Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
HươngQuê doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
HươngQuê
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: France
Statistics
Joined: 1-June 08
Profile Views: 892*
Last Seen: Private
Local Time: Apr 28 2024, 08:39 AM
438 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
Contact Private
* Profile views updated each hour

HươngQuê

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
12 Jul 2008
Cuộc Đời Đức Phật
Tác giả: A . F . Herold
Dịch giả: Tịnh Minh

Lời Tựa


CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT đây không phải là một tác phẩm hư cấu, và tôi nghĩ tốt hơn là nên đề cập đến những cuốn sách mà xưa nay tôi thường tham khảo nhất.

Tôi đã phần lớn dựa vào tác phẩm LALITA VISTARẠ Đó là một tuyển tập ghi chép lộn xộn về những truyền thuyết và những thiên khảo luận có tính cách kinh viện; tuy nhiên, nhiều truyền thuyết quí báu nói về nguồn gốc, về tuổi thơ và tuổi xuân của Phật vẫn được duy trì trong những trang sách này, và ở đây, cũng vậy, chúng ta còn biết thêm về việc giáo dục và những việc hành xử ban đầu của Ngài.

Tôi cũng đã phần lớn sử dụng thi phẩm trác tuyệt BUĐHACARITA của Asvaghosa, ở một vài chương tôi đã trích lại hầu như nguyên văn từng dòng từng chữ. Thi phẩm BUĐHACARITA do Ẹ B. Cowell xuất bản.

Về CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT, tôi đã ghi thêm vài truyện bổn sanh (Jatakas). Đây là những truyện mà Phật nhớ lại những tiền kiếp xa xưa của Ngài. Một số truyện như thể cũng sẽ được tìm thấy trong tuyển tập bao quát AVADANASATAKA.

Hai tác phẩm hiện nay: cuốn Đức Phật (LE BOUĐHA) của H. Oldenberg, do Ạ Fourcher dịch, và cuốn Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (HISTOIRE DU BOUĐHISME DANS L'INDE) của H. Kern, do Gédéon Huet dịch, cũng như những khảo luận khác được đăng tải trong các tạp chí khoa học đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Vì thế, khi động đến truyện Visvantara, tôi lại nhớ đến bài Sogdian của R. Gauthiot được đăng trong tạp chí Á Châu (JOURNAL ASIATIQUE).

Cuối cùng, tôi thật là đắc tội vong ân bội nghĩa sâu dày nếu tôi không bày tỏ lòng biết ơn anh bạn cố tri Sylvain Lévi của tôi, người đã rộng lượng và đã tận tình khích lệ tôi rất nhiều.

Ước mong độc giả sẽ cảm thấy thích thú khi đọc tự truyện tuyệt diệu về hoàng tử Tất Đạt Đa, người, qua thiền định, có thể đạt đến trí tuệ tối thượng này.

A. F. HEROLD


11 Jul 2008
Anh Giả Điếc


Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ "sáng tai họ, điếc tai cày",
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Toạ trung đàm tiếu, nhân như mộc
Dạ lí phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi vườn sau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu.
Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu;
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.


--------------------

Bồ Tiên Thi

Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
"Bồ tiên thi" lại lấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu!
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc,
Không khéo mà roi nó phết cho.


---------------

Chợ Đồng

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới.
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.


----------------

Chơi Chợ Trời Hương Tích

Ai đi Hương Tích chợ trời đi!
Chợ họp quanh năm cả bốn thì.
Đổi chác người tiên cùng khách bụt,
Bán buôn gió chị lại trăng dì.
Yến anh chào khách nhà mây tỏa,
Hoa quả bày hàng điếm cỏ che.
Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ.
Bán mua mặc ý muốn chi chi.


-------------------

Chơi Núi Non Nước

Chom chỏm trên sông đá một hòn,
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ,
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.
Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch,
Hồn câu Thái phó tảng rêu tròn.
Trải bao trăng gió xuân già giặn,
Trời dẫu già, nhưng núi vẫn non.


10 Jul 2008
Giải Pháp Dùng i-ngắn Thay Cho y-Dài


* Nguyên Nguyên


Hầu như những ai thích đọc sách báo chữ Việt đều biết rằng vào khoảng giữa thập niên 1960, ở Sàigòn trở lại hiện tượng cổ súy mọi người dùng chữ I (i-ngắn) thay cho chữ Y (y-dài). Thí dụ thông thường người ta viết “tôi có yêu một người đàn ông Mỹ”, những người thích i-ngắn sẽ viết: “tôi có iêu một người đàn ông Mĩ”.

