Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
hophaobinh doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
hophaobinh
Ba Của Bé
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: Afghanistan
Statistics
Joined: 5-July 08
Profile Views: 12,118*
Last Seen: 24th June 2019 - 01:24 AM
Local Time: Oct 31 2024, 11:34 PM
1,296 posts (0 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
Private
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
3 Nov 2010
Pleiku sống lại trong tôi! Ngô Hùng731. Đăng đẳng suốt bao năm trời, ngồi đây ngay hồ Đức An, ý tưởng Pleiku sống lại trong tôi, làm tôi ngây ngất hạnh phúc trong lòng. Khi tôi ở Pleiku, chỉ xuống chơi ngay đập Lò Ba Toa (lò mổ heo). Còn Đức An là nơi xa vắng hẻo lánh chưa từng đặt chân đến. Cả một thời thơ ấu, từ gốc cây, bụi cỏ đều in đậm trong ký ức của tôi những ngày đến trường, hình ảnh thầy cô và bạn bè yêu thương, sống với bao trìu mến trong tôi. Qua bao biến đổi, tôi cứ đón nhận đổi thay như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Khi dấu ấn tuổi tác đè nặng, thì lúc tôi hay liên tưởng và sống lại với dĩ vãng. Qua đi, qua đi những mất mát trong đời người. Nhưng trong tôi vẫn chung thủy Một Pleiku mà thôi!!! Con đường đi học là một hành trình thường lệ. Những mỗi bước đi, mỗi ngày thêm nhiều điều lạ đã in sâu vào tâm khảm của tôi. Ngày đó tôi ở cầu số 3, những buổi trưa ngày nghỉ,lúc nào cũng đi vớt cá ở bên suối, đường vào Phi trường Cù Hanh cũ, bên bờ suối có nhiều đá lởm chởm, tạo thành những hố nhỏ nhiểu cá, nhưng nhiều nhất là cá bảy màu. Ven bờ có những cây cổ thụ lùn, cành vươn dài theo bờ suối thật đẹp, thật thơ mộng,đúng là kiệt tác của thiên nhiên, vớt cá, vớt thật nhiều, xong mang về hồ nhà bỏ đó,chỉ biết làm theo sở thích hôn nhiên tư lự. Nay về đến đoạn này thì đập nước ở cây số 2 không còn nữa, thay vào thung lũng đó là một nhà hàng Thiên Thanh sang trọng, phong cảnh hữu tình, chỉ buồn cho giòng suối thơ mộng khi xưa, chỉ là một giòng cống thoát nước thải sinh hoạt của nhà nhà và trại chăn nuôi. Sao không buồn cho được! Hình ảnh đẹp đó theo tôi cả mấy chục năm trời. Chắc tôi không còn gặp nó nữa, vĩnh viễn mất đi... Con đường đi học hai hàng thông và xứ cùi cũng mất đi, thay vào đó là những cây Viết thấp tè. Am bà cũng không còn,mùi hương xưa gây nghiện cho tôi cũng đã mất hẳn không có dịp ngửi lại!. Phố xá đẹp hơn, khang trang hơn, hoành tráng hơn, nhưng trong tôi những mảnh vỡ, vỡ vụn của những kỷ niệm đẹp! Những hàng thông khi xưa, khi đêm về gió thổi, thông rít lên, hòa cùng tiếng chó sủa đêm khuya, đắm mình trong cái lạnh, mang lại cho tôi những ấn tượng rợn người, vì tôi sợ ma. Với đổi thay như thế, làm sao còn ký ức xưa!! Pleiku mất nhiều hàng thông, không khí trở nên nóng bức hơn. Sương mù không còn trong những sáng tinh mơ. Cứ ngẩn ngơ tiếc mãi, tiếc hoài!. Pleiku như những thân hình lở lói trong tôi… Buồn là thế, nhưng cũng mừng cho Pleiku bao đổi thay. Pleiku sống trong không khí yên bình, tiện nghi vật chất thay đổi, phục vu cho những con người khốn khó khi xưa. Về đây mới thấy người dân tộc văn minh hơn, hình ảnh cái khố và xà rông chỉ còn bắt gặp trong lể hội mà thôi!. Yêu Pleiku lắm, nhưng chấp nhận những biến chuyển của Pleiku, để sống với một Pleiku duyên dáng, diễm kiều của thế kỷ 22. Để trọn đời yêu Pleiku… 10/2010
