trong suy nghĩ của mỗi con trẻ!

Cô bé Riley cùng bố mẹ chuyển từ một thành phố đã quen thuộc từ ngày chào đời, đến một thành phố hoàn toàn mới. Trong khoảng khắc chập chờn giũa ký ức và khung cảnh lạ, cô biểu lộ tình cảm của mình và cho Riley làm quen với 5 người bạn, mỗi người là một trang thái tâm lý của cô khi phải đối mặt với cuộc sống mới.

Cuốn phim khiến cho các bậc cha mẹ cảm thấy bị ám ảnh vì họ không thể giúp con cái tâm trạng vui vẻ mãi mãi. Như mọi bộ phim khác của hãng Pixar, các nhân vật của Inside Out bị cuốn vào những cuộc phiêu lưu không chủ ý. Ở đây, họ phiêu lưu trong thế giới của bộ não con người mà Vui và Buồn là những nhân vật quan trọng.Và không nhất thiết cùng một hoàn cảnh thì mọi người đều buồn vui như nhau, mà không thể cân đo đong đếm được.

Nhận vật “Vui” là một người năng nổ, làm mọi thứ để tạo cho bộ não của Riley ngập tràn niềm vui và những suy nghĩ tích cực. Tất nhiên giữa các cảm xúc là những xung khắc với các đối tượng và kềm giữ, ngăn chặn các đồng nhiệm Tức giận, Ghê tởm và Sợ hãi phải xa lánh Riley.

Nhiệm vụ chính cô Vui là loại bỏ cô bạn “Buồn”. Mỗi khi bàn tay bụ bẫm màu xanh của Buồn chạm đến tâm não của Riley, chẳng hạn như nhớ về dĩ vãng nơi làng cũ là Riley buồn rũ rượi và sứ mệnh của Vui là đảo ngược lại bằng những hình ảnh tươi mát, ngộ nghĩnh mong Riley nở một nụ cười.

Ký ức quan trọng nhất của Riley là những viên bóng màu. Khi sáng rỡ, chúng thể hiện cảm xúc vui, còn khi ngả sang màu xanh tối có nghĩa là buồn. Vui đã cố gắng hết sức để sắc xanh đó không trở thành vĩnh viễn. Nhưng cuối cùng, Riley vẫn lâm vào nguy hiểm.


Nỗi buồn cũng quý giá như niềm vui

Không thể không nhận ra nghĩa vụ làm cha mẹ ở đây. Nuôi dưỡng và bảo vệ con cái từ các mối đe dọa hiện hữu không còn là những nhiệm vụ cấp thiết như ngày trước, nhưng bản năng biến con thành những đứa trẻ hạnh phúc chưa bao giờ mất đi. Vì vậy, các bậc cha mẹ vẫn có những suy nghĩ tiêu cực, phải giúp cho con trẻ tránh những bực bội, sợ hãi, đau buồn… khỏi trái tim, đổ vào đó là niềm vui.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn là, thiếu nỗi buồn, đứa trẻ sẽ lấy đâu ra độ đàn hồi cho tâm hồn? Vui đã xây một hòn đảo an toàn trong bộ não của Riley để cô bé lánh xa những ảnh hưởng từ Tức giận, Ghê tởm, Sợ hãi và hầu như không nhận được gì từ Buồn.

Nhưng hòn đảo đó lại vô cùng yếu ớt và nhợt nhạt, chẳng khác nào con người khi sống mà chỉ biết đến niềm vui. Đó là một nghịch lý, nhưng lại là sự thật.

Hiệu trưởng một ngôi trường nổi tiếng ở Mỹ đã trích dẫn một đoản văn trong bộ sách nghiên cưú tâm lý, rằng: “Để xây dựng sự gan góc và khả năng tự kiểm soát, bạn phải vượt qua thất bại. Trong khi đó, ở hầu hết các môi trường học thuật ở Mỹ, không mấy ai từng nếm mùi thất bại”. Inside Out cũng nêu lên thực tế đó: Chúng ta đang làm cuộc đời của trẻ nhỏ trở nên bất hạnh vì chúng ta dành quá nhiều nỗ lực để trẻ em mỗi lúc một hạnh phúc hơn. Và khi chạm thực tế gh tởm, sợ hãi và buồn đi khi con người không đủ bản lĩnh vượt qua.

Trong bộ phim, bố mẹ của Riley đã làm quá nhiều với cảm nghĩ sẽ khiến con mình vui vẻ, như đề nghị đưa cô bé đi học, giúp cô bé gia nhập đội hockey… mà không để ý đến cảm xúc của con.

Với phim này, một lần nữa, Pixar chứng tỏ bộ phim dành cho trẻ con nhưng đối tượng cần thức tỉnh lại là người lớn. Lời khuyên của họ là cứ để cho cảm xúc tự đến rồi đi, hay tự nó có thể đảo ngược lại sau khi dàn trải trong tâm thức.

Inside-Out là là một chuỗi đề tài tâm lý con người, nhìn vào thì khá đơn giản nhưng đào sâu hơn, những mâu thuẫn đôi khi đưa chúng ta vào trạng thái bất ổn tâm thần.

Nguyễngọchấn


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 04:14 AM