Người cổ võ mạnh mẽ nhất là nhà văn Nguyễn Hữu Ngư. Ông này mê cái mốt i-ngắn dữ dội đến độ dùng bút hiệu thường trực là Nguiễn Ngu Í. Nguyễn Ngu í chơi thân với học giả Nguyễn Hiến Lê cho nên chẳng bao lâu sau, người ta thấy học giả họ Nguyễn tiếp tục lăng xê mốt i-ngắn. Và từ khoảng thập niên 1970 cho đến cuối đời, các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê đều được in với các từ dùng Y thành ra i-ngắn hết. Chỉ trừ họ Nguyễn của tiên sinh không thấy thay đổi chữ Y ra I (Nguiễn) thôi.

Thật ra cái mốt i-ngắn này đã xuất hiện từ lâu, cả thế kỉ trước. Người đầu tiên có tên tuổi lăng xê mốt i-ngắn chính là Paulus Huình Tịnh Của - một trong những cộng sự viên đắc lực của Petrus Trương Vĩnh Ký trong việc viết bài vở và điều hành tờ báo dùng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước Nam: Gia Ðịnh Báo (khai sinh năm 1865). Sau đó Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí – qua nhiều tác phẩm được tái bản bên ngoài Việt Nam trong vài năm gần đây – cũng rất thích dùng i-ngắn thay cho y-dài.

Sở dĩ nhiều người thấy khó chịu “ngứa tay” trước tình huống Y-dài bởi lẽ, trừ một vài trường hợp ở cuối từ, Y-dài có phát âm y hệt như i-ngắn. Y-dài trong quốc ngữ đã bị các tác giả Bồ Ðào Nha và Pháp “vô hiệu hoá” âm Yờ như trong hầu hết các sinh ngữ trên thế giới: Yes, Yell, Yesterday, Yoga, Yul Brynner, Yahoo, Yamaha, Yashika, Fuji-yama, Yang Gui Fei (Dương Quí Phi), Yan Bo (yêm bác, sau này thành: uyên bác), Yang Guo (Dương Qua), . . . Ðứng đầu từ, Y-dài phát âm y hệt như I: “Tôi yêu tiếng nước tôi . . .”, yên phận thủ thừa, yếm thế, Yên Bái, . . . đều có thể viết và đọc i hệt: Tôi iêu, iên phận, iếm thế, Iên Bái, ...

Thành ra bất cứ những nhà thẩm quyền nào về tiếng Việt cũng khó bài bác hoặc “ra lệnh” dẹp cái mốt chữ i-ngắn này đi. Lúc nào cũng có những nhà văn những nhà nghiên cứu thích dùng i-ngắn thay cho y-dài. Con số những người thích dùng i-ngắn này không nhiều nhưng cũng vừa đủ để những người thích đọc sách báo không khỏi tránh được để í: “À, tác giả này thích dùng i-ngắn đây”. Thêm một quan sát: Rất ít khi thấy một nhà văn phái nữ thích yùng i-ngắn thay cho y-dài.
Mốt thay y bằng i luôn luôn vẫn âm ỉ từ xưa đến nay. Từ lúc chữ quốc ngữ được phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỷ 19 cho đến thế kỉ 21 hiện tại. Một số người thích, nhưng có vẻ đa số người đọc lẫn người viết đều không mấy thích cái mốt này. Ðặc biệt gần như không có một nhà văn phái nữ nào lại thích mốt i-ngắn. Lí do dùng để hỗ trợ cho sở thích dùng i-ngắn rất ít, nhưng có rất nhiều lý lẽ để bài bác việc dùng i-ngắn thay y-dài.

Lý do hiển nhiên nhất để không dễ chấp nhận i-ngắn ngoài chuyện thấy nó “kỳ kỳ” nằm ở chỗ i-ngắn không thể hoàn toàn thay thế cho y-dài. Ai muốn chỉ trích i-ngắn rất dễ. Chỉ cần đem ra tên của người ca sĩ có gốc “Bến Ngự Sông Hương” là xong. Nếu đổi y thành i chắc phải gọi tên ca sĩ Thanh Thúy thành Thanh Thúi sao? Nhỡ Thanh Thúy có than phiền hay đi kiện cáo thì làm sao đây? Ngoài Thúy ra còn những tên đẹp khác như Thủy, như Thùy, như Súy, v.v. nếu phải dùng i-ngắn xem ra không được ổn chút nào hết: Thủi, Thùi, Súi.