31 Oct 2010
TÂY NGUYÊN-THÁNG CHÍN, NGÀY TRỞ VỀ Chúng tôi khởi hành taị phi trường Washington Dulless Airport lúc 2 giờ chiều ngày thứ Sáu 17 tháng 9 nhưng mãi đến 3 giờ sáng của ngày Chúa Nhật 19 mới đến được Sài Gòn vì chuyến bay bị dời lại hơn 4 tiếng ở Hồng-Kông, mệt mỏi nhưng rất vui khi được vợ chồng anh chị họ, Ánh-Thoa ra đón tận phi trường. Hải-Lăng Sau hai ngày nghỉ ngơi cũng để quen giờ giấc địa phương tại nhà anh chị Ánh-Thoa, chúng tôi rời Sàigòn lúc 5 giờ 30 sáng, ngày thứ Ba 21 đón taxi đi Bình Dương với tâm trạng nôn nóng mong được gặp lại bạn bè ngày xưa. Xin được phép mở ngoặc ở đây tuy là “chúng tôi” nhưng thực ra là “tôi” tìm về bạn cũ, còn người đi cùng tôi chỉ là “Lấy ...vợ nên yêu cả giang san nhà...nàng”. Đến Bình Dương, Đặng Huệ và anh Đẹp, lại thêm 1 người tự nguyện “Đi đâu cho ...anh đi cùng”, đã chờ sẵn từ 6 giờ sáng cùng ngày với chiếc xe Honda Civic, chuẩn bi sẳn sàng cho cuộc hành trình về lại Tây Nguyên. Chúng tôi 4 người ngồi xe đi dọc theo quốc lộ 14 hướng về lộ trình đầu tiên của chuyến đi, thành phố “Bụi-Mù-Trời”, Buôn-Mê-Thuột, nơi Kim Loan và gia đình hiện đang sinh sống. Quán Văn Xe chạy qua Đồng Xoài, Bình Giã, có thể nói chạy dọc theo liên tỉnh lộ 1A, chúng tôi như lạc vào rừng cao-su, chung quanh chỉ toàn là cao-su, những thân cây cao ngút ngàn. Đây là những địa danh ngày xưa thường được nhắc đến trong các bản tin về chiến sự hàng ngày, mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể đặt chân đến. 9 giờ sáng, xe đi ngang huyện Bù-Đăng, tỉnh Kiến Đức sau đó là huyện Đak-Nông thuộc thị xã Gia Nghĩa. Đi ngang quán cơm Ngọc Lan bên đường, những con kiến trong bụng chúng tôi đã bắt đầu bò, thế là mọi người đồng ý ngừng chân tại đây để thưởng thức bữa cơm quê hương. Trên đường đi, những cú điện thoại gọi đến liên tục, của Nghĩa, của Loan muốn theo dõi chuyến đi; Của Hoàng Đào gọi từ bệnh viện báo tin bị bệnh không thể theo cùng, nhưng rất muốn theo dõi chuyến đi và nhất là không muốn thiếu sót một chi tiết nào. Những lời thăm hỏi rối rít, “Sao, đi đến đâu rồi? nói nghe coi!...” “Ờ! còn khoảng chừng một, hai tiếng nữa là tới đó.” “Đã liên lạc được với thầy Chảng chưa?….”. Cùng lúc đó, những lời nhắn tin cũng được gởi đến liên tiếp, Tin qua tin lại, nói tới nói lui….đường đi dường như rút ngắn lại, vì mọi người đều nôn nao cho phút gặp mặt sắp đến. Chủ nhân quán Văn-Đạt-Loan Ba giờ chiều xe dừng lại quán cafe’ Văn, thị xã Buôn-Mê-Thuột, của vợ chồng Kim Loan-Đạt. Vì đã được xem hình trước và chuẩn bị tinh thần, nên ba cô Pleime thưở nào không chút bở ngỡ, ôm chầm lấy nhau sau 37 năm tưởng như không còn cơ hội gặp lại. Lạc vào giữa rừng thơ, rừng hoa, lẫn vào với màu xanh của khuôn viên quán Văn, cả bọn bổng trở nên lăng xăng như sợ cảnh đẹp ở đây sẽ bị ai cướp mất. Chúng tôi thay phiên nhau chụp hình “ cảnh đẹp chắc người...cũng đẹp theo!” thỉnh thoảng lại có tiếng reo, tiếng xuýt xoa cho sự