Welcome Guest ( Log In | Register )

64 Pages V   1 2 3 > » 

lalan
Posted on: Sep 6 2018, 09:55 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Đánh tan quầng thâm ở mắt thật đơn giản


Tuổi tác, các yếu tố môi trường, thay đổi nội tiết tố, nếp nhăn… khiến mắt bạn thâm quầng. Những cách sau có thể hô biến sự xấu xí này.

Đánh tan quầng thâm bằng nước lạnh

Đánh tan quầng thâm bằng dưa chuột (dưa leo)Nước lạnh làm dịu mát vùng da mỏng manh quanh mắt, tưới ẩm biểu bì quanh mô mắt. Ngâm 2 miếng bông gạc trong nước lạnh và đắp lên mắt chừng 5-10 sẽ cho hiệu quả.
Danh tan quang tham o mat that don gian

Nguồn vitamin K và chất chống ôxy hóa giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm bọng mắt và làm sáng vùng da quanh mí mắt. Bạn nên dùng lát dưa đã để lạnh khoảng 15 phút, đắp lên vùng mắt khoảng 20 phút mỗi tối trong thời gian để cải thiện rõ rệt vết quầng thâm.

Đánh tan quầng thâm với túi trà lạnh

Chất tanin trong túi trà (trà túi lọc) có tác dụng làm xẹp bọng mắt bị sưng và giảm độ đậm của vùng da quanh mắt. Bạn hãy đặt lên mắt các túi trà mát lạnh và ẩm trong khoảng 10-15 phút. Để tiện lợi, bạn nên ngâm sẵn trà và đặt vào tủ lạnh qua đêm cho túi trà lạnh chườm mắt vào sáng hôm sau. Thực hiện 2 lần/tuần.

Đánh tan quầng thâm bằng thìa lạnh

Đôi mắt sẽ được thư giãn khi bạn đặt một cái thìa mát (lạnh) và xoa lên mắt theo chiều vòng tròn cho đến khi chiếc thìa ấm lại.

Đánh tan quầng thâm với nước hoa hồng

Loại nước này chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống ôxy hóa giúp hồi sinh làn da mệt mỏi.

Dùng nước hoa hồng xoa bóp vòng tròn xung quanh mắt sẽ giúp loại bỏ các vết thâm. Ngoài ra có thể dùng bông thấm nước hoa hồng bôi quanh mắt hoặc trộn nước hoa hồng với dưa chuột xay nhuyễn, bọc trong lớp vải mỏng đắp lên vùng mắt.

Đánh tan quầng thâm với cúc La mã

Hoa cúc có nhiều lợi ích tuyệt vời giúp bạn giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài liệu pháp uống trà hoa cúc trước khi ngủ, việc chườm túi trà hoa cúc lên vùng mắt trong khoảng 10 phút cũng trực tiếp tác động tới vùng da quầng thâm, làm thư giãn vùng mắt.

Đánh tan quầng thâm bằng lá bạc hà

Bạn có thể lấy một vài lá bạc hà xay nhuyễn hoặc nghiền nát đắp lên vùng da xung quanh mắt. Phương pháp này không chỉ làm mờ vết thâm quanh mắt mà còn có tác dụng giúp những đôi mắt căng thẳng, mệt mỏi dịu lại.

Sống Khỏe
  Forum: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP · Post Preview: #161620 · Replies: 0 · Views: 2,087

lalan
Posted on: Sep 6 2018, 09:55 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Dù là đi nặng, đi nhẹ hay

vào nhà vệ sinh soi gương thôi, bạn cũng nên rửa tay



Khi các nhà khoa học trốn trong nhà vệ sinh, họ đếm được chỉ có 67% số người rửa tay trước khi ra ngoài. Nhiều người, nhất là đàn ông, không làm điều này sau khi đi tiểu.

Don Schaffner, một giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Rutgers đã nghiên cứu hành vi rửa tay trong nhiều năm. “Kể cả đi nhẹ hay đi nặng, bạn cũng nên rửa tay [sau khi rời nhà vệ sinh]”, ông khuyến cáo.

Rửa tay là một trong những điều dễ dàng và hiệu quả nhất, giúp bạn phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Nhà vệ sinh: Miền đất của vi khuẩn

Mỗi lần vào nhà vệ sinh là một lần bạn tiến vào miền đất của vi khuẩn. Và có những chuyến hành trình đặc biệt nguy hiểm hơn các chuyến hành trình khác.

Kịch bản tệ nhất là gì?


“Nếu bạn bị tiêu chảy và dính phân trên tay, rửa tay lúc đó là việc quan trọng hơn hết thảy”, giáo sư Schaffner cho biết. “Hãy chắc chắn bạn thoa xà bông trên tay và rửa nó thật sạch”. Phân người mang rất nhiều mầm bệnh như E. coli, Shigella, Streptococcus, viêm gan A và viêm gan E…

So với phân, dính nước tiểu vào tay nghe chừng là điều dễ chấp nhận hơn. Nghiên cứu chỉ ra nhiều người, đặc biệt là nam giới không rửa tay sau khi đi tiểu. “Những người này có thể nghĩ mình không cần phải rửa tay”, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Chính sách bệnh truyền nhiễm của Đại học Minnesota cho biết.

Nhưng thực tế có một loạt các vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu, bao gồm Lactobacillus, Corynebacterium, Streptococcus, Actinomyces và Staphylococcus… Bởi vậy, không cứ gì đi nặng hay đi nhẹ, bạn nên rửa tay sau đó.

Ngay cả khi vào nhà vệ sinh mà không đi vệ sinh (rửa mặt, soi gương…), bạn cũng vẫn nên rửa tay. Bởi các bề mặt trong nhà vệ sinh có thể chứa rất nhiều mầm bệnh mà những người khác để lại. Họ có thể để phân hoặc nước tiểu dính ra tay mình, rồi chạm vào các bề mặt như nắm cửa, bồn rửa, trên tường… trước khi tay họ được rửa sạch.

Và khi chạm vào các bề mặt này mà không rửa tay, bạn sẽ nhiễm mầm bệnh. Một nghiên cứu năm 2004 chỉ ra bất kể mọi người vào nhà vệ sinh để làm gì, khi ra ngoài mà không rửa tay thì hầu hết đều nhiễm vi khuẩn Staphylococcus trên tay mình.

Ngay cả khi vào nhà vệ sinh mà không đi vệ sinh, bạn cũng vẫn nên rửa tay.
Rửa tay: Hành động nhỏ nhưng cứu sống hàng triệu sinh mạng

Truyền thống tôn giáo đã khuyến khích con người rửa tay như một nghi thức thanh tẩy từ hàng ngàn năm trước. Nhưng mãi đến thế kỷ 19, chúng ta mới biết giữ tay sạch giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm.

Ignaz Semmelweis là một bác sĩ người Hungary khi đó nhận thấy rằng, khi các bác sĩ và sinh viên y khoa xử lý xác chết rồi chạm vào người bệnh nhân trong khu thai sản, nhiều bà mẹ bị sốt và thậm chí tử vong. Sau đó, ông đã yêu cầu họ rửa tay bằng nước khử trùng và thấy tỷ lệ tử vong sụt giảm hẳn.

Tương tự, trong cuộc Chiến tranh Krym (1853-1856), Florence Nightingale, một y tá người Anh đã đề xuất quy định rửa tay và các biện pháp vệ sinh khác tại bệnh viện nơi cô làm việc. Không lâu sau, tỷ lệ tử vong ở đó đã giảm tới 2/3, cung cấp một số bằng chứng đầu tiên cho thấy rửa tay có thể cứu mạng chúng ta.

Sau gần 2 thế kỷ, rửa tay đã trở thành một phần cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nhưng vẫn còn đó những khoảng trống cần được lấp đầy.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm vẫn có khoảng 525.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì uống nước bẩn, ăn thức ăn nhiễm khuẩn (thường do tay bẩn), và bị lây bệnh từ người sang người vì “vệ sinh kém”.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London ước tính, thực hành rửa tay tốt hơn có thể làm giảm một nửa tỷ lệ tử vong do tiêu chảy và cứu được hơn 1 triệu mạng sống mỗi năm. Rửa tay thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tới 16%.

Trong thế kỷ 19, Florence Nightingale, một y tá người Anh đã đề xuất quy định rửa tay và các biện pháp vệ sinh giúp giảm 2/3 số ca tử vong tại bệnh viện cô làm việc..

Hãy rửa tay bất cứ khi nào bạn cảm thấy bẩn

Điện thoại di dộng của bạn có thể chứa lượng vi khuẩn gấp 10 lần bồn cầu. Tương tự là các bề mặt như tay nắm cửa, bàn phím, chuột máy tính, khăn lau trong nhà bếp cũng bẩn hơn bạn nghĩ.

Vì vậy, bất cứ khi nào tay của bạn cũng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, virus và nấm. “Tôi nghĩ một nguyên tắc chung là bạn nên rửa tay bất cứ khi nào bạn cảm thấy bẩn”, giáo sư Schaffner nói. Hãy nắm lấy bất kể một cơ hội nào khi bạn đang gần một bồn rửa tay.

Và ngay cả việc rửa nhanh bằng nước không có xà phòng cũng có thể giúp loại bỏ một lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tất nhiên, điều này không được khuyến cáo cho các trường hợp như sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay với xà phòng và nước luôn là cách tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh, ngay cả khi bạn sử dụng xà phòng thường thay cho xà phòng diệt khuẩn. Các loại nước rửa tay với cồn và nước rửa tay khô không hiệu quả bằng.
Rửa tay đúng cách: Đừng quên lau khô

Kỹ thuật rửa tay gồm 5 bước cho hiệu quả cao.

Để rửa sạch tay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ đề nghị chúng ta làm những bước sau:

1. Làm ướt tay với nước sạch.
2. Sử dụng xà phòng xoa và chà tất cả những điểm lõm của bàn tay trong 20-30 giây (bằng khoảng thời gian hát bài “Happy Birthday” hai lần).
3. Rửa lại tay bằng nước sạch.
4. Lau khô tay bằng khăn giấy sạch hoặc để khô tự nhiên

Trong đó, nhiều người thường bỏ qua bước thứ 4, lau khô. Tuy nhiên, giáo sư Schaffner nhấn mạnh sự quan trọng ở bước này, bởi vi khuẩn lây truyền hiệu quả hơn khi tay ướt. Tưởng tượng bạn nắm cửa bằng một bàn tay ướt nhẹp, bao nhiêu vi khuẩn sẽ từ đó dính lên tay bạn?

“Nếu tay bạn vẫn còn ướt, rồi bạn chạm vào cánh cửa nhà vệ sinh đó, việc bàn tay ướt của bạn thực sự có thể giúp lây lan vi khuẩn”, giáo sư Schaffner cảnh báo. Ông nói rằng nếu không có khăn giấy, ông sẽ lau tay vào quần cho khô.


Sống Khỏe
  Forum: MẸO VẶT-THỰC PHẨM ĐỘC HẠI · Post Preview: #161621 · Replies: 0 · Views: 1,947

lalan
Posted on: Sep 6 2018, 09:41 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Đây là một trong những thứ rác kinh khủng

nhất đại dương, nghiêm trọng hơn cả ống hút nhựa



Tin mừng là con người đã nhận thức được tác hại của ống hút nhựa. Nhưng tin xấu là còn một loại rác khác đang không được ai để tâm đến.

Trong bối cảnh mỗi năm có hàng triệu tấn rác nhựa lọt ra ngoài đại dương, thì may mắn là con người dường như cũng đã hình thành được ý thức. Có thể thấy điều này qua nhiều phong trào bảo vệ môi trường được hưởng ứng rất nhiệt liệt, đặc biệt là các phong trào thu nhặt rác nhựa trên bãi biển tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong những loại rác nhựa được chú ý nhiều nhất có thể nói là ống hút nhựa. Nhiều nước giờ đây đã hạn chế sử dụng ống hút nhựa, thay bằng các lựa chọn phù hợp với thiên nhiên hơn như ống hút tre, ống hút inox... có thể sử dụng lại nhiều lần.

Quả là một tin mừng. Nhưng chia sẻ thật cho bạn này, các loại ống hút nhựa chỉ chiếm khoảng... 0,02% số rác đang trôi nổi ngoài đại dương thôi. Thay vào đó, chúng ta có một thứ rác còn nghiêm trọng hơn thế, cả về số lượng lẫn mức độ quan tâm của dư luận. Đó chính là thứ trong bức ảnh dưới đây.

Thứ mà chúng ta đang nói đến chính là đầu lọc thuốc lá.

Theo một báo cáo mới đây của NBC News, đầu lọc thuốc là là một trong những tác nhân đầu độc đại dương hàng đầu do loài người gây ra. Và điều quan trọng nhất là hầu như các quốc gia đều chưa có quy định về loại rác này.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 5,6 nghìn tỉ điếu thuốc được tiêu thụ trên toàn thế giới, tức là cũng ngần ấy đầu lọc được thải ra, và 2/3 con số đó bị vứt một cách hết sức vô trách nhiệm.

Đầu lọc thuốc lá được làm từ cellulose acetate - hợp chất cần tới hàng thập kỷ để phân hủy. Và kể từ năm 1986, đầu lọc thuốc lá đã là một trong những loại rác được tìm thấy nhiều nhất trên các bãi biển, với tổng số 60 triệu đầu lọc trong vòng 32 năm.

Thomas Novotny, giáo sư y tế cộng đồng tại ĐH San Diego (California, Mỹ) cho biết đầu lọc thuốc lá được phát minh ra vào giữa những năm 1900 nhằm mục đích giảm thiểu tác hại đối với người hút, nhưng rất tiếc chẳng có tác dụng gì. Để rồi giờ đây, những cái đầu lọc ấy còn trở thành một vấn nạn rất lớn với môi trường trên thế giới.

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2011, giáo sư Novotny đã nhận thấy việc ngăn không cho người hút thuốc vứt những mẩu lọc thuốc lá bừa bãi là điều cực kỳ khó. Lý do được đưa ra là vì chúng quá nhỏ bé, dẫn đến tâm lý "có vứt cũng chẳng ảnh hưởng". Các chiến dịch ngăn vứt rác bừa bãi vì thế mà cũng không thể thành công.

Hiện tại, Novotny cho biết đã có nhiều tổ chức trên thế giới nhận thức được tác hại của đầu lọc thuốc lá, và lập ra một số chiến dịch với hy vọng có thể nâng cao nhận thức của người dân.

"Đầu lọc thuốc lá đã gây ô nhiễm bãi biển, công viên và cộng đồng chúng ta quá lâu rồi. Đây là lúc phải hành động" - trích lời kêu gọi trên website chính thức của dự án Cigarette Butt Pollution Project.

Nhiều quốc gia cũng đang tìm cách ngăn chặn vấn đề này. Tại Mỹ, nhiều tiểu bang đang thông qua luật cấm vứt đầu lọc, hoặc nâng giá thuốc lá để có thêm kinh phí dành cho nhân viên thu dọn vệ sinh.

Đời sống Môi trường
  Forum: MẸO VẶT-THỰC PHẨM ĐỘC HẠI · Post Preview: #161618 · Replies: 0 · Views: 1,877

lalan
Posted on: Jun 26 2018, 09:54 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Ác mộng khi biết mức độ theo dõi của Facebook


Thực sự là tôi chưa bao giờ thuộc tuýp người lo lắng quá nhiều về các thông tin cá nhân của mình trên mạng. Tôi biết rằng đó là điều cần để ý, nhưng cố làm gì đó cụ thể thì quả là việc vô nghĩa.

Tôi 28 tuổi, và dành hầu như cả cuộc đời mình để online. Tôi có tài khoản Hotmail vào năm 10 tuổi, có chiếc điện thoại đầu tiên khi 11 tuổi, và có tài khoản Facebook ở tuổi 16. Tôi hẳn là đã vung vãi thông tin cá nhân khắp nơi (chưa kể là còn cả những tấm ảnh rất xấu hổ chụp đăng lên lúc tôi say xỉn thời đang học đại học).

Nhưng khi tin tức loang ra về việc Facebook đã giao dữ liệu của 87 triệu người dùng cho hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica mà không hề cho người dùng biết, và cứ trong 20 người dùng ở Anh thì tin tức nói có một người xóa tài khoản, thì tôi bắt đầu băn khoăn không biết mạng xã hội này nắm được bao nhiêu thông tin về cá nhân tôi.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi quyết định đối diện với dữ liệu về mình, và tải xuống tất cả những gì Facebook nắm giữ về tôi.

Trong những tháng gần đây, mạng xã hội này đã làm cho việc trên trở nên thuận tiện hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm nút 'cài đặt', sau đó là nút 'tiếp cận thông tin về bạn'. Hóa ra trong suốt 12 năm 'xông pha' trên Facebook, tôi đã tạo ra tổng số dữ liệu là 324MB.

Điều này không có ý nghĩa lắm đối với tôi cho tới khi tôi phải mất 40 phút mới tải hết chúng về (để so sánh thì mới đây tôi có tải về một bộ phim dài hai giờ đồng hồ, mất chỉ có 5 phút). Facebook biết về tôi nhiều hơn nhiều so với những gì tôi tưởng.

Sau khi tải xong dữ liệu về, tôi hồi hộp mở file. Cách đơn giản nhất là bấm vào tab 'index', từ đó sẽ kéo ra toàn bộ các thông tin được sắp xếp theo format của Facebook. Nó cho thấy ảnh đại diện của tôi, rồi bên dưới là các tab liệt kê mọi thứ, từ hồ sơ cá nhân cho tới bạn bè, cho tới vấn đề bảo mật.

Tôi bắt đầu từ phần hồ sơ cá nhân, và xem được mọi thứ mà tôi đã đoán được trước: số điện thoại, ngày sinh, trình độ học vấn... Thật kỳ quặc khi nhìn thấy rằng Facebook biết rõ ai là mẹ tôi, ai là anh, là người họ hàng, tuy rằng đó là những thông tin mà hẳn là tôi đã cung cấp cho Facebook.

Bên dưới đó, tôi thấy các trang fanpage và các nhóm mà tôi từng 'thích', từ các trang như 'tìm bạn ở chung nhà' cho tới một nhóm có cái tên rất lạc quan mà tôi không thể nhớ là tôi có từng tham gia hay không, 'HÃY GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG!' Rồi có rất nhiều các nhóm kiểu như 'Mất điện thoại! Cần số mới' mà mọi người từng mở hồi cuối thập niên 2000.

Trong lúc nghiền ngẫm lại các dữ liệu cá nhân, tôi vẫn cảm thấy khá là bình thản - cho tới khi tôi nhấp chuột vào phần tab 'thông tin liên hệ'. Mở ra trước mắt tôi là một danh sách khổng lồ tên và số điện thoại của rất nhiều người. Họ đều là những người tôi từng lưu giữ thông tin trên điện thoại, nhưng không phải ai cũng đều nằm trong danh sách bạn bè của tôi trên Facebook.

Hẳn là tôi từng tải về ứng dụng Facebook xuống điện thoại và cho phép nó đồng bộ hóa với danh sách liên hệ trên điện thoại của tôi - điều đó có nghĩa là app này đã lấy toàn bộ các thông tin liên hệ có trên điện thoại của tôi. Nó gồm cả những số điện thoại mà tôi đã mất từ nhiều năm trước, và điều này khiến tôi băn khoăn không hiểu liệu có phải nó đã lấy dữ liệu từ rất lâu trước năm 2018, cho nên mới lấy được cả những số điện thoại mà tôi đã mất hay không.

