Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
AnAn doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
AnAn
Bảo vệ Tổ Quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 12-November 08
Profile Views: 39,291*
Last Seen: 20th February 2024 - 11:21 AM
Local Time: Oct 31 2024, 12:10 PM
6,737 posts (1 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
8 Feb 2021
50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT!! 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. 3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung. 4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. 5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. 6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. 7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác. 8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa 9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa. 10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ. 11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá. 12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông. 13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng. 14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. 15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói. 16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. 17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa. 18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. 19. Khi nhai tối kỵ chép miệng. 20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp] 21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm. 22. Không gõ đũa bát thìa. 23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu. 24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định). 25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. 26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình. 27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình. 28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. 29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm… 30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. 31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn. 32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh. 33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa. 34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai. 35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn. 36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn. 37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự. 38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi. 39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt. 40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện. 41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn. 42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện 43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm. 44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon. 45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta. 46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác. 47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi. 48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay. 49. Không được phép quá chén. 50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà. Sưu tầm
8 Feb 2021
50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT!! 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng. 2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn. 3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung. 4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn. 5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. 6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm. 7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác. 8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa 9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa. 10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ. 11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá. 12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông. 13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng. 14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn. 15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói. 16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. 17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa. 18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm. 19. Khi nhai tối kỵ chép miệng. 20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp] 21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm. 22. Không gõ đũa bát thìa. 23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu. 24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định). 25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người. 26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình. 27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình. 28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào. 29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm… 30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản. 31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn. 32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh. 33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa. 34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai. 35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn. 36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn. 37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự. 38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi. 39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt. 40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện. 41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn. 42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện 43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm. 44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon. 45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta. 46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác. 47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi. 48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay. 49. Không được phép quá chén. 50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà. Sưu tầm
