Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
Loibang doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Loibang
Người về từ An Lộc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 31-May 09
Profile Views: 1,563*
Last Seen: 6th July 2012 - 10:36 PM
Local Time: Nov 9 2024, 09:05 AM
121 posts (0 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
Private
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
27 Feb 2010
Đánh Vợ
Sưu tầm Có chồng tánh vẫn lẳng lơ Ra đường mắt liếc trai tơ mỉm cười Tội nầy không quất bằng roi Ra trâu tẩm muối, ngoài trời phơi khô Má hồng mông nõn đào tơ Một roi thứ nhất cho chừa trăng hoa Biếng lười dọn dẹp việc nhà Hai roi vào đít cho Bà đừng quên ...!!? Mỹ viện ghi nhớ từng tên Hết căng lại kéo dưới trên không chừa !!! Rờ đít (credit) bao cái chồng đưa Như bồ không đáy sớm trưa cứ xài Ba roi bỏ tật đua đòi Ngựa Trâu chồng kéo mệt nhoài đứt hơi ...!!! Về nhà lại phải trả bài Trèo lên tuột xuống VÒM trời tối đen !!!! Chân tay móng vuốt đỏ hoen Mình trần bấu véo bầm đen da chì ...!! Đau quá không kịp nghĩ suy Tặng cho roi bốn ai gây cảnh nầy ...?! Bạn bè tụ họp đêm ngày Điều binh khiển tướng mặt mày xụi lơ ... (tướng-sĩ-tượng) Trong ngoài bếp núc như tờ Đói khát con khóc tỉnh bơ không màng Làm về trông cảnh phũ phàng Roi năm chồng tét dọc ngang bao lằn Buông roi chồng ngó ra sân Hồn xiu phách lạc "bạn dân" đến rồi ! Phen nầy gỡ lịch dài thôi Chữ NGU phải học suốt đời Nam nhi ... Đánh vợ đừng đánh bằng roi Gậy nhà chồng thọc vợ đòi thọc thêm ... Cửa nhà hạnh phúc ấm êm Cơm ngon "mề" lật ngày đêm vợ chồng ... Mười roi quà tặng của chồng Nâng niu ấp ủ ấm lòng mỗi khi ...
25 Feb 2010
1000 Con Hạc Giấy
!! Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn... Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạng nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người. Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ. Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó. Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào, đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn. Chàng trai bật khóc. Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có. Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại. Sưu tầm
25 Feb 2010
Bản tính của đàn ông ( hoặc Tại Sao đàn ông thích của lạ )
BS NĐĐ đã có 20 năm kinh nghiệm trong ngành y dặn sinh viên: "Khi chữa bệnh liệt dương cho người ta, trước hết các anh phải hỏi liệt dương với ai?". Học trò ngơ ngác bảo nhau: "Tưởng đã bị liệt dương thì với ai chả liệt?". BS Đội cười: "Liệt dương với vợ thì đừng chữa cho phí thuốc. Bởi vì với vợ thì ai chả liệt. Kể cả tôi". Nhiều bà vợ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện chồng có bồ. Có bà theo dõi phục kích bắt quả tang ở nhà nghỉ. Cô bồ trẻ nhanh chân chuồn mất chỉ còn ông chồng già lúng túng bị bà tóm được. Một tay bà túm cổ áo chồng, một tay vỗ đồm độp: "Của nhà không có à? Tôi có để ông thiếu thốn gì không? Tại sao máy nhà chạy chưa hết công suất lại đi chạy máy người?". Ông chồng cứ đứng ngây ra miệng há hốc không trả lời được. Có bà đến tận