Tôi biết rằng tôi phải chịu trách nhiệm về việc cho phép Facebook đồng bộ hóa với điện thoại của mình từ những năm trước, khi tôi lần đầu tiên tải app này xuống, nhưng vẫn cảm thấy kỳ quặc khi mà Mark Zuckerberg & Co có số điện thoại của bác sĩ phụ khoa của tôi. Có lẽ tồi tệ hơn nữa là tôi nay còn có lại một số số điện thoại của các anh bồ cũ sau khi đã cố tình xóa chúng đi.

Với rất nhiều người, mối quan ngại lớn nhất trong chuyện các mạng xã hội lưu trữ thông tin là những thông tin đó được chuyển cho các hãng chuyên quảng cáo. Cho nên tôi cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu khi bấm vào tab 'quảng cáo' và thấy chỉ có một số ít các hãng quảng cáo có thông tin liên hệ của tôi. Đó toàn là các hãng mà tôi đang dùng - Airbnb, Spotify, Uber, Deliveroo, và Uber Eats.

Với tôi, phần tab gây khó chịu nhất là phần 'bảo mật'. Nó cho tôi thấy là tôi đã 'tự khóa' (deactivate) tài khoản vào năm 2010 va 2011, rồi lại làm vậy 15 lần chỉ riêng trong năm 2015 (một năm tôi có nhiều chuyện đau đầu). Nhưng rồi nó còn cho tôi thấy cả địa chỉ IP và ngày giờ mỗi lần tôi vào Facebook kể từ 2009 lại đây. Thật là quái dị, đặc biệt là khi có một số thông tin được ghi nhận với những dòng tin nhắn như 'ước đoán vị trí dựa trên IP' - cho thấy nhất cử nhất động của tôi ở bất kỳ nơi nào tôi đăng nhập Facebook đều bị theo dõi.


Điều này có nghĩa là họ luôn biết tôi đang ở đâu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này: tôi cho phép họ biết điều đó. Facebook thu thập thông tin vì hai lý do: một phần là vì vấn đề an ninh và để đảm bảo là không có hoạt động bất thường nào xảy ra đối với tài khoản của tôi, và một phần là để họ 'bán' tôi cho đúng những tin quảng cáo phù hợp. Nếu bạn không muốn chia sẻ thông tin này, bạn cần tới mục 'cài đặt tài khoản' và tắt đi phần 'vị trí'.

Việc nhìn rõ Facebook đã có các dữ liệu này khiến tôi đặt câu hỏi là những thông tin đó vào việc gì.

Tôi hỏi Giáo sư Eerke Boiten - một chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học De Montfort - câu hỏi này. Ông giải thích rằng vấn đề chính ở đây không phải là thông tin thực sự chúng ta 'nhận thức được' là ta đang cho đi, giống như khi ta trao cho Uber thông tin cá nhân, hay thậm chí các lượt ta 'thích' trên Facebook hay các cookies theo dõi việc lướt mạng của ta, hay dịch vụ bản đồ Google Maps ghi nhận mọi di chuyển của chúng ta".

Ông nói rằng vấn đề ở đây là việc chúng ta đều bị 'theo dõi' theo các cách thức rất khó phát hiện. "Thậm chí khó nhận ra là việc theo dõi đó đang được thực hiện".

Tôi xem tiếp phần còn lại trong lượng 324MB dữ liệu của mình và cảm thấy ít nhiều kinh tởm về việc tôi đã bị 'bán' hoặc 'không bị bán'.

Có vẻ như mọi thứ đều gồm các ảnh chụp và các video (tuy chỉ gồm các ảnh mà tôi tải lên chứ không gồm hàng trăm ảnh tôi được 'tag' vào), và một lượng lớn đến mức lố bịch những tin nhắn riêng tư, được xếp lộn xộn không theo thứ tự nào. Hầu hết đều là những tin nhắn khiến tôi cảm thấy xấu hổ, không muốn xem lại. Nhưng có một tin đã khiến tôi bật khóc.

Đó là cuộc trò chuyện giữa tôi với một người bạn, người đã mất hai năm trước và tôi thì đã quên bẵng đi việc chúng tôi từng trò chuyện trên Facebook.

Tin nhắn cuối cùng là tôi hỏi về các kế hoạch chung giữa chúng tôi, và anh ấy đáp: "Không vấn đề gì, khi nào tiện thì báo cho tôi biết." Tôi đã không trả lời, và anh ấy qua đời sau đó một tháng. Tôi cảm thấy thật kinh khủng khi đọc những dòng này.

Tải về các dữ liệu mà Facebook lưu giữ về tôi quả là một trong những điều căng thẳng, đau đớn nhất mà tôi từng làm. Ngay cả khi bấm vào 'dòng thời gian' của mình và quay về thời 2006 khi tôi còn học trung học cũng là chuyện không mấy dễ chịu. Nó cho tôi thấy hồi đó tôi và các cô bạn gái đã từng gọi nhau là 'con chó' và 'đồ của nợ' để tỏ vẻ 'cool', hay bỉ bai lẫn nhau. Cảm xúc ngần ngại tới mức nó khiến tôi muốn trao cho tôi của thuở thiếu thời đó một cái ôm thật chặt và nói rằng hãy đừng cố tỏ ra là cái gì đó không phải là mình.

Thật là cảm giác kinh tởm, và tôi không bao giờ muốn xem lại. Nhưng bởi Facebook đã thật tử tế tổng hợp lại hết vào một thư mục ZIP cho tôi, cho nên nó sẽ còn ở đó mãi mãi. Facebook lưu giữ quá nhiều thông tin về tôi qua năm tháng, và cá nhân tôi có một cảm giác đau đớn hơn, đó là tôi sẽ không bao giờ có thể thoát được khỏi chuyện quá khứ.

Tiến sĩ Ilka Gleibs là giáo sư tâm ly học xã hội tại trường đại học London School of Ecoomics. Bà giải thích rằng việc người dùng Facebook 'cảm thấy bị lừa dối và bị mất phương hướng' là hoàn toàn tự nhiên khi họ đọc các thông tin về vi phạm dữ liệu, khi xét đến lượng thông tin khổng lồ mà mạng xã hội này lưu giữ về cá nhân cũng như những thăng trầm tình cảm của họ.

Từ 'dữ liệu' nghe có vẻ như ta đang nói về các con số, nhưng thật ra là chúng ta đang nói về những mối quan hệ bạn bè, các mối quan hệ tình cảm, ký ức, những cảm xúc vui buồn của chúng ta.

Khi tôi tải về 'dữ liệu', mọi thứ thật rõ ràng và nó khiến tôi lại muốn xóa đi tài khoản Facebook của mình. Nhưng điều đó chẳng có ‎ý nghĩa thực sự gì bởi dữ liệu của tôi thì vẫn còn đó.

Thay vào đó, tôi hứa với mình rằng từ nay trở đi, thay vì đăng ký sử dụng các dịch vụ app mới thông qua Facebook (đồng nghĩa với việc những người viết ra app đó có thể tiếp cận vào các dữ liệu Facebook của tôi) thì tôi sẽ làm theo cách dài dòng hơn, và sẽ nhập thực sự các thông tin cá nhân vào mỗi khi tạo một tài khoản mới để dùng các app đó.

Tôi cũng đang nỗ lực tìm cách nhận thức rõ hơn về việc data mà các apps và các tổ chức khác nhau thu thập mỗi khi tôi nhanh chóng nhấn nút 'Đồng y' với các điều khoản và điều kiện của họ, qua đó tôi có thể dùng các dịch vụ như taxi, mua đồ ăn hay mua sắm trực tuyến.


Nếu như vụ bê bối Cambridge Analytica có đem lại điều gì tốt đẹp, thì đó là, như Ilka nói, "nó đã giúp mọi người nhận thức được tác động của dữ liệu trên các mạng xã hội và về cách thức các dữ liệu đó được sử dụng".



Radhika Sanghani
  Forum: KIẾN THỨC TIN HỌC · Post Preview: #161262 · Replies: 0 · Views: 1,861

lalan
Posted on: Jun 26 2018, 09:46 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43












Ngay cả mẩu đá đơn điệu để móc dây tàu cũng trở nên sống động


Chết nè con muỗi


Chú chim camera theo dõi người đi đường






Từ 1 công tơ điện vô tri vô giác trở thành chú cò hồng rực rỡ









  Forum: DANH NHÂN THẾ GIỚI - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ · Post Preview: #161260 · Replies: 1 · Views: 2,344

lalan
Posted on: Jun 25 2018, 11:30 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Tom Bob_ street art “thiên tài vẽ bậy”


Tom Bob

Gặp gỡ “thiên tài vẽ bậy” nước Mỹ và những tác phẩm nghệ thuật đường phố sáng tạo đến bất ngờ

Từ ống nước, mái nhà cho đến các cột đường “vô hồn”, xấu xí đều được “lột xác” hoàn toàn và trở thành kiệt tác nghệ thuật dưới bàn tay của họa sĩ Tom Bob.

Tom Bob là 1 nghệ sĩ đường phố người Mỹ đã đi khắp New York để “thổi hồn” nghệ thuật lên những công trình công cộng của thành phố này. Sử dụng những thứ dễ dàng được bắt gặp trên phố như bức tường, mái nhà, ống nước, nắp cống hay trụ nước cứu hỏa, Tom đã tạo ra những bức tranh đầy màu sắc, đôi khi kỳ quái hòa lẫn với môi trường xung quanh. Qua bàn tay “thần sầu” của Tom, những vật dụng đơn điệu, tẻ nhạt của New York đột nhiên trở nên đầy màu sắc và tràn trề sức sống, khiến ai cũng phải trầm trồ ngước nhìn.

Tom cho biết 1 người nghệ sĩ đường phố như anh chẳng mấy khi nhận được sự trợ giúp nào về kinh phí, thậm chí còn thường xuyên bị cảnh sát “sờ gáy” vì hành động táy máy vẽ vời của mình. Thế nhưng chính niềm đam mê với nghệ thuật kết hợp cùng mong muốn đem lại niềm vui cho mọi người đã khiến anh kiên trì đi dọc các con phố và tạo nên những tác phẩm đẹp mắt trong suốt 1 thời gian dài. Anh chỉ hy vọng những người dân New York luôn bận rộn với dòng chảy cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn mỗi khi nhìn ngắm “thành quả” của mình.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật tuyệt đẹp của nghệ sĩ đường phố sáng tạo nhất New York này nhé!


Mọi người có thể bắt gặp dấu tích của Tom ở khắp nơi trên đường phố New York, Mỹ


Một sự vận dụng khéo léo chiếc bóng của hàng dây xích


Một góc China Town (Phố người Hoa) trên đất Mỹ trở nên sinh động hơn qua bàn tay tài hoa của nam nghệ sĩ


Liệu có ai giật mình khi đột nhiên thấy chú nhện khổng lồ này trên đường?


Chiếc thùng rác giận dữ








Mỗi bức ảnh được họa sĩ tranh đường phố người Mỹ chia sẻ lên mạng thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt like


  Forum: DANH NHÂN THẾ GIỚI - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ · Post Preview: #161259 · Replies: 1 · Views: 2,344

lalan
Posted on: May 23 2018, 03:41 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Tuổi biết buồn





Tác giả: Phạm Duy & Ngọc Chánh

Buồn đã tới rồi, một buổi sáng mưa rơi
Mưa đã cuốn mây về dĩ vãng xa vời
Ôi những bước chân chim có nhớ vườn hồng,
Nhớ khung cửa song... và còn nhớ tới em không?

Buồn đã tới rồi, một chiều tím trên sông
Làm cho úa vàng từng mộng ước tươi hồng
Ôi những chú nai tơ, Công Chúa rừng già,
Nơi hoang đường xa, cửa đã khép ngăn em về...

Nhớ bé xưa cùng chơi, đuổi nhau dưới bóng hàng cây
Nấu nướng hay nhảy dây, vòng chơi cuốn theo tuổi say
Nụ hoa dắt trên đầu, tặng nhau đứng bên cầu,
Đâu ngờ dòng đời đang cuốn mau...

Buồn đã biết rồi thì chờ đến cơn vui
Bàn chân ấu thời dần mạnh bước chân đời
Mang dĩ vãng trong tay trên quãng đường dài
Lưu vật còn đây, rồi còn tiếc thơ ngây hoài...

Nhớ bé xưa cùng chơi, đuổi nhau dưới bóng hàng cây
Nấu nướng hay nhảy dây, vòng chơi cuốn theo tuổi say
Nụ hôn lúc ban đầu, hẹn nhau lúc đứng bên cầu,
Đâu ngờ dòng đời đang cuốn mau…

Buồn đã tới rồi, một buổi tối không trăng
Tình len lén vào cửa mở lớn tim nàng
Ôi những phút say sưa, những phút dịu dàng,
Yêu người mà sao lòng còn mãi mãi băn khoăn...

Buồn đã tới rồi, cả một trắng đêm khơi
Tình đã hoen màu vàng cả tóc mây ngời
Ôi những mối dây tơ đã rối mù rồi
Oan tình đầy vơi mở rộng lưới giam bao người...

Nhớ lúc vai kề vai, dìu nhau đi giữa hàng dương
Thấy bóng soi hồ trong, ngừng chân dưới gốc đồi thông
Nụ hôn lúc ban đầu Thần Tiên dẫn ta vào,
Ai ngờ... cuộc tình tan vỡ mau...

Buồn đã biết rồi từ thuở biết thương yêu
Tình sẽ lớn dần và buồn sẽ thêm nhiều
Mang những vết thương đi trong cõi đời dài
Ôi tuổi buồn ơi! Tuổi còn mài theo ta hoài...

  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #161159 · Replies: 0 · Views: 4,249

lalan
Posted on: May 23 2018, 12:56 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Ru đời chỉ là mơ qua



Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Yêu em tình sầu héo hon, nghe đá vàng cũng mỏi mòn
Yêu em hận người dối gian, giữa kiếp đời còn buông mau
Yêu em nửa sầu cháy tay, soi sáng trần gian rã rời
Chia nhau biển sầu trong mắt, chia từng ngọt bùi cay đắng

Cho em tình sầu chứa chan, cho hết tuổi xuân đã vàng
Cho em vào mộng đã tan, trên từng tuổi buồn em mang
Cho nhau từng mùa khát khao, đêm vẫy tay nghe mưa chào
Cho nhau ngọt ngào chăn chiếu, nghe đời nhọc nhằn trôi xa

Cho em chút nắng ấm trong mềm hồng hoa
Đưa em đến giữa cõi thiên thu mù sương.
Đưa em đi từ một thế giới yên lành
Loài người đã quên tiếng nói yêu thương

Ru em phận đời hắt hiu, như nắng vàng phai cuối chiều
Ru em tuổi mộng đã xa, nghe đời tựa giọt sương tan
Ru thêm lòng người dối gian, như những lời kinh nứt rạn
Ru ta hồn sầu đã vỡ. Ru đời chỉ là mơ qua


  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #161157 · Replies: 0 · Views: 2,918

lalan
Posted on: Apr 19 2018, 11:15 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Hollywood vinh danh 5 nghệ sĩ gốc Việt, họ là ai?


Những nghệ sĩ gốc Việt này đã được Hollywood vinh danh sau nhiều đóng góp cho nền điện ảnh. Họ thực sự xứng đáng với điều này và cũng là niềm tự hào của người Việt. Hãy xem họ là ai và hoạt động trong lĩnh vực nào.

Diễn viên người Pháp gốc Việt - Phạm Linh Đan



Linh Đan sinh ra tại Sài Gòn, sau đó cô cùng gia đình tới định cư tại Pháp vào năm 1975. Vai Camille trong Indochine là vai diễn đầu đời của Phạm Linh Đan khi cô mới chỉ 17 tuổi.

Tình cờ tìm thấy mẩu quảng cáo đăng tuyển diễn viên cho bộ phim trong một nhà hàng Việt Nam tại Pháp, bố Linh Đan đã khuyến khích cô thử vai nhưng cô không tham gia vì không nghĩ mình có khả năng diễn xuất.. Sau đó, một người bạn đã nghi danh hộ cô, từ đó Linh Đan nhận được vai diễn con gái nuôi của Eliane Devries do Catherine Deneuve thủ vai.


Phạm Linh Đan & Catherine Deneuve

Bộ phim được Linh Đan thừa nhận là 'sự mở màn tuyệt vời' cho sự nghiệp diễn xuất của cô. Với vai diễn Camille, cô đã nhận được đề cử tại giải thưởng điện ảnh César của Pháp dành cho Nữ diễn viên trẻ triển vọng nhất.


Đến năm 2006, Linh Đan tham gia một dự án của đạo diễn Jacques Audiard mang tên De Battre Mon Coeur S'est Arrêté. Tác phẩm này đã dành được 8 giải César và đem lại cho cô giải Nữ diễn viên triển vọng nhất.

Diễn viên người Mỹ gốc Việt - Maggie Q (Lý Mỹ Kỳ)


Lý Mỹ Kỳ tên thật là Margaret Denise Quigley (sinh ngày 22/5/1979) là nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt.

Xuất thân từ một người mẫu thời trang nhưng sau đó cô lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất và thành công lớn, đặc biệt với series phim hành động kinh dị Nikita.. Cô còn xuất hiện trong những bom tấn như Giờ cao điểm 2 hay Nhiệm vụ bất khả thi 3.

Trong LHP quốc tế Hawaii lần thứ 29, Maggie Q đã được trao tặng giải thưởng Maverick nhờ vai diễn trong bộ phim The Warrior and the Wolf.

Đây là giải thưởng dành tặng những nghệ sĩ dám phá vỡ những rào cản, xây dựng sự nghiệp điện ảnh vượt ra ngoài khuôn khổ để thành công ở cả Hollywood và các nền điện ảnh khác.


Maggie Q diễn xuất khá tròn vai trong The Warrior and the Wolf

Đạo diễn người Canada gốc Việt - Kim Nguyễn



Kim Nguyễn sinh ra và lớn lên ở Montreal (Canada), anh là con trai của một du học sinh Việt Nam sang Canada từ thập niên 1960. Anh tốt nghiệp Ðại học Concordia chuyên ngành sản xuất phim.

Ngoài ra, anh còn tham gia học nhiếp ảnh, viết kịch bản phim và thiết kế kỹ xảo điện ảnh. Nhờ vốn kiến thức đồ sộ tích cóp được trong nhiều năm, Kim Nguyễn đã được mời giảng dạy tại Học viện Sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu đồ họa.


Thế nhưng, chỉ đến khi bộ phim War Witch (Phù thủy chiến tranh) của anh được nhận đề cử 'Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất' ở Oscar 2013 thì cái tên Kim Nguyễn mới thực sự tỏa sáng. Không chỉ được đề cử tại giải thưởng danh giá này, War Witch còn giành hơn 10 giải thưởng điện ảnh ở Canada và một số nơi khác.


Mới đây nhất, bộ phim 'Two Lovers and A Bear' của đạo diễn này cũng tham gia chương trình 'Directors' Fortnight' (Tuần lễ đạo diễn) trong khuôn khổ Liên hoan Cannes năm 2016.

4. Đạo diễn người Pháp gốc Việt Nguyễn - Phương Mai


Đạo diễn Nguyễn Phương Mai sinh ra và lớn lên tại sài Gòn Năm 15 tuổi, Mai sang Paris (Pháp) sinh sống và học tập.


