Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tìm hiểu kinh Viên Giác - HT. Thích Trí Quang dịch giải
M&N
post Apr 12 2008, 08:21 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Tìm hiểu kinh Viên Giác


KINH VIÊN GIÁC

HT. Thích Trí Quang dịch giải
---o0o---
Lời Nói Đầu

Mục Lục


I. Phần Dịch Nghĩa - Kinh Viên Giác
A. ChươngVăn Thù
B. Chương Phổ Hiền
C. Chương Phổ Nhãn
D. Chương Kim Cang Tạng
E. Chương Di Lạc
F. Chương Thanh Tịnh Tuệ
G. Chương Uy Đức Tự Tại
H. Chương Biện Âm
I. Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng
J. Chương Phổ Giác
K. Chương Viên Giác
L. Chương Hiền Thiện Thủ
II. Phần Lược Giải
Phần Lược Giải

Mục Lục

I. Phần Lược Giải
A1. Lược Giải Đầu Đề
A2. Lược Phân Nội Dung
A3. Lược Ghi Dịch Giả
A4. Lược Giải Chính Văn
B1. Mở Đầu
B2. Nội Dung
C1. Chủ Yếu
D1. Chương Văn Thù Nói Về Căn Bản Tu Chứng Viên Giác
D2. Chương Phổ Hiền Nói Về Cách Thức Đốn Tu Viên Giác
D3. Chương Phổ Nhãn Nói Về Cách Thức Tiệm Tu Viên Giác
D4. Chương Kim Cang Tạng Nói Về Viên Giác Vĩnh Viễn Viên Giác
D5. Chương Di Lạc Nói Về Chủng Tánh Tu Chứng Viên Giác
D6. Chương Thanh Tịnh Tuệ Nói Về Đẳng Cấp Tu Chứng Viên Giác
C2. Bổ Túc
D1. Chương Uy Đức Tự Tại Nói Về 3 Mặt Thiền Quán Viên Giác
D2. Chương Biện Âm Nói Về Cách Tu 3 Mặt Ở Trên
D3. Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng Nói Về Chướng Ngại Tu Chứng Viên Giác
D4. Chương Phổ Giác Nói Về Bịnh Hoạn Tu Chứng Viên Giác
D5. Chương Viên Giác Nói Về Sơ Khởi Tu Hành Viên Giác
B3. Kết Thúc - Chương Hiền Thiện Thủ
C1. Bồ Tát Hiền Thiện Thủ Hỏi
C2. Đức Thế Tôn Đáp
D1. Chấp Nhận Lời Thỉnh Cầu
D2. Đáp 5 Câu Hỏi
Đ1. Đáp Tổng Quát
Đ2. Đáp 5 Câu Hỏi
E1. Đáp Câu Hỏi Một
E2. Đáp Câu Hỏi Năm
E3. Đáp Câu Hỏi Hai
E4. Đáp Câu Hỏi Ba
E5. Đáp Câu Hỏi Bốn
C3. Trùng Tuyên Bằng Chỉnh Cú
C4. Chư Thiên Thiện Thần Phát Nguyện Hộ Trì
D1. Kim Cang Lực Sĩ
D2. Phạn Vương Đế Thích
D3. Ác Quỉ
C5. Tất Cả Hoan Hỷ Phụng Hành


Phần 1

Ghi Sau Khi Duyệt Viên Giác

Bằng nhiều cách nói, Viên giác cho thấy Tâm không chân không vọng. Mà toàn vọng là chân, toàn chân là vọng. Tâm là nước mà đang đóng thành băng, băng rã thì nước hoàn nước. Dẫn dụ này cho thấy tâm thức chính là viên giác.

Viên giác cho thấy tâm là cả thể. Tu học viên giác thì trước hết đừng nghĩ thân chỉ là tứ đại, tâm chỉ là duyên ảnh. Như vậy là thiền quán của viên giác đó.

Viên giác cho thấy toàn bộ thân cảnh là Thiền. Thiền dễ tu mà không cuồng nhất, là bánh xe 25. Theo đó, không môt đặc tính và sự dụng nào của đời sống mà tách rời viên giác, tách rời Thiền: "hãy y theo hạnh nguyện của Phật mà tập thành cá tính của mình".