Do đó, cộng với tính bảo thủ sẵn có đối với ngôn ngữ - nhất là trong tiềm thức “di truyền” ngàn đời đã quá mệt mỏi với tính cách lộn xộn, thiếu điển chế của chữ Nôm (một loại chữ thiếu tiêu chuẩn đánh vần, mạnh ai nấy viết) – lúc nào việc “truyền bá” mốt i-ngắn cũng bị hãm bớt lại. Những người thuộc trường phái của mốt-i cũng không chịu thua. Họ thường trích dẫn quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu của học giả Dương Quảng Hàm, trong đó họ Dương có viết đại khái rằng dùng i thay cho y cũng không sao. Tuy nhiên, ta cũng có thể nhận thấy có một số từ không thể được tự do thay thế qua lại giữa Y và I:

Thí dụ:

“Lý do” có thể thay bằng Lí do. Nhưng “Nói lí nhí” khó được thay bằng “nói lý nhí” hay “nói lý nhý”

“Trí tuệ” không thể thay bằng “Trý tuệ” mặc dù âm hưởng hoàn toàn như nhau.

“Con chí” không bao giờ viết bằng “con chý”.

“Ý chí” rất khó viết thành “Í chý”

Ta cũng để ý âm i, âm í gần như dùng để chỉ cái gì nho nhỏ: nhỏ li ti, nói năng lí nhí, viên bi, nhi đồng, đào nhí, vi khuẩn, phép tính vi tích phân, tí hon, ông Phụng nhí - để phân biệt với một ông Phụng khác lớn tuổi hơn, hoặc to con hơn.

Vấn đề then chốt của i-ngắn tựu trung vẫn là thay cho Y trong vị trí cuối của một số từ như ThúY Kiều, SuY đoán, thấY, v.v. Nan đề này xưa nay vẫn chưa được trường phái i-ngắn giải quyết ổn thoả.

Sau đây xin đề nghị một giải pháp dùng i-ngắn hoàn toàn thay cho y-dài. Y đứng trước từ hoặc đứng cuối từ đều có thể được thay thế bằng I.

Trước hết thử quan sát một vài nguyên âm đôi (“nhị trùng âm”) như “ươ” trong từ như “hướng” hay “hưởng”. Thử để ý ảnh hưởng của vị trí dấu sắc hoặc dấu hỏi trên chữ Ư hay Ơ. Dấu nằm ở đâu trên các nhị trùng âm?

Nếu dấu nằm trên Ư: hướng sẽ đọc ra hứ-ơng chứ không phải hư-ớng. Hứơng có dấu trên Ư (hứ-ơng) có vẻ âm sắc không sâu bằng dấu trên Ơ (hư-ớng) và chỉ nghiêng về sắc hơn hương không-dấu một chút ít thôi. Do đó âm “hướng” thật sự đọc ra “hướng” chính nhờ phần lớn ở dấu đặt trên chữ Ơ đi sau chứ không phải trên Ư đi trước. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ có thể nhận ra một bảy một mười thôi.

Tương tự ta có thể thử nghiệm các âm đôi như Phường thành ra Phừ-ơng và Phư-ờng. Tượng thành ra Tự-ơng và Tư-ợng. Thưởng ra Thử-ơng và Thư-ởng. Ta sẽ thấy ngay có một khác biệt nhưng rất ít. Dấu để vào âm sau của nhị trùng âm vẫn “đúng” hơn so với đặt trên âm trước. Trên Ơ đúng hơn trên Ư. Nhưng nếu có đánh sai chỗ cũng không sao. Thật chính xác: Âm phát tùy vào vị trí của dấu trên nhị trùng âm của tiếng Việt.

Áp dụng quan sát này với các nhị trùng âm tận cùng bằng Y như Thúy, Thủy, Thùy mị, Tùy nghi – ta để í khác với nhị âm ƯƠ nhị âm UY thông thường có dấu đánh trên âm đi trước: ThÚy, đánh sắc trên U chứ không trên Y. Ðó chính là điểm mấu chốt trong nan đề i-ngắn. Ðó cũng là một điểm rất ngẫu nhiên và trớ trêu bởi nó ẩn mình trên chính tên người cổ suý trường phái chữ-I: Dấu nó nằm chình ình ngay trong tên Í của nhà văn Nguiễn Ngu Í.

ÐÁNH DẤU TRÊN NGAY CHỮ I SẼ GIẢI QUYẾT ÐƯỢC VIỆC THAY THẾ CHỮ Y Ở CUỐI TỪ BẰNG I-NGẮN.

Thanh Thúy nếu muốn thay Y phải viết Thanh Thu-Í: Thanh Thuí.

Tương tự:

Thủy (nước) viết theo mốt-i sẽ viết: Thu-Ỉ (Thuỉ)

Thùy mị => ThuÌ mị

Trọng Thủy => Trọng ThuỈ

Mày tao => MaÌ tao

Cổ xúy => Cổ xuÍ

Tủy sống => TuỈ sống

Tùy nghi => TuÌ nghi

Mầy tao => MâÌ tao

Thế còn những từ như SUY Ðoán, TUY nhiên, thì sao?