nơi, gặp tận mắt kẻ địch, lại càng không thể nào hiểu nổi. Giá như chồng họ kiếm được người nào tài giỏi hơn, nhan sắc hơn, đã đi một nhẽ. Họ lạ lùng tự hỏi: "Nó hơn mình ở chỗ nào?". Nhan sắc không, tài cán không, tiền bạc không, mà có khi cả tuổi trẻ cũng không. Có chị vừa uất ức vì bị chồng phản bội, vừa thấy mình bị xúc phạm ghê gớm. Họ đề nghị chuyên gia tâm lý giải thích tại sao lại như vậy? Phần lớn phụ nữ không thể lý giải được điều này nhưng bất cứ ai là đàn ông đều không lấy thế làm lạ. Nhà tâm lý học Trung Hoa, Điều Vũ Canh, trong cuốn "Những bí mật của đàn ông" khẳng định: "Một người đàn ông dù đã có người yêu hay vợ đẹp vẫn có thể ngủ với người đàn bà không lấy gì làm đẹp. Khi nghe nói hoặc những trường hợp như vậy, bạn thường quy nguyên nhân là do mối quan hệ vợ chồng đã xấu đi. Nhưng đó không phải là nguyên nhân thực sự của vấn đề. Sở dĩ một người đàn ông có thể lên giường với đối tác khác, không phải vì người đó hơn vợ anh ta mà chỉ vì đó là... người khác". Ông cho rằng: "Mới lạ là chất xúc tác cực mạnh với ham muốn tình dục của đàn ông. Rất nhiều người có lối suy nghĩ đó, không loại trừ người đàn ông của bạn. Hãy tin điều tôi nói, vì tôi cũng là đàn ông". chắc Cha này cho rằng ăn Hột vịt lộn không phải ăn với rau răm, mà phải ăn với rau Thì Là "Lộn Là" (ghi chú của LGD) Phải chăng thám hiểm, khám phá là gien di truyền của đàn ông?. Từ Magielan đi vòng quanh thế giới đến Christophe Colomb phát hiện ra châu Mỹ không có ai là đàn bà. Ham thích khám phá cái lạ như ngấm vào trong máu đàn ông. Từ đứa trẻ con trai mới nứt mắt ra đã phá cả đồ chơi ra xem bên trong có gì mà lại chạy được? Trong khi hầu như chẳng có bé gái nào làm thế với đồ chơi của mình. Hiếm khi có phụ nữ đang hạnh phúc đủ đầy trong hôn nhân mà còn ngoại tình. Thường họ chỉ "ăn nem" khi không có tình yêu trong hôn nhân hoặc bị chồng "ăn chả" nên cũng làm thế để "trả thù". Thế nhưng có người bắt gặp đàn ông ngoại tình rành rành vẫn cố cãi: "Vô lý, vợ anh ta trông "ngon" thế, đời nào anh ta lại ngoại tình với một kẻ như thế". Họ chưa hiểu gì về đàn ông cả. Có một ông kiến trúc sư nổi tiếng nuôi một thằng bé để nó giúp việc nấu nướng vì vợ ông cũng bận đi công việc suốt ngày. Một hôm nhân lúc vắng vẻ chỉ có hai thầy trò ngồi chơi với nhau, thằng bé hỏi thật: -"Con thấy bà nhà đẹp thế mà sao ông còn cứ bồ bịch lăng nhăng bắt con nói dối bà, nhỡ bà biết thì con chết". Ông ta hỏi nó: -"Theo mày thì các món ăn mày làm hàng ngày, món nào tao thích nhất?". Thằng bé trả lời ngay: -"Món gà rán". -"Thế thì chiều nay cho tao ăn gà rán". Hôm sau thằng bé lại hỏi: -"Bữa nay ông muốn ăn món gì?". Chủ lại nói: -"Gà rán". Được 3 hôm ăn toàn gà rán thì thằng bé phải thốt lên kinh ngạc: -"Ông ăn mãi gà rán mà không biết chán à?". Lúc bấy giờ ông ta mới nhìn nó: - "Mày thấy chưa? Đó là chính mày đã trả lời câu hỏi của mày mấy hôm trước đấy!". Lăng nhăng cũng chỉ nhất thời Suy cho cùng sống ở trên đời chẳng ai không thích cái mới lạ. Nhưng có lẽ đàn bà thích áo quần, giàu dép, giỏ xách, trang sức mới nhiều hơn, còn cái thích nhất của đàn ông là