Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn?, Phương Quỳnh |
Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn?, Phương Quỳnh |
May 12 2019, 09:54 AM
Post
#1
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn? Con cái chính là cuộc sống của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời. Có những lúc, chúng trở nên cáu kỉnh và quậy phá khiến bạn nổi nóng và tức giận. Thế nên có đôi khi bạn chọn giải pháp la mắng hoặc đánh đòn nếu con làm trái ý. Bạn có biết rằng việc la mắng con cái có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ? Trong thực tế cuộc sống, bố mẹ chính là tấm gương để con trẻ noi theo. Nếu bố mẹ liên tục la hét hoặc đánh con sẽ dẫn đến việc trẻ em học theo và áp dụng khi chúng lớn lên. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách dạy con đúng đắn nhé! Học cách người Inuit dạy con National Public Radio có đăng tải một mẩu tin với tiêu đề “Cách người Inuit dạy con kiềm chế cơn giận”. Mẩu tin kể về câu chuyện của Jean Briggs, một nhà nhân chủng học đã dành 30 năm sống cùng bộ lạc Inuit. Theo Briggs, những gia đình mà cô ở cùng chưa bao giờ giận dữ với cô, mặc dù cô chắc chắn chúng đã khiến họ tức giận rất nhiều lần. Họ cũng không bao giờ tức giận với con cái của mình. Thay vì nổi nóng, họ cố gắng giữ bình tĩnh và tránh cáu kỉnh hoặc thể hiện sự thất vọng trước mặt con cái. Bởi vì theo họ, trẻ em vẫn còn rất vô tư và non nớt. Cô cho biết thêm: “Họ cũng dạy con cách kiểm soát cơn giận của chính mình”. Nắm vững cách dạy con hiệu quả Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) rất ủng hộ phương pháp dạy con của người Inuit. Robert Sege, phát ngôn viên của AAP và đồng thời là bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện dành cho trẻ em trực thuộc Trung tâm Y tế Tufts ở Boston, cho biết: “Tôi nghĩ rằng những gì người Inuit đang làm là tất cả những điều mà tôi và các bác sĩ nhi khoa khác đã ủng hộ trong một thời gian dài”. Sege cho rằng cách dạy con của các gia đình Inuit rất tích cực. Thay vì la mắng con cái khi trẻ không làm gì đó, họ diễn giải cho chúng nghe về những điều họ mong muốn chúng thực hiện. Ông cho biết thêm: “Điều đó thật tuyệt. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này, theo tôi nghĩ, chính là nó khá mất thời gian. Thật ra tôi cũng không chắc đây có phải là nhược điểm hay không trừ phi bọn trẻ trực tiếp bị ảnh hưởng”. Từ lâu, AAP luôn cho rằng việc đánh đòn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế còn la hét gì sao? Theo những công bố của AAP về những cách giáo dục con cái hiệu quả cũng có đề cập về la hét. Theo đó, AAP cho rằng: “Tất cả các phương pháp kỷ luật, bao gồm các hình thức trừng phạt thân thể, la mắng hoặc làm nhục trẻ nhỏ, chỉ có hiệu quả tức thời chứ không có lợi ích lâu dài”. Sau đó, họ còn dẫn ra một số nghiên cứu để chứng minh cho luận điểm của mình. Robert Sege nói thêm: “Chúng ta không nên để nỗi sợ hãi và đau đớn xen lẫn vào mối quan hệ đáng trân trọng nhất giữa bố mẹ và con cái”. Làm cách nào để giáo dục con một cách đúng đắn? Theo bác sĩ Sege, cách giáo dục con đúng đắn là như cách mà các gia đình Inuit đang áp dụng. Xác định rõ những cách ứng xử đúng, trò chuyện với con khi chúng đến độ tuổi thích hợp, tiếp tục chia sẻ cùng con và sử dụng những câu chuyện kể để hướng trẻ theo những gì bạn muốn chúng thực hiện (hoặc muốn chúng tránh xa). 