Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
Tống Trung doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Tống Trung
Bảo vệ tổ quốc
52 years old
Gender Not Set
Canada
Born Aug-25-1972
Interests
No Information
Other Information
Country: Afghanistan
Statistics
Joined: 27-September 10
Profile Views: 4,150*
Last Seen: 8th May 2015 - 12:40 PM
Local Time: Nov 18 2024, 08:18 PM
1,674 posts (0 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
22 May 2012
Thăm mộ cha con Lý Tiểu Long Về hướng downtown Seattle, rẽ trái đường 15, men theo hồ Lake View gặp Nghĩa trang Lake View, nơi có phần mộ cha con Lý Tiểu Long (Bruce Lee). Chúng tôi đến thăm Bruce Lee như những người hâm mộ thần tượng võ thuật - người sáng lập môn phái Triệt Quyền Đạo. Có khá nhiều người viếng mộ. Những ngôi mộ người Hoa đầy hoa. Thì ra là tiết Thanh Minh, người ta tảo mộ những người đã khuất. Thật may chúng tôi gặp đôi bạn trẻ người Mỹ, chỉ dẫn cặn kẽ đường đến phần mộ Bruce Lee vì họ cũng mới vừa ghé viếng. Sức sống thần tượng võ thuật kiêm tài tử nổi tiếng người Mỹ gốc Hồng Kông này khiến thế hệ trẻ người Mỹ ngày nay vẫn còn nhớ đến. Phần mộ cha con Lý Tiểu Long khá đơn giản. Hai bia mộ bằng đá hoa cương một đỏ, một đen. Cả hai đều chết trẻ, cha hưởng dương 33 tuổi, con -Brandon Bruce Lee (Lý Quốc Hào)- chỉ 28 tuổi. Hoa và những đồ cúng bày trên mộ phần nhiều hơn những ngôi mộ khác. Trên tấm bia mộ Lý Tiểu Long có khắc hàng chữ “Founder of Jeet Kune Do” (Người sáng lập Triệt Quyền Đạo) chứ không ghi tài tử võ thuật. Bia mộ Lý Quốc Hào cũng vậy, chỉ ghi năm sinh và ngày mất mặc dù anh cũng là một tài tử. Anh mất khi đang diễn xuất bộ phim “The Crow” (Con Quạ) vì một tai nạn nghề nghiệp (trong súng đạo cụ có đạn thật) năm 1993. Lynda Lee, vợ của Lý Tiểu Long cho báo giới biết câu văn được viết trên mộ bia đó là ý kiến chung của đại gia đình họ Lý từ Hồng Kông, vì quan niệm “Xướng ca vô loài” của người Á Châu họ không muốn đề chức nghiệp trên mộ bia của Lý Tiểu Long là tài tử, dù biết rằng chính phim ảnh đã đưa người con của họ đi vào lòng người khắp năm châu. Riêng cái chết của Lý Tiểu Long ngày ấy vẫn còn là một nghi vấn trong lúc đang đóng dở dang bộ phim “Game of the Death” (Trò chơi tử thần). Kết luận của bác sĩ “chết vì chứng phù não”. Khu mộ phần của hai cha con họ Lý Đối với Lý Tiểu Long, cái chết như một điềm gở báo trước, khi anh từng trả lời phỏng vấn: “Tôi rất thích bài hát “Khi tôi qua đời”, nhất là câu “Nếu được chết trong bình thản! Thì cái chết hãy đến sớm với tôi”. Có lẽ, chỉ đến khi chết, tôi mới được thanh thản...”. Dường như “Con rồng nhỏ” biết trước mình sẽ chết nên cứ mở miệng nói ra toàn những điều trăn trối. Còn tai nạn đối với Lý Quốc Hào, phải chăng là sự tiếp nối lời nguyền truyền kiếp của người ăn xin dành cho dòng họ Lý phải tuyệt tử tuyệt tôn. Trong các cuộc phỏng vấn lúc đó, người mẹ của Lý Tiểu Long cho biết người Trung Hoa rất tin ở các truyền thuyết. Bà có dịp được chồng kể khi đọc qua cuốn sách gia phả rất xa xưa từ thời ông nội Lý Tiểu Long để lại, là giữa thế kỷ 18 trong nạn đói tại Trung Hoa lục địa, chính người cố của dòng họ Lý đã gây ân oán gì đó với một người ăn xin đến nỗi nhà người ta phải chết cả 4 mạng. Trước khi nhắm mắt người ăn mày đó đã đem xác 4 người thân đến trước nhà của họ Lý và tuyên bố về sau này 4 người nổi tiếng nhất của nhà họ Lý sẽ phải đền mạng. Điều đó có thể chứng minh qua cuộc đời của hai người khá nổi tiếng nhất của gia đình họ Lý là chính Lý Tiểu Long và con trai Lý Quốc Hào. Hai cha con họ Lý Những thông tin trên chỉ là thêm phần thêu dệt khi đột nhiên xảy ra cái chết của Lý Quốc Hào trên