của lạ. Làm ăn chiêu đãi nhau, cho dù cao lương mỹ vị gì nhưng chưa có cái đó thì như vẫn còn thiếu. Từ lâu, một nhà nho có tên tuổi ở nước ta đã tự bạch: "Một trà, một rượu, một đàn bà Ba cái lăng nhăng nó hại ta Chừa được thứ nào hay thứ ấy Có chăng chừa rượu với chừa trà?" Có chị đứng soi gương một lúc lấy làm tự mãn, quay ra thách chồng: "Có giỏi tìm đâu được đứa nào hơn gái này thì cho đi đấy!". Có lẽ chị nghĩ rằng, chồng mình lấy được mình đã là tốt số quá rồi, làm gì anh ta có sức với cao hơn được nữa. Chị không biết rằng, đàn ông có thể không với cao hơn được nhưng biết đâu họ lại với... xuống. Một chị có chồng làm giám đốc một doanh nghiệp. Thấy chồng có những biểu hiện khả nghi trong mối quan hệ với một bạn hàng nữ, chị đã ngờ ngợ. Nhưng lại nghĩ có lẽ chỉ vì mình quá yêu chồng nên sinh ra ghen tuông vớ vẩn thế thôi. Tuy nhiên chị cũng trút niềm tâm sự với cô em ruột. Nghe xong, cô em bật cười khanh khách: "Có mà điên! Vô tư mà nói, mụ ấy không thể sánh với chị về bất cứ mặt nào". Thế mà đến khi bắt được quả tang mới biết chuyện phi lý đó lại có thật. Hẳn bạn sẽ thất vọng trước phẩm chất thấp hèn này của đàn ông, vì nó rất gần với bản năng sinh dục của động vật. Nhưng trong thế giới tự nhiên, chính nhờ dục vọng vô cùng tận của giống đực khiến nó giao phối với càng nhiều con cái càng tốt mà giống loài mới nảy nở sinh sôi, tồn tại đến bây giờ. Nếu mỗi con đực cứ chung thủy suốt đời vói một con cái thì biết đâu nhiều loài đã tuyệt chủng từ lâu rồi. Tuy nhiên do xã hội loài người có những quy tắc đạo đức khiến đàn ông không thể hành động tùy tiện như động vật nhưng dầu sao tính hiếu kỳ về giới, cũng như sự ham muốn của lạ vẫn là những đặc tính di truyền đã được tạo hoá cài đặt trong gien của họ từ thượng cổ rồi. Tính hiếu kỳ mãnh liệt này với tình yêu là hai lĩnh vực khác nhau, nhiều khi giữa chúng không có liên hệ nào hết. Sống ở đời không có cái gì mới mà cứ mới mãi. Phần lớn chuyện lăng nhăng của đàn ông chỉ có tính nhất thời. Các nhà tâm lý cũng gọi là ngoại tình nhưng xếp vào dạng ngoại tình đột xuất. Những người đàn ông này không phải là chán vợ hay có ý định "đổi đời" mà thực ra chỉ là có cơ hội thì "ăn vụng" và nếu bị vợ phát hiện, họ thường tỏ ra rất ăn năn hối lỗi. Tuy nhiên, có những người vợ không chấp nhận sự hối cải đó, kiên quyết đòi ly hôn và không ít cuộc hôn nhân đã tan vỡ vì thế. Tất nhiên, nếu cho qua chuyện này một cách dễ dàng, e có ngày ngựa lại quen đường cũ. Bởi vậy, cách ứng xử của người vợ như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào mức độ khoan dung của người phụ nữ cũng như người chồng có sự hối cải hay không? Điều quan trọng là đừng để sau một thời gian, cơn nóng giận lắng xuống mới thấy mình khờ khạo, đem chồng nộp cho đối phương hoặc để mất người đàn ông về cơ bản là người chồng, người cha tốt, làm cho con cái cũng phải hứng chịu nhiều nỗi thiệt thòi.
16 Feb 2010
CUNG CHÚC TÂN XUÂN .[
CUNG kiếm đã gãy rồi CHÚC nhau cũng nghẹn lời TÂN niên nhớ bạn cũ XUÂN mới gượng mà thôi VẠN lý sầu cố quốc SỰ này làm sao vơi NHƯ chim xa lìa tổ Ý xuân cạn mất rồi !!!