Phương Mai theo học nhiều chuyên ngành nghệ thuật, trong đó phải kể đến như đạo diễn, biên kịch và hoạt hình. Đạo diễn trẻ này đã chứng tỏ thực lực của bản thân khi bộ phim chuyên nghiệp đầu tay của cô - phim hoạt hình Nhà tôi (My home) lọt vào top 10 đề cử cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc tại Oscar 2016.


Được biết, trước khi lọt vào vòng tiền đề cử Oscar, My Home đã giành gần 10 giải thưởng ở các liên hoan phim ngắn khác nhau. Tác phẩm cũng nằm trong danh sách rút gọn cho giải César 'Phim hoạt hình ngắn xuất sắc' của Pháp.

Đạo diễn người Mỹ gốc Việt - Minh Tâm (Tom Cross)


Tom Cross (tên đầy đủ là Thomas Cross, tên Việt là Minh Tâm) là con trai độc nhất của bà Võ Hồng Lộc và ông James Cross. Bà Võ Hồng Lộc là một họa sĩ gốc Huế, còn ông James Cross tốt nghiêp ngành Thể dục thể Thao tại Đại Học Wisconsin và là một trong những vận động viên bơi lội nổi tiếng từng giành nhiều giải thưởng tại đại hội thể thao các trường đại học tại Mỹ.

Thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ mẹ và được sự ủng hộ từ gia đình, Minh Tâm quyết định theo học ngành điện ảnh tại Đại học Purchase College, tiểu Bang New York. Sau khi tốt nghiệp, anh được nhận vào vị trí trợ lý biên tập cho một hãng phim tư nhân năm 1997.


Sau gần 20 năm trong nghề, Minh Tâm góp mặt trong trên dưới 40 bộ phim đình đám Hollywood như We own the night (2007), Crazy heart (2009), The switch (2010), Whiplash (2014)...


Cuộc đời của vị đạo diễn tài năng này thực sự sang trang mới khi bộ phim Whiplash đã giúp anh giành cú đúp Biên tập phim xuất sắc nhất tại lễ trai giải BAFTA và Dựng phim hay nhất tại Oscar 2015 .


Tom Cross trở thành nhà làm phim gốc Việt đầu tiên giành được tượng vàng Oscar.

Sưu tầm
  Forum: FEMALE, MALE MOVIE STARS · Post Preview: #161042 · Replies: 0 · Views: 12,207

lalan
Posted on: Mar 28 2018, 02:56 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Nữ bác sĩ Hungary 'làm bạn' với Kim Nhật Thành


Cuốn "Bạn tôi - Kim Nhật Thành" (Barátom, Kim Ir Szen) của Szilágyi-Herman Erzsébet (giữa), trên kệ bên cạnh các sách về chủ đề Triều Tiên trong hiệu sách ở Budapest

Hiếm ai trên thế giới có thể gọi ông Kim Nhật Thành, lãnh tụ lập quốc, người đặt sự cai trị đã ba đời của dòng họ Kim tại Bắc Hàn là bạn.

Vậy mà, một phụ nữ bình thường người Hungary lại có thể làm điều đó, trong một cuốn sách mới phát hành của bà vào cuối năm ngoái.

Triều Tiên luôn là một quốc gia bí ẩn và khép kín đối với người Phương Tây, với những phong tục tập quán và tính cách nhiều khi khó hiểu, và điều này càng được gia tăng khi tại Bắc Hàn, đã hình thành một thể chế độc tài kinh điển, đi kèm rất nhiều nét cá nhân đặc biệt mà tới giờ vẫn giữ nguyên nét bí hiểm.

Bà Erzsebet Herman (theo cách viết tiếng Hung thì họ trước tên sau, là Herman Erzsébet), người điều trị cho họ Kim trong nhiều năm, đã ngẫu nhiên có được mối quan hệ trực tiếp với nhà độc tài họ Kim.

Cuốn hồi ký "Bạn tôi - Kim Nhật Thành" của bà là một tư liệu đặc biệt và thu hút sự chú ý của bạn đọc.

Con đường dẫn tới Bình Nhưỡng


Herman Erzsébet sinh ra tại một làng nhỏ cách Budapest chừng 250km, sát cạnh nơi chào đời của tài tử điện ảnh gốc Hungary Tony Curtis.

Bà đã từng làm những công việc bình thường, như tại một công trình xây dựng, tính toán lương bổng, rồi rốt cục làm y tá tại thành phố mang tên Stalin ở Hungary.

Khi đó, bà có mối quan hệ đầu tiên với Bắc Hàn: trong thời kỳ 1950-1957, vào lúc chiến tranh Bắc-Nam bùng nổ ở bán đảo Triều Tiên, chính quyền Hungary cộng sản đã xây cho Bình Nhưỡng một bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị, và trong nhiều năm có cả một đội ngũ chuyên viên, nhân viên người Hung.

Bà Erzsébet cũng xung phong đi Bắc Hàn theo lời kêu gọi, nhưng không được chấp nhận vì chưa đủ bằng cấp. Cách mạng 1956 bùng nổ, bà di tản sang Áo, rồi Thụy Sĩ và kết hôn với một ký giả gốc Hung. Đó cũng là quãng thời gian bà có dịp theo học những phương pháp chữa bệnh truyền thống Á Đông.

Nhiều năm học châm cứu và xoa bóp, bà có thêm chứng chỉ về trang điểm và với thời gian, Erzsébet đã có một phòng khám tư tại Lausanne thu hút bệnh nhân từ mọi miền Thụy Sĩ. "Tiếng lành đồn xa", năm 1986, một nhà ngoại giao Triều Tiên đã tìm gặp bà, nhờ bà dạy xoa bóp cho một môn sinh nước này.

Sau thời gian dài thỏa thuận, một quyết định được đưa ra: Erzsébet sẽ sang mảnh đất Triều Tiên xa lạ và khi đó, bà mới biết cái đích không phải là Hán Thành, mà là Bình Nhưỡng. Cho dù nhiều người ngăn cản, nhưng chuyến đi đầu của bà vẫn diễn ra năm 1987, khi bà đã mất người chồng và em trai.

Bệnh nhân bí hiểm

Tất nhiên, Erzsébet không thể biết rằng thay vì vài tuần như bàn bạc ban đầu, bà sẽ có tổng cộng khoảng hai năm ở Bắc Hàn trong hàng chục chuyến đi - về, và điều quan trọng nhất, bà cũng không hề biết, bên cạnh việc dạy học, bà sẽ phải tận tay điều trị cho một bệnh nhân 'cao tuổi và yếu', là ai?

"Tôi có thể giúp được nhiều nhưng sẽ mất thời gian. Có điều không thể chữa khỏi hoàn toàn", Erzsébet nói với đội ngũ bác sĩ đông đảo của bệnh nhân nọ, dầu bà không thể nghĩ ra đó là ai. Lập tức, bà được chuyển từ khách sạn tới một biệt thư có phòng chiếu bóng, chơi bi-a và hệ thống điều hòa hiện đại.

Tại đó, Erzsébet được phục vụ rất tận tình, nhưng không bao giờ được đi đâu một mình. Những khi không được tổ chức chương trình, bà chỉ còn cách tiêu thời gian trong biệt thự, và luôn bị theo dõi. Cho tới một tối, không có việc gì làm, ngồi rồi trong phòng, bà mở tivi Bắc Hàn và thấy chỉ có ba kênh.

Một kênh tường thuật một phiên họp chính trị và đột ngột, Erzsébet nhận thấy bệnh nhân của mình.


Lãnh tụ vĩnh cửu Kim Nhật Thành (trái) và con trai Kim Chính Nhật (phải)

Những hình ảnh khiến bà hiểu rằng, người đàn ông 'cao tuổi và yếu' như người ta nói với bà, không chỉ là một lãnh đạo cao cấp, mà còn chính là Kim Nhật Thành, 'Chủ tịch Vĩnh cửu' của Bắc Hàn.

Kể từ đó giữa hai người hình thành một quan hệ đặc biệt: nhà độc tài rất hài lòng với sự chữa chạy của Erzsébet, còn tìm cách làm bạn với bà theo cách của ông.

Tiếp xúc với Kim Nhật Thành hàng ngày nên dù không chủ đích, bà Erzsebet cũng có dịp nhìn vào thế giới tinh thần bí hiểm của nhà lãnh đạo này.

Sống trong lồng son

Trong những năm 1987-1992, Erzsébet đã đi đi về về nhiều lần để chữa chạy cho họ Kim, khiến thời gian tổng cộng của bà ở Bắc Hàn lên tới hai năm.

Càng ngày, bà càng có quan hệ khá mật thiết với vị Chủ tịch và nhóm phiên dịch, tài xế, đầu bếp, vệ sĩ gồm chín người luôn theo sát bà từng bước.

Những chuyện của Erzsébet với ông Kim, dù ít khi đả động tới chuyện chính trị, cũng để lại các ấn tượng mà du khách bình thường tới Bắc Hàn không có được.

Ông Kim đôi lúc cũng chia sẻ với bà những quan điểm và cả những nỗi âu lo, đặc biệt là vào thời điểm Liên Xô sụp đổ.

Cũng chính ông Kim đã báo cho Erzsébet về cái chết vào năm 1989 của lãnh tụ cộng sản Hungary Kádár János - người đứng đầu nước Hungary trong hơn 30 năm sau cách mạng 1956 - đúng vào thời gian bà cố chữa chứng phù bạch huyết cho ông Kim, đều đặn với thời gian một tiếng rưỡi mỗi ngày.

Một bận, họ Kim đã không giấu giếm, mà còn dùng những từ ngữ thô lỗ để nói với bà về Yasser Arafat, khi vị thủ lĩnh Palestine tới quá chậm trễ trong một chuyến thăm chính thức.
Erzsébet cũng được chứng kiến người con Kim Chính Nhật, bị coi là mắc hội chứng nôn nóng của những kể kế nghiệp.

Mặc dù nắm trong tay quyền hành rất lớn, nhưng 'hoàng thái tử' này tỏ ra rất sốt ruột vì không biết bao giờ mới được lên nối ngôi cha.

Thậm chí, ông ta còn nóng nảy khi thấy thân phụ có vẻ hơi làm thân với Hoa Kỳ.

"Cứ để con làm cho. Cha nghỉ đi, thư giãn đi, có người xoa bóp cho đấy", ông ta nói.

Erzsébet không nói nhiều về mối quan hệ giữa hai cha con, nhưng đáng chú ý là trong khoảng thời gian hai năm cạnh ông Kim bố, bà không hề gặp trực tiếp Kim Chính Nhật, chỉ thấy ở khoảng cách xa xa.

Thế nhưng bà cũng được xem nhiều vở kịch, opera và phim được cho là do ông Kim con đạo diễn.

Ấn tượng từ xứ sở khép kín

Hồi tưởng của Erzsébet có thể thú vị ở chỗ dù không được chứng kiến những bí mật động trời, nhưng ít nhiều bà có tiếp cận được khía cạnh con người của Kim Nhật Thành, người đã cám ơn bà bằng những bận mời cơm trưa, hoặc nhiều quà cáp (một lần bà còn nhận được một két bia Bắc Hàn).

Bởi lẽ, trạng thái bệnh tật của họ Kim trong những năm cuối có đỡ hơn rất nhiều: đa phần nhờ công của Erzsébet, ông hồi phục, đi lại được và nhà lãnh đạo Bắc Hàn cũng biết điều này.
Đây cũng là điều mà bà nhắc tới nhiều trong hồi tưởng: giúp đỡ, chữa chạy cho một kẻ độc tài có ý nghĩa như thế nào.

Erzsébet cho rằng bà có bổn phận điều trị cho tất cả những ai cần tới sự giúp đỡ của bà.

Tuy nhiên, với thời gian, dù không quá mạnh mẽ, nhưng bà cũng không khỏi cảm thấy chán và ngán hoàn cảnh trớ trêu của mình, nhất là khi hầu như bà bị giam lỏng trong ngôi biệt thự ở cảnh 'lồng son'.


Một quán ăn ngoài phố ở Bình Nhưỡng

Hiếm hoi, nhưng Erzsébet có lần được nghe và nói tiếng Hung tại Bắc Hàn, khi các đội viên thiếu nhi Hungary tới thăm xứ này, nhưng cuộc trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ nhanh chóng bị người phiên dịch bắt ngừng, vì nó được diễn ra bằng thứ ngôn ngữ người bản địa không hiểu, và do đó đáng nghi ngờ.

Dầu xin nhiều lần, Erzsébet không được chứng kiến đời sống thật sự của người dân. Không chịu được, hai lần bà tìm cách nổi loạn.

Lần đầu bà lẩn được ra khỏi tòa nhà trong vòng vài giờ, lần thứ hai khi vừa ló ngó khỏi biệt thự, bà đã bị đội tùy tùng chạy tới chặn ngay lại để khỏi 'lạc đường'.

Chính vì nhờ việc người phiên dịch lén nhờ Erzsébet kiếm giùm họ vài cuốn phim khiêu dâm khi bà chuẩn bị trở lại châu Âu, hoặc cảnh tượng Kim Nhật Thành dùng dao làm ngay con cá mới câu được trong dịp hai người cùng đi câu là những chi tiết rất 'người' hiếm có mà bà được thấy ở Bắc Hàn.

Chuyện đáng đưa vào phim

Một phụ nữ thôn quê, mất chồng mới cưới khi vượt biên, nhờ quảng cáo có được bạn đời hơn 35 tuổi ở nơi xa để rồi nhờ chồng được gặp gỡ Picasso hay Friedrich Dürrenmatt, rồi trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới về xoa bóp chữa phù bạch huyết... tự bản thân nó có thể đã là đề tài điện ảnh.

Nhưng từ một quốc gia thịnh vượng và dân chủ hàng đầu thế giới, sang làm việc tại một xứ sở độc đoán và khép kín nhất hoàn cầu để rồi làm bạn với một nhà độc tài bí hiểm tới mức kỳ quặc, và góp phần kéo dài cuộc sống cho ông ta, còn là cả một câu chuyện ly kỳ hơn. Và đáng để chúng ta suy nghĩ.

Báo chí Hungary bình luận rằng, lịch sử thường hay ghi lại tên tuổi những kẻ ám hại một chính khách nào đó, nhưng không mấy khi nhớ tới những người kéo dài mạng sống của những kẻ độc tài. Trên góc độ đó, Herman Erzsébet là một mắt xích vô hình nhưng ít nhiều cũng quan trọng của lịch sử.


Tình bạn 'đặc biệt' của nữ bác sĩ Hungary và ông Kim Nhật Thành

"Với tôi, họ Kim là một bệnh nhân, chứ không bao giờ là một lãnh tụ", người phụ nữ 87 tuổi cho hay, và bà nói thêm rằng, họ Kim trong mắt bà là người rất có trình độ và dễ chịu. Và ngay khi bà cho biết bà không hề thích thú gì hệ tư tưởng cộng sản, ông ta đã đáp "giữa bạn bè thì điều này không tính".

Những chi tiết nho nhỏ, có khi tưởng chừng phi lý ấy, thật ra là sự bổ khuyết thú vị cho các bộ chính sử hoặc kho tàng nghiên cứu về lịch sử, và có thể phần nào giúp người đọc tiếp cận theo một hướng khác thế giới nội tâm của những nhà độc tài, và về thể chế kỳ quặc mang cái tên cộng sản ở đó.

Cuốn "Bạn tôi - Kim Nhật Thành" (Barátom, Kim Ir Szen), Szilágyi-Herman Erzsébet kể lại, do Bod Péter chấp bút và phỏng vấn, NXB Szépmíves Könyvek, Budapest2017.




Nguyễn Hoàng Linh
  Forum: LỊCH SỬ - VĂN HÓA - BÌNH LUẬN · Post Preview: #160974 · Replies: 0 · Views: 277

lalan
Posted on: Mar 8 2018, 11:48 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Nửa hồn thương đau



Tác giả: Nhạc Phạm Đình Chương,

thơ Thanh Tâm Tuyền


Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời

Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu? Em ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu

Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát và nước mắt

Đôi khi em muốn tin
Đôi khi em muốn tin
Ôi những người ôi những người
Khóc lẻ loi một mình
  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #160905 · Replies: 0 · Views: 3,207

lalan
Posted on: Mar 8 2018, 11:33 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Mùa Thu chết



Tác giả: Phạm Duy

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho !
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi !
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !

  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #160903 · Replies: 0 · Views: 2,883

lalan
Posted on: Dec 18 2017, 11:05 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Có nên đặt vấn đề khả năng diễn đạt của tiếng Việt?


Lời giới thiệu "Ngôn ngữ là công cụ của nhà văn, nhà thơ cũng như búa, đục, cây đinh chạm trổ với nhà điêu khắc. Nhà điêu khắc, dẫu thiên tài, nếu thiếu công cụ tinh vi, cũng không thể hiện được tài năng sáng tạo của mình. Ngược lại, một nghệ sĩ nghiệp dư, cho dù có sắm được bộ đồ tinh xảo nhất, cũng chỉ làm ra những tác phẩm tầm tầm mà thôi. " Liệu tiếng Việt có thể là công cụ đắc dụng cho nỗ lực sáng tạo văn học hay không ? Đó là vấn đề cấp thiết mà chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần đặt ra và mong được sự tham gia góp ý đông đảo. Tên người viết dường như còn xa lạ ; nhưng xa lạ chưa hẳn đồng nghĩa với non kém vì tác giả, trước 1975, đã từng cộng tác với Đài Tiêng Nói Tự Do tại Sài Gòn và, mới đây, với Ban Việt Ngữ Đài RFI ở Pháp. Bên cạnh những lập luận vững vàng có giải thích, có phân tích, có chứng minh và chỉ thuần dựa trên văn bản, bạn đọc cũng nên để ý tới cách dùng câu chữ của tác giả. Hình thức văn phong ở đây cũng có thể là một dạng biểu hiện cho " thiên tài ngôn ngữ " Việt : hàm súc, hóm hỉnh, ý vị trong cách diễn tả, nhưng cũng có thể rất trí tuệ khi cần diễn ý.

ĐỖ BÌNH

Tiếng Việt thường dược coi thuộc loại ngôn ngữ thiên về biểu cảm hơn là diễn ý. Sự đánh giá này có lẽ do đặc tính của tiếng Việt là cụ thể, đày đủ âm sắc rất thuận lợi trong việc sử dụng hình tượng, thanh âm để diễn tả cảm tình, cảm nghĩ với âm hưởng sắc thái đặc biệt (avec nuances et résonnances particulières). Nếu đặc điểm này có đóng góp đáng kể cho nghệ thuật thi ca, trái lại, trong trao đổi hàng ngày nó thường được xử dụng dưới hình thức ám chỉ, ví von để gợi ý, tỏ tình, khen tặng một cách tế nhị kín đáo, hoặc để nói bóng nói gió, nói xỏ xiên với ngụ ý chê bai nhưng không gây mất lòng . Đặc điểm này có thể được coi là sở trường riêng của tiếng Việt và làm nên điều mà ta có thể coi như thuộc về thiên tài ngôn ngữ (le génie de la langue) của tiếng Việt. Nhưng tiếc thay cái yếu tố thiên tài ngôn ngữ ấy, thay vì nên khai thác làm sở trường, người ta lại biến nó thành sở đoản, chỉ đem ra vận dụng trong các giao tiếp hàng ngày, đặc biệt trong cách nói trào lộng hài hước nhằm chê bai nhạo báng, hoặc nói bóng nói gió, nói xỏ nói xiên để khích bác châm chọc. Hậu qủa là tiếng Việt bị đánh giá thấp, cho là thiếu khả năng để trình bày mạch lạc hay diễn tả ý tưởng thâm trầm sâu sắc. Thành kiến này là do thói quen sử dụng chữ nghĩa cẩu thả bừa bãi mà ta có thể phát hiện dễ dàng trên một số trang mạng hay các trang báo hàng ngày. Trong sinh hoạt văn nghệ, tiếng Việt lại thường được khai thác tiêu cực như là thứ ngôn ngữ châm biếm hài hước để chọc cười thiên hạ (Thí dụ như cặp bài trùng M.C Nguyễn Ngọc Ngạn - Cao Kỳ Duyên với những mẩu chuyện đàn bà ghen tuông trong các băng video Thúy Nga, hay cặp Hoài Linh - Vân Sơn nhái lai giọng Quảng, giọng Bắc trong các cuộn băng Asia... để, mỗi lần, lại đánh thức nơi khán giả tới dự buổi thâu băng những tràng cười phản xạ dễ dãi).