các báo chí thời đó. Tôi nhớ khi Lý Tiểu Long qua đời năm 1973, một số báo chí thời ấy ra rả suốt cả tháng trời với đủ các giả thuyết mang tính giật gân. Nào là Lý Tiểu Long chết do bị chứng “thượng mã phong” khi đang quan hệ tình dục với người tình-diễn viên Đinh Phối tại nhà riêng. Vài tờ báo Hồng Kông đoán già đoán non rằng có thể họ Lý bị Hội Tam Hoàng thanh toán sau nhiều lần mời cộng tác bất thành. Năm 19 tuổi, cũng chính vì dính líu đến tổ chức tội phạm này và bị cảnh sát Hồng Kông điều tra, thẩm vấn mà gia đình Lý Tiểu Long buộc phải đưa anh quay lại San Francisco (Mỹ) sinh sống. Nhiều tờ báo lá cải hồi đó còn giật tít ở trang nhất để câu độc giả, bởi theo họ bộ phim “Game of Death” kết thúc mà Lý Tiểu Long vẫn còn sống và nhất là theo tướng pháp Đông phương, đang ở tuổi hạn (33), Lý Tiểu Long cần phải ẩn dật tuyệt tích giang hồ một thời gian, nên đã uống thuốc giả chết trong vài năm. Lý Tiểu Long, Lý Thế Hào và Lynda Lee Cái chết của Lý Tiểu Long gắn liền với cô đào Đinh Phối bị khai thác quá mức. Người ta đã “tán” về cái chết của Lý Tiểu Long rằng do bị cô đào Đinh Phối cho dùng thuốc kích dục quá liều nên ngôi sao điện ảnh này bị đột tử. Tượng đồng của Lý Tiểu Long tại Mostar, Bosnia Sau cái chết của Lý, nhằm giải tỏa áp lực dư luận, Đinh Phối tìm quên trong ma túy, rồi mắc chứng tâm thần phân liệt nhẹ. Bà kết hôn cùng ngôi sao kungfu Hướng Hoa Cường, có một con gái nhưng rồi cuộc hôn nhân cũng gãy đổ. Bà tìm đến đạo Phật, ăn chay. Trả lời phóng viên trước khi phát hành quyển hồi ký đời mình năm 2008, Đinh Phối kể ngay khi Lý qua đời, rất nhiều người đã chửi thẳng bà là hồ ly tinh, đòi bà nhảy lầu tự tử vì gây nên tai họa cho thần tượng. Lý Thế Hào trong phim “The Crow” Hồi trước nhà tôi gần rạp hát Thanh Vân khu vực Hòa Hưng, cuối tuần ngày Thứ Bảy nào cũng chạy ra xem coi xuất chiếu có đông người không. Phải chờ cả tháng tôi mới mua vé được để vào xem thần tượng của “Đường Sơn Đại Huynh”, rồi “Tinh Võ Môn”. Cơn sốt võ thuật bắt đầu lan tràn khắp Sài Gòn. Các võ đường thi nhau mở lớp: nào Thiếu Lâm, Vịnh Xuân Quyền, Vovinam, Taekwondo, Judo, Karate và cả boxing nữa. Nhờ Lý Tiểu Long tôi ham học võ nhưng ba má tôi không cho vì sợ gãy chân gãy tay. Cứ mỗi ngày đi học về là tôi ghé võ đường Thiếu Lâm xem bạn bè múa may mà tức trong lòng. Không được đến võ đường, tôi cùng thằng em đi mua sách dạy võ về tự học, tối ngày hễ rảnh là cứ “hị hự” đánh đấm như phim chiếu chậm. Viết đến đây tôi bỗng buồn cười những chuyện ngày xưa. Sau này đi làm báo, tôi có viết một bài nhân bức tượng đồng to bằng người thật của Lý Tiểu Long được khánh thành tại một công viên của thành phố Mostar (Bosnia) trong một buổi lễ trang trọng kỷ niệm lần sinh nhật thứ 65 của ông. Nhưng sau đó vài giờ không biết ai đã kéo ngã. Việc làm này đã làm các fan người Bosnia tức giận. Và mãi sau gần 40 năm kể từ cái chết của Lý Tiểu Long, tôi mới có dịp ghé thăm phần mộ của thần tượng ngày nào. Ngày tang lễ của Lý Tiểu Long tại Hồng Kông có hơn 25,000 người tham dự. Ông được liệm cùng bộ trang phục ưa thích trong phim Long Tranh Hổ Đấu. Sau đó, thi thể Lý được đưa lên máy bay về Seattle, tiểu bang Washington. Một lễ tang thứ hai được cử hành tại đây với sự có mặt của những người bạn, học trò, những ngôi sao Hollywood như Steve McQueen, James Coburn, Danny Inosanto, Taky Kimura, Peter Chin, Chuck Norris... Lý Tiểu Long được an táng tại nghĩa trang Lake View, nơi ông không thể ngờ đúng 20 năm sau, con trai duy nhất của ông nằm ngay bên cạnh. st
22 May 2012