ngưỡng mộ công trình nghệ thuật của Kim Loan-Đạt. Chủ nhà thật điệu, đãi cho bạn bè những ly cà-phê, sinh tố, chanh muối xí muội thật ngon, gợi nhớ những ngày xưa. Hải-Huệ-Kim Loan Trời bắt đầu mưa, sau khi vất hành lý vào khách sạn Hoàng Long ở đường Hùng Vương, tất cả kéo vào ăn tối tại tiệm Black & White, một nhà hàng nổi tiếng ở Buôn-Mê-Thuột, chủ nhân là bạn thân của Kim Loan-Đạt. Tại đây chúng tôi được thưởng thức những thức ăn mang đầy nét tình tự Việt Nam trong tiếng đàn dương cầm réo rắt của cô con gái Kim Loan-Đạt. Mặc dù đã đi dự nhiều buổi hoà nhạc, nhưng chắc không có tiếng đàn nào hay và làm chúng tôi nhớ mãi bằng tiếng dương cầm của con gái bạn trong 1 buổi cơm chiều cùng bạn bè cũ. Ái nữ của Loan-Đạt Rời nhà hàng chúng tôi kéo nhau trở lại quán Văn. Hôm nay là Tết Trung Thu, trời vẫn tiếp tục mưa rã rích từ buổi chiều, những giọt mưa rơi trên bụi lá trúc, trên những chậu bon-sai. Những ngọn đèn được thắp lên từ lúc nào, ánh sáng chiếu lúc mờ, lúc tỏ trên những bức tranh do anh Đạt vẽ treo trên tường, giữa màu xanh của lá và cây không gian dường như lắng đọng, tạo nên một khung cảnh thật tình tứ, lãng mạn. Quán thật vắng, hình như chỉ có chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn mộc với dĩa hột dưa, mứt gừng, tách cà-phê, ly trà gừng, ly La-Hán quả, ly xí-mụi trước mặt. Không khí thật yên lặng, tiếng cắn hạt dưa, tiếng mưa tí tách hòa với tiếng nhạc chơi vơi của những bản nhạc tiền chiến giữa bóng tối của trăng Trung Thu lên muộn. “Nhớ tới mùa thu năm xưa Gởi nhau phong thư ngào ngạt hương ..... Em nay về đâu, phong thư còn đây Nhớ nhau đành tìm trong ánh sao...” (*) Cuối cùng rồi “chị Hằng” cũng hiện ra, thật trễ. Ánh trăng làm nổi rõ những bóng cây cao đậm trong bầu trời nửa đêm về sáng của cao nguyên Buôn-Mê-Thuột. “ Bóng trăng sáng ngà, có cây đa to…”. Có tiếng hát văng vẳng từ phía xa “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi. Em rước đèn đi khắp phố phường…” Phải chi thời gian ngừng trôi, bạn bè gặp lại nhau nụ cười đã có những nếp nhăn nhưng những ngày xưa thân ái vẫn còn trong tim của mỗi người đã từng một thời cắp sách, vui đùa dưới một mái trường. Tên của các Thầy-Cô, của những bè bạn lần lượt được nhắc lại, những người biết tin tức, những người không biết, những người đã ra đi thật xa... những mái đầu xanh giờ tóc đã chớm bạc. Núi Hàm Rồng Sáng sớm ngày 22 chúng tôi lại theo quốc lộ 14 hướng về Pleiku, trên xe có thêm Kim Loan, tuy nói về thăm gia đình nhưng thực ra muốn được thêm thời gian tâm sự cùng bạn bè. Kim Loan đã chuẩn bị cho chúng tôi những túi cà-phê pha sẳn cho từng người, cà-phê đen cho các đấng phu-quân, cà-phê sửa và mứt gừng cho 3 nàng Pleime. Cả bọn xuýt xoa khen ngon, khen thơm. Kim Loan cũng không quên làm quà cho tôi những hộp trà gừng, La-Hán-Quả, cà-phê để đem về Mỹ. Cám ơn bạn thật chu đáo, cho tôi thưởng thức hương vị của quê hương, cho dù rồi sẽ xa cách nhau nửa vòng trái đất. Trên đường đi xe ghé ngang Hà Lan; Buôn Pung-Đờ-Răng, Buôn Hô. Đâu đây vang tiếng ngân từ tháp chuông cao vút của một ngôi nhà thờ ven đường, Giáo Đường Thánh Giu-Se. Dừng một vài