1. Dạy trẻ cách tiết chế cảm xúc Tiến sĩ Nancy Molitor, phó giáo sư khoa Tâm lý học lâm sàng và Khoa học Hành vi tại trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Hoa Kỳ), đồng ý rằng mô hình này rất phù hợp để áp dụng trong việc nuôi dạy con cái. Tiến sĩ Nancy cho biết thêm: “Khi vừa chào đời, chúng ta không hiểu nhiều về cảm xúc. Chúng ta được lập trình để cảm thụ được những cảm giác này, nhưng không thể đặt tên và xử lý chúng một cách thích hợp”. Nữ tiến sĩ này cho rằng, bố mẹ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dạy cho con cách bộc lộ cảm xúc, kể cả những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực. Cô cho biết thêm: “Các cặp bố mẹ cần hiểu rằng con họ đang quan sát và học theo cách họ xử lý cảm xúc của bản thân. Từ đó, chúng sẽ tìm ra được cách riêng để bộc lộ cảm xúc của riêng mình”. Theo hướng đó, cách mà người Inuit gạt bỏ cơn giận của mình lại có rất nhiều ý nghĩa. Thế nhưng, việc kìm chế những cảm xúc bên trong có phải lúc nào cũng tốt? Liệu trẻ em có thể học được gì đó từ việc nhìn thấy bố mẹ nổi nóng hay không? Molitor cho rằng việc con cái nhìn thấy bố mẹ nổi nóng cũng có lợi. Tuy nhiên, điều này chỉ có lợi khi bố mẹ sẵn sàng thừa nhận rằng họ đã mất bình tĩnh và nói chuyện với con về cách chúng có thể kiểm soát sự nóng nảy của mình. Thực tế là hầu hết mọi người đều mất bình tĩnh trong một số trường hợp nào đó, nhưng cuối cùng, việc phản ứng dữ dội như vậy không phải là một việc làm đúng đắn. Nữ tiến sĩ này cũng nói rằng cô không khuyến khích bố mẹ làm việc đó một cách cố ý hoặc xem đó như một bài học để con cái học hỏi theo mà quên mất đi chính mình. 2. Kể những câu chuyện mang tính định hướng Theo National Public Radio, một phương pháp hiệu quả khác mà các cặp bố mẹ Inuit đã áp dụng chính là nghĩ ra những câu chuyện sáng tạo, đôi khi đáng sợ để chi phối hành vi của trẻ con. Ví dụ như, để giữ cho trẻ em tránh xa nước, họ có thể kể cho chúng nghe câu chuyện về một con quái vật biển ẩn nấp dưới vực sâu, chờ đợi để ăn thịt những đứa trẻ nếu chúng đến quá gần. Nếu bạn lo ngại về vấn đề đạo đức trong việc dựng nên những câu chuyện vô lý này, Robert Sege cho rằng rất nhiều cặp bố mẹ sử dụng phương pháp này để thay đổi thái độ của các con mà không gây ra tác động xấu nào. Khi nói về những chi tiết xấu xa trong truyện cổ tích Grimms, ông nói: “Tôi nghĩ rằng việc này đã có một truyền thống lâu đời. Suy nghĩ của tôi không hoàn toàn giống như vậy, nhưng tôi không nghĩ làm thế có hại gì. Tôi nói như vậy bởi vì đã có rất nhiều nền văn hóa khác nhau áp dụng phương pháp này trong một thời gian dài”. Tuy nhiên, Molitor lại băn khoăn hơn nhiều về cách dạy này của các cặp bố mẹ. Bà cô từng kể một câu chuyện về quái vật nằm sẵn trong tủ thức ăn để bắt những ai dám ăn vụng. Câu chuyện này đã khiến cho cô không dám đụng vào tủ thức ăn. Cô nói thêm: “Tôi đã từng rất sợ hãi và bị chi phối bởi những câu chuyện như thế. Chúng thật sự có tác dụng. Tôi không bao giờ dám đến gần tủ thức ăn. Nhưng nó cũng khiến tôi gặp ác mộng và hay cảm thấy sợ sệt khi đi quanh nhà vào ban đêm. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy sợ khi ở một mình hoặc khi trời tối”. Việc kể cho trẻ nghe những câu chuyện như vậy có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, đặc biệt xảy ra đối với những trẻ em có tính cách nhạy cảm. Tuy nhiên, Molitor thừa nhận rằng hầu hết chúng ta đều từng được nghe kể những câu chuyện giống như thế và bây giờ, chúng ta kể lại cho con cái. Thế nhưng, những câu chuyện cổ tích chúng ta kể cũng thường mang những thông điệp đạo đức riêng. Do đó, tùy thuộc vào cách mà bố mẹ áp dụng, những câu chuyện này có thể là một công cụ hữu ích để bố mẹ định hình cách ứng xử của con cái. Nuôi dạy con theo cách người Inuit tuy khá mất thời gian, nhưng theo bác sĩ Sege, đây là một cách nuôi dạy con vừa hiệu quả vừa lành mạnh. Người Inuit không la mắng con cái, thay vào đó họ trò chuyện và kể cho chúng nghe những câu chuyện để định hướng những hành vi của chúng. Đây là một cách dạy con khá độc đáo, các cặp bố mẹ nên học hỏi theo. Phương Quỳnh -------------------- ******* |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 13th November 2024 - 05:44 PM |