Sài Gòn bây giờ BS Đỗ Hồng Ngọc Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính “bảo hộ”! Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thẳng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên! Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Một sự phồn vinh thực chớ không phải giả tạo. Béo phì nhanh nhất ở phụ nữ và trẻ con. Các chuyên gia dinh dưỡng la ơi ới, báo động hoài mà chẳng ai thèm nghe. Nghe chi cho mệt. Các cửa hàng fastfood cứ mọc ra như nấm. Ai cũng biết fastfood tới đâu, béo phì, tim mạch, tiểu đường, huyết áp theo tới đó. Mà bệnh tật càng tăng thì… càng tốt chớ sao. Thuốc men, thực phẩm chức năng, quảng cáo ồn ào thì kinh tế càng phát triển. Thức ăn thức uống toàn hương liệu, hoá chất, bột nêm các thứ làm cho chuyện bếp núc trở nên đơn giản. Cứ xem TV thì biết. Người nào người nấy già trẻ lớn bé mặt mũi bóng lưỡng, hí hửng chụp giựt nước uống thức ăn, nhảy nhót mừng vui tưng bừng mọi nơi mọi lúc! Saigon bây giờ cận thị quá trời! Trẻ con nứt mắt đã cận thị. Mẫu giáo tiểu học cận thị tùm lum. Tiệm kiếng mở ra tràn ngập, góc nào cũng có. “Chỗ nào rẻ hơn trả lại tiền!” Ấy cũng nhờ vi tính, game online, TV... các thứ ngày càng hấp dẫn. Thế giới nhỏ trong lòng bàn tay. Trẻ con sướng như tiên. Đồ chơi trên trời dưới biển khắp hang cùng ngõ hẹp. Lâu lâu kêu có hóa chất độc hại. Khi biết thì mọi thứ đã muộn rồi. Kể cả thuốc “cam” nổi tiếng một thời nay gây ngộ độc chì không thuốc chữa. Lạ là người ta vẫn cứ tin và vẫn cứ nhắm mắt uống càng! Các loại sữa “thông minh” dành cho trẻ con ngày càng nhiều, khiến các bà mẹ không muốn cho con bú sữa mình nữa. Rõ ràng các thế hệ trước đây không được uống sữa thông minh nên có vẻ kém… thông minh! Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Đi ngoài đường thấy người ta lố nhố, tụ tập, tưởng gì, hóa ra đang túm tụm đo xương! Có người tử tế, vì sức khỏe cộng đồng, đem máy đo mật độ xương ra ngoài đường đo cho ông đi qua bà đi lại. Ai cũng loãng xương kẻ ít người nhiều! Sau đó ai cũng mua một vài hộp sữa, một vài loại thuốc chống loãng xương là xong. Saigon bây giờ đua nhau sửa sắc đẹp. Ai cũng sửa được, không cần phải học. Ai cũng nên sửa, từ cô hoa hậu đến ca sĩ, người mẫu, cô hàng xén, anh doanh nhân. Bơm vú bơm mông, cắt mắt, xẻ mũi, chẻ cằm rào rào. Ai cũng thành người mẫu ca sĩ Hàn quốc. Nhan sắc rộ lên khiến các nhà thơ… bí không còn làm thơ được nữa! Saigon bây giờ trẻ con bỗng dậy thì sớm. Không dậy thì sớm cũng uổng! Mọi thứ kích thích cứ rần rật chung quanh. Phim ảnh, internet, sách báo… các thứ. Thức ăn thức uống béo bổ các thứ. Khí hậu nóng lên. Tỷ lệ phá thai vị thành niên tăng một cách đáng ngại. Tình trạng vô sinh cũng nhiều. Ly dị cũng mau. Người ta đua nhau mổ đẻ cho đúng giờ hoàng đạo. Trẻ sanh non, suy hô hấp, thiếu dưỡng khí não, lớn lên tâm thần cũng độn! Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm. BS Đỗ Hồng Ngọc
22 May 2012
Vì sao ông Nguyễn Văn Linh không “nhận” tiếp nhiệm kỳ 2? và vài chuyện liên quan đến thân thế của Nguyễn Tấn Dũng... Phải thừa nhận một sự thật là: Ông mười Cúc (bí danh của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh) là một trong số rất ít lãnh tụ cs Việt Nam không bị mang tiếng về vấn đề như tham quyền cố vị, mua quan bán tước, tham nhũng-bè cánh... Ít ra cũng là như vậy! Chúng ta đều đã biết, ông chính là kiến trúc sư của việc quay lại nền kinh tế thị trường (mà để chữa thẹn, đảng ta bảo là... đổi mới). Kết quả của việc quay lại nền kinh tế của "tư bản giãy chết" là đã giúp Dân Tộc ta chưa bị “cả nước xuống hố”! Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với tác phong gần gũi quần chúng, biết lắng nghe những ý kiến phản ánh về mọi mặt cuộc sống của đông đảo các tầng lớp trí thức cũng như cán bộ thực sự tâm huyết với lợi ích sống còn của nước nhà và Nhân Dân lao động nói chung… Chính ông cũng là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên “cởi trói” (dĩ nhiên cũng chỉ là ở mức tương đối) cho văn nghệ sĩ bao năm bị khống chế hết sức chặt chẽ của ban tuyên huấn trung ương do Tố Hữu cầm đầu khiến anh, chị, em văn nghệ sĩ rất phấn khởi. Tuy nhiên cũng vì những điều trên mà ngược lại cũng làm cho khối kẻ phải khó chịu… Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với bút danh NVL trong chuyên mục “những việc cần làm ngay” đăng trên báo Nhân Dân “đánh” thẳng vào các tệ nạn thời bấy giờ. Tuy cũng không có mấy tác dụng rõ rệt nhưng cũng làm các tầng lớp Nhân Dân phấn khởi và tin tưởng, bọn tham quan ô lại các cấp ít nhiều cũng phải e dè… Thời gian đó cũng như sau này, có nhiều người cho rằng đó chỉ là một “chiêu” đánh bóng tên tuổi ông. Tuy nhiên, tôi không tin như vậy, mà thực chất có lẽ chỉ vì “một mình chống lại mafia” nên ông không thể đủ sức làm đến cùng những việc mà ông kỳ vọng có thể góp phần làm trong sạch xã hội! Điều đó cũng giống như con đường một chiều, không dành cho những người “cấp tiến” như ông có thể thoải mái đi ngược lại so với số đông bảo thủ và cuồng tín chủ nghĩa ngoại lai Mác-lê mà thực chất họ cố bám lấy bằng mọi cách cũng chỉ là nhằm giữ chế độ để toàn quyền cai trị toàn Dân qua đó mà “vinh thân-phì gia” mà thôi!... Tiếc rằng những người như ông lại không có nhiều trong hàng ngũ lãnh đạo tối cao để có thể cùng ông “xoay chuyển” vận nước. Sau khi ông không ra ứng cử nhiệm kỳ 2 tại đại hội bảy đảng cs Việt Nam (ngay từ khi họp trù bị tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc-Từ Liêm-Hà Nội). Lúc bấy giờ có hai luồng dư luận như sau: Lý do để ông không đồng ý tiếp tục đảm trách vai trò tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa đều liên quan đến Bắc Kinh. Lý do thứ nhất là có thể ông đã ý thức được rằng với “Hội nghị Thành Đô” ô nhục, đất nước ta sẽ chắc chắn ngày càng phụ thuộc, bị ép và phải nhượng bộ nhiều thứ cho lòng tham vô đáy của tập đoàn bành trướng Bắc Kinh, để rồi đây chắc chắn sẽ bị lịch sử Dân Tộc phán xét và kết tội. Do đó ông không muốn tiếp tục phải “luồn cúi” nhất lại là trong vai trò tổng bí thư mà chỉ để nhằm giữ chế độ chứ không phải vì sự sống còn của Tổ Quốc. Lý do thứ hai là do “sức ép” của Bắc Kinh lên bộ chính trị “bắt” phải loại Nguyễn Văn Linh thì mới tiếp tục “cho” bình thường hóa, vì ông là người chủ trương không dựa hẳn vào “kẻ thù truyền kiếp” mà chúng ta cũng đã có quá nhiều bài học lịch sử từ xa xưa cho đến tận thời bấy giờ (mà một trong những điều kiện để bình thường hóa, Bắc Kinh đã ép ta phải loại bỏ cuốn sách trắng “về quan hệ Việt –Trung 30 năm qua” từ thời Lê Duẩn tố cáo nhiều tội ác của Bắc Kinh đối với Nhân Dân ta). Theo ông Nguyễn Văn Linh thì chỉ nên bình thường hóa với những điều kiện vừa đủ để không còn xảy ra chiến tranh cục bộ chứ chưa phải hoàn toàn là hợp tác chiến lược về mọi mặt như kiểu cùng ý thức hệ của mấy quốc gia cộng sản còn lại, mà phải làm từng bước theo từng giai đoạn, đồng thời tăng cường quan hệ với các nước “phe” tư bản thông qua các nhà đầu tư thời gian đó cũng đã bắt đầu đổ tiền của vào VN để phát triển đất nước nhằm tránh tối đa sự phụ thuộc…(những điều này cũng đã được ông phát biểu trong một cuộc nói chuyện với các cán bộ trung, cao cấp tại câu lạc bộ Ba Đình-đường Nguyễn Cảnh Trân-Hà Nội và một số hội nghị khác…). Tiếc rằng “kế hoãn binh” này của ông đã không qua mặt được Bắc Kinh cũng như không được sự ủng hộ của những đồng chí “phe bảo thủ” ở ngay sát cạnh, mà với họ chỉ có đảng là quan