Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời, Đ D |
Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời, Đ D |
Jan 23 2012, 07:31 AM
Post
#1
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
Cố nhạc sĩ Nhật Ngân. (Hình: RFA) Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời Thành Kính Phân Ưu cùng Tang Quyến Nhạc sĩ Nhật Ngân LITTLE SAIGON - Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 21 tháng 1, hưởng thọ 70 tuổi, theo lời nữ sĩ Quỳnh Giao, cháu gọi nhạc sĩ này bằng cậu họ, xác nhận với báo Người Việt. Nhạc sĩ Nhật Ngân, tên thật Trần Nhật Ngân, là tác giả nhiều nhạc phẩm nổi tiếng trước và sau năm 1975, như “Xuân Này Con Về, Mẹ Ở Ðâu,” “Xuân Này Con Không Về” và “Qua Cơn Mê” (hai bài này viết chung với Trần Trịnh và Lâm Ðệ), “Lính Xa Nhà,” “Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về,” “Một Mai Giã Từ Vũ Khí” (lấy tên tác giả Ngân Khánh, tên con gái ông)... Một bài hát sáng tác sau 1975 cũng nổi tiếng một thời là “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh”. Ông sáng tác hơn 200 ca khúc, gồm nhiều thể loại, từ nhạc tình cảm, thiếu nhi, lính và quê hương. Ông cũng phổ thơ và đặt lời Việt cho nhiều bản nhạc ngoại quốc. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài phát thanh RFA năm 2008, nhạc sĩ cho biết bài “Tôi Ðưa Em Sang Sông” cũng do ông sáng tác, và là tác phẩm đầu tay, có sự đóng góp của nhạc sĩ Y Vân. “Khung cảnh bản tình ca này là bến đò An Hải trên sông Hàn, Ðà Nẵng. Năm 1960, danh phận chưa có, chàng trai đành ngậm ngùi khi nghe tin người yêu phải theo lời gia đình, đi lấy chồng. Ghi lại tình cảm của mình qua nhạc bản này, viết xong Nhật Ngân gửi vào Sài Gòn nhờ một nhạc sĩ đã có tên tuổi là Y Vân phổ biến giùm. Y Vân sửa đổi vài câu cho hợp với đường lối của Bộ Thông Tin khi đó, rồi ghi tên người em là Y Vũ vào chung với Nhật Ngân,” theo tường thuật của RFA. Nhạc sĩ Nhật Ngân là người gốc Bắc, theo ông cho RFA biết. Cha ông hồi xưa là công chức, đến năm 1952 đổi vào Huế và đưa cả gia đình vào. Thành ra, nhạc sĩ Nhật Ngân lớn lên ở Huế, rồi vào Ðà Nẵng học trung học. Ông kể: “Cái gắn bó của tôi với Quảng Nam-Ðà Nẵng thì hơi nhiều, và cứ mặc nhiên là những người nào ở Quảng Nam-Ðà Nẵng họ quý mến mình, họ gắn cho mình là dân xứ Quảng thì tôi nghĩ cái đó cũng chẳng thành vấn đề gì, tại vì cả một cái thời tuổi trẻ của tôi ở trung học cũng như là đi vào văn nghệ, thành tôi rất yêu mến xứ Quảng Nam-Ðà Nẵng.” Nhạc sĩ cũng cho biết số bản nhạc ông sáng tác ở hải ngoại nhiều hơn thời kỳ trong nước trước năm 1975. “Bài tôi viết ở hải ngoại nhiều hơn số bài tôi viết ở trong nước tại vì từ năm 1975 thì tôi đâu có được viết đâu. Tới năm 1982 ra khỏi nước, tôi mới bắt đầu viết lại, thành ra là số bài ở ngoài này tính ra có thể gấp ba lần những bài tôi đã viết ở Việt Nam,” nhạc sĩ nói với RFA. Năm 1992, nhạc sĩ bị bệnh, phải đi mổ, cắt đi 2/3 bao tử bị ung thư. Trước khi qua đời, ông vẫn tập thể dục mỗi sáng vài giờ với khí công, dưỡng sinh và quần vợt. Ngoài sáng tác, ông cũng là giám khảo nhiều cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do các cơ quan truyền thông vùng Little Saigon tổ chức. Hồi cuối năm 2011, ông đã không thể tham gia làm giám khảo cuộc thi Giọng Ca Vàng do đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia tổ chức, vì bị bệnh nặng vào phút chót. -------------------- Cõi mơ |
