Welcome Guest ( Log In | Register )

> luật Những Thể Thơ Phổ Thông - Thâm Tâm
M&N
post Jun 8 2008, 06:50 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



luật Những Thể Thơ Phổ Thông

Thi Luật

Để giúp các bạn trẻ thông hiểu những cái hay, cái đẹp của thi ca Việt Nam, đặc biệt là thơ mới, Non Sông xin cống hiến các bạn một bài viết ngắn tóm lược quy luật của những thể thơ phổ thông VN. Hy vọng nhờ đó mà các bạn có thể sáng tác và cùng góp tay giúp duy trì văn hóa Việt. Nhiều tin liệu quý báu trong đây được dẫn từ hai quyển sách Luật thơ Mới và Tiếng Việt Tuyệt Vời. Non Sông chân thành cảm ơn các vị tác giả.

_____________________________________________________________________
Sự phối trí thanh và âm

Loại thanh ________________ Tên các thanh __________ Dấu chỉ thanh
Bằng _________________ phù bình thanh
_________________ trầm thượng thanh ________ không có dấu dấu huyền
Trắc _________________ phù thương thanh _____ ngã (~)
_________________ trầm thương thanh ________ hỏi (?)
_________________ phù khứ thanh ___________ sắc (')
_________________ trầm khứ thanh ___________ nặng (.)
_________________ phù nhập thanh __________ sắc (')
_________________ Trầm nhập thanh __________ nặng (.)
_____________________________________________________________________

Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

1. Vần có 2 thứ:

a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài

b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại

Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.

Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?

Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.

2. Vần thể giàu hay nghèo:


a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh
Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu
Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu

b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự
Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo
Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo

3. Trong thơ Việt, có 2 cách gieo vần

a. Gieo vần ở giữa câu:
Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau.

Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không.

Nguyễn Du

b. Gieo vần ở cuối câu:
Các tiếng cuối câu vần với nhau.

Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau

Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm,
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm,
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ.
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.

Xuân Diệu

Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Vũ Ðình Liên

Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi.

Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Quang Dũng

Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 4 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Nguyên Sa

Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần.

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Thâm Tâm


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
M&N
post Jan 22 2009, 07:40 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Thơ Vần Và Không Vần

Trần Mộng Tú :::


1. (trả lời nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam và tạp chí Thơ số Mùa Xuân 1997)

Người làm thơ nào đặt bút viết bài thơ đầu tiên chắc cũng phải là một bài thơ có vần (không nói đến chuyện hay dở vội). Thơ vần tạo ra âm nhạc, dễ nhớ, dễ làm người đọc, người nghe rung động. Thơ vần nó đưa được tư tưởng liên tiếp nhau như tiếng sóng dội kéo theo cái âm. Thơ vần còn nói lên được cái trang trọng của chữ nghĩa, nó ép người làm thơ phải hiểu thấu luật bằng luật trắc. Đọc một câu thơ có bằng, có trắc nghe đã êm tai mà cái âm của nó còn dội vào trong hồn mình. Người ta phải thật là thuần nhuyễn về làm thơ vần rồi thì mới có thể làm một bài thơ không vần hay được. Vì theo tôi những bài thơ tự do mà mình cảm nhận được nó hay, mình nhớ được nó thì bài thơ đó khi đọc lên nó vẫn có bằng, có trắc và có nhạc trong thơ.

Bài thơ lục bát Dặn Dò của Nguyên Sa là một bài thơ vần, chỉ đọc một lần là nhớ:

Em đi mỗi nhánh một lần
nhánh xa đi trước, nhánh gần đi sau
gió làm nhánh tóc bay mau
nhánh thơm em nhớ, nhánh sầu em thương
ngàn đêm ngàn nhánh keo sơn
mai về nhớ hỏi anh còn giữ đây

Âm nhạc tràn đầy trong bài thơ.

Trong khi đó , tôi trích ra đây một đoạn thơ trong bài thơ tự do Hoa Tuyết của Đỗ Quý Toàn:
Khi em rơi đọng trên cành tùng nặng trĩu
em hiền hậu em nép mình nũng nịu
anh sẽ gọi em lá mi mắt trẻ thơ
mi mắt êm đềm
mi mắt khép trên mặt đất muôn đời
phủ những cơn mơ
Đoạn thơ này có thể đọc đến 2 hoặc 3 lần mới nhớ vì nó không theo cái vần ép buộc của lục bát nhưng nó cũng tràn đầy nhạc tính và ta thấy rất rõ bằng, trắc ở mỗi câu xuống giòng.

Có những người chưa hiểu gì về thơ vần cả mà hạ bút xuống làm một bài thơ tự do (bài thơ không có vần) đọc lên ta biết ngay. Đó chỉ là văn xuôi viết xuống hàng, cho chấm, phẩy tùy thích mà thôi, khác nào đứa bé chưa biết bò, chưa biết đi mà trèo lên xe đạp phóng xuống dốc.

Nhưng nếu chỉ vì chữ vần mà người làm thơ phải "ghép" chữ, "sắp" chữ để đọc lên cho xuôi tai thì cái đó sẽ biến thành vè, mất hết ý nghĩa của "Thơ Vần" đi.