trọng nhất, đứng trên cả chủ quyền quốc gia và độc lập Dân tộc… Thời gian đó, dư luận chia làm “ba phe” để bàn tán về lý do ông mười Cúc không làm tổng bí thư nhiệm kỳ 2. Bên thì theo “lý do” thứ nhất, bên thì lại ủng hộ cho lý do thứ hai, nhưng đa số thì lại cho rằng cả hai lý do trên là hợp lý nhất và cá nhân tôi cũng cho là như vậy. Cũng có dư luận cho rằng, việc ông “cáo lão điền viên” là hèn nhát và vô trách nhiệm với vận mệnh Quốc gia? Nhận xét đó, suy cho cùng là quá phiến diện bởi lẽ trong chế độ cộng sản toàn trị thì bao giờ thiểu số cũng phải phục tùng đa số, kể cả ở một chi bộ đảng chỉ có vài mống cũng chẳng quan trọng lắm mà cũng còn phải thế huống hồ là cả ban chấp hành trung ương, rồi bộ chính trị? Hơn nữa, dù cũng có ngoại lệ nhưng thực tế có mấy ai “Mạnh” tuyệt đối được như Sitalin, như Mao?. Cho nên, bên cạnh ông chắc có lẽ không phải là không có những người cùng chí hướng, nhưng lực lượng “cấp tiến”đó là quá nhỏ bé so với số đông, thử hỏi ông và các đồng chí của ông (nếu có) còn có thể làm gì được đây? Một người cũng được cho là có tư tưởng độc lập tự chủ & cấp tiến là cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch với câu nói nổi tiếng phát biểu trong hội nghị trung ương đại ý: “nếu không thận trọng thì đất nước ta lại rơi vào một thời kỳ bắc thuộc mới…” và sau đó không lâu, bắc kinh đã ép bộ chính trị “loại” ông về vườn, tất nhiên còn có nhiều lý do khác chứ không phải chỉ vì một câu nói nêu trên. Liên quan đến ông Nguyễn Văn Linh có hai “tài liệu” sau: 1-Tài liệu đầu tiên (không có tên tác giả) và xuất hiện sau khi 3 Dũng đã lên phó thủ tướng, cũng trên một trang giấy khổ A4 với nội dung là: nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) đang nằm dưỡng bệnh ở nhà, một hôm thấy đỡ mệt, tinh thần minh mẫn mới cho gọi đồng chí thư ký vào để dặn dò những điều cơ mật, trong đó ông có tiết lộ: “… khoảng đầu năm 1948 đồng chí Nguyễn Chí Thanh (sau này là Đại tướng, chủ nhiệm tổng cục chính trị) có gặp một nữ đồng chí là cán bộ phụ trách phong trào phụ nữ kháng chiến, quá trình công tác nẩy sinh tình cảm, sau đó sinh ra một đứa con trai, hai người thống nhất đặt tên là Nguyễn Tấn Dũng, thời gian sau này còn có thêm một cháu trai nữa khả năng vẫn nhà con của đồng chí Nguyễn Chí Thanh…” 2-Tài liệu thứ hai chỉ mới xuất hiện sau khi ông Mười Cúc đã qua đời một thời gian không lâu và được tung lên mạng dưới bút danh của tác giả Hoàng Dũng nào đó, ngoài nội dung “gần giống” tài liệu trên thì điểm đặc biệt là tài liệu này lại khác ở mấy điểm quan trọng sau: -Thêm vào “khoảng từ năm 1948 đến 1950” và khẳng định luôn em trai kế của 3 Dũng cũng là con của ông Nguyễn Chí Thanh, trong khi ở trên ông Mười Cúc chỉ nói là “khả năng vẫn là con của đồng chí…” Có một điều chắc chắn là cả hai tài liệu này đều xuất hiện sau tài liệu đầu tiên về “xuất thân” của 3 Dũng (mà tác giả Thăng Long đã trích dẫn, cũng như tôi đã trực tiếp được đọc) một thời gian khá dài, nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng vào khoảng trên dưới 10 năm. Tuy vậy, dù cho hai tài liệu vừa thượng dẫn có xuất hiện vào quãng thời gian nào chăng nữa thì cũng không mấy quan trọng bằng những điều vô lý sau đây: - Thứ nhất: Nếu quả thật ông Mười Cúc biết rõ về nhân thân của 3 Dũng như tài liệu trên đã viết thì việc gì ông lại phải đi nói với người thứ ba, dù là thư ký tin cậy? đã thế lại không ghi tên người thư ký đó là ai? Nên nhớ là thời gian đó ông Mười đã ở Tp.HCM từ lâu và 3 Dũng cũng đã có một biệt thự ở đường Nguyễn Đình Chiểu-Q.3, có xa xôi gì? Vả lại ông Mười là bậc cha, chú thì việc gì ông phải ngại mà không cho gọi 3 Dũng đến (dù