Thành kiến này, chẳng những không bị phản bác, lại còn được một vài học giả uyên bác tỏ ý tán đồng. Trong một bài mang tựa đề " Văn học trong một nước mù chữ " đăng trên tạp chí Hợp Lưu số 38, tháng 12/97&1/98, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc có nhận định về tình trạng nhếch nhác, kém phát triển của văn học Việt Nam. Theo ông nguyên nhân chủ yếu là do văn học Việt nam mang đặc tính truyền khẩu hơn là thành văn. " Khuynh hướng truyền khẩu này, (nếu) một mặt làm phát triển tính chất cụ tượng trong tiếng Việt, (thì) mặt khác, lại làm giảm bớt tính chất duy lý trừu tượng của nó... Điều này khiến chúng ta không những không có một nền triết học hoàn chỉnh mà cũng không có, hoặc có rất ít, những thể loại văn học thiên về tư duy trừu tượng như văn chính luận, biên khảo, lý luận và phê bình văn học. " (Bdd, HL số 38, tr. 74). Tiếp theo đó ông Nguyễn Hưng Quốc còn tìm cách giải thích nguyên nhân của tình trạng kém cỏi này trong một bài viêt chung với Hoàng Ngọc Tuấn mang tựa đề " Viết, giữa truyền thống và nhu cầu sáng tạo " đăng trên tạp chí VĂN số 37&38, tháng Giêng&Hai-2000 (tr.13-30).
Theo nhận định của hai vị học giả, văn học nước ta sở dĩ trì trệ, không phát triển được trước hết là do tiếng Việt là thứ ngôn ngữ thực dụng chỉ thích hợp cho thói quen " nói bóng nói gió, nói cạnh nói khóe ; ngay cả khi chửi nhau thì cũng thích xỏ xiên hơn là đốp vào mặt. " (Bdd, Văn số 37&38 tr. 14) . Tệ hại hơn nữa, hai ông Quốc và Tuấn còn cho rằng " tiếng Việt đã được giữ gìn và phát triển với tư cách là ngôn ngữ của một dân tộc nô lệ " (Bdd, tr. 17) Và, với một ngôn ngữ nô lệ như thế, ta khó mà xây dựng được một nền văn học có tầm vóc quôc tế ; bởi vì, theo hai ông, " ... ở một phương diện nào đó, trước khi viết ra một bài thơ hay một bài văn, chúng ta đã bị viết bởi chính cái ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng. Chúng ta là tác phẩm của ngôn ngữ trước khi và trong khi là tác giả. Điều này giải thích tại sao phong cách của một người viết thường khác nhau khi họ sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau : sự khác nhau ở đây không xuất phát từ cá tính hay trình độ của người viết mà chủ yếu xuất phát từ ngôn ngữ. " (Bdd, tr. 26). Nhận định này, tôi e rằng có phần chủ quan và hơi vội vã. Rất có thể hai ông Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đã bị chi phối ít nhiều bởi phát biểu của một sinh viên mà hai ông đã trích dẫn trong phần mở đầu cho bài viết : " Viết văn bằng tiếng Việt mà viết rõ ràng như tiếng Anh thì...dở lắm thầy ơi ! " (Bdd, Văn số 37&38 tr. 14). Tôi cho rằng đây là một ngộ nhận đáng tiếc dễ dẫn đến sự rẻ rúng tiếng Việt, coi nó không phải là thứ ngôn ngữ có khả năng dáp ứng được nhu cầu sáng tạo. Hậu quả là các thế hệ con cháu người Việt ở hải ngoại ngày càng lơ là, bỏ rơi tiếng mẹ đẻ. Riêng với các em muốn theo đuổi sự nghiệp văn chương , dường như đang manh nha một phong trào khuyền khích các em nên viết thẳng bằng thứ tiếng quốc gia nơi các em trưởng thành, làm như chỉ sáng tác bằng tiếng nước người các em mới phát triển được tài năng của mình.
(1) Ngôn ngữ là công cụ của nhà văn, cũng như búa, đục, cây đinh chạm trổ với nhà điêu khắc. Nhà điêu khắc dẫu thiên tài, nếu thiếu dụng cụ tinh vi, cũng không thể hiện dược hết tài năng sáng tạo của mình. Ngược lại, một nghệ sĩ nghiệp dư, cho dù có sắm được bộ đồ nghề tinh xảo nhất, cũng chỉ làm ra những tác phẩm tầm tầm mà thôi. Nhà văn Cao Hành Kiện nay mang quốc tịch Pháp, hiện sống tại Pháp và có những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp. Nhưng, nếu tôi nhớ không lầm, tác phẩm LINH SƠN đem lại cho ông giải thưởng văn hoc Nobel dường như được viết ra bằng tiếng Hoa rồi sau đó mới được dịch ra dủ thứ tiếng trên thế giới thì phải.
(2). Ngày nay tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ của một nền văn hóa cao. Nhưng trong suốt thời kỳ Trung cổ tiếng Pháp bị hàng giáo phẩm và giới viện sĩ rẻ rúng, coi là ngôn ngữ tầm thường, dung tục chỉ dành cho giới bình dân thất học. Khi cần soạn bài giảng hay viết sách, các giới này đều thảo bằng tiếng la tinh. Phải chờ tới thời Phục Hưng (la Renaissance) khi Du Bellay đại diện cho thi đoàn La Pleiade soạn ra bản " Défense et Illustration de la langue française " (1549 ) để bênh vực và minh sáng cho tiếng Pháp, tiếng Pháp mới được đưa vào trước tác, và từ đó công hiến cho kho tàng văn học thế giới không ít tác phẩm có giá trị. Qua gương nhóm La Pleiade, ta có nên đặt câu hỏi : tiếng Việt liệu có là công cụ hữu hiệu cho phép nhà văn, nhà thơ phát huy được tài năng sáng tạo của mình hay không ? Hay, để làm nên những tác phẩm có tầm vóc quốc tế, ta phải kêu gọi tới sự chi viện của các lý thuyết văn học ngoại lai hoặc cầu viện tới một thứ tiếng nước ngoài ? Theo nhận xét của tôi, tiếng Việt không phải chỉ có giỏi về ăn nói ngụ ý hàm súc (hay chua ngoa móc méo) đâu. Trái lại, nếu ta chịu khó suy nghĩ đắn đo, cân nhắc thận trọng trong cách sử dụng câu chữ, ta sẽ thấy tiếng Việt có thừa khả năng đáp ứng cho yêu cầu phân tích chính xác hay diễn đạt tư duy trừu tượng chắc gì các ngôn ngữ được coi thuộc loại trí tuệ nhất đã qua mặt nổi.

Cách đây khá lâu tôi có người quen đi thăm Việt Nam về mua tặng cuốn " Nguyễn Bính, thơ và đời ", của Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội - 1998. Tôi hoan hỉ đón nhận xong lại dem xếp ngay vào tủ sách ở một vị trí khá ưu đãi, có lẽ do ấn tượng tốt đẹp về những vần thơ lục bát đã đọc hồi còn ở lứa tuổi mười sáu đôi mươi. Mãi tuần qua, gặp dịp mấy ngày nghỉ lễ bắc cầu, tôi mở tủ sách định chọn một cuốn để đọc giải trí. Không hiểu sao bàn tay tôi như dược ai hướng dẫn tự động mò tới hàng kệ có xếp cuốn " Nguyễn Bính " và tôi cũng ngoan ngoãn cầm lấy. Tôi cho rằng đây là một phản xạ thuộc về chức năng nhằm đáp ứng một nhu cầu ngấm ngầm của cơ thể. Có lẽ thời gian gần đây tôi phải động não quá nhiều để tìm cách giải mã các vần điệu mang hình thức phá thể cách tân, nào là những khoảng ngắt không gian bằng gạch chéo slash, những con chữ bị tách lìa, những câu bị đứt đoạn xuống hàng bất ngờ để, hoặc làm mới ngữ nghĩa hay gây hiệu quả xốc, hoặc tạo ra hơi thở khi lên xuống nhịp nhàng lúc rồn rập hổn hển cho đúng với mạch điệu của mốt sống văn minh dậm dật đua đòi..., thành thử đầu óc mệt phờ. Chắc vì thế tôi đâm hoài niệm đôi ba vần thơ trong sáng bình dị để tâm thần được phần nào thư giãn (cũng như cái bao tử của ta, có lúc anh ách do thừa mứa những món chiên xào béo bổ, bỗng dưng thèm được một bữa rau muống luộc chấm tương bần, lại có thêm bát nước rau văt chanh tươi để khi húp vào, khiếp, mới thấy nó mát cái ruột làm sao !) Tình cờ mở sách rơi đúng trang 34-35, gặp bài thơ mang tựa đề " Chân quê " thấy có vẻ gần gũi thân quen nên quyết định thử đọc chơi. Vì chỉ có ý đọc chơi nên tôi sẽ không đọc với cặp mắt hau háu của nhà phê bình để phân tích, phẩm bình giá trị thi tính của bài thơ. Trái lại tôi sẽ đọc rất buông thả, để mặc cho trí tưởng tượng nương theo lời chữ, vần điệu à ới mà tự do bay bổng. Như cái thuở là thằng cu tí còn mặc quần thủng đít tóc để chỏm trái đào, những lúc nằm rúc nách mẹ tôi một tay ngón cái đút miệng tay kia rờ tí mẹ, cặp mắt riu riu theo tiếng võng đu đưa kẽo kẹt và, tùy theo lời ru của mẹ : khi thì " cái ngủ mày ngủ cho ngoan ", khi thì " trăm năm trong cõi người ta ", khi thì " em ơi ! em ở lại nhà ", lang bang nhớ tới các mẩu chuyện lúc thì Thạch Sanh, lúc thì Cô gái quàng khăn đỏ, lúc thì Công chúa ngủ trong rừng... để rồi ngủ quên lúc nào không hay. Vậy là tôi đã chọn đọc bài thơ này không phải như là một bài thơ, mà như là nghe kể một câu chuyện bằng văn vần theo truyền thống một dân tộc mà thực chất, theo nhận định của Nguyễn Hưng Quốc ký tên Nguyễn Ngọc Tuấn, không phải là một dân tộc thi sĩ mà chỉ được tiếng huyền thoại về một nước thơ (Nguyễn Ngọc Tuấn : Huyền thoại về một nước thơ - Hợp Lưu số 18 tháng 8&9 năm 1994, tr.64-75) :

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng

A, ra đây là lời kể lể của một chàng trai nông thôn đi đón người yêu thăm tỉnh về. Anh không chỉ ra đầu làng nơi hai người vẫn thường hẹn hò, mà leo len tận bờ đê để có thể thấy nàng từ xa. Anh hồi hộp mong ngóng lắm, phần nhớ nàng, phần thấp thỏm về chuyến di của nàng. Thời nay, người ta từ Mỹ từ Pháp về Việt Nam cứ xoành xoạch như đi chợ ấy ; nhưng vào thời Nguyễn Bính chỉ đầu thôn với cuối thôn cũng cho là xa rồi. Vậy mà nàng lại ra tận tỉnh cơ, là nơi anh nghe nói có nhiều cám dỗ lắm, làm sao anh không bồn chồn cho được. Thế rồi bóng ai thấp thoáng chân đê. Nhìn vào dáng đi, đúng là nàng. Nhưng bóng người càng tiến gần, anh đâm ngờ ngợ. Qua dáng đi thì đúng là nàng, nhưng sao cách ăn vận lại không phải là nàng. Rồi khi nhận ra đúng là nàng, anh bật miệng than :

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Quan sát nàng từ đầu tới chân anh tự hỏi :

Nào đâu cái yếm lụa sồi ?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
Nào đâu cái áo tứ thân ?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?

Trời đất ơi, thế này có khổ thân tôi không cơ chứ ! Em mới ra tỉnh có một ngày mà đã vội đua đòi cách ăn mặc dân thành thị. Em mà đi về thêm vài lượt nữa tránh sao khỏi bị mấy thằng bẻm mép láu tôm láu cá trổ tài tán tỉnh dụ khị em, tìm cách cuỗm em đi để hại đời em. Khi đó chắc là anh chỉ biết ngước mắt lên trời mà than : " Mất em rồi, xa em rồi ! Chiều hôm nay trên đê vắng, anh di về chỉ có anh ! " Và, cho dù một buổi chiều cuối đông mưa dầm gió bấc, nàng có khăn gói quả mướp quay về thì người đẹp mà anh vẫn trăm nhớ ngàn thương, khi ấy, chắc cũng chỉ như bông hoa đã tàn nhụy đã phai mà thôi. Ý nghĩ này làm anh quíu quá nên anh vội nài nỉ bằng lời lẽ bộc trực của một tâm hồn cục mịch :

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hăy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Và để tranh thủ được nàng hơn nữa, anh không ngần ngại cầu viện tới bố mẹ ; rồi còn dùng lối nói vè dân gian tính mượn sức mạnh quần chúng gây áp lực :

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Nhưng vừa đọc tới hai chữ " chân quê " tôi giật mình đánh thót một cái : Thôi hỏng rồi ! Cái kịch bản tôi đang dàn dựng theo trí tưởng tượng, thế là không đứng vững được ! Phải chi Nguyễn Bính viết câu thơ đó như sau : " Thày u mình với chúng mình nhà quê " thì câu chuyện được xuôi buồm thuận gió biết mấy. Đằng này ông lại chơi khăm, ông định xỏ tôi, ông đi dùng hai chữ " chân quê " mói đâm ra rắc rối cái sự đời. Đành rằng nhà quê hay chân quê đều nói lên bản sắc đồng quê, nhưng chúng lại không đồng nghĩa vì hai từ ghép này bộc lộ hai tâm trạng phản ánh hai trình độ nhận thức khác nhau. Nhà quê có thể coi như đồng nghĩa với quê mùa : chúng cùng mang âm hưởng của một sụ đánh giá thấp, một ngụ ý chê bai dè bỉu ; đồng thời chúng còn biểu lộ một thái độ an phận thủ phần.
Chân quê, trái lại, là sự kết hợp của chữ " chân " gốc hán với chữ " quê " gốc việt. Mà chữ " chân " khi ghép với một chữ nào đó thường đem lại cho chữ được ghép chung với nó một phẩm tính, một giá trị làm cho chữ đó trở nên sáng giá, thi dụ như chân lý, chân chính, chân phương, chân thực, chân chất, chân thiện mỹ... Bởi vậy tôi không tin là từ chân quê có thể dược thốt ra từ một nông dân cục mịch như trong kịch bản tôi đang dàn dựng. Thế là mặc dầu đã định bụng nghỉ chơi với trí tuệ một bữa, nhần thức này buộc tôi phải đọc lại chăm chú hơn để tìm hiểu ý nghĩa bài thơ cho đúng với quan niệm sáng tạo của Nguyên Bính. Nhờ sẵn chủ ý đọc lại với tinh thần cảnh giác nên vừa gặp chữ " mãi " trong câu :Đợi em ở mãi con đê đầu làng, tôi hửi ngay ra có cái mùi khang khác. Bình thường ta hay dùng chữ mãi làm trạng tự thời gian và chữ tận làm trạng từ nơi chốn, như lời thỏ thẻ sau đây của cô gái với người tình (nghe đâu là một việt kiều cao cờ cũng yêu nước lắm thì phải) mà có lần tôi nghe lóm được : " Anh hứa đi, anh hứa yêu em mãi mãi đi (và mua tặng em chiếc nhẫn hột xoàn mười li đi), rồi em nguyện sẽ theo anh tới tận góc bể chân trời ".



Vậy mà trong câu thơ Nguyễn Bính lại viết : Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Như vậy nhân vật là tác giả câu này đã chọn chữ mãi với dụng ý hẳn hoi, nhằm nhấn mạnh tới yếu tố thời gian. Không phải thời gian vật lý mà là thời gian tâm lý : chữ mãi gợi ý cho ta về một sự chờ dợi lâu dài, lâu thiệt là lâu. Nhưng thế nào mới gọi là lâu ? Nửa giờ ? Một giờ hay nửa ngày ? Điều này không quan trọng. Khi người ta nôn nóng trông đợi một điều gì thì chỉ cần khoảnh khắc cũng đã thấy lâu rồi. Bằng chữ mãi để bộc lộ sự sốt sắng nhiệt tình của mình đồng thời cũng là hình thức kể công, tác giả câu nói, nếu không là con cháu ông đồ, ít ra phải có lui tới sân Trình cửa Khổng nên cũng võ vẽ ăn mày được đôi ba chữ nghĩa thánh hiền. Sự kiện này có thể kiểm chứng nếu ta để ý tới hai chữ rộn ràng ở câu thơ kế tiếp : Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng.
Trước hết là cách dùng chữ táo bạo có thể coi như phá thể cách tân của nó : Thông thường ta quen dùng hai chữ rộn ràng như tính từ đi kèm một danh từ chỉ hành động (bước chân rộn ràng) hay với một danh từ chỉ tâm trạng (lời ca rộn ràng), hầu như chẳng bao giờ với một danh từ chỉ sự vật (tấm áo rộn ràng). Vậy mà trong câu thơ Nguyễn Bính lại có ý sử dụng hai chữ rộn ràng làm động từ chứ không phải tính từ. Cách sử dụng làm thay đổi bản chất và chức năng của loại từ (từ tính từ sang động từ) có hai tác dụng : một là, khiến cho câu chuyện đang ở trạng thái tĩnh chuyển sang trạng thái động, đang ở thể kể chuyện và mô tả biến sang hoạt cảnh ; hai là, bộc lộ được tâm trạng của cô gái khiến ta nắm bắt được hai phản ứng tâm lý khác nhau giữa nhân vật nông dân cục mịch trong kịch bản một và nhà nho nông dân trong lịch bản hai.
Trong câu thơ khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, bốn chữ khăn nhung quần lĩnh được nêu lên trước tiên biểu hiện cho cái gì đập ngay vào mắt người đứng đợi. Bởi vậy anh nông dân chất phát mới tá hỏa tam tinh khi thấy người yêu thay đổi hẳn cách trang phục và, sẵn mang mặc cảm thua kém, anh vội van xin nàng hãy giữ nguyên quê mùa để chịu cho anh cưới hỏi mà về ăn ở với anh. Nhà nho nông dân trái lại, nhờ có kiến thức hơn nên sáng suốt hơn, rành tâm lý hơn, bình tĩnh hơn. Anh không chỉ dò xét người yêu qua cách ăn vận mà còn qua dáng đi bộ tịch của nàng. Giả dụ cô gái đã ăn phải bả xa hoa thành phố rồi, khi nhìn thấy bộ mặt đưa đám của anh nông dân thế nào cô cũng làm bộ ngúng nguẩy và nguýt xéo một cái ra điều mắng vốn : Nỡm chưa ! Đây có bảo đấy đi đón đây đâu mà đấy đến đứng đây làm gì ? Trường hợp cô nàng dại dột chẳng may đã lỡ bị với ai mất rồi, thì khi giáp mặt người tình chắc cô sẽ không tránh khỏi lúng túng trong một vài cử chỉ che dấu ngượng ngùng. Đằng này hai chữ rộn ràng cho ta thấy cô gái không chỉ chân bước le te mà hai má còn ửng hồng, khuôn mặt tươi rói. Nàng như vừa muốn làm cho chàng trai phải lé mắt với bộ trang phục tỉnh thành của mình vừa muốn nói rắng : Ngó em đi nè ! Em ăn bận đẹp dzầy là dzì anh đó , là muốn được anh thương em nhiều hơn, anh có biết hông ! Vậy là những bước chân rộn ràng của cô gái đủ trấn an chàng trai nông thôn về mối tình chung thủy của nàng rồi. Ấy thế mà anh nông nho vẫn than : Em làm khổ tôi ! Tại sao vậy ? Tuy cùng một câu than, nhưng lời than của anh nông dân và của anh nông nho lại không cùng một nội dung nên phản ánh hai tâm trạng khác nhau. Anh nông dân sẵn có mặc cảm quê mùa nên khi thấy người yêu súng sính trong bộ áo tỉnh thành, anh ta chỉ lo đến chuyện mất nàng. Lời than của anh nông nho trái lại biểu lộ một tâm trạng vừa giận vừa thương : Nhìn khuôn mặt hân hoan rạng rỡ của người yêu anh hiểu rằng nàng học cách ăn mặc tỉnh thành chỉ vì muốn làm đẹp để được anh yêu nhiều hơn. Vì vậy anh mới thương nàng, và càng thương nàng anh lại đâm ra giận nàng, hay đúng ra buồn phiền vì nàng : Em yêu ! Anh biết rằng con tim em không hề lỗi nhịp với anh nhưng nó lại trật nhịp với tim anh mất rồi ! Khổ quá ! Hai đứa mình đã bao lần hẹn hò tâm tình với nhau bên bờ giếng cuối thôn hay bụi tre đầu ngõ mà em vẫn chưa hiểu được lòng anh. Anh thương em là thương ở cái nội dung cái nết hay làm chứ đâu chỉ ở cái hình thức nhan sắc của em. Ai đẹp bằng em là anh đã hết biết rồi, em còn bày đặt đua đòi bắt chước làm chi ! Vả lại mấy cổ có gì hơn em đâu mà em phải băt chước. Xí..., đời thuở nhà ai con gái con đứa gì mà lười như hủi ấy. Thêu thùa bếp núc chẳng chịu học, chỉ thích ăn cơm tháng thôi. Bao nhiêu thì giờ đều dành cho việc sửa mắt sửa mũi với lại shopping. Ai mà dám rước mấy của nợ ấy về , rồi sẽ có ngày phải đem thóc giống đi bán lấy tiền để ăn cho mà coi. Bởi vậy tuy thốt ra cùng một lòi kêu gọi :