Ở bất cứ thời đại nào chúng ta cũng có thể làm mới được thơ - nếu chúng ta có cái khả năng đó - nếu không có khả năng mà cứ nhắm mắt khen nhau thì chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Mẫu tự Việt Nam từ A đến Y ai cũng biết cả (nếu được đi học hết tiểu học) nhưng sắp nhặt để thăng hoa nó thành thơ không phải là ai cũng làm được. Niêm luật thì học từ Trung học đệ nhất cấp, nhưng không phải ai cũng thuộc bằng bằng, trắc trắc để đem áp dụng khi làm thơ.

Một bài thơ hay không bắt buộc phải là một bài thơ vần, cũng không nhất thiết phải là một bài thơ phá luật, phá cách. Bài thơ hay là một bài thơ khi đọc lên người nghe thấy bàng hoàng, xúc động, có khi nhìn rõ thấy cái hay của nó, có khi chỉ nghe thấy cái âm hay của nó, có khi chỉ cảm được cái tứ hay của nó. Tựu trung nó phải mang cái chất thơ ở trong câu, trong bài.

Đổi mới thơ - đừng nói đến kỹ thuật vội, hãy nói đến cách xử dụng ngôn ngữ. Có những ngôn ngữ rất hay, rất chải chuốt, rất bóng bẩy, rất thơ mà chúng ta không dùng nữa vì thấy nó không còn thích hợp ở thời buổi này:
Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sử
Dưới chân em, thơ lạc mất linh hồn
Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự
Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn
Ðinh Hùng
Cũng nụ hôn, cũng là thơ vần, nhưng chữ nghĩa mới mẻ hơn, giản dị hơn vẫn mang đầy chất thơ:
Em ngồi thơ thẩn nhìn đàn kiến
Cụng đầu nhau giữa vách tường xanh
Chúng hôn nhau mãi mà không chán
Như những hôm nào em với anh
Luân Hoán
Du Tử Lê có tài làm mới thơ trong chữ không phải trong kỹ thuật, ông ta đang tìm tòi trong lãnh vực này:

Nhớ em kim chỉ khíu tình
Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre

Chữ "khíu" vừa quê mùa, vừa tầm thường chỉ có những người nhà quê mới dùng khi nói về việc vá quần, vá áo. Khi thi sĩ đem nó vào thơ để vá tình, chữ khíu bỗng trở thành một viên ngọc.

Thơ vần hay không vần, mỗi thể thơ có một cái hay riêng của nó. Tuy nhiên nếu chưa làm được một bài thơ vần gọi là hay thì khó mà thành công trong thơ không vần. Khi nói đến thơ ta nói đến - chữ , đến ý , đến từ - Thú thực với vốn liếng hạn hẹp tôi vẫn chưa hiểu được những bài thơ Bàn Cờ Tướng , Budweiser nó thơ chỗ nào. Tôi vẫn còn đang suy nghĩ vì cái đầu óc thường thường bậc trung của tôi thì thơ không có chữ, không có tứ không có ý thì tôi không gọi được cái tam khôngđó là thơ. Chắc tôi còn phải học hỏi nhiều nữa trong lãnh vực này.

2..
Trả lời tạp chí Văn Học

ba câu hỏi chung về Sáng Tác
(Văn Học số 114 tháng 10-1995)

....Chẳng có gì là quá vĩ đại cũng chẳng có gì là nhỏ bé trong văn chương cả. Cái lá phong cũng có một đời sống riêng của nó, cánh cửa của một ngôi chùa đổ cũng có linh hồn Tôi ao ước viết được thật trung trực, thật hay những sự vật, những cảnh trí, những mảnh đời, những rung động ở chung quanh đời sống bình thường của tôi.

Viết truyện ngắn thì phải nghĩ đi nghĩ lại cái cốt truyện trong đầu, rồi mới ngồi xuống viết. Có khi viết xong lại đổi đoạn giữa, hoặc thêm vào hoặc bớt ra. Có khi thay cả cái đoạn kết. Tôi thường mất từ hai đến ba tuần cho một cái truyện ngắn.

Làm thơ thì dễ hơn và nhanh hơn, đứng nấu ăn, rửa bát, làm vườn hay đi bộ, và ngay cả trong khi lái xe (một mình), tôi làm thơ ở trong đầu, đọc lên thành tiếng, rồi tối đi ngủ vào giường mới lấy giấy bút ra hí hoáy viết lại. Kẹt trên xa lộ là lúc thích nhất để làm thơ.

Thơ làm ra theo hứng. Không có hứng không ra thơ. Thơ mà phải suy nghĩ để tìm đề tài thì tôi không bao giờ làm. Có thể là khi làm xong mới suy nghĩ tìm cách thay một hai chữ cho đắc ý mà thôi.

Có lẽ tác gỉa nào cũng viết cho mình trước tiên. Thế cho nên khi độc gỉa đọc mới có thể nhận ra ngay là: Văn phong dóng một, không có chủ từ này là của ông Mai Thảo, cách chẻ sợi tóc ra làm tám là của ông Võ Phiến...Tác gỉa nào cũng dùng thơ văn để nói lên cách suy nghĩ, diễn tả các xúc động riêng tư, biểu lộ cá tính của chính mình. Khi đã được một số độc giả qúi mến và hợp với cách diễn tả của mình rồi thì lúc đó, độc giả với tác giả là một. Viết cho mình và viết cho người. Tôi không ra ngoài cái thông lệ đó.

Trần Mộng Tú


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic


Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 11th May 2024 - 06:43 PM