26 Dec 2020
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83 Theo nguồn tin của BBC, nhạc sĩ Lam Phương vừa qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 sau khi quá trình điều trị vì chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Tâm sự với BBC News Tiếng Việt vài giờ sau khi nhạc sĩ Lam Phương ra đi, bà Marie Tô từ Trung tâm Thúy Nga bày tỏ: "Đây là một mất mát quá lớn. Buồn hơn là chú mất trong bệnh viện thời Covid-19 nên người nhà không được vào thăm. Tuần rồi nghe chú vào bệnh viện, tôi có gọi hỏi thăm em của chú là cô Bảy nhưng được cho biết là không ai vào thăm chú được vì Covid-19". "Một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật đã vừa vụt tắt. Một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6:07 tối ngày 22 tháng 12, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California. Cuộc đời đầy thăng trầm biến động của người nhạc sĩ tài hoa đã khép lại. Sự ra đi của ông là 1 mất mát to lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam. Trung tâm Thuý Nga cùng toàn thể các ca nghệ sĩ xin tri ân nhạc sĩ Lam Phương cho tất cả những đóng góp của ông, và thành kính phân ưu cùng tang quyến. Cầu mong nhạc sĩ yên nghỉ nơi cõi lành. "Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh..." Hồi tháng 8, trong cuộc trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông Việt Nam, nhạc sĩ đã bày tỏ nỗi niềm rằng luôn mong ngày trở về nhưng vì sức khoẻ không cho phép nên hy vọng khán giả sẽ thông cảm cho mình. Ông nói: "Tôi luôn giữ niềm hy vọng cho đời sống của mình. Dù bệnh nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương". Ở tuổi 81, nhạc sĩ Lam Phương còn mắc nhiều bệnh trong người. Ông đã bị tai biến suốt 19 năm qua. Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Văn, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và là anh cả trong một gia đình gồm 6 người con. Trong số có 2 người em gái ở Việt Nam mà một người đã qua đời vì bệnh tiểu đường. Năm 15 tuổi, ông đã viết ca khúc đầu tay Chiều thu ấy, sau đó đến Kiếp nghèo được nhiều người yêu mến. Ba năm sau, ông viết hàng loạt bài về quê hương, nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên... Năm 1975, sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình nhạc sĩ Lam Phương được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach, trước khi dọn về Falls Church, tiểu bang Virginia. Năm sau gia đình ông lại dời về thành phố Dallas và kế đến là Houston. Thời gian này, cố nhạc sĩ đã phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện. Đến năm 1981, ông đổ vỡ với người vợ đầu là nữ kịch sĩ Túy Hồng. Sau đó, ông quyết định sang Pháp cùng với cô em út ở Paris. Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông. Nhạc sĩ Lam Phương hồi năm 2015 Theo các nhà đánh giá, Pháp đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương, mối tình Paris với cô Cẩm Hường cũng khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc làm say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em hay Mùa thu yêu đương... Đến năm 1995, ông trở về Mỹ và sống tại tiểu bang California cho đến khi ra đi. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore. Nhìn lại sự nghiệp của cố nhạc sĩ, có thể thấy những năm cuối của thập niên 60, tuổi Lam Phương nổi như cồn. Tùng Phong, từ Sài Gòn hồi tháng 8 gửi cho BBC đã viết: "Những bài hát của Lam Phương ở giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác của âm nhạc thập niên 60, có một đặc điểm chung là buồn nhưng rất đẹp, buồn một cách sang trọng. Chính vì thế mà ngày từ khi đó người ta đã khó xếp âm nhạc của ông vào dòng nhạc trong những dòng thịnh hành thời đó. Sau này, ông mở rộng phong cách sáng tác, có nhiều bài hát vui tươi - như thời gian ông hạnh phúc với cuộc tình mới ở Paris thập niên 80, nhưng cũng vẫn không thiếu những bài buồn-mà-đẹp, chẳng hạn một trong những bài hay nhất của ông giai đoạn sau này - Một Mình. Nhưng dù ở giai đoạn nào, với phong cách nào, thì hầu hết các bài hát của Lam Phương đều là câu chuyện về những cuộc tình dang dở, những mối tình của chính ông, với những bóng hồng đã trở thành huyền thoại." Trang Facebook của Thúy Nga viết về cố nhạc sĩ: "Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu. Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên..." BBC
15 Dec 2020