Thay Y bằng I ở cuối nhị âm không dấu vẫn bị mất hiệu quả: SUY thành SUI.

Nhớ ngày xưa đi học tiểu học các Thầy các Cô thường gọi Y là Y-cà-réc (Y-grecque – Y của tiếng Hy-Lạp). Ngày nay người ta thường gọi nó là Y-dài, hay I-dài. Dài thế nào? Dài hơn I là đủ. Dài nhưng đủ sức “khoá” lại nguyên âm nằm trước nó.

Do đó khi gặp phải một âm cuối Y của một từ không dấu, muốn thay Y bằng I người ta cần đến hai chữ I viết liền nhau: Y thay bằng II.

SuY đoán => SuI-I đoán, suii đoán

TuY nhiên => TuI-I nhiên, tuii nhiên

SaY sưa => SaI-I sưa, saii sưa

ThaY thế => Thaii thế

Bệnh SARS hay lâY => Bệnh SARS haii lâii

MaY mắn => Maii mắn

Tóm tắt: Muốn thay Y-dài bằng I-ngắn ở cuối từ:

(i) Nếu từ có dấu: chuyển dấu qua chữ I nằm ở cuối

(ii) Nếu từ không có dấu: thay Y bằng 2 chữ I viết kế nhau.

Thí dụ thêm:

Sức Mấy => Sức MâÍ. Ðể ý trong MâÍ có hai dấu, dấu mũ ^ dành cho a và dấu sắc

dành cho I.

NaY mai => Naii mai

HaY quá => Haii quá

Vẫn còn một trục trặc, một lổng chổng. Ðó là trục trặc với truyền thống văn hoá người Việt.

Trục trặc ở từ Yêu viết thành Iêu có lẽ không quan trọng lắm. Bởi có “yêu” thì cũng có “không yêu” theo kiểu Nhị Nguyên của nhà Phật, hoặc “hết yêu”, hay “yêu rất nhiều người”. Hay trong lúc “đang yêu” chợt thấy người mình yêu đôi khi cũng giống như “yêu” như “quỷ”. Tức nếu đổi YÊU ra IÊU có vẻ không va chạm đến nền tảng văn hoá, vì theo thông thường Yêu rất khó mang nghĩa tuyệt đối và luôn luôn có thể dùng những từ khác để thay thế cho Iêu (như THƯƠNG, MẾN, MÊ MỆT,. . . chẳng hạn).



Nhưng có một điểm lổng chổng khác nằm trong cốt lõi của văn hoá nước Việt. Ðó là THẦY, một từ hàm chứa nhiều truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa. “Thầy” nằm ngay trong trục “quân sư phụ” của hệ thống Khổng Mạnh và cũng là từ dùng để gọi Thân Phụ (Cha) trong nhiều gia tộc - nhất là ở phía Bắc. Theo mốt i-ngắn Thầy sẽ được viết thành ThâÌ. Nó kỳ kỳ làm sao.

Người ta có thể thấy 3 điểm chính khiến những người “iêu-i-ngắn” có lẽ phải khựng lại:

1. Qua kinh nghiệm mạnh ai nấy viết tả-pín-lù của chữ Nôm trên 1000 năm, bất cứ khuynh hướng mới mẻ nào trong chữ quốc ngữ cũng đều bị nghiệm xét kĩ lưỡng.

2. Thật ra I-ngắn và Y-dài cho dù mang âm vận như nhau cũng không thể luôn được tự do hoán chuyển lẫn nhau: Không thể viết Í Chý, con Chý, Lý lắc, Trý tuệ, Lý nhí, Thý dụ, v.v. Hoặc, viết ra thấy nó làm sao âí: Lí trí, í chí, ỉ lại, v.v.

3. Ðặc biệt các nhà văn nữ phái có vẻ không thích i-ngắn thế y-dài.

Mặc dù một giải pháp đã được đưa ra trong bài để i-ngắn hoàn toàn thaii thế được y-dài - với hi vọng Y-dài sẽ có thể thong thả trở về vị trí của D-ta (như yuiên yáng, yung nhan, Hoàng Yung, anh yũng, . . .) - một iếu tố thứ 4 liên hệ đến văn hoá cổ truiền trong thí dụ về Thầy đã đưa đến một iêu cầu nho nhỏ: Xin hãy cố giữ lấy chữ Y.


* N.N.
Last Visitors
M&N


20 Aug 2008 - 15:34


23 Jul 2008 - 18:28


19 Jul 2008 - 4:44

Comments
Other users have left no comments for HươngQuê.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 28th April 2024 - 07:39 AM