11 Feb 2010
Thiên Thần Áo Xanh Lam
Tôi là người không thích đi gặp bác sĩ. Kẹt lắm tôi mới phải đi. Không phải tôi sợ chích hay sợ bị thử máu. Tôi chỉ vì tự ái và ngu ngốc nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, tôi có thể tự lo liệu được. Bệnh thì lại nhà thuốc tây mua thuốc uống, khỏi đi gặp bác sĩ mất thì giờ. Tôi còn là một đứa lười. Nếu vợ không ghi số tay ngày đáo hạn và nhắc mỗi năm, tôi dám lờ luôn vụ khám tổng quát. Vì luôn bị mặc cảm ám ảnh, tôi ghét bị ông bác sĩ bắt tôi chổng mông rồi thọc ngón tay giữa của ông vào cửa sau của tôi mà ngoái. Khám tuyến tiền liệt kiễu này gọi là DRE, viết tắt của chữ digital rectal exam, nghe có vẻ văn hoa lịch sự vậy chứ chỉ có nghĩa là khám bằng ngón tay thọc vô hậu môn. Giá như có hôm nào ông chưa kịp cắt móng tay và chiếc găng tay cao su bị lỗi trong công đoạn chế biến, tội nghiệp cho ông. Mấy năm trước bị khám kiễu này, vài ngày sau tôi vẫn còn thốn phao câu. Thoạt đầu tôi hơi cáu như một thằng bé vừa bị ăn cái tát, cáu vì cảm thấy bị xúc phạm hơn là vì đau. Chừng nghĩ lại, tôi thấy mình giận cá chém thớt, vì thật ra điều đó chứng tỏ bác sĩ tận tụy, có lương tâm chức nghiệp, làm việc cẩn trọng, khám là khám kỹ càng, khám tới nơi tới chốn, ngoáy tới ngoáy lui, không ngại ngón tay bị hâm nóng quá lâu. Thà đau mà được chẩn bệnh đúng còn hơn là không đau mà sau đó thành bệnh nặng. Kể ra cái đau phao câu của tôi có thấm gì với những trường hợp bị đau phao câu khác. Đau vì bị hiếp. Theo thống kê ở Hoa kỳ mỗi năm có 240,000 nam tù nhân trẻ dưới 25 tuổi bị hiếp dâm; những nạn nhân này chắc hẳn phải chịu nhiều đau đớn khủng khiếp về thể xác lẫn tâm lý. Nhằm tôi là đứa hay e thẹn, ngượng, mắc cỡ, nhút nhát, tôi thấy vừa ngượng cho tôi mà cũng ngượng giùm cho ông bác sĩ, cho dù chưa chắc gì ông ngượng. Việt Vương Câu Tiễn ngày xưa còn dám làm một việc ghê gớm hơn nhiều là nếm phân của kẻ thù Ngô Phù Sai. Biết đâu ông học được mẹo vặt của mấy tay làm trò ảo thuật, chấm vô phân bằng ngón tay giữa và nếm ngón tay trỏ thì sao. Nhưng may quá, năm nay bác sĩ đã bỏ cái trò tra tấn dã man đó. Nhân phẩm bệnh nhân đã được phục hồi. Hoan hô hội bảo vệ súc vật, à không, hội bảo vệ nhân phẩm, mặc dù tôi không biết có hội nào như vậy không. Tình trạng tuyến tiền liệt ngày nay có thể được chẩn đoán bằng cách thử máu PSA, viết tắt của chữ prostate-specific antigen. Sau ngày khám với một lô các thử nghiệm máu, phân và nước tiểu, tôi về nhà chờ kết quả. Đến khi văn phòng bác sĩ gọi bảo đến gặp bác sĩ để nghe tường trình về kết quả thử nghiệm, tôi hồi hộp đâm lo và mong sao tình trạng sức khoẻ của mình không bị vấn đề gì. Nhưng bác sĩ báo cho biết là tôi bị nghi ngờ nhiễm khuẩn viêm gan mãn tính loại C, và giới thiệu tôi đến gặp một bác sĩ chuyên khoa về gan ruột. Mình sắp tiêu đời rồi chăng? Tôi lo lắm. Mới ăn tiền hưu được có một năm, chết sớm uổng phí hơn ba mươi năm đi cày đóng thuế và đóng tiền hưu bổng. Chết trước mẹ già để mang tội