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em di lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Nhưng hai chữ quê mùa lại có một ý nghĩa khác. Chúng cần được hiểu như một kêu gọi thách đố, một biểu hiện của tự tin tự hào về phẩm chất của mình : Không việc gì em phải mang mặc cảm quê mùa với mấy cô gái tỉnh thành ấy cả. Mấy cổ lên mặt chê bai em chứ sức mấy họ bằng em được. Em phải biết : cái ngày hội đầu xuân em di lễ chùa ấy mà, em còn nhớ không? Lần đầu gặp em xinh xắn trong bộ áo tứ thân với chiếc khăn mỏ quạ và tấm yếm lụa sồi là anh đã phải lòng em ngay rồi đấy ! Và, tuy cũng ngần ấy lời nhắn nhủ như anh nông dân :

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chung mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Nhưng với anh nho sinh, hai chữ chân quê đã khiến câu hoa chanh nở giữa vườn chanh không còn là một câu vần vè ví von thường tình nữa . Nó biến bốn câu thơ kết nay thành một lời nhắn nhủ đậm đà thi tính, giàu màu sắc, ánh sánh và hương vị như muốn nhắc nhở cô gái quê rằng chỉ có trong bộ y phục nông thôn mộc mạc nàng mới bộc lộ trọn vẹn cái đẹp tự nhiên thôn dã. Nhờ vậy mà hai câu cuối :

Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Một lần nữa cho phép ta xác nhận rằng tác giả câu chuyện bằng văn vần này đúng là một anh đồ nông dân bắc bộ phủ. Sau khi tâm sự và nhắn nhủ người yêu rồi, anh còn tập làm Cao Bá Quát, trầm ngâm triết lý ba xu theo kiểu " thế sự thăng trầm quân mạc vấn " : Nếu người yêu của anh có đua đòi lối ăn mặc thành thị, xét cho cùng, chẳng có gì đáng trách cả. Nàng cũng chỉ ứng xử theo phương châm sống " người sao ta vậy " thường tình ở đời mà thôi. Nhưng cũng vì thế anh mới ngậm ngùi luyến tiếc cho nàng đã thiếu tự tin không biết tự hào với vẻ đẹp thuần khiết đồng nội của mình, làm hư hao phần nào hình ảnh người yêu lý tưởng trong trái tim anh. Kết qủa là ở hai câu kết, câu thơ lục không chỉ có là một lập lại truyền thống vần vè : ý của nó được quyện với ý của trạng từ ít nhiều trong trong câu bát để tạo ra một âm hưởng buồn khơi dậy nơi người đọc một cảm xúc mênh manh diệu vợi. Và cũng bởi có một cảm xúc buồn diệu vợi còn đọng lại nơi tôi nên, tuy có biết tác giả Nguyễn Bính đã chết, nay đã chết rồi và mặc dù có được nghe nhiều người nhắc đến tên các ông nào là Michel Foucault, nào là Roland Barthes, nào là Jacques Derrida v.v..., tôi vẫn không sao ngắt nổi một cành hoa thạch thảo để băt nhà thơ Nguyễn Bính phải chết theo. Và sở dĩ tôi không đành lòng đi ngắt một cành hoa thạch thảo bởi vì nếu không có Nguyễn Bính thì làm sao có bài thơ Chân quê, và nếu không co bài thơ Chân quê làm sao tôi lại có được cảm xúc mênh mang buồn diệu bữa nay. Bởi vậy càng đọc bài Chân quê và suy ngẫm về cái từ được chọn làm tựa đề, tôi càng thấy tác giả qủa là một nhà thơ sáng tạo. Chỉ với hai chữ Chân quê thôi, Nguyễn Bính đã thay đổi hẳn diện mạo bản văn : Thay vì chỉ là một câu chuyện kể theo truyền thống dân gian bằng những vần điệu du dương à ới để ru em, tôi lại tìm thấy ở Chân quê một bài thơ đúng với nghĩa " 'thơ' trong nhiều ngôn ngữ Tây phương (poetry, poésie, poesía, Poesia, poesia) hàm ý hành động sáng tạo gắn liền với tri thức và kỹ thuật tinh luyện chuyên biệt trong phạm vi ngôn từ " theo quan điểm của Nguyễn Hưng Quốc & Hoàng Ngọc Tuấn trong bài viết đã dẫn (Viết, giữa truyền thống và nhu cầu sáng tạo -Văn số 37&38, tr.23). Tôi sẽ không đề cập tới vần điệu hay nhạc điệu là những yếu tố sẵn có trong thể lục bát. Ở đây tôi chỉ đề cập tới sự cách tân và tính sáng tạo trong kỹ thuật vận dụng ngôn ngữ để làm mới ngữ nghĩa. Trên đây tôi đã có dịp phân tích ý nghĩa đặc biệt của các từ mãi, rộn ràng, quê mùa để minh chứng về kỹ thuật vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Bính. Nay tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm về tính sáng tạo của hai chữ " chân quê " khiến tôi phải đọc lại bài thơ từ đầu và, nhờ đó phát hiện ra cách sử dụng đặc biệt mấy từ trên giúp tôi diễn dịch bài thơ theo một hướng mới làm thay đổi hẳn nội dung, ý nghĩa, giá trị bản văn . Nếu tôi hiểu không sai lắm, thì dường như do đặc tính này, ta cũng có thể tìm thấy ở " Chân quê " một ti tí tân hình thức, một ti tí hủy cấu trúc hay một ti tí hậu hiện đại gì đó thì phải.
Trước hết ta không thể phủ nhận từ này là một sáng tạo của Nguyên Bính bởi lẽ nó không chỉ mới lạ ở thời Nguyễn Bính, mà ngay cả bây giờ cũng ít thấy trường hợp sử dụng nó trong những bài thơ hay truyện viết về đồng quê. Tuy chỉ cần thay thế chữ nhà (quê) bằng chữ chân (quê) là ý nghĩa và giá trị bài thơ thay dổi hẳn, nhưng việc làm không dễ dàng như ta tưởng. Trái lại nó đòi hỏi người thực hiện công việc đó phải có vừa một kiến thức tầm vóc vừa một kỹ thuật tinh luyện trong phạm vi ngôn từ mới biết kết hợp chữ chân với chữ quê thành từ chân quê khiến bài thơ bỗng trở nên sáng giá. Bởi vậy ta có thể nói hai chữ chân quê trong trường hợp sử dụng này phải là thành quả tư duy của cả một quá trình phân tích và tổng hợp nên mới đạt được mức trừu tượng hóa cao đến thế.
Tôi không rành tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga hay tiếng Nhật nên không biết các ngôn ngữ này có một hay hai từ nào tương xứng để dịch được trọn ý từ chân quê trong câu thơ của Nguyễn Bính hay không ? Riêng về phần tôi sẽ vô cùng lúng túng nếu có ai nhờ tôi dịch câu thơ này ra tiếng Pháp. Phải chi Nguyễn Bính dùng hai chữ nhà quê như mọi người, tôi sẽ dịch dễ dàng câu thơ : " Thầy u mình với chúng mình nhà quê " ra : " Nos parents et nous deux, nous sommes tous des campagnards ". Nhưng để dịch hai chữ chân quê của Nguyễn Bính lúc đầu tôi có ý sửa câu dịch thành : "Nos parents et nous deux, on est paysans de souche " và nghĩ rằng cụm từ paysans de souche nói lên được cái ý nguồn gốc trong nghĩa hán của từ chân , đồng thời từ paysans để đánh dấu sự khác biệt với từ campagnards thường dược dùng với ngụ ý dè bỉu (sens péjoratif). Nhưng khi đọc lại câu vừa sửa, tôi thấy cần phải thêm một vài chữ nữa để bổ nghĩa như sau : " Nos parents et nous deux, on est paysans de souche et on en est fiers ", có thế một người Pháp chính gốc mới nhìn ra được cái ý của niềm tự hào về nguồn gốc nông dân tiềm ẩn trong chữ chân. Nhưng tự hào về cái gì cơ chứ ? Thế là tôi lại thấy có thêm vào mấy chữ " ...et on en est fiers " vẫn chưa dủ, vì trong từ chân còn có ý nói lên cái đẹp, cái khía cạnh tích cực, ở đây là phẩm chất con người và đời sống thuần thôn dã : siêng năng, bình dị, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên... Mà muốn câu dịch diễn tả trọn vẹn ý nghĩa cái hay cái đẹp nằm trong câu thơ của Nguyễn Bính chắc là tôi còn phải thêm lời giải thích. Nhưng dịch câu thơ có tám chữ mà phải lời lẽ lòng thòng đến thế thì nó đâm ra là thẩn mất rồi, đâu còn là thơ được nữa. Bởi vậy tôi rất mong có những vị thuộc thành phần học thức uyên bác rành ngoại ngữ, bất cứ ngoại ngữ nào dù là tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Congo cũng được, xin mấy vị hãy làm ơn làm phúc cũng như làm giàu (đẻ con không sợ trọc đầu) dịch dùm tôi câu thơ trên của Nguyễn Bính ra một thứ tiếng nước ngoài. Nhưng phải dịch cho ra thơ mới được cơ ; còn dịch để biến nó thành thẩn là tôi hổng có chịu đâu ...Ứ... ƯØ... ! Nếu chỉ với đôi ba từ quí vị dịch lột được ý hai chữ chân quê của Nguyễn Bính, tôi sẵn sàng mua cặp gà mái dầu (gà lành thứ thiệt nuôi tại chuồng nhà chứ không phải thứ gà mắc dịch cúng gia cầm đâu nhá) để xin tôn vinh làm sư phụ.

Bài " Chân quê " của Nguyễn Bính được viết ra vào năm 1936, tức là vào thời điểm nhân dân ta vừa thoát khỏi họa một ngàn năm nô lệ giặc tầu lại rơi ngay vào vòng kiềm tỏa của một trăm năm đô hộ giặc tây (nhưng may quá còn chưa lâm vào cảnh ba mươi năm nội chiến từng ngày). Dưới ánh sáng của các lý thuyết cách tân văn học hiên đại, " Chân quê " chỉ đáng coi thuộc loại văn học truyền khẩu trong một nước mù chữ mà trình độ dân trí, ở thời điểm này, đa số chỉ tới mức bình dân học vụ là cùng. Có lẽ vì vậy Nguyễn Bính đã chọn hầu như toàn những lời lẽ trong sáng giản dị nhất để bài thơ có thể phổ biến rộng rãi trong dân gian.
Lời lẽ giản dị trong sáng đên độ Hoàng Tấn có lần trước mặt Nguyễn Bính đã phải thốt lên : " Bài thơ trần trụi tới mức như con nhộng, ai mà chẳng hiểu " (Nguyễn Bính - Một vì sao - trích hồi ký Hoàng Tấn, trong cuốn Nguyễn Bính -Thơ và Đời, tr.152). Đáp lại, Nguyễn Bính đã nhân dịp bày tỏ quan niệm sáng tác thơ của mình : " Tôi chủ trương thơ Việt viết cho người Việt, trước hết phải mang sắc thái và phong cách Việt, do đó giản dị là một điều cốt lõi. (Giản dị đây không đồng nghĩa với dễ dãi tầm thường... ") - [Bdd, tr. 153 ]. Về quan niệm sáng tác này, Hoàng Tấn đã có cơ hội kiểm chứng sau một thời gian được chung sống với nhà thơ : "Nếu với thơ, Bính đắn đo suy nghĩ có khi đến quên ăn quên ngủ vì một từ, viết nháp nhiều lần, sửa chữa kỹ lưỡng từng câu từng chữ, trước khi đưa in viết sạch sẽ nắn nót bao nhiêu, thì trong cuộc sống Bính bạt mạng buông thả bấy nhiêu. " (Bdd, tr.160) .
Các sự kiện trên đây đều do Hoàng Tấn thuật lại trong hồi ký, nên tôi không dám chắc phát biểu của Nguyễn Bính có đúng là nguyên văn hay không. Riêng về phần câu : Giản dị đây không đồng nghĩa với dễ dãi tầm thường, trong trích đoạn hồi ký được in lại, không có chỉ dấu nào cho biết phần phát biểu của Nguyễn Bính tới đâu là chấm dứt nên, mặc dù đọc đi đọc lại tới ba bốn lần, tôi vẫn không dám quyết đoán câu này là lời giải thích thêm của Nguyễn Bính hay là một nhận xét riêng của tác giả hồi ký. Dầu vậy dựa trên bài " Chân quê " và một số bài thơ khác của Nguyễn Bính, tôi cho rằng những điều Hoàng Tấn ghi nhận về Nguyễn Bính là khả tín và phản ánh được trung thực quan niệm sáng tác của nhà thơ. Từ đó tôi rút ra hai hệ luận như sau : Một là, văn chương Viêt Nam cho tới thời Nguyễn Bính nói chung, nếu quả đúng chỉ thuộc loại văn chương truyền khẩu gồm những bài hát vè, những chuyện kể vần điệu du dương à ới để ru em mà thôi, thì với những bài hát vè như bài " Chân quê " dân tộc ta, may mắn thay, tuy không phải là một dân tộc thi sĩ, nhưng ít ra cũng có một vài người thuộc loại Nguyễn Bính có mang chút ít tâm hồn thơ ; hai là, vào thời điểm của Nguyễn Bính nhân dân ta phải sống dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp nghĩa la còn là một dân tộc nô lệ nên chỉ có thể nói thứ tiếng nô lệ mà thôi, theo đánh giá của Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn (bdd). Nhưng với cách vận dụng đầy sáng tạo của Nguyễn Bính qua bài " Chân quê ", tôi tin rằng bất cứ nhà bác học thực dân phú lang xa mũi lõ mắt xanh tóc hung nào là thành viên của Viễn Đông học viện (Ecole de l'Extreme-Orient) nếu có đọc bài thơ này và nắm được ý nghĩa của hai chữ chân quê trong câu thơ Nguyễn Bính thì, dù tự cho mình có sứ mạng đến khai hóa cho đám dân ngu cu thâm bản xứ, ông ta với tinh thần phục thiện, chắc cũng phải ngả nón cúi đầu xin chào thua mà thôi.
Bởi vậy tôi không tin có thứ ngôn ngữ nô lệ của một dân tộc nô lệ và thứ ngôn ngữ tự do dành cho các dân tộc tự do, mà chỉ có những đầu óc nô lệ với quán tính tư duy nô lệ nên bắt chữ nghĩa phải mang thân phận nô lệ do cung cách phát biểu mang tinh thần nô lệ hay do căn bệnh làm biếng suy nghĩ tìm tòi của mình mà ra. Cũng vì vậy, ai muốn nói gì thì nói, tôi vẫn cứ yêu tiếng nước tôi như thường. Tiếng nước tôi ? Vâng tiếng nước tôi là thứ tiếng mà tôi chót yêu từ khi mới ra đời (người ơi !). Còn cái được gọi là nước tôi í à, thì nay nó lại nằm tại Pháp, tại, Đức, tại Mỹ, tại Nga, tại Úc...nghĩa là ở tận đẩu đâu, tại một nơi nào đó trên địa cầu, chứ không còn thuộc về mảnh đất mang hình chữ S bên bờ Thái Binh Dương nữa. Và cũng bởi nước tôi nay không còn là mảnh đất mang hình chữ S nằm bên bờ Thái Bình Dương nên tôi lại càng thèm được nhận (vơ) tiếng Việt là tiếng nước tôi hơn bao giờ hết...

NGUYỄN - BẢO - HƯNG
__________________________________________________ ________________________

(1) Không riêng gì các thế hệ con cháu người Viêt hải ngoại, mới đây thôi nhà văn Dương Như Nguyện, đồng thời cũng là luật sư, thẩm phán, giáo sư đại học có cho biết mình " là một con người nhạy cảm, một con người sáng tạo, lãng mạn và thích mạo hiểm, nhiều cá tính, nhưng vẫn trung thành với thông lệ và truyền thống ". Trước đó nhà văn tự nhận mình " vẫn luôn có khiếu về ngôn ngữ kể cả tiếng mẹ đẻ ". Thế nhưng tác phẩm của bà " Daughters of the River Huong " (Con gái sông Hương) lại được viết ra bằng tiếng Anh, và bà đã trả lời phỏng vấn của Lý Đợi qua điện thư (email) cũng bằng tiếng Anh. (Coi : Dương Như Nguyện " Lịch sử trở thành kẻ hiếp dâm, mà văn hóa là nạn nhân bị hãm hiếp " - Lý Đợi thực hiện - TALAWAS, 07-03-2008, mục Văn Học Việt Nam.)
(2) Ấn bản tiếng Pháp : " La Montagne de l'Ame ", traduit du chinois par Noel et Liliane Dutrait, Éditions de l' Aube, 1995 et 2000 pour la traduction française.
  Forum: TRAU DỒI TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT - CA DAO - TỤC NGỮ · Post Preview: #160600 · Replies: 0 · Views: 1,530

lalan
Posted on: Dec 18 2017, 11:00 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Luận về 2 chữ Ăn Chơi


Không phải "Con hát Mẹ khen hay" cũng không phải "Mèo khen mèo dài đuôi"và lại càng không phải "Tự ái dân tộc", tôi, dù không phải là một nhà ngôn ngữ học, tôi vẫn bạo mồm , bạo phổi mà tuyên bố rằng thì là tiếng Mẹ đẻ của tôi , tức là tiếng Việt Nam của tôi, của chúng tôi rất chi là phong phú.

