Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Hôn chân người lạ có ý nghĩa gì?, Tom Chatfield
lalan
post Apr 8 2016, 02:21 PM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country




Hôn chân người lạ có ý nghĩa gì?


Giáo hoàng Francis cử hành nghi thức rửa chân tại trung tâm tỵ nạn Castelnuovo di Porto gần Rome vào 24/3/2016

Giáo hoàng Francis cầu phúc và hôn chân của những người tỵ nạn Công giáo, Ấn giáo và Hồi giáo hồi tuần vừa qua. Trong các bức hình về nghi thức này, Kelly Grovier thấy sự phản chiếu của một bức tranh của Palestine năm 1925.


Rất ít nghi thức lại lâu đời hoặc gợi nhớ như việc rửa chân. Nếu việc này lại kết thúc bằng một cái hôn đằm thắm thì hành động này vượt khỏi sự khiêm tốn thuần túy để thành một cái gì rất đỗi thân thương. Lại thêm một việc hơn cả sự thương yêu mạnh mẽ làm rung động trái tim từ những ảnh tuần này chụp Giáo hoàng Francis rửa chân cầu phúc cho những người Công giáo và không theo Công giáo tại một trung tâm tị nạn ở ngoại ô Rome.


Những tấm hình này thách thức những định kiến văn hoá, là định kiến đưa lại cảm giác hết sức nhẹ nhõm khi hình ảnh được đi kèm với một tranh vẽ hấp dẫn và ít được biết đến vẽ ở Palestine năm 1925.

Tập quán rửa chân được Giáo hoàng tiến hành hàng năm vào ngày Thứ Năm linh thiêng (trước lễ Phục Sinh ba ngày) làm theo việc làm của chúa Giê Su đối với 12 tông đồ tại Bữa Ăn Tối Cuối Cùng. Mặc dù được tiến hành hàng năm nhưng nghi thức năm nay lại đặc biệt sâu sắc.


Đây không chỉ là dịp đánh dấu việc phụ nữ lần đầu tiên có mặt trong trong hành lễ của Giáo hoàng mà nó được cử hành chỉ 48 giờ sau khi Tổ chức dân quân Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Bỉ. Vì việc giết chóc kinh khủng này, việc giáo hoàng mời 12 người di cư, gồm cả 3 người hồi giáo từ Mali, Pakistan, và Syria, để tham gia nghi lễ là một sự thách đố tình thương, nhắm tới cả những kẻ khủng bố và những người sợ làn sóng nhập cư vào châu Âu.


Họa sĩ Anh David Bomberg vẽ tranh Rửa Chân năm 1925

Chụp ảnh người lãnh đạo cao quý của một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới phủ phục trước những người xa lạ vô gia cư, bức ảnh này trong tuần đã bất chấp những giả định của chúng ta về tôn ti xã hội. Nó làm ta nhớ biết bao các tranh trong lịch sử nghệ thuật Mary Magdalene xức dầu thơm và dùng nước mắt rửa chân cho chúa Giê Su và tranh bản thân Giê Su rửa chân các tông đồ của mình.


Thực vậy, gần như mọi người, từ Giotto đến Tintoretto, từ Fra Angelico đến Ford Maddox Brown, từ Rembrandt đến Blake đã đề cập đến những chủ đề này. Nhưng dù những tranh mô tả truyền thống những cảnh trong kinh Tân Ước có đẹp đến đâu, sau hàng thế kỷ rọi sáng, thì việc lặp lại một câu chuyện tôn giáo đã quá quen thuộc cũng làm ta chán mắt.

Ngược lại, một cách hành xử ít được biết đến về chủ đề này của nghệ sĩ Anh David Bomberg, “Rửa chân” (năm 1925), cho ta một cách nhìn nhận mới. Tranh của Bomberg dựa vào tác động thờ ơ của hai người, bị che mặt không rõ là ai, tham gia vào nghi lễ. Do bị mờ nhạt vì định kiến và sợ hãi, mắt ta có thể dễ dàng lầm tưởng những khuôn mặt dưới mũ chùm đầu với những nghi phạm khủng bố ngày nay.


Thực tế tranh của Bomberg vẽ lại một cảnh thực mà nghệ sĩ đã trải nghiệm trong một nhà thờ thế kỷ 12 của quận Armenian của Jerusalem năm 1925: Giám mục xức nước thơm vào chân của Giáo trưởng của Jerusalem.


Chỉ có một người cư xử đáng nghi vấn là họa sĩ, ông đã tự lẻn vào nhà thờ. Được trình bày cạnh nhau, ảnh giáo hoàng Francis của tuần này và tranh của Bomberg giúp chúng ta làm sạch tâm hồn khỏi những định kiến quá cũ.


Kelly Grovier


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 08:50 PM