bất hiếu. Ngày hẹn còn xa hơn cả tháng, tôi thầm đoán chắc đây là một bác sĩ giỏi có tiếng có nhiều bệnh nhân, cho nên tôi mới phải chờ lâu như vậy. Tò mò, tôi đánh tên ông bác sĩ chuyên khoa này lên Google Search. Quả thật, hàng tá địa chỉ liên kết có tên ông bác sĩ đó hiện ra trên màn hình. tôi chọn đọc một vài cái để tìm hiểu. Ông ta là một bác sĩ kinh nghiệm hành nghề lâu năm, hội viên của một số hội y học uy tín, tác giả và đồng tác giả của một số bài viết nghiên cứu chuyên môn về gan ruột. Nhưng tôi quan tâm hơn về những phản hồi của bệnh nhân của ông. Phần lớn bệnh nhân than phiền phải chờ đợi lâu quá, các nhân viên thiếu lòng nhiệt thành và vui vẻ, ngoại trừ một bà y tá tên Kelly tận tụy và xứng đáng là một thiên thần. Các phản hồi khen ngợi tính chuyên nghiệp của bác sĩ cũng có mà ta thán cũng có. Người thì nói ông bặt thiệp lịch sự và chịu khó lắng nghe lời phân trần của bệnh nhân. Người thì nói ông không tận tâm. Người thì nói ông đối xử phân biệt với bệnh nhân. Ông vồn vã với người ông thích, nhưng ông cũng tỏ ra lạnh lùng thờ ơ với người ông không thích. Người viết phản hồi thú nhận đành chịu, không hiểu tại sao bác sĩ thích người này mà không thích người khác. Cũng theo nhận xét của các bệnh nhân đã chịu khó bỏ công viết phản hồi, thời gian ông dành cho mỗi bệnh nhân không nhiều, chỉ năm ba phút. Phần còn lại do hàng chục các phụ tá và nhân viên của ông đảm trách. Tôi đọc qua các dữ kiện đó xong, chỉ thầm mong mình không nằm trong số người bị bác sĩ tiếp đãi lạnh nhạt. Và tôi cũng mong gặp được bà y tá Kelly tử tế. Ngày hẹn đã đến. Lúc ngồi đợi ở phòng mạch bác sĩ đông bệnh nhân, tôi bỗng cảm thấy mình quá già. Chỉ vì tất cả gần 20 bệnh nhân còn lại trong phòng đợi đều trẻ hơn tôi. Chỉ vì tôi lo ngại khi phải đi gặp một bác sĩ chuyên khoa gan ruột. Tôi ngồi tư lự, mắt lơ đãng nhìn quanh quất, những khuôn mặt quen nhưng lạ. Quen vì họ cũng là những con người thuộc nhiều sắc tộc khác nhau mà tôi thấy hằng ngày mỗi khi ra phố trong quốc gia đa văn hóa này. Có đôi vợ chồng người Tàu nói bô bô, hình dáng bề ngoài có sao để vậy không một chút chăm sóc thêm thắt nào. Người vợ cắt tóc ngắn theo kiểu nữ công nhân lao động thời cách mạng văn hóa Tàu. Nhìn bà ta là tôi bắt liên tưởng đến khuôn mặt của Mao Trạch Đông. Bà ta khoảng 50 tuổi, thế mà trên mái tóc muối tiêu một bên trán vẫn còn có một cái kẹp nhỏ như cây tăm xỉa răng. Nhưng tăm xỉa răng có lẽ là thứ bà không bao giờ cần tới. Hàm răng thưa của bà nhô ra phía trước và có kẽ hở như song cửa, bà tha hồ ăn thịt bò, thịt gà, khô mực. Nếu bà ta đừng nói bô bô với ông chồng ngồi ngay bên cạnh làm cho người ta có thể hiểu lầm tôi cũng là một người Tàu ăn nói bô bô như bà thì tôi đã không nói xấu bà tàn tệ đến như vậy. Bà mặc bên trong một cái áo len đã dầy rồi, bên ngoài lại còn khoác một cái áo choàng bự sự không cài nút. Ông chồng bà trông có vẻ trẻ hơn bà, da mặt hồng hào hơn, mặc áo mới hơn, trên đầu đội cái nón len