Này nhé, nếu có ai đó hỏi bạn:
Sao ! Anh, độ rày như thế nào rồi, công việc làm ăn như thế nào rồi?
Bạn chỉ cần trả lời:
Lu bù!
Hai tiếng ngắn gọn bao hàm hết tất cả những gì bạn muốn mô tả. Chữ "Lu" không phải là cái lu, cái chum, cái vại, cái ghè , cái ché. "Lu" không là cái gì sất! Chữ "Bù" không có nghĩa là bù trừ, bù lỗ, bù đắp, là đánh bài xì dách trên 21 nút. "Bù" không là cái gì hết trơn hết trọi. Hai chữ không có một ý nghĩa gì hết, thế nhưng ghép chung lại với nhau để trở thành một tiếng "tán thán từ"(Interjection) hay một "trạng từ" (Adverbe) thì lại mang một ý nghĩa thật phong phú và trào lộng. Lu bù nghĩa là lung tung xèng, là loạng quạng, là đầu tắt mặt tối, là ngập lút đầu không thở nổi, là nhiều quá sá quà sa, là đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, là 36 ngàn cách (trente-six mille facons) theo lối nói của dân Tây. Tôi thú thật chẳng hiểu vì sao dân Tây lại dùng con số 36 để diễn tả một số nhiều có tính cách trào phúng. Tôi chỉ biết lúc tuổi đời đã đến thuở cặp kê thì lũ học trò Trung học chúng tôi đă truyền tay nhau một xấp ảnh thuộc loại "ma bùn" gồm 36 kiểu làm tình và con số 36 kể từ đó đã mang một ý nghĩa xấu.

Lại loạn bàn lung tung! Xin trở về với cái phong phú của những từ ngữ kép trong ngôn ngữ Việt Nam! Ngoài những chữ vốn đứng một mình đơn lẻ thì không mang một ý nghĩa nào hết nhưng khi ghép lại với nhau thì mang một ý nghĩa độc đáo, ngôn ngữ Việt Nam chúng ta lại có những tiếng kép mà cả hai chữ đều có ý nghĩa riêng biệt chẳng hạn như ăn uống, ăn nói, ăn mặc hay ăn chơi. Không biết có phải vì cái "ăn" là đệ nhất khoái trong cõi người ta hay là vì một lý do nào đó mà tôi không biết, chứ tôi thấy chữ ăn đi vào rất nhiều trong ngôn ngữ Việt Nam như: ăn vóc học hay, ăn cây nào rào cây ấy, ăn làm, ăn đoong, chằn ăn trăn cuốn, ăn vụng, ăn chùng, ăn vã, ăn tục nói phét, ăn năn, ăn vạ, ăn như tằm ăn dâu, ăn xổi ở thì vv...

Trước đây tôi đã viết một bài về "Ăn sáng", bạn tôi đã phụ đính một bài về "Ăn trưa" lại thêm một bài nghiên cứu về "Ăn thịt chó" cho phù hợp với năm Bính Tuất. Sau đó thừa thắng xông lên tôi viết thêm một bài về "Ăn tục nói phét" rồi bạn tôi lại viết về "Ăn Tết" Biết bao nhiêu là thứ ăn nhưng tôi chỉ khoái nhất là cái thứ "ăn chơi". Còn nhớ một dạo một cửa hàng ăn của quận Cam nhờ quảng cáo là "Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt" mà khách ra vào tấp nập, chủ nhân làm ăn phát đạt, nụ cười luôn nở trên môi. Thì ra ai cũng khoái chơi hơn là thiệt . Chữ "chơi" ở đây là phản nghĩa với chữ "thiệt". Biết rồi, khổ lắm nói mãi! Tôi chỉ muốn nói đến chữ "Chơi" viết hoa trong hai câu thơ:
"Chơi Xuân kẻo hết Xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì theo sau"
Thử xem "chơi" nghĩa là gì nhỉ!
Lu bù!
Ôi thôi, loạn xà ngầu! Tiếng Việt Nam ta chữ "chơi" thường đi chung với chữ "đùa". Chơi đùa không mang một ý nghĩa trang nghiêm đứng đắn, chơi đùa là một cái gì phù phiếm, lăng nhăng. Người lớn cũng chơi đùa được mà con trẻ lại càng có thể chơi đùa hơn. Gần như chơi đùa là một thuộc tính của trẻ thơ: Chơi đùa phá phách hay phá phách đùa nghịch thì cũng mắm sốt! Chơi đùa là một hành động thiên về thể xác, một vận động tay chân không cần dùng đến trí óc nhiều. Tuy nhiên cũng có những trò chơi cần phải vận dụng trí óc, đòi hỏi sự thông minh chẳng hạn như "chơi chữ". Những lối chơi này thật là đa dạng và cần nhiều kiến thức. Phạm vi bài viết lăng nhăng này không thể bàn đến cái thứ chơi cao thâm này.

Thuở không còn là con nít nữa, cái thời mà mặt mày tuy vẫn còn non choẹt nhưng ở mép đã bắt đầu thoáng hiện một đường râu mờ mờ, trên đôi gò má đã lấm tấm những nốt mụn của tuổi dậy thì. Thời gian này là lúc mon men muốn làm người lớn, muốn tìm hiểu cái sự đời "đen như mõm chó, chém cha sự đời" Dạo đó tôi cũng như các bạn cùng lứa tuổi đã lén lút tìm đọc những cuốn sách giáo dục sinh lý như "Ái tình bửu giám", như "Người con gái sắp lấy chồng cần nên biết ". Chúng tôi đã lén lút đọc vì những loại sách này thuộc loại sách cấm đối với lứa tuổi chưa trưởng thành của chúng tôi.Chẳng bù với ngày nay, học sinh từ lớp 9 đã được giảng dạy về sinh lý, đã được khuyên bảo nên mang ông "Đại sứ Ca Bốt Lốt" mỗi khi đụng trận để tránh khỏi cảnh phải mang ba lô ngược từ đàng sau lưng ra trước bụng và để tránh các bệnh "Ếch nhái" vv... Thật thời đại văn minh khoa học tiến bộ có khác! Chúng tôi vào giai đoạn dậy thì đó trong đầu óc đã lảng vảng một từ ngữ "phù thuỷ" hấp dẫn như trái cấm trong vườn Địa Đàng. Đấy là chữ "CHƠI" viết bằng chữ hoa, một ám ảnh ngày đêm mà nếu không cao cường nội lực thì sa cơ thất thế, bỏ công đèn sách liền tút suýt. "Chơi" tiếng Pháp gọi là "Jouer" và tiếng Anh là "Play". Khi quân đội Mỹ chưa tham chiến trên quê hưong của chúng ta , chúng tôi chỉ biết chữ "jouer" thường đi chung với chữ "Papa" tức là "Jouer Papa", dịch nôm na từ chữ "Chơi cha" của chúng ta mà ra. "Chơi cha" tức là chơi trội , chơi vượt mức bình thường, có tính cách khác thường, chơi ngông, chơi qua mặt những thằng "con" vì mình là "Cha" mà lị ! Chơi kiểu công tử Bạc Liêu lấy tiền giấy đốt lên để cho người đẹp tìm chiếc kẹp tóc lỡ đánh rơi trong đêm tối. Chiếc kẹp chỉ đáng giá vài xu trong lúc một căn nhà thời bấy giờ chỉ cần vài chục đồng là có thể mua được. Thế mà nở lòng nào đem từng đồng tiền giấy đốt lên thì đúng là chơi ngông , chơi cha thiên hạ, là "Jouer Papa" rồi chứ gì nữa. Sau này khi quân đội đồng minh đến nước ta , bấy giờ chúng ta biết thêm được một từ ngữ nữa thật là hấp dẫn , mê tơi, ấy là "Playboy". Chuyền tay nhau xem say sưa tạp chí Playboy với hình ảnh các kiều nữ sexy, nghèo áo, nghèo quần, thật không có gì thích thú bằng, thuở mới lớn. Còn nhớ thời gian đó các cây viết phóng sự tiểu thuyết thời đại làm mưa làm gió trên các nhật báo và tuần báo. Họ đưa vào các câu chuyện của họ một thứ "sex" nhè nhẹ đủ để lôi cuốn bao nhiêu là độc giả tuổi choai choai trong đó dĩ nhiên có tôi. Tôi không nhớ ông Văn Quang hay ông nhà văn nào đã bắt đầu thiên phóng sự của ông bằng hai câu thơ theo kiểu câu dẫn nhập trong các truyện Tàu chia thành từng "hồi" và cứ mở đầu cho một hồi là có hai câu giới thiệu những gì sẽ xảy ra trong hồi đó như:

Giới Bài quan,Tiết Đinh San đột phá trùng vây
Nữ tướng Phàn Lê Huê, giữa trận tiền mê trai

Tôi thuộc nằm lòng hai câu mà cây bút phóng sự bắt đầu câu chuyện như thế này:

Thanh bình gặp buổi hôm nay
Thử chơi một phát ban ngày xem sao

Ông ta viết như thế thì làm sao mà không mê được! Nội chữ "Chơi" không thôi đã mang đầy đủ bùa phép làm say mê độc giả rồi, ông lại còn thêm "một phát" nữa thì có phải bao nhiêu nội lực trong đan điền phải căng cứng chực vỡ oà, tuôn tràn ra không . Thế vẫn còn chưa đủ hấp dẫn, ông ta lại còn thêm chi tiết thời gian trái cựa là ban ngày, ban mặt, giữa thanh thiên bạch nhật chứ không phải là như thông thường diễn ra "ban đêm, nhà tranh như nhà ngói". Tôi thấy văn chương mà khêu gợi chữ tình đến như thế là nhất ông ta rồi! Vừa thanh lại vừa tục, hay không chịu được! Không thanh sao được khi ông ta bắt đầu bằng chữ "Thanh bình" và "tục" đến mê tơi, đến lịm cả người khi ông xuống giọng "xề" bằng cách cám dỗ, dụ khị "Thử chơi một phát". Hỏi ai có thể cưỡng chống lại lời mời gọi đam mê này ?
Tôi không hiểu trong ca dao của ta khi viết: "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" thì chữ chơi có hàm ý như chữ chơi mà chúng ta hiểu ngày nay chăng. Thời xa xưa, ông Tú Xuơng cũng đã dùng chữ chơi như chúng ta hiểu trong thời đại Playboy như khi ông tự mô tả mình:

Vị Xuyên có gã Tú Xương
Giở giở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường

Trong văn chương bình dân, lác đác cũng có vài ba câu đề cập đến chữ "chơi" thời thượng như ngày hôm nay:
Có chồng càng dễ chơi ngang
Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai.
Hay bạo gan, bạo phổi hơn:
Có chồng thì mặc có chồng
Còn đi chơi trộm, kiếm đồng mua rau
Cái món "ăn chơi" mô tả trong 4 câu ca dao trên đây thường được nôm na gọi là "Ăn vụng". Mà ăn vụng thì phải chùi mép cho kỹ để tránh lâm vào cảnh dĩa bay tan tác của chia ly hay là cảnh bị đá văng xuống giường ra nằm chuồng heo hay là nằm trên xô pha xem TV mệt nghỉ vì cái thứ ăn chơi này là một thói hư tật xấu của các đấng liền ông, con trai . Không ngờ trong văn chương bình dân lại có đề cập đến cái pha này mà lại do các thôn nữ diễn xuất. Kể cũng lạ thật! Thôn quê Việt Nam ta nhỏ bé tí teo, ra đường ngoài ngõ gặp nhau thường xuyên , biết mặt nhau ráo trơn, ráo trọi , tôi không hiểu làm thế nào mà các cô gái làng quê lại có thể lăng nhăng, lít nhít ăn vụng được. Thì ra ăn vụng không phải chỉ dành riêng cho tu mi nam tử mà giới "tè không qua ngọn cỏ" ở thôn quê cũng có thể vung vít được. Sau đây là một vài câu ca dao trong đó chữ "chơi" mang ý nghĩa nhẹ nhàng thanh tao nhưng cũng không kém phần hấp dẫn:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời
Muốn cho gần chợ ta chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về.
Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi
Chồng tôi đi chơi đã có nón đội
Chồng tôi đi hội đã có dù che
Nghề chơi cũng lắm công phu, muốn chơi cho lăn lóc đá, cho người biết tay hay chơi cho lịch lãm râu mày thì bài loạn bàn này không thể nào bao giàn nổi .Tôi chỉ xin lạm bàn đôi chút về chữ "chơi" để gợi ý các bậc thức giả ngứa nghề mà ra tay đưa một đường nghiên cứu đầy đủ ngọn ngành, rành mạch từng chi tiết, có đầu đuôi tai nheo để bàn dân thiên hạ học hỏi thêm, để cùng trau dồi kiến thức. Để kết thúc tôi xin khuyên các bạn của tôi:
Bạn ơi tuổi đã hoàng hôn
Don't play too much , chờ tròn tuổi trăm .

Hoàng Lão Tà
  Forum: TRAU DỒI TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT - CA DAO - TỤC NGỮ · Post Preview: #160598 · Replies: 0 · Views: 1,487

lalan
Posted on: Nov 2 2017, 10:34 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



MC Nguyễn Ngọc Ngạn và những thứ

rác rưởi trong văn hoá Việt Nam



Trước năm 1975, văn học, văn chương, và văn hóa Việt Nam được thể hiện rõ nét cách biệt với các dòng văn học, văn chương và văn hóa của các nước khác. Điển hình là các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo đều được sự kính nể, nếu không bộc lộ ra ngoài, thì cũng được trân trọng một cách thầm kín trong chừng mực nào đó, để khi có cơ hội, thi cũng tỏ lộ ra một cách chững chạc, xứng đáng với vị trí của nhân vật nào đó trong văn đàn Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 1975, tình hình khác hẳn. Có những nhà văn vẫn giữ khí tiết, thà chết trong tù, nhưng cũng không để tư cách mình xuống thấp. Lại có những người viết văn, làm thơ chuyên nghiệp biến thành văn nô, hay là những kẻ phản bội. Sang đến nước người, một số người được gọi là nhà văn cũng biến chất, thành kẻ nô lệ cho đồng tiền, tay sai cho ác quỷ Cộng sản.


Như Nguyễn Ngọc Ngạn. Người này từng được gọi là nhà văn vì cũng cho ra đời một số truyện dài, truyện ngắn, rồi bất chợt như cánh diều bay cao, khi lọt vào “hũ nếp” của Thúy Nga Paris. Từ đó, nhân vật đó nổi tiếng một cách phù phiếm trong giới văn nghệ, và cũng từ đó, mà các sản phẩm của anh ta được bán giá cao, để từ “nhà văn” biến thành “nhà giầu”, chơi với đủ loại trọc phú, ca sĩ giầu sang. Và cũng từ đó, mà nhân vật này bỗng biến thành một đống rác thối tha, khi làm nô lệ cho đồng tiền máu của Cộng Sản Việt Nam.

Ai cũng biết Thúy Nga Paris bây giờ sang tên đổi chủ, từ Tô Văn Lai, một “thầy giáo gian, giáo dở” và Tô Ngọc Thủy, một tay bài bạc khét tiếng, chuyển sang cho một lũ Cộng Con, tỷ phú làm giầu trên xương máu đồng bào, Từ đó mà Nguyễn Ngọc Ngạn biến thành môt tay “tà lọt”, nâng bi đội đĩa Cộng sản, thi hành nghị quyết 36 của công sản là phát triển văn hóa văn nghệ Xã Hội Chủ Nghĩa, Xếp hạng con Người, Xuống hàng Súc Vật.

Ai cũng biết chủ của Thúy Nga Paris bây giờ là một cặp “đại gia” nhóc tì, xây một cái biệt thự rắc rối, quanh co trong khu gần Bình Dương, với cái cỗng tam quan to đùng khắc chữ: “Thúy Nga Paris”. Bên trong, thì có một cái nhà dài, đề chữ: “Paris By Night” để họp bạn văn nghệ và Cán Bộ lãnh đạo từ Thành ủy đến Trung Ương.

Hãy tưởng tượng “nhà văn” Nguyễn Ngọc Ngạn bắt tay, bắt chân, “cụng ly hồ hởi” với những thứ rác rưởi như tên hề Hoài Linh, người mới vào Đảng, để lãnh danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân ưu tú”, ôm vai âu yếm tay khóc nhè Chế Linh, và một lô một lốc những ca sĩ, nhạc sĩ xuất thân từ lò Xã Hội Chủ Nghĩa.

Hãy tưởng tượng Ngạn nhận chỉ thị của những tên chủ nô mới: “Không được nói gì liên hệ đến bọn Ngụy nhe!” và Ngạn chỉ biết “Dạ! Thưa anh!”

Hãy nghe Ngạn giới thiệu những “Đại Gia” đỏ để giới thiệu trong chương trình:

“Đây là ông Tổng Giám Đốc Công Ty chuyên bán các sản phẩm “Nước” Việt Nam tặng 1000 đô!” hoặc: “Người bảo trợ tài chính cho Thúy Nga Paris số 109 là ông Trần Ích Tắc! Xin kính mời ông cho vài lời…” Sau đó, vào trong hậu trường, Ngạn xun xoe bắt tay các ông Tổng Giám Đốc chuyên bán Nước đó, để được dúi trở lại một phong bì…

Ngoài Nguyễn Ngọc Ngạn “tà lọt” của các đại gia CSVN, còn những thứ ca sĩ rác rưởi từng là tiếng ca thân ái của những tâm hồn yêu nghệ thuật của dân Việt Nam, bây giờ chỉ vì tiền, mà bán linh hồn cho quỷ.

Ngày 8 tháng 10 tới đây, người ta thấy danh sách những ca sĩ có tên trong chương trình Paris by Night 120, lẫn lộn nhiều loại sau đây:

-Đảng viên Cộng Sản Hoài Linh, ca sĩ “Hồi Chánh” Nguyễn Hồng Nhung, Bằng Kiều, Minh Tuyết.

– “Người iêu của lính” như Thanh Tuyền, Chế linh, Hương Lan, “gốc gác H.O.” Như Quỳnh, Phi Nhung, Mai Thiên Vân, Như Loan, Don Hồ.,

-Ca Nhạc Sĩ gốc VNCH Từ Công Phụng, Nguyễn Hưng, Đan Nguyên.

-Các ca sĩ trẻ mê tiền mà quên nguồn như: Ngọc Hạ, Ngọc Anh, Lam Anh, Tâm Đoan, Hương Thủy, Hạ Vy, Tóc tiên, Vũ Khanh, Đình Bảo, Mai Tiến Dũng, Thái Châu, Lương Tùng Quang, Thiên Tôn.

