Tôi vẫn thích tổng thống Trump, Larry De King |
Tôi vẫn thích tổng thống Trump, Larry De King |
Aug 29 2020, 10:44 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Tôi vẫn thích tổng thống Trump TÔI VẪN THÍCH TT TRUMP Trong bài này sẽ nêu ra những thành công ngoạn mục của tổng thống Trump trong những năm vừa qua. Chắc chắn TT Trump không phải là người hoàn hảo, có xấu có tốt. Những mặt xấu của ông thì đã có vài trăm tờ báo Mỹ, Việt đã viết hằng ngày rồi. Chẳng hạn ông nói láo 20 ngàn lần, vị chi mỗi ngày 15 lần, tính luôn ngày nghỉ lễ, hay ông là tên ngu, kẻ dâm dật, kỳ thị...v.v... 1. Độc lập năng lượng An ninh năng lượng, cụ thể là dầu hỏa mà Mỹ phải nhập từ nhiều nguồn là bài toán đau đầu của các đời tổng thống Mỹ. Một phần lớn dầu này nhập từ các quốc gia vùng trung đông và Nga. Đây là những nước không thân thiện. Do đó dầu hỏa thường có pha thêm mùi hăng của chính trị. Thỉnh thoảng các quốc gia này dùng dầu hỏa để gây khó khăn cho Mỹ, hoặc những biến động trong vùng đều đẩy giá dầu lên cao, gây khốn đốn không ít cho nền kinh tế Mỹ. Bài toán thoát khỏi sự lệ thuộc dầu hỏa trung đông không hề dễ dàng. Năm 2006 tổng thống Bush cảnh cáo Mỹ đã thành con nghiện dầu hỏa, và bằng mọi giá phải giảm nhập khẩu dầu từ các nước Trung đông. Năm 2008 phó tổng thống Al Gore thách thức nước Mỹ phải làm sao trong 10 năm sản xuất đủ điện để dùng từ nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời. Từ khi xuất hiện dầu đá phiến, Mỹ đã sản xuất nhiều dầu hơn nhưng vẫn còn thiếu. Mãi cho đến cuối năm 2019, Mỹ chính thức không còn thiếu hụt, mà trở thành nước thực xuất khẩu (net exporter) cả dầu thô (cruel oil) và dầu lọc (refined oil), theo wikipedia. Còn theo trang Quản trị thông tin năng lượng Mỹ (EIA), năm 2019 (không thấy để tháng nào), thực nhập khẩu (net imports - nhập trừ xuất) của Mỹ giảm còn 0.53 triệu thùng dầu thô/ngày, tương ứng khoảng 2.7% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia. Đây là mức nhập khẩu thấp nhất của nước Mỹ trong hơn 70 năm, tính từ 1949, qua rất nhiều đời tổng thống. Từ nay, bàn cờ chính trị vùng trung đông đã giảm hẳn mùi dầu. Nước Mỹ không còn bị bắt chẹt nữa. Dầu hỏa là 1 câu chuyện phức tạp, có liên quan nhiều lĩnh vực. Thành công hôm nay có nhiều yếu tố, nhưng phần đóng góp của tổng thống Trump là không thể phủ nhận, nếu không nói là rất xuất sắc so với nhiều đời tổng thống trước. 2. Dời tòa đại sứ Mỹ về Jerusalem Do Thái là một quốc gia có chủ quyền, America cũng là một quốc gia có chủ quyền, tại sao lại không thể công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái? Đó là tuyên bố củaTổng thống. Nếu Jerusalem là thủ đô của Do Thái thì việc dời tòa đại sứ Mỹ về đó là chuyện cần làm. Và đây là lời hứa của 3 đời ứng viên tổng thống Mỹ đang lúc tranh cử, nhưng tất cả đều nuốt lời. Đơn giản là họ rất ngán lò lửa Trung đông bùng phát. Năm 1992, khi đang vận động tranh cử, ứng viên Bill Clinton bắt bẻ tổng thống Bush cha đã không chịu công nhận chủ quyền quốc gia của Do Thái qua việc không công nhận thủ đô là Jerusalem, và hứa sẽ tiến hành kế hoạch này sau khi thắng cử. Lời hứa này sau đó đã dành cho chú Cuội. Năm 1995, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Jerusalem Embassy Act, tuyên bố Jerusalem phải được công nhận là thủ đô của Do Thái, và sẽ xúc tiến dời tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem trong lộ trình 5 năm. Nhưng Clinton đã phản đối đạo luật này, và dùng quyền hành pháp để trì hoãn mỗi 6 tháng. Rồi năm 2000, ứng viên tổng thống Bush con chỉ trích quyết định của Clinton, và hứa sẽ dời tòa đại sứ Mỹ ngay khi ông thắng cử. Năm đó ông thắng, sau khi tiến vào tòa Bạch Cung, chú Cuội lại nhận thêm 1 lời hứa. Năm 2008, ứng viên tổng thống Obama cũng gọi Jerusalem là thủ đô của Do Thái. Trong 1 lần diễn thuyết ở Ủy ban công vụ về Do Thái ( AIPAC) ông tuyên bố: "Jerusalem will remain the capital of Israel, and it must remain undivided." Jerusalem sẽ vẫn là thủ đô của Do Thái, và không thể chia cắt. Không lâu sau đó ông đã chém vè, bảo rằng việc công nhận này phải được thương thuyết bởi nhiều bên có liên quan. Chú cuội lại có quà. Và chỉ có thể là Trump. Năm 2016, ứng viên Donald Trump cũng hứa sẽ dời tòa đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem như là hành động công nhận Jerusalem là thủ đô Do Thái. Ông tuyên bố Jerusalem phải là thủ đô vĩnh viễn của người dân Do Thái. Nhưng dân Mỹ đã bao lần ăn bánh vẽ, nên giờ chỉ còn cảm giác ngao ngán, và không có hy vọng gì ở ứng viên được cho là khá nổ này. Sau khi thắng cử, tháng 6, 2017 Donald Trump cũng ký 1 lệnh trì hoãn Jerusalem Embassy Act, như tất cả các đời tổng thống trước làm mỗi 6 tháng tính từ 1995 khi đạo luật này được quốc hội thông qua. Rồi 6 tháng sau đó, tháng 12/2017 ông chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái. Vào ngày 14/5/2018 tòa đại sứ Mỹ được chuyến đến Jerusalem, ở địa chỉ 14 David Flusser Street. Chú Cuội lần này mới thiệt rãnh. Dĩ nhiên hành động này của tổng thống Trump bị chống đối dữ dội, không chỉ từ phe đối lập trong nước, nhất là giàn đồng ca báo chí, dẫn đầu là sư cọ CNN, mà có cả các nguyên thủ quốc gia nặng ký khác, trong đó có Pháp, Thổ, Nhật..v..v.. Đó là chưa kể khối Hồi giáo. Nhưng cho đến giờ, sau hơn 2 năm, lò lửa Trung đông đã không bùng cháy như những lời cảnh báo, mà lại có vẻ bình yên hơn bao giờ. Donald Trump lại thành công ngoạn mục. Đằng sau quyết định táo bạo, dám chịu trách nhiệm này không phải là sự bốc đồng, mà là những tính toán, cân nhắc lợi hại ngắn và dài hạn. Và người hùng thầm lặng phía sau chính là Jared Kushner, người con rể của tổng thống, với miệt mài những chuyến ngoại giao âm thầm, mệt mõi và căng thẳng đến Do Thái và các nước Hồi giáo. Nguồn: Larry De King -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 5th November 2024 - 02:27 PM |