Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> 10 tác dụng phụ của nhân sâm, stylecraze
lalan
post Sep 8 2014, 10:20 AM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country







10 tác dụng phụ của nhân sâm

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong.

Nhân sâm là một loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Đông Á. Nhân sâm giàu axit amin, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E, rễ sâm khô được sử dụng như bột và viên nang. Nhân sâm có chứa nhiều hoạt chất, các ginsenosides quan trọng nhất hay là panaxosides. Nhân sâm và các sản phẩm của nó đã được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe và giúp con người vượt qua bệnh tật. Đây được coi là thuốc bổ để khôi phục lại sức khỏe. Sâm đã được sử dụng trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, rụng tóc, căng thẳng, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, và thậm chí cả ung thư.

Nhưng nhân sâm cũng có không ít tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng phải cảnh giác, đặc biệt khi dùng ở liều cao, dài ngày.

1. Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

2. Vấn đề tim

Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước. Những người có vấn đề về tim hoặc cấp cao huyết áp hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm trước khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

3. Phụ nữ có thai và cho con bú

Nhân sâm không an toàn cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Sử dụng nhân sâm trong khi mang thai thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Phụ nữ cho con bú cũng nên tránh nó vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

4. Hạ đường huyết

Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

5. Viêm mạch máu

Liều cao của nhân sâm có thể gây viêm các mạch máu trong não, có thể dẫn đến đột quỵ, sốt, nhức đầu...

6. Ức chế đông máu

Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

7. Dị ứng

Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với loại thảo dược này.

8. Tâm thần phân liệt

Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

9. Huyết áp

Tác dụng của nhân sâm trên huyết áp đang gây tranh cãi vì nó có thể dẫn đến giảm huyết áp hoặc tăng huyết áp. Những người đang gặp các vấn đề huyết áp nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng nhân sâm để tránh bất kỳ tác dụng phụ nào.

10. Các tác dụng phụ khác

Việc sử dụng nhân sâm kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chảy máu, phù, nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực, thị lực giảm, ngứa, khô miệng và môi.

Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe. Bài ​​viết này không phải để bạn tránh xa nhân sâm. Điều quan trọng là phải nhớ rằng tiêu thụ loại thảo dược này với số lượng vừa phải, phù hợp với cơ thể.

Quỳnh Trang (theo stylecraze)



--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
lalan
post Sep 8 2014, 10:22 AM
Post #2


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country







Tự ý bồi bổ nhân sâm cho trẻ dễ gây hại


Con bị suy dinh dưỡng, kém ăn, một số bà mẹ mua sâm về hãm nước cho con uống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ dưới 13 tuổi không nên dùng nhân sâm.

Vừa dứt đợt tiêu chảy, thấy cô con gái 4 tuổi có vẻ mệt mỏi, bơ phờ, không chịu ăn, chị Thư (Đông Anh, Hà Nội) liền mua nhân sâm về hãm nước cho con uống thay nước lọc để bồi bổ. Uống được ngày thứ ba thì bé đi tiêu chảy ồ ạt. Đưa con đi khám lại chị mới biết nhân sâm không dùng cho người đang bị đau bụng, đại tiện lỏng.

“Ông bà bảo nhân sâm tốt, lại mát nên mình mới mua thử về cho con uống. Ai ngờ lại ra nông nỗi này. Bác sĩ còn bảo sợ này cháu sẽ càng biếng ăn hơn, chậm phát triển”, chị Thư buồn bã nói.

Cũng giống như chị Thư, chị Huyền (Đội Cấn, Hà Nội) nghe nguời quen mách uống nhân sâm rất tốt nên mới mua về hãm nước cho cậu con trai. Không ngờ sau đó con bị rối loạn tiêu hóa đến gần một tháng mới khỏi.

“Đi khám mình còn bị bác sĩ mắng vì nhân sâm chỉ thích hợp cho người già và người cần bồi bổ sức khỏe. Lúc đó cháu được 9 tháng tuổi, nặng 8kg, giờ thì cân chả lên được lạng nào lại còn sụt đi”, chị Thư chia sẻ.

Nhiều người quan niệm rằng đã là thuốc bổ thì dùng thoải mái, dùng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Đặc biệt, nhân sâm là loại thuốc bổ, thuốc quý nhưng không phải ai cũng dùng được, nhất là với trẻ nhỏ.

Thầy thuốc đông y Nguyễn Văn Hướng cho biết, nhân sâm có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết cho người sức khỏe kém do ốm yếu lâu ngày, cơ thể suy nhược, mệt mỏi… Loại thuốc này được chỉ định dùng khi có bệnh lý thuộc thể khí hư và vì có vị lạnh nên chống chỉ định đối với nhiều trường hợp.

“Việc tự tiện cho trẻ dùng nhân sâm, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Thuốc bổ dùng không đúng cách sẽ mất tác dụng bổ dưỡng hoặc khiến người đang mang bệnh bị bệnh càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Hướng cho biết.

Cũng theo ông, nhân sâm chống chỉ định với các trường hợp sau: Người đang bị đau bụng, đại tiện lỏng, cảm, huyết áp cao, béo phì, viêm gan, mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, mụn nhọt, viêm đa khớp… Trẻ đang bị lao, hen phế quản, ho ra máu hoặc dưới 13 tuổi cũng không được dùng nhân sâm.

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu lạm dụng nhân sâm sẽ khiến cơ thể “lười” không tiết ra các kháng thể bảo vệ, khi hết nhân sâm sẽ sinh bệnh. Dùng trong thời gian kéo dài có thể hạn chế sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến cân nặng cũng như chiều cao của trẻ.

Khi cho trẻ dùng nhân sâm chỉ nên với lượng nhỏ, 1-2g một ngày, dưới dạng thuốc hãm. Tuyệt đối không dùng trong thời gian dài. Thời điểm dùng nhân sâm tốt nhất là buổi sáng, không uống vào buổi tối vì sẽ khiến trẻ mất ngủ. Đối với loại sâm Hàn Quốc có thể dùng riêng, nhưng nếu là sâm Trung Quốc phải dùng kèm thêm gừng.

Trẻ em được chỉ định dùng nhân sâm khi bị mắc chứng suy dinh dưỡng (thể tỳ vị hư nhược), thiếu máu, suy nhược cơ thể, giai đoạn hồi phục sau khi bị các bệnh lý nội ngoại khoa. Việc sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu là tùy vào chỉ dẫn của bác sĩ chứ không được tùy tiện. Trẻ bình thường thì không cần dùng nhân sâm.




--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 25th April 2024 - 05:24 PM