Mồng 8 tháng 4, 2537.
Trí Quang

Lời Nói Đầu

Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kyՠvề trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận. Rồi tự biết, tự hiểu và tự rõ, tuệ giác, thì như khối nước đá bị đun sôi mà tự rã từ từ, cho đến rã hết, không còn chút nào để tự biết mình đã rã hết: nước đá đã trở lại nước, tự ngã đã hoàn nguyên viên giác. Như vậy thì sự ngộ nhập viên giác có thể bắt đầu ngay nơi sự tự ý thức tự ngã.

Rồi nói về thiền quán thì trong đó có cách bắt đầu của mặt cực động (chương Viên giác), lại có sự hóa hợp cả 3 mặt cực tĩnh, cực động và cực thuần (chương Biện âm). Sự hóa hợp ấy là tất cả đặc tính và sự dụng của mọi việc làm không rời viên giác. Còn cách bắt đầu mặt thiền quán cực động là tưởng nhớ Phật đà và Đại sĩ, và y theo hạnh nguyện của các ngài mà phát đại nguyện, thì tự huân tập thành cá tính của mình. Như vậy thì tức như sự đọc tụng giảng giải kinh Viên giác đây cũng là cách bắt đầu, không gần cũng xa, của thiền quán cực động, nếu trước khi làm đã sám hối và phát nguyện đúng như sự chỉ dẫn ở trong kinh này. Nên không ai không tu được thiền quán viên giác, cũng không ai tu thiền quán viên giác mà mắc cái bịnh tự tôn và lập dị.

Lời nói đầu ở đây chỉ ghi lại vài điều như vậy.

Tháng Sáu Bính Dần 2530 (1986).


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
M&N
post Apr 12 2008, 08:22 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Tìm hiểu kinh Viên Giác

KINH VIÊN GIÁC

HT. Thích Trí Quang dịch giải


---o0o---

Phần 2
A. Chương Văn Thù
B. Chương Phổ Hiền
C. Chương Phổ Nhãn
D. Chương Kim Cang Tạng
E. Chương Di Lạc
F. Chương Thanh Tịnh Tuệ

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Thế tôn nhập vào chánh định tên là Kho tàng ánh sáng vĩ đại của thần thông. Kho tàng ấy là chỗ ở giữ một cách sáng chói tôn nghiêm của các đức Thế tôn, là tính tuệ giác vốn rất trong suốt sạch sẽ của các loại chúng sinh. Đức Thế tôn nhập vào chánh định ấy nên thân thể và tâm trí đều vắng lặng, đồng nhất với bản thể phổ biến vũ trụ, nghĩa là thích ứng với sự bất nhị. Chính sự bất nhị này biểu hiện thế giới trong sạch. Đức Thế tôn ở nơi thế giới trong sạch này, và cùng ở với ngài có mười ngàn vị đại sĩ mà các bậc đứng đầu là bồ tát Văn thù, bồ tát Phổ hiền, bồ tát Phổ nhãn, bồ tát Kim cang tạng, bồ tát Di lạc, bồ tát Thanh tịnh tuệ, bồ tát Uy đức tự tại, bồ tát Biện âm, bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng, bồ tát Phổ giác, bồ tát Viên giác, bồ tát Hiền thiêển thủ; các vị này, và các vị tùy thuộc, cùng nhập vào chánh định, nên cùng dự pháp hội bình đẳng của đức Thế tôn.



Chương Văn Thù
[trở về mục lục]

Lúc ấy bồ tát Văn thù ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân đức Thế tôn, theo chiều bên phải của ngài đi quanh ngài ba vòng, rồi quì thẳng, chắp tay mà tác bạch: Thưa đức Thế tôn lòng thương cao cả, con xin ngài vì các vị đến dự pháp hội này mà nói về việc làm căn bản sơ khởi của đức Thế tôn là thế nào? Lại nói về các vị bồ tát ở trong đại thừa phát tâm như thế nào mới trong suốt, tách rời bịnh hoạn? Và thời kỳ cuối cùng, những người cầu pháp đại thừa phải như thế nào mới khỏi sa vào kiến thức sai lầm? Tác bạch rồi, bồ tát Văn thù gieo xuống sát đất tất cả năm bộ phận của thân thể mà kính lạy đức Thế tôn. Bồ tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu.