phút để chụp hình lưu niệm cùng nói chuyện với Linh Mục Quản Xứ Phero Trương Văn Khoa. Chúng tôi liên tưởng đến ngôi thánh đường ở Pleiku, mà phía bên kia đường là trường trung học Minh Đức thưở nào… Phía trước nhà thờ Đẹp-Huệ, Hải-Lăng Xe tiến vào ranh giới của thị xã Gia-Lai, xa xa về phía bên trái, núi Hàm rồng khi ẩn khi hiện làm chúng tôi cảm như mình sắp được đi giữa lòng của khu phố Hoàng Diệu ngày xưa, “Rồi cũng về lại phố xưa Về trong mùa thu bồi hồi làn mưa lối vắng Rồi cũng về lại phố quen Về trong tình em dịu dàng, dịu dàng” (**) Đến khách sạn Tre Xanh ở Pleiku lúc 11 giờ 30 sáng, cất vội đống hành lý vào phòng, chúng tôi vội vã kéo nhau ra nhà hàng Trúc Xanh để gặp bạn bè như đã hẹn trước. Những khuôn mặt thân quen và cả những khuôn mặt “thân lạ” của các đấng “phu quân” đến ra mắt “họ hàng nhà vợ”: cặp Nguyễn Thị Nghĩa- Thượng (PM), vợ chồng Ngọc Mai (PM), Bích Ngọc (PM) và dĩ nhiên 5 chúng tôi: Hải-Lăng, Đặng Huệ- Đẹp, Kim Loan. Rất tiếc Ngọc Vượng (PM) bận coi cháu nên không thể đến tham dự buổi họp mặt. Bích Ngọc, Kim Loan, Nghĩa, Hải, Huệ, Ngọc Mai Cám ơn tất cả các bạn đã dành cho tôi bó hoa sinh nhật thật đẹp, thơm ngát tình nghĩa bạn bè, thật sự lúc đó tôi không nhớ ngày sinh nhật của mình đã gần kề. Và lời cám ơn thương yêu đến chồng tôi, anh Lăng đã nhờ bạn bè tổ chức cho tôi 1 ngày sinh nhật ngạc nhiên, ấm áp tại “phố xưa”. Vẫn như ngày mới quen, anh săn sóc và tạo mọi niềm vui cho tôi. Không quên lời cám ơn đến Nghĩa và anh Thượng, đã vất vả tổ chức, lo liệu cho chúng tôi có bữa ăn trưa gặp mặt thật vui, thật cảm động. Chợt nhớ lại, khoảng 1 tuần trước khi đi Việt Nam, anh Lăng bất chợi hỏi số điện thoại của Nghĩa, tôi thấy lạ nhưng nghĩ vì anh quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, ćo lẽ muốn đề nghị với Nghĩa về những món ăn cho buổi tiệc nên không thắc mắc gì cả. Không ngờ rằng hai người đã bí mật “thông đồng” để giữ kín cho tôi được trọn vẹn niềm vui. Sinh Nhật với tình bạn thật nồng ấm Rời nhà hàng chúng tôi đến thăm mộ của người bạn thời áo trắng Pleime, Võ Thị Siêng cầu mong bạn yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng, những bạn bè luôn nhớ về bạn. Võ Thị Siêng-bạn bè luôn nhớ về bạn.
20 Feb 2010
ĂN KHÔNG?
Một ngày đẹp trời Đa rủ Sỏi đi dạo bằng xe đạp. Gió mát, phong cảnh lãng mạng, Sỏi ngồi e ấp sau lưng Đa. Đến đoạn xuống dốc, xe lăn bánh rất nhanh. Đến trước quán kem ngon , bỗng dưng Đa thắng "két". Dừng xe và quay lại hỏi Sỏi: "Ăn không?" Sỏi e lệ: "Dạ, có". Đa hí hửng phóng xe tiếp và nói: "Anh mới thay thắng xe đấy". Sỏi:
20 Nov 2009
QUÀ SINH NHẬT Hai ông hàng xóm vốn không ưa nhau ngồi tâm sự. Ông thứ nhất hỏi: "Sinh nhật ông là hôm nào thế nhỉ?". -Để làm gì thế? -Thì để tôi mua tặng cho ông cái rèm cửa sổ, vì chiều nào tôi cũng thấy hai vợ chồng ông không mặc quần áo rượt đuổi nhau khắp nhà. -Vậy sinh nhật ông ngày nào? -Chi vậy? -Thì hôm đó tôi sẽ mua tặng ông cái ống nhòm để ông nhìn cho rõ xem đó là vợ ông hay vợ tôi. |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for hophaobinh.
Friends
|
Lo-Fi Version | Time is now: 31st October 2024 - 09:34 PM |