|
|
Jan 23 2012, 07:37 AM
Post
#2
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
Cố nhạc sĩ Nhật Ngân. (Hình: RFA) Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời Hưởng thọ 70 tuổi. ( 21/1/2012.) Thành Kính Phân Ưu cùng Tang Quyến Nhạc sĩ Nhật Ngân Nhạc sĩ Nhật Ngân là tác giả một ca khúc nổi tiếng " Tôi đưa em sang sông"(viết cùng với Y Vũ), Mưa Trên Biển Vắng (ca si Ngoc Lan), Qua Cơn Mê (Trịnh Lâm Ngân),Như Đá Đơm Bông ( Huong Lan), **** Thy Nga, phóng viên đài RFA Sau biến cố 30-tháng Tư 1975, Nhật Ngân xoay sở kiếm sống, và cùng với một số nghệ sĩ trong hoàn cảnh tương tự, đi các tỉnh, hát “chui”. Buổi sáng ở bến đò Vạn Giả. Tình trạng u ám như vậy nhưng ông vẫn không e sợ mà viết lên điều chất chứa trong đầu óc mọi người “Anh giải phóng tôi, hay tôi giải phóng anh?”. Ca khúc châm biếm chế độ này, được nhiều người biết, nhờ chuyền tay nhau. Năm 1982, Nhật Ngân vượt biên một mình. Đến được Thái Lan nhưng phải ở trại tỵ nạn, tới năm 84 được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ vào Mỹ. Một thời gian sau, ông đến ở chung nhà với nghệ sĩ Nguyễn Long tại vùng Quận Cam, Nam California. Xa quê hương, xa vợ con, Nhật Ngân vùi đầu vào làm việc, và vẫn cố gắng sáng tác. Nhạc bản đầu tiên của Nhật Ngân tại hải ngoại là “Hương” dựa trên một bài thơ của Nguyễn Long. “Hương” Nguyễn Hưng hát …Kỷ niệm với ca sĩ Ngọc Lan Nhật Ngân cũng tiếp tục việc đã làm từ trước 1975 là đặt lời Việt cho nhạc ngoại quốc. Ông thuật lại là có cuốn CD gồm cả chục nhạc khúc Pháp như “Joe le Taxi”, … để giọng hát Ngọc Lan trình bày. Thy Nga: Điều mà tôi muốn khuyên các bạn trẻ là phải nghe những người mà hát nhạc Việt chuẩn, nghe nhiều để mà thấm cái tiếng Việt vào với trong người. Khi hát mà mình đã thấm cái tiếng Việt vào thì mình hát nó ra hồn nhạc lắm. Nhạc sĩ Nhật Ngân Ngọc Lan có giọng hát trữ tình, giọng hát thanh và quý phái, thế nhưng cô ấy lại đoản mệnh. Anh có kỷ niệm nào về người nữ ca sĩ ấy không ạ? Nhạc sĩ Nhật Ngân: Tôi có nhiều kỷ niệm về Ngọc Lan lắm. Phải công nhận là: Người mà trân trọng âm nhạc, trân trọng cái nghề nghiệp của mình, tôi phải nói là Ngọc Lan. Một bài hát tôi đưa cho Ngọc Lan, hoặc bất cứ một nhạc sĩ nào đưa cho Ngọc Lan thì cô ấy đều tập dợt kỹ lưỡng, cô ấy tìm hiểu sâu sắc từng cái ý của bài hát, cách luyến láy, mọi cách để diễn tả bài hát cho hay. Khi mà cô ấy ra đi, tôi rất tiếc. Ngọc Lan ra đi, tôi nghĩ là một sự mất mát cho rất nhiều nhạc sĩ, trong đó có tôi. Khoảng giữa thập niên 1980, các bài do Ngọc Lan hát và diễn trên Vidéo tape làm say mê biết bao người. Mời quý thính giả và các bạn thưởng thức ca khúc “Mưa trên biển vắng” Nhật Ngân viết lời Việt … Năm 1990, vợ con ông sang đoàn tụ. Cô con gái lớn, Ngân Khánh theo chân bố vào lãnh vực âm nhạc, và đã tốt nghiệp Piano tại đại học Fullerton. Hiện, Ngân Khánh dạy Piano tại Học Khu, nơi cả gia đình định cư. Như có nói ở phần trước, nhạc sĩ Nhật Ngân ghi tên Ngân Khánh dưới các bài “Một mai giã từ vũ khí”, “Cám ơn” cũng như vài tình khúc. “Một mai giã từ vũ khí” qua giọng hát Thái Thanh … Viết chung với nhạc sĩ Trần Trịnh thì lấy bút hiệu Trịnh Lâm Ngân. Hồi đó, Trần Trịnh là chồng của ca sĩ Mai Lệ Huyền, và chính Trần Trịnh đã cùng với Nhật Ngân tạo ra việc Mai Lệ Huyền hát kích động nhạc với Hùng Cường. Các bút hiệu khác của