lận mí che phủ hai tai, trên chóp nón có một cục len lúc lắc khi đầu ông cử động làm cho ông giống một ông hề. Ông nói ít hơn, nhưng cũng lớn tiếng, chắc tại cái nón len che bít hai tai. Vả lại biết đâu bên trong tai ông còn nhét bông gòn nữa không chừng. Tôi không thể đoán trong hai người đó ai là bệnh nhân và ai là người đi theo hộ tống vì cả hai trông chẳng có vẻ gì là bệnh cả. Nếu bệnh thì đã ngồi im rầu rỉ giống như tôi. Cũng chưa chắc họ là vợ chồng. Tôi chỉ đoán vậy thôi. Cách xưng hô nị nị ngộ ngộ với nhau không nói lên được mối liên hệ của họ. Ngồi bên cạnh ông chồng, cứ gả đại vậy đi, là hai mẹ con, lại đoán mò, người hồi giáo, cũng lại đoán theo cách ăn mặc của bà mẹ. Bà trạc tuổi chưa đầy 50, nhưng trông mệt mỏi hơn bà Tàu. Bà đang nhăn nhó than thở gì đó với con gái bà. Cô này chỉ độ hai mươi tuổi, chắc là đi theo mẹ để làm người thông dịch. Cô vén tay áo người mẹ để xem chỗ băng keo. À, chắc là bà mẹ vừa than chỗ lấy máu còn đau. Bà vừa thử máu xong. Tôi cũng thế. Tôi có thấy đau đớn gì đâu. Tôi chỉ thắc mắc thử máu sao cần phải lấy đến bảy ống lận, nhiều quá. Cứ mỗi lần cô y tá vừa gắn ống vào cây kim, do áp suất, máu tuôn mạnh ra sủi bọt trong ống, nhìn cũng ơn ớn. Ngồi cạnh tôi là một ông người Y-ta-lồ hay Bồ-đào-nha hay Bố-đào-nhà gì đó, cũng chỉ đoán mò thôi, vì ông ta có đôi mày sâu rọm, tóc dợn sóng và nước da phong trần hồng hào khoẻ mạnh. Ông ta đang chăm chú đọc một quyển Readers' Digest mà lâu lắm rồi tôi không nhớ là nó còn có mặt trên cõi đời này nữa. Tôi đã thấy nó từ năm mươi năm trước, thuở tôi còn dung dăng dung dẻ dưới mái trường trung học. Thế rồi tôi nghe “tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”. Phía bên kia ông Ố-ta-lỳ là một thiếu phụ với đứa con gái khoảng mười tuổi. Đứa bé có vẻ đang ốm, vừa ăn mấy viên thịt ức gà tẩm bột chiên vừa mè nheo với mẹ: “Con không muốn ăn nữa.Con mệt quá à.” Thiếu phụ có mái tóc nhuộm hoe, trang điểm sơ sài nhỏ nhẹ nói với con: “Ráng ăn hết đi con. Giỏi mẹ cưng.” Cuối tuần rồi mẹ chở con đi xem phim Avatar.” “Thiệt nha mẹ?” “Thiệt.” Đứa bé ăn xong, mệt mỏi, dựa lên cánh tay mẹ ngủ khò. Mẹ nó lấy áo khoác của nó đắp lên người nó. Ngày xưa cỡ tuổi cô bé, mỗi khi đau ốm, tôi chỉ được bà ngoại cho ăn cháo bột mì tinh trộn với đường. Coi như tôi đã ở phòng mạch này hai giờ đồng hồ rồi. Cái hẹn lúc 11 giờ. Tôi đến sớm 15 phút, trình thẻ bảo hiểm sức khỏe cho cô tiếp tân mặt đánh phấn trắng, tóc đen, thoa móng tay đen, mặc áo đen và vẽ mắt đen, môi tô thâm, trông khá hắc ám. Ngồi chờ gần nửa tiếng, tôi được gọi tên bởi một ông mặc áo choàng trắng. Tôi đinh ninh ông này là bác sĩ. Ông đưa tôi vào một phòng rộng rãi lót thảm, có ghế nệm da bật dài được, có treo tranh xưa, có bàn giấy sang trọng với máy điện toán và màn hình rộng. Ông này tự giới thiệu là phụ tá của bác sĩ và mời tôi ngồi vào cái ghế da. Ông cầm một tập giấy kẹp trên miếng ván ép để viết. Và ông bắt đầu đặt những câu hỏi về tiểu sử