Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Mùa na: chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn, Quý Đoàn
VanAnh
post Sep 16 2014, 10:12 AM
Post #1


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country







Mùa na: chợ Đồng Bành_Chi Lăng, Lạng Sơn


Hoạt động mua bán diễn ra sôi động mỗi buổi sáng tại chợ Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) - nơi được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc.


Chợ Đồng Bành những ngày này tấp nập cảnh mua bán mỗi sáng. Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập trung về đây, tạo nên một khu chợ na kéo dài hơn 1 km bên Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Chi Lăng.


Từ sáng sớm tới trưa, những chiếc xe ba gác chất đầy na từ Quốc lộ 1A liên tục rẽ vào chợ.


Người bán na tại chợ Đồng Bành hầu hết là phụ nữ. Mỗi người thường gánh theo hai thúng nặng khoảng 40kg, bán trong buổi sáng. Giá na loại thường dao động khoảng 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Loại quả to đẹp có giá cao hơn, khoảng 40.000-50.000 đồng.


Chị Son (35 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) cho biết năm nay vườn na nhà chị được ít quả hơn năm ngoái, những bù lại quả to đẹp nên dễ bán.


Na Đồng Bành thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Người dân cho biết, năng suất mùa này thấp hơn năm trước. Nhưng do vùng trồng mở rộng nên sản lượng vẫn tăng cao, khiến giá rẻ hơn.


Quả na mà bà Nguyễn Thị Tị, 58 tuổi đang giới thiệu ở chợ Đồng Bành được gọi là na đầu, bán với giá rất cao, khoảng 70.000-80.000 đồng mỗi kg, dù vị ngon không khác biệt nhiều so với những quả na khác.


Để hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá. Thời gian này đang là mùa mưa khiến cho việc thu hoạch càng thêm vất vả. Sau hơn một giờ đi bộ từ nhà ở thị trấn Chi Lăng lên nương, chị Hà Thị Hiên, 36 tuổi, bắt tay vào hái na cho đến khi đầy hai sọt (khoảng 40kg) mang về nhà trước khi trời tối.


Việc gánh na xuống núi còn khó khăn hơn nhiều. Chị Đỗ Thị Nuôi (41 tuổi, ở thôn Minh Hõa, Chi Lăng) cố giữ thăng bằng, lần từng nước trên lối mòn dọc theo dốc đá dựng đứng. Gần một tháng nay, ngày nào chị Nuôi cũng hai lần lên núi hái na để mang ra chợ bán. Trong năm, chị cũng phải vào núi chăm na, thường xuyên tới mức thuộc từng hốc đá trên lối mòn.


Na tại chợ Đồng Bành được lái buôn từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ từng người bán rồi mang về trung tâm buôn na đóng thùng chuyển đi.


Bà Nguyễn Thị Nhị (60 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh) đã lên Đồng Bành từ rất sớm để chọn mua được na đẹp mang về bán ở chợ gần nhà. "Na Đồng Bành nổi tiếng thơm ngon nên mang về bán chạy. Cứ hai ngày tôi lại lên đây lấy hàng mới về bán", bác Nhị cho biết.


Na Đồng Bành được đóng vào các thùng xốp có lót lá xanh, giấy báo cẩn thận, rồi được chất lên xe tải để chuyển đi các tỉnh khắp miền Bắc. Quả na sau khi hái chín rất nhanh, có khi chỉ vài giờ đã chín mềm, nên không thể mang đi các tỉnh quá xa.


Phút nghỉ ngơi của anh Vi Văn Hải (44 tuổi, ở thị trấn Chi Lăng) sau một buổi sáng mệt nhoài với na. Anh dậy từ 4h sáng lên nương na trên núi hái tổng cộng 1,8 tạ quả mang xuống chợ bán. "Cũng may là bán hết nhanh, nên vất vả chút vẫn vui", anh Hải chia sẻ.



Quý Đoàn


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 16 2014, 10:58 AM
Post #2


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country







Ròng rọc chuyển na "xuống núi"


Chục năm trở lại đây cây na đã trở thành loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo của người dân vùng Chi lăng, Hữu Lũng (Lạng Sơn). Cây này đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng này nhất là trên những dãy núi đá vôi cho năng suất cao. Người nông dân đã sáng tạo chuyển na xuống núi bằng ròng rọc.
Cây na không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều, nhưng vì đặc điểm những vườn na ở đây nằm trên các vách núi cao nên vất vả nhất là khâu thu hoạch. Trước đây người dân phải gánh từng gánh na nặng chừng 40kg xuống hàng cây số đường núi lởm chởm vô cùng vất vả. Ba năm trở lại đây, nhờ sáng kiến dùng ròng rọc người dân đã tiết kiệm được rất nhiều công sức, năng suất thu hoạch cũng tăng gấp nhiều lần.

Anh Linh Văn Chít, người trồng na ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn nói: "Từ khi dùng ròng rọc đỡ vất vả nhiều. Một bộ ròng rọc chi phí từ 2 đến 3 triệu đồng dùng đã 3 năm mà vẫn còn rất tốt...".


Hai tay vừa ghì thanh gỗ vào bánh đà ròng rọc hãm tốc độ sọt na đang được đưa xuống anh Chít tiếp: "Nói ra sợ các anh không tin nhưng cái ròng rọc này là chúng tôi học lỏm của lâm tặc đấy! Trước đây đi rừng gặp lâm tặc vận chuyển gỗ từ trên núi xuống thế là mọi người nảy ra sáng kiến dùng nó để vận chuyển na vào mỗi vụ thu hoạch".


Na thu hoạch xong phần lớn được bán buôn ở chợ Đồng Bành (Chi Lăng – Lạng Sơn). Từ đây na được đóng thùng đưa đi khắp đất nước. Chợ Đồng Bành nằm cạnh quốc lộ 1A – con đường huyết mạch nối Hà Nội với cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn, nơi giao thương giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Hơn nửa cây số qua chợ Đồng Bành luôn xảy ra tình trạng bế tắc giao thông vì người mua bán na tràn ra lòng đường. Đó là chưa kể người dân chuyên chở na đến chợ bằng những phương tiện không an toàn.


Với những vách núi dựng đứng thế này nếu không có ròng rọc đưa được na xuống là vô cùng khó khặn












Một số người không dùng ròng rọc vẫn phải gánh 40kg na lần từng.




--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 26th April 2024 - 05:46 PM