-Ca sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa: Hà Trần, Lam Anh, Diễm Sương, Hoàng Nhung, Hoàng Mỹ An, Ngọc Ngữ, Hoài Lâm, Mai Quốc Huy…

Trên hết và nham nhở trên hết là Nguyễn Cao Kỳ Duyên, từng làm người mẫu “nude” 100%, từng về Việt Nam mở quán cà phê, ôm vai những con mụ Tư Bản Đỏ, vợ, con, cháu của những tên bán nước Việt Nam.

Đủ một bộ sậu gồm những tên, như người xưa thường nói, “Xướng Ca Vô Loại…”


Chúng không thuộc loại nào cả, không Sĩ, không Nông, không Công, không phải Thương, mà chỉ là bọn nô lệ cho đồng tiền, bất kể chính kiến, bất chấp nước Việt đang bị Việt Cộng bán cho kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng.

Vậy mà cũng có khối người đi xem! Về khối người này, không biết xếp loại họ vào loại nào, thôi, chỉ đành gọi những người mua vé vào xem Thúy Nga Paris là bọn Vô Cảm, nếu không nói là “Tiếp tay với bọn Cộng Sản bán nước, hại dân”, tuy không trực tiếp nhúng tay vào máu dân lành, nhưng cũng đã giúp cho chế độ Cộng Sản này tồn tại trên phương diện văn hóa, thực hiện nghị quyết 36 của Cộng Sản, biến người hải ngoại thành người mù trước bản đồ đất nước bị cắt xẻ, người điếc trước tiếng kêu thét của dân oan đang bị đầu độc đến chết, đúng hơn là những người chết biết đi “Dead men walking”…

Thật tội nghiệp cho dân Việt ta đã tới ngày suy tàn không chỉ do bọn Cộng Sản mà còn do một số người mình vừa ngu vừa điếc.

Người lính già cô đơn Nguyễn Trần Việt Nam.
  Forum: FEMALE, MALE MOVIE STARS · Post Preview: #160408 · Replies: 0 · Views: 2,266

lalan
Posted on: Oct 16 2017, 05:20 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Olivia De Havilland


Olivia De Havilland ngôi sao duy nhất còn lại trong ‘Cuốn theo chiều gió’ được nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sỹ

Diễn viên cuối cùng còn lại trong dàn diễn viên nổi tiếng của phim “Cuốn theo chiều gió”, Olivia De Havilland, vừa tròn 101 tuổi năm nay. Bà có một sự nghiệp lừng lẫy ở Hollywood.

Trước sinh nhật tuổi 101 của mình, người nữ diễn viên hai lần đoạt giải Oscar, đã từ giã sự nghiệp diễn xuất gần 36 năm (3 thập kỷ), đã trở thành người lớn tuổi nhất được nữ hoàng anh phong tước Hiệp Sỹ khi bà được mời tham dự tiệc sinh nhật của nữ hoàng Elizabeth II.

Olivia de Havilland, hiện là một trong những diễn viên cuối cùng còn lại của “kỷ nguyên vàng Hollywood”, và của bộ phim “Cuốn theo chiều gió” sản xuất năm 1939, bộ phim giữ kỷ lục một trong ba phim đoạt nhiều giải Oscar nhất.

“Cuốn theo chiều gió” năm 1939 là một thiên anh hùng ca mô tả cuộc sống của người dân miền Nam nước Mỹ trong suốt cuộc nội chiến những năm 1861.

Trong bộ phim đoạt giải oscar này, Havilland thủ vai Melanie Wilkes, tình địch của nhân vật chính Scarlett O’Hara.

Nữ diễn viên gạo cội đã tham gia hơn 50 bộ phim trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình từ năm 1935 đến 1988, và hai lần nhận tượng vàng Oscar.

Bên cạnh “Cuốn theo chiều gió”, bà đóng chính trong bộ phim “Hang rắn” (Snake Pit) năm 1948; bộ phim giúp bà đoạt giải Oscar đầu tiên là phim “To each his own” năm 1946, và bà đoạt giải Oscar thứ hai với bộ phim ‘Nữ thừa kế” (The Heiress) năm 1949.

Trước khi mừng sinh nhật 101 vào cuối tháng sáu trước, bà đã được nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước Hiệp sỹ. Phát biểu với tạp chí People, bà rất tự hào vì mình là người già nhất từng được nhận vinh dự này.

Havilland nói đây là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất bà nhận được khi bước vào tuổi 101.

Lê Anh
  Forum: FEMALE, MALE MOVIE STARS · Post Preview: #160323 · Replies: 0 · Views: 1,736

lalan
Posted on: Oct 9 2017, 02:31 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Nghề nuôi cua lột (soft shell Crab)


Công ty phân phối Tôm khô Saki tại Lafayette thuộc tiểu bang Louisiana, một trang trại nhỏ nuôi cua lột (soft shell Crab) của vợ chồng anh Toàn và chị Oanh của tại thành phố nhỏ New Iberia cũng thuộc Louisiana, để tận mắt thấy cách nuôi cua lột, thu hoạch loại cua đặc sản này.

Đây là loài cua xanh (blue crab) theo cách gọi của người Mỹ nhưng bà con người Việt mình vẫn quen gọi là con ghẹ. Loài cua này có vỏ cứng hơn con ghẹ một chút, thịt lấy ra chỉ khoảng bốn mươi phần trăm, chỉ khi nào gặp đúng thời điểm cua lột xác để tăng trưởng vòng đời, người sành ăn mới thưởng thức được trọn vẹn con cua.


Trang trại nuôi cua lột của anh Toàn

Phóng viên Trẻ: Chào anh Toàn. Xin lỗi đến trễ vì bị lạc đường. GPS trên xe đang chỉ đường ngon lành bỗng mất sóng, máy bảo vòng lại nhưng tôi biết vòng lại là đi lạc thêm lần nữa. Cứ tiếp tục hướng ra vùng duyên hải của thị trấn nhỏ New Iberia, có gì gọi anh ra dẫn đường là chắc ăn.

Anh Toàn: Không sao. Sáng nay tôi cũng có cái hẹn với khách hàng nhưng đã hẹn với báo Trẻ thì phải dời lịch hẹn. Hân hạnh được làm quen với quý báo lặn lội đường xa đến một vùng duyên hải thưa thớt dân cư để thăm trại cua lột của tụi tui.


Anh Toàn chủ trang trại đang giới thiệu chu trình nuôi cua lột


Phóng viên Trẻ: Chung quanh đây toàn trồng mía đường, chỉ nơi anh ở là khu gia cư, lại nuôi cua lột. Các ruộng nuôi cua đâu chẳng thấy mà chỉ có cái nhà giống trại nuôi gà công nghiệp thế này?

Anh Toàn: Ðó là trại nuôi cua. Làm ăn nhỏ mới được bốn năm nay thôi. Lúc trước vợ chồng tôi sống ở New Jersey làm công việc chia bài. Bây giờ tuổi sắp qua lục tuần rồi, chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già, tạo cuộc sống nhẹ nhàng nên về đây chăn nuôi cua lột.

Chẳng qua ở đây tôi có mấy người bà con nên quyết định về vùng này. Nói là chuẩn bị cho tuổi già nhưng làm sao có được những điều mình mong muốn. Còn sống là còn làm việc, mà làm việc là để… kiếm tiền, chỉ khác là mình làm chủ lấy mình.

Con cái lớn rồi, lập gia đình sống ở thành phố lớn, tụi nó đâu có chịu về nơi khỉ ho cò gáy này. Hai vợ chồng tôi mua mảnh đất rộng hơn một mẫu tây, khai phá làm trại nuôi cua lột.
Tuy là vùng thôn quê nhưng ở đây là khu gia cư do vậy chuyện chăn nuôi sản xuất tôi phải xin phép thành phố. Ðược thành phố chấp thuận nên tiến hành nhanh xây dựng trang trại.

Ðống cát đá kia đang chuẩn bị xây dựng một phòng trữ lạnh lớn cho kế hoạch mở rộng trong tương lai sắp tới.


Cua chuẩn bị lột có vòng chân ở mái chèo màu đỏ


Phóng Viên trẻ: Anh nói khai phá mảnh đất là như thế nào?

Anh Toàn: Là vì nơi đây nguyên là một mảnh đất toàn cây cổ thụ, cỏ voi đầy cả, ngoại trừ căn nhà mobile nằm trơ trọi phía trước. Một mình tôi cùng vài ba anh em phụ giúp cưa đốn cây, dọn dẹp mảnh đất này để sắp xếp dựng lên các khu vực chăn nuôi sản xuất kinh doanh và tận dụng phế phẩm xác cua lột làm thức ăn chăn nuôi gà vịt thả chuồng để làm thực phẩm cho gia đình.

Phóng viên trẻ: Nhìn bên ngoài trại cua thì tôi mới thấy mình “bé cái lầm” cứ nghĩ theo kiểu nuôi truyền thống trên ao ruộng đất tự nhiên như nhiều người nuôi cua lột ở quê nhà trước đây.

Anh Toàn: Tôi nuôi theo dạng công nghiệp khép kín, sản xuất cua lột bán ngay, vòng quay nhanh vì mùa cua đánh bắt từ biển ngư dân mang về chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Do đó những tháng còn lại xem như thời gian ngư nhàn. Tôi cũng vậy, làm gì trong thời gian nhàn rỗi đó. Mấy cái lồng bẫy cua tôi làm thử ở đằng kia kìa thấy không.
Kiếm không bao nhiêu nhưng làm thêm được đồng nào hay đồng nấy. Bây giờ mình vào xem cua.


Hai con cua đang thi nhau lột, chỉ 3 phút thôi sẽ trút bỏ lớp xác cũ để lớn thêm khoảng 1 inch.

Phóng viên Trẻ: Nhìn sơ qua có chừng 24 khay. À còn dàn khay bên trong sao không nuôi luôn cho nhiều?

Anh Toàn: Bao nhiêu đây, hai vợ chồng tôi chăm sóc cũng đủ phờ người. Nuôi cua lột phải thức canh chúng hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Hai người chia ca, kẹt nhất là buổi tối, chợp mắt được chừng tiếng đồng hồ là phải ra lượm cua mới lột để riêng một khay chờ đưa vào phòng lạnh để trữ, lơ đễnh không lượm kịp cua có thể chết vì bị mấy con cua chưa lột va chạm chân càng làm nó bị thương tích. Toàn bộ cua trong khay đều là cua sẽ lột trong tuần. Một khay như vầy có thể nuôi được trên 150 con.


Cua đã lột vỏ ở phía trước nhỏ hơn con cua mới hình thành sau khi thoát xác.

Phóng viên Trẻ: Cua đực cua cái, cua lớn cua nhỏ đều lột được hết sao hay là phải nuôi chúng từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành?

Anh Toàn: Nuôi kiểu thủ công vậy làm sao kiếm được lợi tức. Mình chuyên sản xuất cua lột chứ không nuôi cua cứng (vỏ đã cứng). Cua sau khi lột trong vòng 48 tiếng đồng hồ là vỏ cua hình thành chất vôi làm cho vỏ bắt đầu trở nên cứng. Cho nên phải lượm ra để riêng chừng một ngày rồi đem cất bảo quản. Chút nữa mình vào phòng bảo quản xem cho biết.

Nuôi cua lột kiểu công nghiệp như vậy, nguồn thu mua từ các ngư dân từ biển đem về. Cua phải mạnh khoẻ và chuẩn bị lột, mình lựa ra, mua đem về thả nuôi trong khay chừng hai ngày sau là chúng bắt đầu lột. Chậm nhất là sau năm ngày số cua còn lại phải lột hết. Sau đó, quy trình chăn nuôi cứ tiếp tục như vậy. Xem có bấy nhiêu khay vậy thôi, tính ra sáu tháng trại tôi cũng xuất ra bán quay vòng được chừng 60,000 con.


Cua sau khi lột đem trữ phòng lạnh có thể giữ được cua sống 7 ngày, sau khi tiêu thụ không hết thì đem đông lạnh.

Phóng viên Trẻ: Ồ, một con số không nhỏ. Thế làm sao biết trong đám cua tàu đánh mang về con nào sẽ lột con nào không. Cua thương phẩm bình thường bán ra thị trường cũng chỉ có ba cỡ: nhỏ, vừa, lớn. Vậy cua lột cũng có các kích cỡ như vậy hay sao. Và nuôi cua lột chẳng cần phải cho chúng ăn vì khi lột xong một ngày là đã bắt bán rồi?

Anh Toàn: Ðúng. Từ khi cua còn nhỏ xíu cho đến khi lớn trải qua năm bảy lần lột xác. Khi đánh bắt vào bờ thường là trưởng thành. Nhưng trong giai đoạn này cua còn lột đến ba lần.

Từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là “X-large”. Nuôi cua lột chẳng cần tốn thức ăn vì mình đâu có nuôi cua cứng. Ðể nhận biết những cua sẽ lột trong nay mai thì hãy nhìn vào chân cuối (mái chèo) của con cua. Ở đốt chân cùng có chấm màu đỏ và vòng quanh đốt chuyển màu đỏ là biết cua sẽ lột. Cho nên khi tàu cua về họ cho mình lựa trước để mua về nuôi. Vì vậy giá một con trung bình khoảng $1.40. Khi nuôi thành cua lột bán ra từ 3 đến 4 đô mỗi con mà chỉ mất thời gian năm ba ngày là thành cua lột.


Chị Oanh đang trổ tài chiên cua lột đãi khách.

Phóng viên Trẻ: Như vậy công việc nuôi cua lột có dễ không. Thấy đám cua lặng lẽ ngo ngoe trong khay chờ bắt ra bán lấy tiền thấy dễ như ăn cua lột.

Anh Toàn: Thấy dễ nhưng không dễ ăn chút nào. Lần đầu tôi gặp thất bại, cua chết vì nhiều nguyên do. Tôi tự mày mò tìm hiểu để cuối cùng có được như hôm nay. Ðây này, xem con cua đang lột, trong vòng hai ba phút nữa thôi nó sẽ thoát xác. Cua thoát xác bình thường thôi nhưng cũng có khi trục trặc vì khi thoát mình ra khỏi xác có khi bị vướng càng, mình sẽ làm động tác giống như bà đỡ đẻ, dùng tay gỡ giúp cua thoát xác nhanh. Riêng chuyện để cua thoát xác tự nhiên cũng là điều tôi rút ra được khi nhìn con rắn đang lột xác quấn trên cây.

Nhưng cho phép tôi giữ “bí mật” nghề nghiệp này. Chuyện nguồn nước muối, xây dựng khay nuôi, xịt khí oxy, bảo quản thành phẩm thì công thức, phương pháp đã nhiều người biết.


Tỷ lệ sao cho cua thoát xác sống 100% mới là chìa khoá thành công. Bây giờ sang kho lạnh xem cua chờ mối lái nhà hàng đến thu gom. Một con cua nhà hàng chế biến lên dĩa trưng bày cho thực khách có giá đến 25 đô một con. Con cua lột cỡ lớn nhất tôi bán có hơn 4 đô thì thấy nhà hàng lời ngon hơn người chăn nuôi như tụi tôi.

Sẵn kêu bà xã tôi chiên một mớ để cả nhà ăn thử món cua lột. Ðặc biệt, cua thành phẩm trang trại sản xuất không mặn vì tỷ lệ nước muối thả nuôi cua vừa phải, vì thế mà mối lái nhà hàng của tôi rất thích.


Hai vợ chồng rạng rỡ sau bốn năm xây dựng thành công trang trại nuôi cua lột và ấp ủ dự định mở rộng cơ sở.

Phóng viên Trẻ: Anh có dự định phát triển nào khác ngoài cua lột?

Anh Toàn: Dự định thì có nhưng liệu sức làm được bao nhiêu. Trước mắt xây kho lạnh thu mua cá đù đen loại lớn bán cho nhà hàng xẻ phi lê, làm lồng cua,… và đặc biệt là nuôi crawfish lột. Tôi đã thử nghiệm nuôi thành công con crawfish lột. Loại này thịt chỉ ăn được có cái mình. Crawfish lột xơi trọn ngon không thua gì cua lột. Khi nào tôi thực hiện nuôi crawfish lột xin mời báo Trẻ đến xem..

Phóng viên Trẻ: Cám ơn anh Toàn và chị Oanh chiêu đãi món cua lột. Rất ngon không mặn chút nào, thịt ngọt.

Quý vị có nhu cầu liên lạc số phôn: 609-350-4180 hoặc website: T&L Softshell Crab INC. Xin chúc cơ sở của anh chị làm ăn luôn thành công.




Ngọc Linh
  Forum: THẾ GIỚI CÂY CẢNH - ĐỘNG VẬT - SÂN VƯỜN - NỘI T... · Post Preview: #160259 · Replies: 0 · Views: 2,363

lalan
Posted on: Sep 28 2017, 10:14 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Viên kim cương thô lớn nhất thế kỷ

có giá 53 triệu USD



Viên kim cương có giá 53 triệu USD (Ảnh: DON EMMERT/AFP/GETTY IMAGES)

Viên kim cương thô lớn nhất thế giới được tìm thấy trong vòng hơn 100 năm qua, đã được bán với giá 53 triệu USD, theo CNBC.

Viên kim cương được đặt tên Lesedi La Rona mang ý nghĩa “Ánh sáng của chúng ta” trong ngôn ngữ Twsana (một khu vực tại Nam Phi), có trọng lượng 1,109 carats – là viên kim cương lớn nhất được tìm thấy kể từ năm 1905.

Lesedi La Rona được tìm thấy tại mỏ Botswana trong tháng 11/2015 và là viên kim cương lớn nhất đã được tìm thấy từ trước tới nay tại mỏ khai thác kim cương Lucara (thuộc công ty Lucara Canada).

Thông qua nhà đấu giá Sotheby’s tại New York, Cty Lucara đã bán Lesedi La Rona cho anh em nhà Graff Diamonds chuyên gia về trang sức người Anh – hôm thứ 2 (25/9) với giá 53 triệu USD, tương đương với mức 47.777 USD (khoảng 109 triệu VND) cho mỗi carat.

Đại diện cho Graff Diamonds cho biết “Đã có nhiều người quan tâm đến viên kim cương đặc biệt này. Chúng tôi cũng rất hồi hộp và cuối cùng thì thật vinh dự khi trở thành chủ sở hữu của viên kim cương đáng kinh ngạc này”, theo AFP.


Viên kim cương được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby’s New York (ẢnhSpencer Platt/Getty)

“Tìm thấy Lesedi La Rona là một sự kiện định vị cho Lucara , nó củng cố tiềm năng đáng kinh ngạc và hiếm có của việc tìm kiếm kim cương tại mỏ Karowe”, ông William Lamb, Chủ tịch và C.E.O của Cty Lucara cho biết trong một thông cáo báo chí.

Giá của viên kim cương “Ánh sáng của chúng ta” cũng là một sự vượt bậc với mức đấu giá cao nhất được tổ chức tại nhà đấu giá Sotheby trong tháng 6/2016

An Thanh
  Forum: QUỐC PHÒNG-KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG - CHUYỆN LẠ · Post Preview: #160159 · Replies: 0 · Views: 13,030

lalan
Posted on: Sep 28 2017, 10:08 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Chú chó ‘siêu anh hùng’ cứu sống 52 người

khỏi 2 thảm hoạ động đất liên tiếp ở Mexico





Đối với người dân Mexico, trận động đất kinh hoàng gần đây giống như một mũi tên bắn trúng vào vết thương chưa lành của họ, khiến đau thương tiếp nối đau thương, mất mát kéo dài thêm những mất mát. Nhưng người ta tin rằng trong gian nan mới tìm được bạn. Đồng hành, cứu hộ, trợ giúp con người qua những thảm họa thiên nhiên liên tiếp, Frida, chú chó dũng cảm đã trở thành người bạn thật sự của người dân Mexico.