bệnh trạng của tôi, chẳng hạn như tôi đang dùng những loại thuốc gì, đã từng nhập viện chưa, từng bị giải phẫu chưa, thói quen trong đời sống hàng ngày, có uống rượu, hút thuốc không, có ai trong gia đình bị ung thư không. Tôi đoán, lại đoán nữa, ông phụ tá này người gốc Đông Ấn, vì ông ta da nâu, cũng giống như ông bác sĩ có cái tên lạ họ lạ chưa gặp bao giờ. Ông nói tiếng Anh có âm điệu lạ nên đôi khi tôi nghe không rõ trong khi cái tai bên mặt của tôi hơi bị điếc. Vì tôi bị nghi nhiễm khuẩn gan nên ông hỏi kỹ vể những dữ kiện liên hệ. Ông hỏi tôi về những sinh hoạt và quan hệ tình dục. Khi ông nói, “Are you active sexually?” thì tôi lại nghe là, “Are you active socially?” Bình thường, tôi quen nghe người ta hỏi câu sau chứ chưa ai hỏi tôi câu trước. Tôi đinh ninh ông cũng giống như mọi người, muốn biết tôi có tích cực giao du với bạn bè, cộng đồng xã hội không. Chính vì đinh ninh như vậy nên tôi đáp: “Oh yes, I hang out with friends every weekend and we have lots of fun together!” Nghe tôi trả lời như vậy, ông ta gật gù rồi hỏi tiếp: “With more than one partner?” Tôi đoán có cái gì không ổn trong câu hỏi này: “What do you mean partner?” “Sex partner.” “What sex partner?” “I thought you were active sexually and you said you went out every weekend and you had a good time with your partners?” “No! I never said that!” I did say I hang out with friends and have fun, like going shopping, going to the movies, walking in the park and having dinner together. Socially, that's all.” “Oh... I'm sorry. I asked you if you were active sexually...” “And I thought you asked if I were active socially.” Thế rồi cả hai chúng tôi cùng cười cho chuyện hiểu lầm tai hại ấy. Không chừng anh ta tưởng tôi là một lão già gân. Cả đời tôi có thấy mặt mũi một viên Viagra hoặc Levitra hoặc Cialis, hay Soma, Propecia, Acomplia, Xenical ra làm sao đâu. Sau cuộc phỏng vấn, tôi lại chờ. Đến phiên gặp bác sĩ. Ông ta tiếp đón niềm nở. Cái bắt tay có vẻ nhiệt thành chứ không miễn cưỡng. Ông ta tươi cười hỏi han tôi, xong trao đổi riêng với người phụ tá. Ông bảo tôi nằm ngửa trên giường, vén áo lên tận ngực. Ông nắn nắn bụng tôi, hỏi tôi có cảm thấy đau chỗ nào không. Đúng thật, bác sĩ khám chỉ có vài phút là xong. Ông bảo tôi ra ngồi chờ thử máu và ultrasound scan. Cô y tá phụ trách thử máu có lẽ là người gốc Phi luật tân. Cô này giỏi. Gân máu của tôi nhỏ xíu và chìm khuất, thế mà cô chỉ lụi một phát là trúng ngay, không cần phải lách mũi kim qua lại. Cô làm việc cứ thoăn thoắt, vừa lấy máu vừa đối đáp với một bà y tá khác vừa mới vào. Tôi nghe loáng thoáng họ nói chuyện thời tiết, lưu thông, giá cả hàng hóa ở chợ. Bị lấy máu xong, tôi lại phải ngồi chờ. Nhằm giờ ăn trưa, công việc hầu như chậm lại. Nhiều nhân viên biến mất. Đám bệnh nhân tiếp tục ngồi đó chờ rã ruột. Tôi chỉ còn chờ cái scan nữa thôi, thế mà thời gian chờ đợi cứ kéo dài. Có một cặp vợ chồng trẻ, có lẽ người Nga vì nước da trắng bóc, mắt xanh