08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết Vào ngày này năm 1980, John Lennon, cựu thành viên The Beatles, nhóm nhạc rock đã thay đổi nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 1960, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York. Người nghệ sĩ 40 tuổi đang bước vào tòa nhà nơi có căn hộ sang trọng của ông ở Manhattan thì bị Mark David Chapman bắn bốn phát ở cự ly gần bằng khẩu súng lục ổ quay cỡ 38 ly. Trong tình trạng bị mất rất nhiều máu, Lennon được đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã chết trên đường. Trước đó cùng ngày, Chapman vừa nhận chữ ký từ Lennon và cũng tự nguyện ở lại hiện trường vụ nổ súng cho đến khi hắn ta bị cảnh sát bắt giữ. Trong vòng một tuần, hàng trăm người hâm mộ đã đến canh thức bên ngoài chung cư Dakota – nơi có nhà của Lennon – và các cuộc diễu hành để tang ông đã được tổ chức trên khắp thế giới. John Lennon là một thành viên của bộ đôi ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc đã đưa The Beatles trở thành nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Người kia là Paul McCartney, nhưng hai thành viên còn lại của bộ tứ – George Harrison và Ringo Starr – đôi khi cũng viết và hát các bài hát của riêng mình. Đến từ Liverpool, Anh, chịu ảnh hưởng bởi dòng nhạc rock and roll thời kỳ đầu ở Mỹ, The Beatles đã gây bão khắp nước Anh vào năm 1963 với đĩa đơn “Please Please Me.” Làn sóng “Beatlemania” lan sang Mỹ vào năm 1964 với việc phát hành ca khúc “I Want to Hold Your Hand,” sau đó là chuyến lưu diễn nổi tiếng khắp nước Mỹ. Khi giới trẻ đã sẵn sàng thoát ra khỏi bối cảnh văn hóa cứng nhắc của thập niên 1950, “Fab Four,” với âm nhạc sôi nổi và tính nổi loạn tích cực của mình, là chất xúc tác hoàn hảo cho sự thay đổi. The Beatles đã bán được hàng triệu đĩa nhạc và góp mặt trong những bộ phim ăn khách như A Hard Day’s Night (1964). Khung cảnh các buổi trình diễn trực tiếp của họ gần như luôn náo loạn, khi các cô gái tuổi teen la hét và ngất xỉu, còn bạn trai của họ liên tục lắc lư theo những ca khúc dễ nhớ. Năm 1966, The Beatles không còn lưu diễn mà chuyển hướng sang đổi mới kỹ thuật thu âm, chẳng hạn như với Sgt. Pepper’s Lonely Heart’s Club Band (1967), một album theo concept ảo giác được đánh giá là kiệt tác của âm nhạc đại chúng. Âm nhạc của The Beatles vẫn rất được yêu thích bởi giới trẻ trong suốt những thay đổi lớn về văn hóa của những năm 1960, và các nhà phê bình ở mọi lứa tuổi đều phải thừa nhận khả năng sáng tác thiên tài của bộ đôi Lennon-McCartney. Lennon được coi là bộ não của Beatle và chắc chắn là người thẳng thắn nhất trong bộ tứ. Ông đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn vào năm 1966 khi tuyên bố rằng Beatles “nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus,” khơi mào cho việc hàng loạt các đĩa hát của ban nhạc đã bị đốt cháy tại khu vực Vành đai Kinh Thánh (American Bible Belt). Sau đó, ông trở thành một nhà hoạt động chống chiến tranh và thường nhắc đến chủ nghĩa cộng sản trong nhiều bản hit solo như “Imagine,” được thu âm sau khi Beatles tan rã vào năm 1970. Năm 1975, Lennon từ bỏ ngành công nghiệp âm nhạc để dành nhiều thời gian hơn cho người vợ gốc Nhật, Yoko Ono, và con trai của họ, Sean. Năm 1980, ông trở lại với Double-Fantasy, một album được giới phê bình đánh giá rất cao, trong đó ca ngợi tình yêu ông dành cho vợ và cũng chứa nhiều bài hát do chính bà viết. Ngày 08/12/1980, cuộc sống yên bình của gia đình Lennon ở khu Upper West Side của New York đã bị Mark David Chapman, 25 tuổi, phá vỡ. Bác sĩ giám định tuyên bố Chapman mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Hắn đã được hướng dẫn để xin chứng nhận tâm thần, nhưng thay vào đó lại quyết định nhận tội giết người và bị kết án 20 năm đến chung thân. Năm 2000, các quan chức nhà tù bang New York đã từ chối ân xá cho Chapman, cho rằng “hành động xấu xa và bạo lực này dường như được thúc đẩy bởi khao khát được mọi người để ý.” Chapman phải tiếp tục ở lại sau song sắt. John Lennon được tưởng nhớ tại “Đồng Dâu tây” (Strawberry Fields), thuộc Công viên Trung tâm, nằm đối diện với căn hộ Dakota, nơi mà Yoko Ono đã tạo ra để vinh danh chồng bà. Nguồn: John Lennon shot, History.com Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
7 Dec 2020
George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19 Nguồn: Historic figures, BBC Biên dịch: Trần Mẫn Linh George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật. George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London. Năm 1850, Eliot bắt đầu cộng tác cho Westminster Review – tạp chí hàng đầu dành cho các nhà triết học tiến bộ – và sau đó trở thành nhà biên tập của tạp chí. Lúc này, bà đã là tâm điểm của giới văn học và từ đây, bà gặp George Henry Lewes và sống cùng ông cho tới khi ông mất vào năm 1878. Mối quan hệ của họ đã gây ra một vụ bê bối và Eliot đã bị bạn bè, gia đình xa lánh. Lewes đã khuyến khích Eliot viết. Năm 1856, bà bắt đầu viết ‘Scenes of Clerical Life’, truyện về những con người ở quê hương Warwickshire của bà và đã được đăng trên Tạp chí Blackwood. Tiểu thuyết đầu tiên của Eliot là ‘Adam Bede’ đã được xuất bản vào năm 1859 và là một thành công rực rỡ. Bà đã sử dụng bút danh nam để đảm bảo các tác phẩm của mình được xem trọng trong một thời đại mà các nữ tác giả thường được gắn liền với những tiểu thuyết diễm tình. Các tiểu thuyết khác của bà còn có ‘The Mill on the Floss’ (Dòng sông tuổi dại) (1860), ‘Silas Marner’ (1861), ‘Romola’ (1863), ‘Middlemarch’ (1872) (Cuộc trung chuyển) và ‘Daniel Deronda’ (1876). Sự nổi tiếng của các tiểu thuyết đã đem lại cho Eliot sự chấp nhận của xã hội, và ngôi nhà của Lewes và Eliot đã trở thành nơi gặp gỡ của các nhà văn và trí thức. Sau khi Lewes mất, Eliot đã kết hôn với một người bạn kém bà 20 tuổi là John Cross. Bà mất vào ngày 22/12/1880 và được an táng tại Nghĩa trang Highgate ở miền London. Nguồn: Historic figures, BBC Biên dịch: Trần Mẫn Linh |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for AnAn.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 31st October 2024 - 04:10 PM |