Cách trồng và chăm sóc hoa dâm bụt trong vườn, Cây cảnh |
Cách trồng và chăm sóc hoa dâm bụt trong vườn, Cây cảnh |
Jul 10 2017, 10:54 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Cách trồng và chăm sóc hoa dâm bụt trong vườn Hoa dâm bụt có nguần gốc từ châu á và thuộc họ cẩm quỳ có chiều cao thân từ 1-3m. Thân đứng thẳng, phân ra thành nhiều nhánh. Lá giống lá dâu tây, cũng có lá hình tròn, lá hình dạng này xuất hiện tương đối nhiều. Lá mọc xen kẽ, phần đầu lá nhọn dần, phần gần cuống hình tròn hoặc hình cái chêm, 2 bên mép có răng cưa thô, phần gần cuống nhẵn. Hoa lớn, mọc đơn ở phần nách lá, có loại cánh đơn và nhiều cánh. Hoa có nhiều màu: trắng, vàng, xanh, hồng, đỏ trong đó loài màu đỏ thẫm mọc thành nhiều múi ít khi được nhìn thấy. Ra hoa quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hạ và thu. Quả có hình oval nhưng rất ít khi kết quả. Hiện nay trên thị trường đang có 2 loại hoa dâm bụt chính là: cây ở Hawaii là loài gồm nhiều chủng loại, màu sắc phong phú, cánh hoa to. Cây phát triển chậm và trồng rất khó ở những nơi giá lạnh. Loại cây ở châu Âu khá dễ trồng vì có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Nhiều loại hoa nở thành từng chùm, lá có vết hằn sâu. ĐIỀU KIỆN TRỒNG CÂY HOA DÂM BỤT Thời điểm để trồng cây hoa dâm bụt phát triển tốt là vào mùa xuân và đầu mùa hè, là cây có thể phát triển rất tốt và sẽ giúp cho bạn giảm thời gian chăm sóc cũng như là sâu bệnh hại tấn công cây. Ánh sáng: ưa những nơi có nhiều ánh sáng, không ưa những nơi âm u. Lượng ánh sáng không đủ sẽ làm nụ hoa dễ rụng, bông hoa trở nên nhỏ, màu sắc nhợt nhạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị thẩm mỹ của hoa. Mùa đông phải chuyển cây vào trong phòng, mùa hè phải che nắng, nếu không ánh nắng gay gắt sẽ dễ làm cháy thân cây. – Nhiệt độ: thích nghi với khí hậu ấm áp, không chịu được rét. Ưa thoáng gió. Sau tháng 10 tốt nhất nên chuyển cây vào trong phòng, duy trì nhiệt độ từ 15-28°C. – Nước: ưa những nơi ẩm ướt, không chịu được khô. Thông thường mỗi ngày nên tưới nước một lần. Vào những ngày nóng nực nên tưới nước vào buổi sáng và tối, 2 lần/ ngày, thường xuyên tăng độ ẩm cho đất trồng và lá. Về mùa đông nên giảm lượng nước tưới. Vào mùa mưa phải chú ý kịp thời thoát nước cho cây, nếu không sẽ bị thối rễ. – Đất: có khả năng thích nghi với nhiều loại đất. Những vùng đất giàu chất hữu cơ, có tính acid là nơi có điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây. Có thể dùng 4 phần đất trộn khô với một phần phân là có một hỗn hợp đất màu mỡ. – Phân bón: dâm bụt nở hoa quanh năm, không yêu cầu quá cao về phân bón nhưng cũng nên bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây. Khi vun trồng cần bón phân kịp thời, thời kỳ sinh trưởng mỗi tháng bón 1-2 lần, thời kỳ ra hoa bón thêm phân kali 2 – 3 lần. Phân hữu cơ rất phù hợp cho cây. CÁCH TRỒNG HOA DÂM BỤT. Bạn có thể trồng cây hoa dâm bụt theo 2 hình thức là reo hạt hoặc dâm cành. Hiện nay thì cả phương pháp đó đang được rất nhiều người đang sử dụng. đối với phương pháp dâm cành thì sẽ áp dụng với những cây hoa dâm bụt lớn và phát triển nhanh chóng, còn đối với những ai yêu thích những cây hoa dâm bụt lùn thì bạn có thể chọn cách gieo hạt. Khi bạn gieo hạt cây dâm bụt thì bạn có thể gieo trực tiếp xuống đất hoặc chậu mà bạn đã chuẩn bị trước đó với lượng phân bón đã chuẩn bị sẳn và khi bạn gieo hạt xuống thì bạn có thể dung bình xịt để phun cho đất để giữ độ ẩm và đồng thời giúp hạt nhanh chóng nảy mầm. nhiệt độ thích hợp để cho hạt nảy mầm từ 15-20 độ và khi cây con mọc từ 2-3 lá thì bạn có thể mang cây đi trồng vào những vị trí ưa thích của bạn Khi cây đã phát triển được từ 2-3 tháng thì lúc này cây bắt đầu phát triển nhanh chóng và chuẩn bị ra hoa, lúc này bạn cần phải chăm sóc cho cây tốt hơn và thường xuyên tỉa cành lá, bỏ những cành lá không phát triển và chậm phát triển để giúp cho cây không bị sâu bệnh hại tấn công. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY HOA DÂM BỤT. – Loại hoa này rất dễ bị côn trùng gây hại, gây bệnh, làm cho lá bị co, nhỏ lại. Vì vậy nên phòng bệnh bằng cách đặt cây ở nơi thoáng gió. – Bệnh đốm lá, bệnh than, bệnh nhiễm than: phun dung dịch Thiophanate – methenil pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000 nồng độ 70%. – Bệnh sâu ăn lá, bệnh nhện đỏ, thiêu thân ăn lá: phun dung dịch EC nồng độ 10% pha loãng theo tỷ lệ 1 : 2.000 để diệt côn trùng. HOA DÂM BỤT RA HOA. Sau khi bạn đã trồng một thời gian thì lúc này cây hoa dâm bụt bắt đầu ra hoa, cây hoa dâm bụt thườn ra hoa từ tháng 5 cho tới tháng 9 và trong khoảng thời gian ra hoa thì bạn nên thường xuyên bổ sung lượng nước tưới phù hợp cho cây, để cây có đủ lượng nước để phát triển. Sau khi cây ra hoa đợt 1 xong thì bạn có thể tiến hành cắt tỉa những cành già và để lại những cành đang phát triển để cho đợt hoa tiếp theo cây có thể ra hoa nhiều hoa hơn. Dâm bụt là loài có vẻ đẹp rực rỡ, sớm nở nhưng cũng nhanh tàn, chúng thường được trồng ở tường rào, hai bên lối đi. Chậu dâm bụt thích hợp đặt ở sân thượng, trong phòng khách và để trang trí lối vào mang lại một không khí tươi mát và trong lành. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY HOA DÂM BỤT Giâm cành là phương pháp hay được áp dụng, thường được tiến hành vào mùa mưa dầm. Có thể GIÂM CÀNH NON hoặc GIÂM CÀNH GIÀ. GIÂM CÀNH NON: Chọn những cành khỏe mạnh làm cành được giâm, giữ lại lá ở trên ngọn, giâm xuống vùng đất cát, duy trì độ ẩm không khí, mát mẻ để cành không bị mất nước, nhiệt độ từ 18 – 21 độ C; sau khi giâm từ 20 – 25 ngày cành sẽ mọc rễ. Nên tiến hành giâm cành vào mùa hè, hoặc mùa thu vì đây là lúc cây sinh trưởng mạnh nhất. Trước tiên, cắt bỏ phần ngọn của cành, sau đó cắt cành dài khoảng 10 cm. Cành cắt phải có khoảng 2-3 lá. GIÂM CÀNH GIÀ: Có thể tiến hành giâm cành cứng khi cây đang ở giai đoạn phát triển, tốt nhất là khoảng tháng 5-6. Chọn cành cứng, thô, khoẻ mạnh, đã được 2 năm tuổi. Cắt dài khoảng 15 cm, tốt nhất là cắt ở phần giữa cành, mặt cắt cách chồi non khoảng 0.5-1 cm. Không để cành vừa cắt bị mất nước, quá khô. Nếu ở nhiệt độ 15-25 độ C thì sau 20 ngày cành sẽ ra rễ. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY RÂM BỤT Các loại bọ rầy, bọ rệp gây hại ở cây trồng khiến cây trở nên còi cọc, phát triển chậm gây thiệt hại đến năng suất và chất lượng cây trồng. Để kịp thời phát hiện và phòng trừ rầy rệp gây bệnh, tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ cung cấp kinh nghiệm phát diện dấu hiệu xuất hiện bọ rầy, bọ rệp ở các loại cây trồng, cây ăn quả và biện pháp phòng diệt rầy rệp một cách hiệu quả, cho cây trồng được phát triển an toàn, đạt năng suất và chất lượng cao. DẤU HIỆU VÀ NGUYÊN NHÂN BỊ RẦY Các loại rầy, rệp gây hại cây trồng gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau như rầy nhớt, rầy mềm, rầy bông, rầy xanh, rệp sáp,… chúng đều có đặc điểm chung là loại rầy rệp chích hút nhựa cây tiết ra một số chất độc làm xung quanh chỗ bệnh có nấm màu vàng khiến lá bị khô héo, cây còi cọc. Loại bọ rầy, rệp thường gây hại ở phần rễ, thân, lá gần mặt đất. Bọ rầy, rệp gây hại ở điều kiện ẩm thấp, độ ẩm không khí cao, thiếu ánh nắng hoặc ở điều kiện khô hanh, hạn hán cũng tạo điều kiện cho các loại rầy xanh, rệp gây hại nặng cho cây trồng. PHÒNG VÀ TRỊ RẦY Có thể phun nước xà phòng, nước pha tỏi và ớt phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây. Phòng trừ bệnh bằng cách rãi thuốc hột vào đất trồng như Bam, Basudin hay Regent hay phun các loại thuốc như : Actara 25 MW; Admire Bassa 50 ND; Baythroit, Confidor 100 SL Sumi-alpha; Sumithion; Sumicidin Oncol 20ND Pa dan 95SP; Pegas 500SC Nếu mật độ rầy rệp tấn công nặng vào vườn cây trồng, rau củ thì phải sử dụng một trong các loại thuốc sau để tiêu diệt bệnh. Abamectin + Alpha-cypermethrin (Shepatin 18EC) Abamectin + Chlorfluazuron (Confitin 18EC, 36EC, 50EC) Azadirachtin (Vineem 1500EC; A-Z annong 0.03EC) Dinotefuran (Oshin 100SL) Thiamethoxam (Actara 25WG) Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC) Cây cảnh -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 14th November 2024 - 10:14 PM |