lè, người chồng có khuôn mặt thon xương xương và nghiêm nghị trông giống như Putin. Người vợ có nét mặt hiền hậu với gương mặt tròn và thân hình đẫy đà. Bà mẹ trẻ này đẩy cái stroller, đứa con trai năm tháng nằm trong đó đang ư e. Tôi biết nó năm tháng vì tôi đã hỏi chuyện cho qua thì giờ. Tôi vội vã đứng lên để nhường ghế: “Please have a seat. I insist.” Cả hai vợ chồng đều từ khước: “No! No! We're okay. Thanks anyway.” Đứa bé lại ư e. Nó ngậm cái núm vú cao su nút lia lịa. Người chồng được gọi tên vào làm giấy tờ hay phỏng vấn gì đó. Người vợ lục soạn túi để lấy sữa. Tôi góp chuyện: “Feeding time!” “Yes, it is,” bà đáp. “He seems to be a well-behaved baby.” “Yes, he's a very good boy. Only cries a little bit when he's hungry. Thank God.” ... Một bà y tá mặc bộ đồ màu xanh nhạt của nhà thương gọi tôi vào phòng scan. Bà tự giới thiệu. Nghe đến tên Kelly, tôi mừng rỡ và quên mất cơn đói đang làm bụng tôi kêu. Tôi có thấy bà đi qua lại nhiều lần trước đó, tôi cũng hơi nghi vì bà tươi tắn nhanh nhẹn lắm. Bà Kelly giải thích cặn kẽ thủ tục scan. Bà nói bà phải thoa chất gel lên bụng tôi để làm gì. Bà hỏi chất gel có làm cho tôi cảm thấy lạnh không. Bà báo cho tôi biết trước để khỏi giật mình trước khi bà dí đầu máy scan lên bụng tôi. Mỗi lần bà bấm máy scan, nó gây một tác động nhỏ như có ngón tay gõ lên bụng. Bà nói cần phải chụp khoảng mười lần. Xong rồi, bà cẩn thận bảo tôi đưa cho bà xem cái danh thiếp của bác sĩ có ghi cái hẹn lần tới. Tôi phải trở lại để nghe bác sĩ phân tích kết quả. Bà tiễn tôi, không quên xin lỗi tôi đã chờ đợi quá lâu và chúc tôi có một bữa ăn trưa ngon lành vì bà biết tôi đã đói bụng lắm rồi. Có thể bà đã nghe bụng tôi kêu hay là bà nhìn thấu cả dạ dày của tôi qua máy scan cũng không biết chừng. Mấy lần tôi định kể với bà rằng tôi có đọc nhiều nhận xét tốt đẹp về bà trên các trang mạng liên quan đến phòng mạch bác sĩ nầy. Nhưng tôi có mặc cảm là nếu tôi làm như vậy thì chẳng khác nào tôi nói nịnh để lấy lòng bà mặc dầu chính tôi cũng đồng ý là họ nói đúng. Hơi cải lương một chút, mới bước đi tôi quay lại và đột ngột hỏi, “Is your name Kelly?” “Yes, why?” “I've read some reviews and blogs relating to this doctor's office, and many patients comment that you are really an angel.” “Oh...That's nice to hear. But, you see, I don't have wings, do I?” Cần gì phải có cánh, cần gì phải biết bay mới là thiên thần. Vã lại, thiên thần luôn luôn ngụy trang khi xuất hiện trước mặt chúng ta. Tôi tin mình vừa gặp một thiên thần ngụy trang qua hình dáng một bà y tá áo xanh lam. Có ai đó đã từng nói “An angel is someone you feel like you've known forever, even though you've just met”, thiên thần là người mà bạn cảm thấy như bạn quen biết từ muôn thuở, mặc dù là bạn chỉ mới gặp đây thôi. Phan Hạnh, Toronto. Tháng Hai 2010. |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for Loibang.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 9th November 2024 - 08:05 AM |