Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Nghệ sĩ Năm Châu: nguồn sáng tạo vô tận cho cải lương và điện ảnh Việt Nam, Ngành Mai- Thông tín viên RFA
TốTâm
post Sep 27 2011, 07:13 AM
Post #1


Hoang vắng
***

Group: Năng Động
Posts: 528
Joined: 14-September 10
Member No.: 15,513
Country








NS Phùng Há hóa trang cho NS Năm Châu trước buổi diễn

Nghệ sĩ Năm Châu: nguồn sáng tạo vô tận cho cải lương và điện ảnh Việt Nam

Nghệ sĩ Năm Châu người gốc ở Mỹ Tho, học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu, thi đỗ bằng Thành Chung nhưng không làm việc cho cơ quan chính quyền thời Pháp, mà say mê về kịch nghệ.

Từ “Quan Âm Thị Kính” tới “Người đẹp Bình Dương”


Nghệ sĩ Năm Châu-hình cũ-Courtesy


Ông thành lập đoàn Việt Kịch Năm Châu và hoạt động mạnh thời thập niên 1940 – 1950 chuyên diễn tuồng xã hội do chính ông trước tác, tuy mang nhiều ý nghĩa, nhưng sân khấu không có gì mới lạ, thành thử ra không cạnh tranh nổi với các gánh thành lập sau này có những loại tuồng Nhật, tuồng Á Rập, tuồng hương xa. Cốt truyện các loại tuồng nói trên tuy không mang ý nghĩa thực tế, nhưng lại màu sắc, lại có những cảnh sôi động, những màn đánh kiếm, đấu dao găm, và những tuồng thuộc loại chiến tranh của gánh Hoa Sen đã thu hút hết khán giả. Thành thử ra gánh Năm Châu thưa dần người đi coi hát, khiến ông nợ nần chồng chất, bắt buộc phải cho gánh hát về nằm ụ ở trại cưa phía bên kia Cầu Bông, đường đi Bà Chiểu, Gia Định.
Tuy xuống dốc bên cải lương, nhưng Năm Châu lại làm ăn được phía bên điện ảnh, và ở lãnh vực này ông đã làm gì, thành công ra sao?
Thất bại ở cải lương, nhưng ở điện ảnh thì Năm Châu lại làm ăn khá, thành công ngay buổi đầu. Khoảng 1956 Năm Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân quay cuốn phim “Quan Âm Thị Kính”, mà thành phần tài tử nòng cốt là người trong gia đình của Năm Châu nắm trọn hết. Đào cải lương Kim Lan, em vợ của Năm Châu trong vai Bà Thị Kính là yếu tố ăn khách nhứt của phim. Ông già vợ của Năm Châu là nghệ sĩ kỳ cựu Bảy Nhiêu thì được giao đóng vai Sư Cụ chùa Vân (ngôi chùa Bà Thị Kính giả trai đi tu). Thời điểm này vàng y khoảng 3 ngàn một lượng, thế mà hãng Mỹ Vân đã trả cho nghệ sĩ Bảy Nhiêu 10 ngàn đồng để ông hy sinh bộ tóc mây đẹp đóng vai Sư Cụ.
Người ta có thể nói rằng phim Quan Âm Thị Kính thành công vượt bực về tài chánh, chiếu ở thủ đô Sài Gòn xuất nào cũng chật rạp, sau đó phim đi tỉnh khán giả lại càng đông hơn. Điều cần nói ở đây là khán giả đi coi phim Quan Âm Thị Kính đa số là khán giả của cải lương. Nhờ dịp này Năm Châu thanh toán hết nợ nần mà còn dư ra sắm xe hơi, hàng tuần đưa bà Kim Cúc đi Vũng Tàu, Long Hải nghỉ mát.
Sau cuốn phim Quan Âm Thị Kính, Năm Châu lại tiếp tục hợp tác với hãng Mỹ Vân bằng cách viết truyện phim, đạo diễn, cũng như tuyển chọn tài tử, và Thẩm Thúy Hằng trúng tuyển trong cuộc chọn lựa này. Chuyện phim thần thoại cổ tích và lấy tên nhân vật chánh là người đẹp Bình Dương đặt tên cho cuốn phim. Và sau khi làm tài tử chánh cho phim thì Thẩm Thúy Hằng được thiên hạ gọi là người đẹp Bình Dương rồi mang danh luôn. Chớ thật ra Thẩm Thúy Hằng chẳng dính dáng gì đến cái xứ có nhiều trái cây sầu riêng, măng cụt, hoặc đồn điền cao su ngút ngàn dọc theo Quốc Lộ 13, tức tỉnh Bình Dương.

Đem vọng cổ chuyển âm phim Ấn Độ!