gã có ở đâu thì việc đi lại cũng đâu có thành vấn đề) để mà trực tiếp cho biết cha y là ai? như thế vừa giữ được sự kín đáo, danh dự cán bộ cấp cao cho 3 Dũng vữa tỏ rõ là bậc bề trên khả kính đúng với nhân cách của một bậc trưởng thượng. - Thứ hai là: Có lẽ do tài liệu thứ hai vì xuất hiện sau, nên trong quá trình “xào nấu” các tác giả mới “giật mình”vì phát hiện ra rằng, mình đang cố “ép” cho 3 Dũng “phải” là con của ông Thanh mà chẳng lẽ lại không khớp với thời gian thực tế là ông Thanh chỉ xuất hiên ở khu bốn cũ sau chiến dịch biên giới năm 1950 hay sao, vì thế họ mới thêm vào “khoảng từ năm 1948 đến 1950” cho nó khớp chăng?. Vẫn biết là với chế độ này thì việc khai lại năm sinh tứ tung chỉ là “chuyện nhỏ” cho nên chắc chắn 3 Dũng phải sinh vào năm 1951 hoặc hơn nữa nếu gã đúng là con của ông Thanh! vì năm sinh có thể khai lại, nhưng việc ông Nguyễn Chí Thanh phải sau chiến dịch giải phóng biên giới năm 1950 mới có mặt ở khu bốn cũ là không thể thay đổi vì lịch sử thì chỉ có một mà thôi! Cũng vì yếu tố sự thật về hoạt động của ông Thanh, nên theo lôgich của sự việc ấy là vào khoảng cuối năm 1964 đầu năm 1965 ông Nguyễn chí Thanh mới vào miền Nam hoạt động vì không liên quan gì đến việc “xuất thân” của 3 Dũng nên có lẽ tác giả đã không đề cập đến chứ không có nghĩa là tác giả không biết gì về sự kiện này?. Thứ ba là:-Phải chăng để cho khớp với thực tế là sau 3 Dũng còn có 1 em trai khác nên các tài liệu này mới phải thêm vào (vì tài liệu đầu tiên “quên” chưa nói đến?) nhằm tránh sự bàn tán về việc anh em cùng mẹ, khác cha chăng? Tóm lại, dù thế nào thì sự xuất hiện của hai tài liệu trên đây cũng cho ta thấy một điều gì đó khá bất thường, phải chăng vì tài liệu “nặc danh” đầu tiên không chặn được mọi lời bàn tán, thắc mắc khi 3 Dũng mới lên chức phó thủ tướng (lúc này ông Lê Đức Anh đã về hưu, 3 Dũng lại chưa kịp củng cố được thế lực của bản thân trong khi các phái khác cũng đang dần mạnh lên?) nên ở hai tài liệu sau mới phải “cho” ông Mười Cúc “xuất hiện” để trực tiếp “nói ra” cho nó si nhê? Mà dù sao thì ông cũng đã về bên kia thế giới rồi làm gì mà “cãi lại” được?. Chúng ta thấy rõ ràng là cả hai tài liệu nêu trên đều hoàn toàn không đáng tin cậy, nhất là lại liên quan đến phát ngôn khá “mờ ám” của một người như ông Nguyễn Văn Linh! Trần Phong
22 May 2012
Trông mong gì ở cái Quốc hội này? Có nhiều người lại cứ hay lôi ông Hồ ra mà định dọa mấy tay cộng sản “định hướng phong kiến” thời nay rằng thì là bác bảo thế này, rằng thì là bác bảo thế kia, nhưng mà “ối giời ôi”! Hiến pháp năm 1946 là do ông Hồ đứng đầu ban soạn thảo, đến lần sửa hiến pháp đầu tiên năm 1959 cũng lại ở trong “thời” ông Hồ đấy thôi, thế mà nó cũng đâu còn Tự do – Dân chủ nữa?... * Bấy lâu nay, mọi người cứ hay lấy bản hiến pháp năm 1946 ra mà so sánh với các bản hiến pháp sau này để rồi lại chép miệng tiếc nuối cho “những ngày xưa thân ái”… Chắc có lẽ vì quá bức xúc nên nhiều người mới hay quên một điều rất cơ bản là: năm 1946 do dân ta và cả quốc hội chưa có diễm phúc “được” đảng ta lãnh đạo toàn diện cho nên hiến pháp năm 1946 mới thể hiện được Tự do – Dân chủ. Dân có quyền phúc quyết hiến pháp và quyền được tham gia những việc lớn quốc gia đại sự giống với các nước văn minh thời bấy giờ cũng như đa số các nước dân chủ trên thế giới ngày nay. Nhưng từ năm 1954 cho đến tận bây giờ, dân ta cũng như quốc hội đã “được” đảng nổi lên lãnh đạo, không những toàn diện mà còn ép cả dân tộc phải “tự nguyện” thừa nhận cho đảng ngồi lên cổ mình bằng cái điều 4 quái gở từ năm 1992. Thế thì lấy đâu ra tự do và dân chủ nữa mà cứ “mơ về nơi xa lắm” như thế cho nó mệt cái