Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Vị thế đất nước nhìn từ vụ 5 ngư dân bị kết án ở Indonesia, Thanh Hồ
caoduy
post Dec 14 2017, 11:01 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country




Vị thế đất nước nhìn từ vụ

5 ngư dân bị kết án ở Indonesia



Tòa công bố hình phạt đối với thuyền trưởng Trung (đứng). Ảnh: Trung Hiếu / Tuổi Trẻ.

Đọc cái tin 4 thuyền trưởng tàu cá người Việt (Lê Thanh Thiện, Lê Thanh Thừa, Hứa Minh Trung và Lưu Văn Lý quê Kiên Giang) tuyệt thực phản đối bản án oan sai của toà án Ranai (Indonesia) về tội đánh bắt cá trái phép tại vùng biển của nước này trên báo Tuổi trẻ mà thấy cay con mắt, nhói trong tim. Nhưng còn thất vọng hơn khi đọc bài “Tòa Indonesia xét xử ngư dân Việt: Bị cáo đề nghị có đại diện Đại sứ quán VN” trên báo Thanh niên.

Bảo vệ công dân là trách nhiệm của nhà nước chứ sao phải để dân yêu cầu.

Nếu ngư dân các nước Mỹ, Đức, Úc, Canada hoặc Nhật bị chính quyền nước ngoài bắt (nhiều nguyên nhân) thì khả năng nguyên thủ (tổng thống/thủ tướng) sẽ can thiệp để bảo vệ công dân của họ. Còn đối với Việt Nam thì như chúng ta thấy, hết quan ngại, quan ngại sâu sắc, rồi phản đối, phản đối quyết liệt. Xong, sống chết mặc.

Sự việc cụ thể như sau: Vào lúc 12h ngày 13/4/2017, 5 tàu cá của tỉnh Kiên Giang được cấp phép khai thác ở vùng khơi biển Việt Nam tại khu vực cách đông nam Hòn Khoai, Cà Mau 148-155 hải lý thì bị lực lượng vũ trang của Indonesia rượt đuổi, vây bắt và cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Trong tháng 11 và tháng 12, phía Indonesia đã lần lượt mở các phiên tòa xử 5 thuyền trưởng này với các cáo buộc khai thác cá trái phép nhưng cả 5 thuyền trưởng khẳng định mình vô tội vì bị bắt khi đang đánh bắt trên vùng biển Việt Nam, có vị trí tọa độ làm chứng (GPS).

Theo quan sát, sụ việc đã diễn ra nhiều tháng nay nhưng dường như phía chính quyền Việt Nam thiếu cương quyết trong việc bảo vệ ngư dân của mình. Công dân nước mình bị kết án (chưa khẳng định có oan hay không) nhưng không thấy một ai trong tứ trụ lên tiếng.

Còn Bộ ngoại giao cũng chỉ làm được một việc là theo dõi sát vụ việc và gửi công hàm đến Tòa án tối cao Indonesia đề nghị phía Indonesia phải sớm thả người và phương tiện, trong trường hợp không có bằng chứng kết tội. Và được phía Indonesia đã ghi nhận và cho biết sẽ xét xử một cách công minh, theo đúng quy định của pháp luật.

Nói như thế thì xin thua. Tất nhiên họ phải có bằng chứng (dù không có họ cũng tạo ra) thì mới đưa ra toà xét xử. Cũng lưu ý rằng, đây không phải là lần đầu ngư dân Việt Nam bị bắt và bị kết án ở nước ngoài vì tội khai thác hải sản trái phép. Gần đây nhất, năm 2016 toà án thành phố Darwin (Australia) đã kết án 17 ngư dân Việt Nam vì tội đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển nước này. Còn các vụ ngư dân Việt Nam bị bắt giữ vì tội xâm phạm lãnh hải thì quá nhiều. Riêng Malaysia, chỉ trong năm 2017 đã bắt giữ gần 100 ngư dân Việt Nam.

Vậy tại sao ngư dân Việt Nam phải mạo hiểm đánh bắt hải sản trái phép (trộm/lậu) ở vùng biển các nước láng giềng ? Xin thưa, ngư trường ở Việt Nam đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức và không an toàn vì thường xuyên bị tàu Trung Quốc quấy phá.

Tôi từng nghe nhiều ngư dân kể về chuyện đi đánh cá trộm ở vùng biển các nước. Gay cấn không khác gì phim hành động. Ban ngày thì ở vùng biển nước mình hoặc vùng biển quốc tế, đêm xuống vào vùng biển của họ thả lưới (biển họ nhiều cá) nếu gặp tàu tuần tra thì bỏ lưới chạy, chẳng may bị bắt thì phải chịu. Biết như thế là vô cùng mạo hiểm, sẽ bị tịch thu phương tiện, bị phạt tiền, phạt tù nhưng nhưng không còn cách nào khác nếu muốn kiếm cơm nuôi gia đình.

Nói thật, chẳng hi vọng gì vào việc kêu oan đâu, trong nước nhiều người kêu oan cả thập kỷ còn chẳng được huống gì ở xứ người. Thôi các anh cố gắng cải tạo tốt để sớm được về với gia đình.

Nhìn người lại nghĩ đến ta, biển rộng lớn, giàu hải sản mà không bảo vệ được, Trường Sa đã mất, Hoàng Sa bị đe doạ. Tàu cá ngư dân Trung Quốc hết lần này đến lần khác ngang nhiên xâm phạm lãnh hải, ra vào tự do cứ như biển của nước họ, có trường hợp vào cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý. Thậm chí nhiều lần còn tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam, gây thiệt hại người và của. Vậy mà lực lượng chức năng (biên phòng, kiểm ngư, cảnh sát biển) chẳng bắt được vụ nào. Nhạy cảm đến nỗi phải gọi là “tàu lạ”.

Vị thế nước Việt không phải đang lên như các nhà lý luận Mác-xít nói mà là đã từng có. Sử sách còn đó chứ có nói ngoa bao giờ. Nước Việt thời phong kiến, chẳng dám nói là đế quốc nhưng ở phương nam này (Đông Nam Á) không nước nào dám không phục. Ngay đến Xiêm (Thái Lan ngày nay) thời thịnh trị nhất cũng không dám gây hấn với Việt Nam huống gì là Indonesia.

Ấy vậy mà chỉ mấy chục năm vị thế đã thay đổi. Nay, đến cả campuchia còn lên mặt được thì chỉ biết... lắc đầu. Nghĩ mà đau, mà nhục.

Thanh Hồ


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 04:02 PM