Một trận động đất mạnh 7,1 độ richter vào trưa ngày 19/9 vừa qua đã làm rung chuyển miền Trung Mexico. Hàng nghìn người dân Mexico hoảng sợ đổ ra đường, giao thông tắc nghẽn. Trận động đất đã khiến hơn 230 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương. Hai tuần trước đó, Mexico vừa phải hứng chịu trận động đất mạnh hơn xảy ra ở Oaxaca, khiến nhiều khu vực bị tàn phá nghiêm trọng. Một chiến dịch cứu hộ quy mô lớn hiện đang được tiến hành để tìm những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Frida lại một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này. Làm việc cùng SEMAR, một đơn vị chó cứu hộ của Hải quân Mexico, chú chó cứu hộ dũng cảm Frida hiện đang rất chăm chỉ với công việc tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất kinh hoàng. Được trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân riêng, bao gồm giày ống và kính chuyên dụng, Frida đã cứu được hơn 50 người mặc dù cô mới bắt đầu công việc này không lâu, trong đó một số người đã được giải cứu khỏi đống đổ nát ở Oaxaca.


Chú chó Frida đang chuẩn bị cho nhiệm vụ mới của mình

Lần này nối tiếp lần kia…
Frida đang cùng với SEMAR, Hải quân Mexico, tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt trong đống đổ nát
Frida được trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân riêng, bao gồm kính đặc dụng
Cô bé cũng được đi ủng để bảo vệ chân trong khi làm nhiệm vụ
Ngoài cô ra còn nhiều chú chó khác tham gia ‘trận chiến’ giành giật người này
Trong số ấy có 12 người được cứu sống trong trận động đất mạnh hơn xảy ra vào 2 tuần trước đó ở Oaxaca


Tiến lên nào, Frida!

Mặc dù Mexico phải hứng chịu hai thảm họa xảy ra liên tiếp, những người dân nơi đây đã cảm thấy ấm lòng hơn và được an ủi khi biết rằng Frida đang làm việc suốt cả ngày để tìm kiếm những người bị chôn vùi dưới những đống đổ nát và giải cứu những người bị thương. Giống như trong lúc hoạn nạn được một bàn tay nắm lấy, hành động và sự dũng cảm của Frida như lời khích lệ dành cho những người Mexico đang trải qua đau thương, rằng hãy kiên trường và can đảm đứng dậy sau mất mát.

Là một chú chó, nhưng Frida có lẽ thấu hiểu được nỗi đau trong những giọt nước mắt tuyệt vọng, những cái nhìn hoảng sợ, những tiếng la hét thất thanh của con người. Frida không thể tâm sự, không biết dùng ngôn ngữ để xoa dịu vết thương của con người nhưng nó chọn cách chia sẻ với họ qua việc nỗ lực hết sức mình, qua những hành động thiết thực nhất. Nó cũng không để tâm rằng đó là những người xa lạ hay gần gũi, tấm lòng của nó, tâm huyết muốn cống hiến của nó, sức lực muốn giúp đỡ của nó là dành cho tất cả mọi người. Và có lẽ đó cũng là thứ tình cảm chân thành và thuần khiết nhất.

Chúng ta hãy cùng nhau gửi đi những mong ước tốt đẹp tới những nạn nhân của trận động đất ở Mexico, hy vọng rằng đau thương của họ sẽ nhanh chóng nguôi ngoai. Có một điều chắc chắn rằng dù trong tình huống nào, Frida cũng sẽ đồng hành và trợ giúp họ bằng tất cả khả năng và tâm huyết của nó. Hãy tiến lên nào, Frida!

Nguồn ảnh: Mnn

Thiên Chân

  Forum: LỊCH SỬ - VĂN HÓA - BÌNH LUẬN · Post Preview: #160157 · Replies: 0 · Views: 218

lalan
Posted on: Sep 25 2017, 02:29 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



11 sai lầm nghiêm trọng khi trang điểm

khiến bạn nữ trông già đi 10 tuổi



Trang điểm để tạo ra một ngoại hình chỉn chu, duyên dáng và tươi tắn hơn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của phụ nữ. Bên cạnh việc tìm học những phong cách, xu hướng trang điểm mới nhất trong Tết này, bạn hãy ghi nhớ 10 lưu ý rất thiết thực sau đây để tự tin “tỏa nắng” mà vẫn bảo vệ được làn da yêu quý của mình.

1. Không vệ sinh cọ trang điểm


Các chị em thường không để ý đến một thực tế: Các cây cọ trang điểm không hề sạch sẽ như vẻ bề ngoài của chúng. Chúng thường xuyên tiếp xúc với da mặt và những sản phẩm trang điểm nên chứa rất nhiều vi khuẩn, tế bào da chết, bụi bẩn, các mảnh vụn và các chất dầu mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu không vệ sinh cọ trang điểm đúng cách, làn da của bạn sẽ bị ảnh hưởng và trở nên xấu xí hơn.

Phái nữ nên vệ sinh các cây cọ thường xuyên, đặc biệt là nếu bạn sử dụng chúng hàng ngày. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ướt các cây cọ với nước, chà nhẹ các sợi lông với một chút nước rửa chén, sau đó rửa sạch xà phòng một lần nữa với nước và cuối cùng để chúng nằm xuống cho khô. Chỉ vậy thôi, bạn đã có một bộ cọ sạch sẽ!

Untitled-1

2. Không tẩy trang trước khi đi ngủ


Hầu hết các cô gái đều biết rõ giữ nguyên lớp trang điểm đi ngủ rất có hại cho làn da. Nhưng nhiều khi, sau một ngày mệt mỏi, họ dễ dàng tặc lưỡi, thuyết phục mình để dành việc tẩy trang cho sáng hôm sau.

Trên thực tế, đây là một thói quen vô cùng xấu. Theo tạp chí phụ nữ nổi tiếng của Mỹ “Good Housekeeping”, việc để mỹ phẩm, chủ yếu là các sản phẩm hóa học, lưu lại trên da bạn quá lâu (từ 6-8 giờ) trong lúc bạn ngủ sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn. Hơn thế, nếu da mặt bạn lúc đó đang bị tổn thương, việc không tẩy trang còn có thể gây ra nhiễm trùng. Vì vậy, dù cơn buồn ngủ đang “kéo” bạn nằm xuống giường, thì cũng đừng đầu hàng mà hãy tẩy trang thật cẩn thận với các sản phẩm chuyên dụng trước đã.

3. Sử dụng ngón tay để tán kem nền


Khi không có nhiều thời gian, các chị em thường sử dụng các ngón tay để tán kem nền. Tuy nhiên, với nhiều mầm bệnh tồn tại trên tay, cách trang điểm “tiện lợi” này có thể khiến khuôn mặt bạn phải trả giá sau này. Ngoài ra, sử dụng ngón tay có bề mặt tiếp xúc nhỏ, sẽ khiến bạn tốn nhiều kem nền hơn trong việc phủ mỹ phẩm hết khuôn mặt. Vì vậy, để tiết kiệm và để gìn giữ làn da khỏe mạnh, bạn đừng chần chừ mà hãy mua ngay một cây cọ đánh phấn nền thật tốt nhé!

4. Kết hợp màu mắt của bạn với quần áo một cách không phù hợp


Các bạn hẳn không hề lạ lẫm với quy tắc thời trang nổi tiếng “tông xuyệt tông” (ton sur ton). Nhưng hãy lưu ý, việc đánh màu mắt giống hệt màu sắc bộ trang phục bạn mặc hoặc kẻ mắt quá đậm chắc chắn không nằm trong nguyên tắc này, thậm chí nó còn là một điều cấm kỵ.

Thay vào đó, để cách trang điểm của bạn thống nhất với trang phục, hãy thử kẻ mắt hoặc sử dụng màu phấn mắt cùng tông nhưng nhạt hơn màu sắc của trang phục mà bạn muốn mặc. Nếu đây chưa phải là “gu” của bạn thì những màu sắc trung tính sẽ là một lựa chọn thông minh. Những gam màu này sẽ tạo ra sự hài hòa trong phong cách thời trang của bạn. Hơn nữa, màu sắc trung tính cũng sẽ giúp khuôn mặt bạn giữ được vẻ tự nhiên.

5. Quên “tô điểm” cho chiếc cổ đáng yêu của bạn

Các cô gái rất hay quên trang điểm phần cổ và điều này khiến bạn trông mất tự nhiên đi rất nhiều. Hãy tưởng tượng, hôm nay, bạn muốn có nét ngây thơ của Bạch Tuyết, và bạn chọn làm khuôn mặt của mình sáng hơn làn da nguyên bản, nhưng phần cổ lại bị “bỏ quên”. Đến khi bạn xem lại những bức ảnh chụp thì mới phát hiện ra khuôn mặt bạn dường như không liên quan tới cơ thể!

Vậy nên, hãy cố tạo thói quen: Ngay sau khi trang điểm khuôn mặt, đánh thêm một ít phấn màu đồng và/hoặc phấn hồng lên cổ cùng vùng ngực tùy theo tông trang điểm của ngày hôm đó.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Chiếc cổ là một trong những nét duyên dáng nhất của người phụ nữ, đừng quên nó khi trang điểm

6. Cất giữ sản phẩm trang điểm trong phòng tắm

Để tiện cho việc trang điểm vào buổi sáng, bạn luôn dành một ngăn trong tủ phòng tắm để chứa các đồ trang điểm. Nhưng không gian nhiều hơi ẩm của phòng tắm không phải là môi trường lý tưởng dành cho các sản phẩm làm đẹp.

Phần nhiều các đồ trang điểm chúng ta sử dụng có các loại dầu và sáp thiên nhiên cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Vì vậy, hãy dành một ít chỗ trong tủ lạnh của bạn cho các sản phẩm này nhé nếu bạn không muốn khuôn mặt mình trở nên “biến dạng” sau một thời gian dùng mỹ phẩm bị hỏng.

7. Không để ý tới hạn sử dụng của các sản phẩm mỹ phẩm


Chúng ta thường mặc định những sản phẩm như đồ trang điểm thì không thể hỏng, và thường sử dụng chúng trong một thời gian rất dài.

Nhưng theo “All You”, một nguyệt san nổi tiếng dành cho phụ nữ Hoa Kỳ, hầu hết các sản phẩm trang điểm đều có “hạn sử dụng”. Ví dụ như mascara sẽ phát huy hết hiệu quả của nó trong 3 tháng, còn với phấn màu thì thời gian đó là 2 năm. Vậy nên hãy chú ý đừng dùng đồ trang điểm quá hạn vì chúng có thể sẽ mang rất nhiều điều tồi tệ đến cho làn da của bạn.

8. Đánh phấn nền khi da mặt bạn rất khô

Theo Bustle, nếu bạn tẩy tế bào chết và sử dụng kem dưỡng ẩm ít nhất một lần một tuần, bạn sẽ không phải lo lắng làn da mình bị khô. Trang điểm trực tiếp trên bề mặt da khô sẽ khiến khuôn mặt khó giữ lớp mỹ phẩm. Nhưng tệ hơn, hành động này làm da mặt bạn rơi vào tình trạng khô nứt trầm trọng.

9. Không chọn màu phấn cẩn thận

Nếu chọn sai màu phấn, tệ hơn là không chú ý tới độ đậm nhạt khi tán phấn màu lên mặt, bạn có thể sẽ phá vỡ sự hài hòa, tự nhiên của khuôn mặt và khiến lớp trang điểm mang tác dụng ngược lại.

Hãy tham khảo gợi ý sau đây về cách sử dụng màu sắc phù hợp với làn da tự nhiên: Đối với phấn màu đồng, đừng đánh quá đậm, còn đối với phấn má, hãy chọn màu dịu nhẹ để trông tự nhiên và cân xứng với ngoại hình của bạn.

11. Không sử dụng phấn phủ trên lớp kem che khuyết điểm

Nếu quên lớp phấn phủ sau khi dùng kem che khuyết điểm, thì lớp trang điểm của bạn sẽ trông giống như rạn nứt hoặc đóng kết lại. Vậy nên bạn đừng quên đánh thêm một lớp phấn phủ mờ ở các chỗ đã dùng kem che khuyết điểm nhé.

11. Mắc kẹt trong thói quen trang điểm hàng ngày


Vì cơ thể của bạn thay đổi theo thời gian, các sản phẩm trang điểm mà bạn dùng hàng ngày có thể khiến da bạn bị mẩn, nổi mụn. Những triệu chứng này chính là dấu hiệu nhắc nhở bạn đã tới lúc cần chú ý chăm sóc làn da tự nhiên nhiều hơn và tránh lạm dụng mỹ phẩm thêm nữa. Ngoài ra, bạn cần đắp mặt nạ thường xuyên, bổ sung thêm dinh dưỡng cho làn da, và để da bạn được nghỉ ngơi.

Bạn không nên quá phụ thuộc và mỹ phẩm để trở nên xinh đẹp. Về lâu dài, việc này sẽ gây một tổn hại nhất định cho làn da của bạn. Hãy chú ý đến những biện pháp chăm sóc da tự nhiên vì một làn da tươi tắn không hóa chất cùng một nụ cười chan hòa cũng có thể làm bạn “tỏa sáng” không thua kém gì một gương mặt được trang điểm cẩn thận đâu. Hãy thử nhé!

Theo Little things

Tuệ Minh biên dịch
  Forum: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP · Post Preview: #160112 · Replies: 0 · Views: 1,599

lalan
Posted on: Sep 19 2017, 10:12 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #160007 · Replies: 2 · Views: 2,706

lalan
Posted on: Sep 19 2017, 10:09 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #160006 · Replies: 2 · Views: 2,706

lalan
Posted on: Sep 19 2017, 10:01 AM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả ‘Mơ Hoa’ qua đời ở tuổi 92


Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng “Mơ Hoa,” qua đời vào lúc gần 12 giờ đêm Thứ Năm, 14 Tháng Chín, 2017 (giờ Việt Nam) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Chị Nguyễn Thúy Nga, hiện sống ở Georgia, cháu vợ của nhạc sĩ Hoàng Giác xác nhận tin này với báo Người Việt.

“Tối qua, bố tôi, là em ruột bác Kim Châu -vợ của nhạc sĩ Hoàng Giác – điện thoại báo cho tôi biết là bác Giác đã từ trần vào đêm 14 Tháng Chín, lúc 12 giờ đêm bên đó,” chị Thúy Nga nói.


Chị Thúy Nga (bìa phải, cháu vợ nhạc sĩ Hoàng Giác) cùng bố mẹ chị và vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Giác (giữa) tại Hà Nội năm 2015. (Hình: Thúy Nga cung cấp)

Cũng theo chị Thúy Nga, tác giả của “Ngày Về” mất “vì tuổi già, vì chứng bệnh về tuyến tiền liệt, và có lẽ ông không chịu đựng được sự đau đớn sau ca mổ đặt ống thông nước tiểu khoảng 15 ngày trước.”

Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924, trong một gia đình khá giả. Bố ông là Hoàng Đường Thuật, một võ sĩ Quyền Anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền Anh Bắc Kỳ.

Năm 1951, ông kết hôn với bà Kim Châu, một tiểu thư con nhà gia giáo, từng là hoa khôi đất Hà Thành, từ sự mai mốt của ca sĩ-tài tử Ngọc Bảo. Hai người có với nhau 4 người con, 2 trai, 2 gái, và sống với nhau rất hạnh phúc, “không hề có những va chạm như cuộc sống của nhiều người trẻ ngày nay,” chị Thúy Nga cho biết.

Hoàng Giác là nhạc sĩ và ca sĩ nhạc tiền chiến nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc, song lại có một số tác phẩm nổi tiếng được biết đến rộng rãi, như “Ngày về,” “Lỡ cung đàn,” “Bóng Ngày Qua”…

“Những tác phẩm của ông sâu đậm tình yêu quê hương, yêu dân tộc, mê đắm cái đẹp thuần khiết. Nhưng từ sau khi ‘chính phủ mới’ cai trị, nguồn cảm hứng với thơ ca và âm nhạc đã lịm tắt, ông lui về như một người ở ẩn giữa chốn đô thành. Sống một cuộc sống khiêm nhường, khó nghèo và giản dị, thi thoảng ai đó vẫn thấy ông mặc bộ quần áo cũ kỹ từ thời đi tạm chiến, ngồi nhâm nhi ly cà phê nơi góc phố cổ Hà Nội, trước cửa nhà ông, phố Hàng Bạc vẫn còn đó tấm bảng gỗ cũ kỹ,” chị Thúy Nga viết trong email gửi Người Việt.

Vừa là cháu vợ, vừa là người từng theo học đàn với nhạc sĩ Hoàng Giác từ nhỏ, chị Thúy Nga kể thêm, “Gia đình vẫn thường đùa ông là Ông Hoàng Rách, vì đời sống khó nghèo, thanh tịnh mà ông lựa chọn, không bon chen, không lập công, không viết nhạc theo đơn đặt hàng. Chỉ bấy nhiêu thôi với Mơ Hoa, Quê Hương, Bóng Ngày Qua, Ngày Về… cũng đã góp phần không nhỏ vào kho tàng âm nhạc Việt Nam. Ông Hoàng Rách mà chẳng Rách chút nào.”


Nhạc sĩ Hoàng Giác đang ký tặng cây đàn cho chị Thúy Hà vào năm 2015. Giờ đây, chị muốn tặng lại cây đàn này cho nhật báo Người Việt vì mục đích từ thiện. (Hình: Nguyễn Thúy Nga cung cấp)

“Ông có một cây đàn guitar vẫn theo ông suốt bao năm qua. Cây đàn đó ông ký tặng cho tôi trước ngày tôi đi định cư tại Mỹ cách đây 2 năm. Hiện giờ nó vẫn còn ở Việt Nam và sẽ có người mang sang đây vào Tháng Mười. Nếu nhật báo Người Việt cần gây quỹ cho đồng bào bị lũ lụt ở Houston hay Florida, tôi rất sẵn sàng mang tặng cây đàn đó cho Người Việt. Bởi, tôi nghĩ, khi người nhạc sĩ nổi tiếng mất đi, những gì từng một thời gắn bó với họ không còn là những vật phẩm bình thường nữa, mà nó mang ý nghĩa văn hóa, không còn là của một cá nhân nào,” chị Thúy Nga cho biết.

Ngọc Lan/Người Việt

  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #160005 · Replies: 2 · Views: 2,706

lalan
Posted on: Sep 12 2017, 04:34 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



  Forum: AUDIO TRUYỆN · Post Preview: #159947 · Replies: 1 · Views: 37,977

lalan
Posted on: Sep 12 2017, 04:33 PM


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43



  Forum: AUDIO TRUYỆN · Post Preview: #159946 · Replies: 1 · Views: 37,977

64 Pages V   1 2 3 > » 

New Posts  New Replies
No New Posts  No New Replies
Hot topic  Hot Topic (New)
No new  Hot Topic (No New)
Poll  Poll (New)
No new votes  Poll (No New)
Closed  Locked Topic
Moved  Moved Topic
 

Lo-Fi Version Time is now: 19th April 2024 - 02:43 AM