đầu vốn đang phải lo toan đủ thứ trong cơn bão giá để mà tồn tại? Có nhiều người lại cứ hay lôi ông Hồ ra mà định dọa mấy tay cộng sản “định hướng phong kiến” thời nay rằng thì là bác bảo thế này, rằng thì là bác bảo thế kia, nhưng mà “ối giời ôi”! Hiến pháp năm 1946 là do ông Hồ đứng đầu ban soạn thảo, đến lần sửa hiến pháp đầu tiên năm 1959 cũng lại ở trong “thời” ông Hồ đấy thôi, thế mà nó cũng đâu còn Tự do – Dân chủ nữa? Thì ra, không phải là cá nhân ông Hồ quyết định mà được. Mà là đảng đấy! Ai mà cắc cớ đi hỏi thế đảng là ai thì sẽ nhận được câu trả lời như Lê Đức Thọ đã từng có lần hét vào mặt thuộc cấp: - Đảng là chúng tao đây này! Bây giờ, ta nói chuyện ngày nay cho nó “thời sự”. Ai cũng biết là trong Quốc hội số đảng viên chiếm hơn 90% mà đa phần các ông, bà nghị tính từ cao chót vót cho đến loại cán bộ “cóc ké” đều phần lớn là kiêm nhiệm cả. Cho nên những tiếng nói phản biện cũng chỉ như một hơi thở khẽ giữa một rừng tiếng gáy theo nhịp điệu của đảng thì cũng chẳng có gì là lạ! Trên diễn đàn Quốc hội có hai “trường phái” rõ rệt (không kể đến số đông chỉ biết gáy và gật theo lệnh mà đảng ban ra và các loại nghị quan chức). Thứ nhất là những tiếng nói phản biện cất lên từ thực tế cuộc sống, phần nào cũng phản ánh được ít nhiều nguyện vọng của cử tri, của những ông nghị ngoài đảng và một vài ông nghị đảng viên nhưng hầu như chẳng có chức quyền gì. Ta có thể kể tên những ông nghị đai diện cho “trường phái” này. Trước đây thì có ông Nguyễn Quốc Thước, ông Lê Văn Cuông, giáo sư bác sĩ Tôn Thất Bách… Gần đây thì có ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nhà sử học Dương Trung Quốc v.v… đếm cũng chưa chắc hết mười đầu ngón tay. Chúng ta không thể phủ nhận lòng dũng cảm cũng như tinh thần trách nhiệm của họ trước hiện tình ất nước. Nhưng những tiếng nói tâm huyết ấy giữa một rừng “con chiên” ngoan đạo của đảng thì cũng chẳng ăn thua gì nếu như không muốn nói rằng chỉ như “nước đổ đầu vịt” cho ra vẻ cũng có dân chủ nghị trường mà thôi. Còn các loại ông, bà nghị là quan chức kiêm nhiệm thì chắc chắn không bao giờ dám hó hé gọi là “phản biện”. Đơn giản vì chẳng có kẻ nào lại dại dột thò tay xuống dưới tự bóp… cái của mình cả. Cuối cùng là các loại nghị thuộc “trường phái” thứ hai hay còn gọi là nghị “ăn theo, nói leo” hoặc để cho sát nghĩa hơn nữa thì gọi là loại nghị “nâng bi” điển hình là nghị Cảnh “tàu cao tốc” phát minh ra một khái niệm mới cho nền triết học mang tầm cỡ quốc tế là “quyết tâm chính trị” đến nỗi sau đó không lâu, khi thoát chết từ vụ đắm con tầu Vinshin thủ tướng Ba Dũng cũng phải học nghị Cảnh mà rằng: “Tôi xin nhận trách nhiệm chính trị”. Đảm bảo khi nói xong nếu lỡ có ai hỏi thì chắc ông Dũng cũng không thể nào giải thích nổi “trách nhiệm chính trị” là cái quái gì. Bởi lẽ “làm mất tiền” mà lại không phải “đền tiền” hay ít nhất cũng phải bay chức như ở một nước dân chủ thực sự. Nhưng ở xứ “thiên đường” ta chỉ cần “nhận trách nhiệm chính trị” là sao? Khó hiểu quá, đảng ơi! Nghị thứ hai được gọi là nghị rau muống mà nếu biết chuyện thì có lẽ cậu giáo sư toán học Ngô Bảo Châu mài nhẵn đít quần cả chục năm trời ở nước Pháp “tư bản giãy mãi cũng không chết” mới chứng minh được cái “bổ đề” cũng phải phục sát đất. Vì sao lại thế? Đơn giản là vì cần gì phải có thời gian ở nước ngoài lâu như vậy cho tốn tiền và phiền phức? Ông nghị này chỉ cần có một thời gian ngắn sang nước ngoài tìm hiểu rồi vào một ngày đẹp trời, đang lang thang ngoài chợ bỗng phát hiện ra “rau muống ở xứ này đắt hơn ở Việt Nam ta hàng chục lần”. Thế là về nước lập tức được ông bê ra trước diễn đàn Quốc hội để chứng minh hùng hồn rằng: “Việt Nam chúng ta chưa đến mức lạm phát...” Khiến cho ¾ quốc hội há hốc mồm mãi mới mím lại được. Trong khi đó ở hàng ghế bên trên, vài thành viên chính phủ nhìn nhau tủm tỉm cười. Nghị thứ ba, dân gian gọi là nghị Phước “nổ” đến nỗi trở thành một câu chuyện tiếu lâm thế này: những ngày Tết nên tránh xa “nghị nổ” kẻo công an lại tưởng có kẻ đốt pháo trộm, kéo đến bắt thì phiền. Nghị này “nâng bi” đến nỗi Ba Dũng mà cũng phải đỏ mặt vì “quê độ”. Tôi chỉ tạm nêu ra mấy khuôn mặt tiêu biểu gọi là nghị sĩ Quốc hội ở xứ ta để thấy một bức tranh toàn cảnh của “mặt trái” trong cơ quan quyền lực cao nhất (đối với người dân) là xôi thịt và ngớ ngẩn như thế nào. Cuối cùng, để kết thúc hy vọng còn le lói trong mỗi chúng ta về một kỳ họp Quốc hội mới khai mạc, bàn về các dự luật cũng như những ai vẫn còn hy vọng ở lần sửa đổi hiến pháp sắp tới sẽ có nhiều đổi thay: “Bộ chính trị quyết định không truy cứu trách nhiệm thành viên chính phủ, nhưng phải tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc…” đó là lời tuyên bố thay mặt bộ chính trị đọc trước quốc hội của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sau khi xảy ra vụ Vinashin và “Về qui trình sửa đổi Hiến pháp”, cần thực hiện theo tinh thần ban chấp hành trung ương đảng đã khẳng định rằng: Bản chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng sản lãnh đạo… theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội… Đất đai, rừng núi, sông hồ… thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu & thống nhất quản lý…” - lời phát biểu tại Hội nghị trung ương 5 ngày 15/5/2012 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thú thật đọc xong mấy dòng trên tôi tỉnh cả ngủ. Không biết các bạn thì sao? Trần Phong
22 May 2012
Truyền thông VN bất nhất khi loan tin về vụ bắt giữ Chủ tịch Vinalines VOA - Một ngày sau khi báo chí trong nước đồng loạt đăng tin cựu Chủ tịch công ty quốc doanh Vinalines Dương Chí Dũng đã bị bắt, truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 19/5 sửa lại nội dung đã loan báo rằng công an đang phát lệnh truy nã ông Dũng vì đương sự ‘vắng mặt bất thường tại cơ quan và nơi cư trú’. Các hãng thông tấn nước ngoài ngày 21/5 trích thuật nguồn tin từ báo chí trong nước nói hôm 18/5, công an phát hiện ông Dũng đã bỏ trốn khi họ tới cơ quan và tư gia của ông để thực hiện lệnh bắt. Trong khi đó ngay trong ngày 18/5, khi loan tin về việc bắt giữ cựu Chủ tịch Vinalines cùng các đồng phạm về tội ‘cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, tất cả các tờ báo lớn trong nước đều đưa tin rằng ông Dũng đã bị bắt giam. Sự bất nhất này khiến công luận nêu ra nhiều nghi vấn. Bài viết nhan đề ‘Màn ảo thuật tài tình của đảng ta hay âm mưu cứu bồ đồng chí Dương Chí Dũng?” đăng trên Dân Làm Báo, một tờ báo mạng không thuộc nhà nước, có trích dẫn chi tiết thời điểm hàng loạt các tờ báo trong nước đột nhiên thay đổi nhan đề và nội dung đăng tải về vụ việc này. Ông Dũng cùng 3 cựu quan chức Tổng Công ty Hàng hải Vinalines bị cáo giác dính líu tới các sai phạm của công ty, gây thất thoát tới 80 triệu đô la ngân sách nhà nước từ năm 2009-2010. Trước đó hơn 1 tháng, 9 cựu quan chức cấp cao của một công ty quốc doanh khác là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin bị tuyên các bản án lên tới hàng chục năm tù trong vụ tham nhũng khiến quốc tế hạ bậc tín nhiệm đối với Việt Nam. Nguồn: AFP, AP http://www.voanews.com/vietnamese/news/vie...-152279965.html * |
Last Visitors
Guest
1 Feb 2012 - 1:11
Comments
Other users have left no comments for Tống Trung.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 18th November 2024 - 08:18 PM |