Nhật Ngân là Song An, và Phan Trần (khi viết với Mặc Thế Nhân). Trong sinh hoạt văn nghệ, Nhật Ngân không những viết nhạc mà với chiếc guitar, còn đàn hát nữa. Từ năm 1987, ông làm Giám khảo nhiều cuộc tuyển lựa ca sĩ Giải Tượng Vàng tổ chức tại San Jose, Bắc California. Từ năm 93 thì tham gia Trung tâm Thúy Nga trong việc viết nhạc cảnh, nhạc khúc mà chương trình nào cần.Lời khuyên cho các ca sĩ trẻ Ông cũng hướng dẫn những ca sĩ trẻ, và tiếp tay chấm thi trong kỳ “Paris by Night / Talent show 2007”. Thy Nga hỏi tiếp nhạc sĩ Nhật Ngân là qua các dịp tiếp xúc với những người trẻ mang ước muốn trở thành ca sĩ, hay là mới bước vào con đường ca hát, ông nhận định thế nào về triển vọng của họ: Nhật Ngân: Dạ thưa chị Thy Nga, các giọng ca trẻ ở bên này (Mỹ) phần lớn, họ hát có giọng lắm nhưng mà phát âm tiếng Việt thì thường là không có chuẩn. 10 người thì có thể có 1, 2 người phát âm tương đối chuẩn, thì đó là những người mới từ Việt Nam sang, chứ các em lớn lên ở đây, có giọng hát rất tốt nhưng khi phát âm thì không rõ lời Việt. Với lại, không có cái hồn của nhạc Việt. Tại vì các cô các cậu không hiểu rõ cái nội dung của bài hát. Vốn tiếng Việt yếu quá vì vậy diễn tả bài hát không trọn vẹn được. Theo tôi nghĩ, muốn hát nhạc Việt thì phải hát cho rõ để cho mọi người nghe mà hiểu được cái nội dung bài hát. Cái thứ hai nữa là phải lựa bài hát phù hợp với giọng của mình. Thường thường, các cô các cậu trẻ bên này thấy người ta hát hay cái bài đó, thì tưởng là mình cũng hát hay nhưng mà thật sự, khi lựa bài để ra hát thì không hợp với giọng của mình. Thành ra thường thường bị chấm ít điểm là tại vì lựa bài không đúng, với lại không phát âm chuẩn tiếng Việt. Điều mà tôi muốn khuyên các bạn trẻ là phải nghe những người mà hát nhạc Việt chuẩn, nghe nhiều để mà thấm cái tiếng Việt vào với trong người. Khi hát mà mình đã thấm cái tiếng Việt vào thì mình hát nó ra hồn nhạc lắm. Còn mình hát nhạc Việt mà cứ như là một người ngoại quốc hát nhạc Việt thì đã không dẫn dắt được người nghe, mà còn làm cái bản nhạc đó hư đi. Ngoài ra, nhạc sĩ Nhật Ngân còn tham gia tích cực cho sinh hoạt văn hoá của đồng hương vùng Quảng Đà. Lâu nay, ông là Trưởng ban Văn nghệ Hội Cựu Học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng, và Hội Quảng Đà / Nam California. “Bao giờ gặp lại em” … Ca khúc “Bao giờ gặp lại em” qua giọng hát Khánh Ly kết thúc chương trình về nhạc sĩ Nhật Ngân. Thy Nga hẹn tái ngộ quý thính giả vào kỳ tới. -------------------- Cõi mơ |
|
|
Jan 23 2012, 07:43 AM
Post
#3
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
-------------------- Cõi mơ |
|
|
Jan 23 2012, 07:45 AM
Post
#4
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
-------------------- Cõi mơ |
|
|
Jan 23 2012, 12:49 PM
Post
#5
|
|
Đào Hoa Nữ Group: Năng Động Posts: 2,668 Joined: 16-April 08 Member No.: 24 Country |
. . LanKhanh xin chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Nhật Ngân Cầu nguyện linh hồn của ông sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc . . . . |
|
|
Jan 31 2012, 07:02 AM
Post
#6
|
|
Newbie Group: Members Posts: 5 Joined: 11-January 12 Member No.: 90,558 Country |
RIP Nhật Ngân
Mình rất thích bài XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ do CS Duy Khánh hát |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 12:30 PM |