Bấy giờ đức Thế tôn dạy bồ tát Văn thù: Tốt lắm, thiện nam tử, ông có thể vì các vị bồ tát mà hỏi đến việc làm căn bản sơ khởi của Như lai, lại vì những người cầu pháp đại thừa trong thời kỳ cuối cùng mà hỏi làm cách nào để được sự trú ở chính xác, không sa vào kiến thức sai lầm. Ông hãy nghe kyլ Như lai sẽ nói cho. Bồ tát Văn thù vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe.

Đức Thế tôn dạy: Thiện nam tử, đức Pháp vương vô thượng có pháp đại tổng trì danh hiệu là Viên giác, tuôn ra tất cả các pháp trong sáng là chân như, bồ đề, niết bàn và ba la mật, để dạy cho các vị bồ tát. Việc làm căn bản sơ khởi của chư vị Như lai là y theo viên giác ẫ y theo tuệ giác trong suốt và chiếu soi trọn vẹn ấy mà diệt trừ vô minh một cách vĩnh viễn, mới thành đạt tuệ giác Phật đà.

Thiện nam tử, vô minh là gì, là những sự thác loạn có từ vô thỉ đến giờ của các loại chúng sinh, những sự thác loạn tựa như một kẻ ngộ nhận thì bốn phương hướng biến đổi vị trí tất cả. Do đó mà ngộ nhận sự tổ hợp của bốn đại chủng làm tự thân, ngộ nhận sự nhận thức về sáu đối cảnh làm tự tâm, khác nào mắt bịnh thì thấy không gian có hoa đốm, hay thấy mặt trăng có mặt trăng thứ hai chồng lên. Nhưng không gian thật không có hoa đốm, hoa đốm chỉ do người bịnh ngộ nhận: vì sự ngộ nhận này mà không những ngộ nhận sự thực của không gian, lại còn ngộ nhận cả xuất xứ chính xác của hoa đốm, và vì như vậy mà có sự sinh tử luân hồi, có một cách không thật, nên mệnh danh là vô minh.

Thiện nam tử, vô minh như vậy là không phải có thật , y như nhân vật trong mộng, mộng thì thấy là có mà tỉnh thì biết là không -- Không đây là như hoa đốm mất đi trong không gian, thì không thể nói không gian có cái vị trí biến mất, vì lẽ không gian vốn không có cái vị trí sinh ra. Trong sự không sinh không mất như vậy, các loại chúng sinh thấy lầm có sinh có mất , nên gọi là sinh tử luân hồi ; còn việc làm căn bản sơ khởi của chư vị Như lai là tu theo viên giác : biết là hoa đốm thì biết sinh tử luân hồi là không, thân tâm lãnh chịu sự sinh tử luân hồi ấy cũng là không ẫ Không, không phải làm cho không đi mới không, mà là thực chất vốn không. Biết là hoa đốm, cái biết ấy cũng là không; cái biết cũng là không như vậy cũng chỉ là sắc thái hoa đốm; và như thế thì cũng không thể nói rằng không biết gì cả: có và không đều loại bỏ thì gọi là thích hợp với tuệ giác trong sáng. Tuệ giác trong sáng là vì bản thể vốn như không gian, vĩnh viễn bất động, nghĩa là Như lai tạng không có sự sinh ra và sự mất đi, không có cái thấy biết phản ảnh sự sinh ra và sự mất đi, mà là bản thể vũ trụ vốn tuyệt đối, trọn vẹn và phổ biến.

Như thế đó là việc làm căn bản sơ khởi của Như lai. Bồ tát y theo căn bản ấy mà ở trong đại thừa phát tâm trong suốt. Và những người thời kỳ cuối cùng y cứ căn bản ấy mà tu hành thì không sa vào kiến thức sai lầm.

Đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Văn thù nên biết,
tất cả Như lai
căn bản sơ khởi
vận dụng tuệ giác:
biết rằng vô minh
chỉ như hoa đốm
nên hết luân hồi,
khác nào cảnh mộng
mộng mị thấy có
thức tỉnh toàn không.
Cái biết trên đây
vốn cũng là không,
bình đẳng, bất động,
phổ biến mười phương:
ấy là thành đạt
tuệ giác Phật đà.
Huyễn ảo biến mất
thì không vị trí,
tuệ giác thành đạt
cũng vốn là không,
vì lẽ bản thể
vốn là tròn đầy.
Y cứ vào đây
các vị bồ tát
có thể phát ra
tâm đại bồ đề;
những người sau này
heo đây mà tu
thì khỏi sa vào
kiến thức sai lầm.


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 26th May 2024 - 02:28 AM