Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Mối “bất hòa” của rượu và thuốc, Vân Vi
Tulip
post Apr 12 2017, 02:51 PM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Mối “bất hòa” của rượu và thuốc


Vẫn biết rượu và thuốc trị bệnh không thể “làm bạn”, có điều, không ít người dường như “lờ tịt” nguyên tắc đó, và kết cục là đã dẫn đến vô số tác hại.

Tương tác giữa rượu và thuốc


Uống rượu trong nhiều giờ có nguy cơ gây ra sự “cạnh tranh” giữa rượu và thuốc khi thực hiện quá trình chuyển hóa cùng các enzyme. Tương tác này kéo dài và làm tăng hiệu quả của thuốc, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể từ chính loại thuốc được sử dụng.

Uống rượu kinh niên sẽ làm kích hoạt các enzyme chuyển hóa của thuốc, sau đó các enzyme này sẽ lưu lại trong cơ thể, ngay cả khi không uống rượu, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đối với một số loại thuốc trong nhiều thời gian sau đó. Do vậy, người uống rượu kinh niên cần sử dụng liều lượng thuốc cao hơn với người không uống rượu để giúp đạt cùng một hiệu quả điều trị. Các enzyme được kích hoạt do uống rượu kinh niên có thể chuyển hóa một số loại thuốc thành hóa chất độc hại. Chúng có nguy cơ hủy hoại lá gan hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể.

Rượu có thể “khuếch đại” một số hiệu lực ngoài ý muốn đối với thuốc an thần và thuốc gây ngủ tại các vùng hoạt động não bộ. Điều này tiềm ẩn nguy cơ trúng độc cho cơ thể và những bất lợi khác có liên quan đến việc uống rượu như ngủ triền miên, hoặc kéo dài cơn say xỉn.

Những nguy cơ khi dùng thuốc với rượu


Thuốc gây mê hoặc gây tê: Với những người “nghiện” rượu, khi cần gây mê hoặc gây tê thường phải dùng liều lượng (Propofol 1) cao hơn bình thường và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến gan.

Thuốc kháng sinh: Khi “kết hợp” với rượu, một số thuốc kháng sinh như Furoxone, Grisactin, Flagyl và Atabrine - những thuốc này thường dùng để chữa bệnh lao, các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh lý đặc biệt khó điều trị ở người cao tuổi - có thể gây buồn nôn, ói mửa, nhức đầu hoặc co giật..

Thuốc chống đông tụ máu: Coumadin (có chứa thành phần Warfarin giúp chống đông tụ) là thuốc dùng để chống lại nguy cơ gây tình trạng máu đóng cục. Uống rượu có thể gia tăng hiệu lực của Warfarin trong máu đồng thời làm tăng nguy cơ xuất huyết và gây tử vong. Với người nghiện rượu, hiệu lực của Warfarin sẽ giảm và làm giảm cả sức đề kháng của cơ thể.

Thuốc chống suy nhược, trầm cảm: Uống rượu kinh niên không chỉ có nguy cơ làm tăng huyết áp mà còn có thể gây chảy máu não.

Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Thuốc có chứa thành phần Hypoglycemic (Orinase) được dùng chỉ định để giảm bớt lượng đường trong máu. Uống rượu kéo dài và uống rượu kinh niên sẽ làm giảm hiệu quả của loại thuốc này và gây tương tác với một số thuốc có công dụng tương tự, có thể dẫn đến buồn nôn và đau đầu như loại thuốc có chứa thành phần metronidazole.

Thuốc về thần kinh: Đó là loại thuốc có chứa thành phần Chlorpromazine (Thorazine) dùng để giảm bớt những cơn loạn thần kinh. Uống rượu sẽ làm giảm bớt hiệu quả giảm đau của thuốc và có thể gây khó thở.

Thuốc chữa chứng co giật: Loại thuốc chỉ định chính là chữa chứng động kinh. Uống rượu có thể dẫn đến nguy cơ gây tác dụng ngược với thuốc. Uống rượu kinh niên sẽ giảm bớt khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại những cơn động kinh khi co giật, ngay cả trong thời gian kiêng uống rượu.

Thuốc kháng Histamine: Loại thuốc có chứa thành phần Diphenhydramine (Benadryl và loại khác), không được chỉ định trong điều trị những triệu chứng dị ứng và mất ngủ. Khi uống rượu, một vài thành phần kháng Histamine của thuốc khiến người bệnh có cảm giác hoa mắt trầm trọng, hiệu lực của thuốc giảm, nhất là ở người cao tuổi.

Thuốc chữa bệnh tim: Uống rượu sẽ gây tương tác với một trong số các loại thuốc được chỉ định dùng để điều trị đau tim và hệ tuần hoàn máu, dẫn đến cảm giác hoa mắt hoặc choáng váng khi đứng. Uống rượu kinh niên sẽ giảm bớt hiệu lực của thuốc, như giảm thành phần Propranolol của thuốc Inderal chữa chứng cao máu và hiệu quả điều trị bệnh.

Vân Vi


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 25th May 2024 - 05:52 AM