Năm Châu-Thanh Hương -courtesy


Thành công với phim ảnh, Năm Châu thừa thắng xông lên, nhân lúc phim Nhật, phim Phi Luật Tân, phim Ấn Độ nối tiếp nhau nhập vào, ông bỏ luôn sân khấu, tuyển chọn một số người, phần lớn là trong gia đình để thành lập Ban Năm Châu và lãnh công việc chuyển âm cho các hãng nhập cảng phim. Lúc bấy giờ người trong giới cải lương ai cũng nể phục Năm Châu ở tài quyền biến tháo vát.
Cái sáng kiến độc đáo nhất của Năm Châu trong việc chuyển âm là đem vọng cổ vào phim Ấn Độ, và thiên hạ đã bất ngờ, thích thú có cảm tưởng như đang coi hát cải lương, bởi ngoài tiếng nói quen thuộc của Ban Năm Châu trong phim, giờ đây lại còn nghe 6 câu vọng cổ mùi rệu. Người ta còn nhớ khoảng 1957 cuốn phim Ấn Độ “Gió Bụi Kinh Thành” chiếu ở rạp Tân Đô, Tân Định, khán giả phải sắp hàng mua vé, do bởi phim này tài tử chính là Ganessan, một anh Bảy nhưng ca vọng cổ quá hay. Có gì đâu, tiếng hát của bài ca Ấn Độ trong phim được chuyển sang tiếng Việt với tiếng ca của vua vọng cổ Út Trà Ôn.
Sang thập niên 1960 công việc chuyển âm phim giảm bớt dần, bà Kim Cúc cộng tác với gánh Thanh Minh Thanh Nga đóng vai đào mụ (vai bà già), còn Năm Châu thì dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ. Bà Kim Cúc cũng là giáo sư dạy diễn kịch và cải lương tại trường này.
Do có trình độ và uy tín, Năm Châu năm nào cũng được bầu vào ban chấp hành Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu (Năm Châu và bà Phùng Há luôn là hội trưởng hoặc phó hội trưởng). Vào những năm cuối của thập niên 1960, Năm Châu có mấy lần làm trưởng phái đoàn Văn Nghệ Việt Nam đi Pháp, đi Anh và các nước Phi Châu, và mỗi lần đi thì trong đoàn đều có nghệ sĩ Kim Cúc, do bởi bà là nghệ sĩ được coi như sáng giá với những vai trò đào lẳng.
Thập niên 1970 bà Kim Cúc hợp tác với ban Trường Giang của nhạc sĩ Út Trong ở đài truyền hình với vai trò cố vấn và dạy nghề cho lớp trẻ. Tóm lại sự nghiệp nghệ thuật của bà Kim Cúc gắn liền với Năm Châu trong suốt cuộc đời.

Hãng phim Thẩm Thúy Hằng, và lại ra gánh


“Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng 1962- courtesy


Tuy đang là giáo sư dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ, nghệ sĩ Năm Châu vẫn hợp tác với hãng phim của Thẩm Thúy Hằng. Khi xưa Thẩm Thúy Hằng được chọn đóng vai chánh trong phim Người Đẹp Bình Dương, một phần lớn là do Năm Châu, ông chấp nhận thì mới được, vì truyện phim do ông viết, nhân vật trong phim là người của ông dàn dựng. Mà nghe nói cái tên Thẩm Thúy Hằng cũng do Năm Châu đặt, do đó mà lúc nào Thẩm Thúy Hằng cũng xem Năm Châu là bực thầy.
Đến khoảng 1970 sau cái đám cưới lớn của Thẩm Thúy Hằng với ông Nguyễn Xuân Oánh, ông này lập cho vợ hãng phim ở đường Lê Quang Định, tức thì Thẩm cô nương mời thầy Năm Châu cộng tác viết truyện phim. Nếu như cuối thập niên 1950 Năm Châu đưa Thẩm Thúy Hằng vào điện ảnh để nổi tiếng, thì sang đầu thập niên 1970. Năm Châu lại một lần nữa giúp Thẩm Thúy Hằng làm giàu. Ông đã viết truyện phim “Chiều Kỷ Niệm” và chọn kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với người đẹp Bình Dương. Nghe nói phim chiếu khai trương 2 tuần đã lời trên 10 triệu.
Hội thập niên 1940 Năm Châu từng mang đoàn hát ra Bắc, có lần gánh hát rã ngoài đó! Có người muốn giúp ông có tiền vê Nam nhưng sợ ông tự ái, nên mời ông ca bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sĩ Sáu Lầu (tiền thân của bản vọng cổ), nói rằng để thu thanh dĩa hát. Nhưng nhiều năm sau vẫn không thấy dĩa hát nào.
Năm 1965 được Bộ Xã Hội bảo trợ, Năm Châu lại một lần nữa lập gánh cải lương lấy tên đoàn Ánh Chiêu Dương, và đây là lần lập gánh cuối cùng trong cuộc đời làm nghệ thuật của Năm Châu. Đoàn khai trương tại rạp Thống Nhứt với vở tuồng xã hội “Nước Biển Mưa Nguồn”.
Sau 1975 do tuổi già, vợ chồng Năm Châu, Kim Cúc không một hoạt động văn nghệ nào nữa, nên các nghệ sĩ trẻ thường rủ nhau đến nhà thăm vợ chồng ông. Trước ngày mất, Năm Châu nằm ở bệnh viện Đồn Đất, nhạc sĩ Nguyễn Hiền có đến thăm ông tâm sự… Còn bà Kim Cúc thì cũng đi theo ông chồng vài năm sau đó.



--------------------

Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 20th May 2024 - 08:55 AM