Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Trung Quốc phá bỏ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng, Free Tibet
KhoaNam
post Jul 25 2016, 10:58 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country




Trung Quốc phá bỏ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng


Hình ảnh các ngôi nhà đã bị phá dỡ tại Học viện Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: Nhóm Tây Tạng Tự do


BBC đưa tin, hôm 20/7, Trung Quốc đã bắt đầu phá dỡ các ngôi nhà tại Học viện Phật giáo Larung Gar, một trong những trung tâm lớn nhất thế giới của Phật giáo ở Tây Tạng.
Trung Quốc phá bỏ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng

Nhóm Free Tibet (Tây Tạng Tự do) có trụ sở tại London, Anh cho hay, việc phá dỡ diễn ra hôm 20/7, bắt đầu ở những ngôi nhà mà chính quyền không cho cư trú. Nhiều người dân sống ở đó đã không còn nhà ở.

Nhóm cũng đăng tải một số hình ảnh và video lên Youtube, cho thấy các căn nhà gỗ bị phá hủy, trở thành những đống đổ nát.

Nhóm này cũng cho biết, cảnh sát và các lực lượng vũ trang Trung Quốc có tham gia giám sát việc phá dỡ nhưng họ mặc thường phục.


Ảnh: Nhóm Tây Tạng Tự do

Lý do Trung Quốc đưa ra cho hành động trên là nhằm giảm số lượng cư dân sinh sống ở Larung Gar xuống chỉ còn một nửa, tương đương với 5000 người. Trước đó, các quan chức Trung Quốc thường xuyên bày tỏ sự lo ngại về tình trạng quá đông dân tại khu vực này. Larung Gar được cho là Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1980. Học việc nằm trên một sườn núi ở quận Sertar, miền đông Tây Tạng. thu hút hàng ngàn tăng ni tới học tập.

Tây Tạng Tự do dẫn lời một tăng ni tại Larung Gar đặt câu hỏi: “Nếu cách duy nhất để giải quyết việc dân số quá đông là phá hủy các ngôi nhà, thì tại sao không áp dụng chính sách đó với các thành phố và thị trấn cũng rất đông dân khác của Trung Quốc?”.

Người này bức xúc nói: “Bình đẳng ở đâu, các quy định pháp luật, phúc lợi công cộng, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng của các dân tộc (như Bắc Kinh nói) ở đâu khi họ phá dỡ nhà của những người theo tôn giáo vô tội, đang sống một cuộc sống bình thường?”

Giám đốc Tây Tạng Tự do Eleanor Byrne-Rosengren cho biết: “Việc phá dỡ tại Larung Gar rõ ràng không liên quan gì tới tình trạng dân số quá đông – nó chỉ là một chiến thuật khác của Trung Quốc nhằm phá hoại ảnh hưởng của Phật giáo ở Tây Tạng”.

Hiện chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về hành động trên.

Trong khi đó, một quan chức chính quyền quận Sertar đã liên lạc với hãng tin AP để khẳng định rằng, Bắc Kinh muốn cải tạo chứ không phải định phá hủy các ngôi nhà.

Theo BBC, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua đối với vùng Himalaya. Nước này đã gửi hàng ngàn binh sĩ tới đây để khẳng định tuyên bố chủ quyền vào năm 1950. Hiện một số khu vực đã trở thành Khu tự trị Tây Tạng và những nơi khác bị sáp nhập vào các tỉnh lân cận Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, Tây Tạng đã phát triển đáng kể dưới sự lãnh đạo của Bắc Kinh. Nhưng các nhóm nhân quyền cáo buộc Trung Quốc liên tục vi phạm nhân quyền, đàn áp chính trị và tôn giáo. Bắc Kinh phủ nhận những cáo buộc trên.

Free Tibet


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Jul 25 2016, 11:03 AM
Post #2


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country




Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới – Vùng đất thiêng tập trung 40.000 nhà sư




Sertar thuộc tỉnh Garze, Tây Tạng nằm cách thành phố Thành Đô, Trung Quốc 600 km, là nơi có ngôi trường Larung Gar – học viện Phật giáo lớn nhất thế giới.

Học viện Phật giáo Larung Gar được thành lập vào năm 1980. Các ni cô đi học phải thường xuyên vượt qua quãng đường dài 4 km trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao.

Thung lũng Larung, nơi học viện tọa lạc cũng là quê hương của những người Tây Tạng. Họ sống chung với các nhà sư và ni cô học tập tại đây.

Larung Gar thành lập ở nơi xa xôi hẻo lánh, nhưng vẫn là một trong những trung tâm có ảnh hưởng lớn nhất tới Phật giáo thế giới.

Ngày nay, Sertar trở thành “ngôi nhà chung” của 40.000 tăng ni phật tử. Ngoài các môn đệ người Tây Tạng, vùng đất thu hút tăng ni phật tử từ khắp Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Malaysia.

Sertar nằm cách khá xa các thành phố lớn, nơi gần nhất là Thành Đô – Trung Quốc cũng phải mất tới 15 – 20 giờ đi xe. Vì đây là khu vực nhạy cảm, du khách nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn khi đến tham quan.

Một nửa số môn đệ của học viện Larung Gar là nữ giới. Trong khi những nơi khác ở Tây Tạng chỉ thu nạp số lượng nhỏ học viên, nơi này nhận bất cứ ai thật sự muốn theo học Phật giáo.
Những ngôi nhà của người dân và tăng ni phật tử ở Sertar chủ yếu làm bằng gỗ, xây theo phong cách truyền thống và nằm sát nhau đến mức nhìn từ xa như thể chúng đang chồng lấn lên nhau.

Trước khi bị phá dỡ một phần với lí do “dân số phát triển không kiểm soát” và phòng cháy, Larung Gar là học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với hơn 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử.

Nằm giữa thung lũng Larung trên cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4.000 m so với mặt nước biển, cách thị trấn Sertar, Tây Tạng 15 km, Học viện Phật giáo Larung Gar được coi là trung tâm Phật giáo lớn nhất.

Còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, đây là “ngôi nhà chung” của 40.000 sư sãi, tăng ni Phật tử đến tu tập bộ môn Phật giáo Tây Tạng.

Những ngôi nhà gỗ màu nâu và đỏ giống hệt nhau tạo thành một khối khổng lồ, tựa vào sườn đồi. Mỗi ngôi nhà có 3 phòng, không hề có toilet hay nước nóng.

Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không. Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt.

Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở. Ngày nay, Larung Gar trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.

Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk đến Larung Gar qua hành trình 20 tiếng đồng hồ từ Thành Đô (Trung Quốc). Anh cho biết, ở đây có 2 nhà khách nhỏ nhưng đã kín chỗ, vì vậy anh phải ở gần cổng vào. Luk cho biết, học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa.

Luk chia sẻ: “Tôi ngạc nhiên nhất là cách mọi người đối diện với cái chết. Tôi tham gia vào một lễ điểu táng ở đây. Hôm đó có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con kền kền đợi ăn 7 xác chết. Một nhà sư cầu nguyện trong buổi lễ, sau đó người chủ lễ bắt đầu cắt những xác chết ra. Khi ông làm xong, tất cả lũ kền kền lao vào. Họ cho rằng càng có nhiều kền kền càng tốt vì kền kền không ăn những xác không tốt”.


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Jul 25 2016, 11:11 AM
Post #3


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country






--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 06:57 AM