Welcome Guest ( Log In | Register )

3 Pages V  < 1 2 3  
Reply to this topicStart new topic
> TRUNG/TIỂU HỌC MINH ĐỨC Văn và Thơ, Phụ Trang GĐMĐ/LTPN Pleiku (Nội San #4- 5/31/08)
Bryce
post May 31 2008, 10:22 AM
Post #25


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country





Thư cám ơn

thankyou.gif


Thưa các bạn
Tôi tên Lê Trung Nghĩa, học lớp 10 niên khóa 70/71 trung học Minh Đức, thành viên gia đình cựu học sinh Minh Đức, xin gởi đến anh chị em GĐMĐ lá thư này để tỏ lòng cám ơn.
Nguyên tôi có con gái lớn tên là Lê Thị Hồng Hạnh, cháu sinh năm 1984, trong một tai nạn, cháu bị xe gắn máy tông gãy chân trái trên đường đi đến trường, chúng tôi đã đưa cháu đi điều trị tại bệnh viện, sau khi đã được đóng đinh nội tủy và băng bột cho cháu, không rõ lý do, thời gian sau đinh nội tủy gãy, chân không lành được, đã tạo thanh khớp giả, đi lại rất khó khăn, đi đâu cũng ngồi trên xe máy người khác chở, nếu tiếp tục đưa vào bệnh viện với giải phẫu dịch vụ, số tiền lên trên 40.000.000 đồng, chưa kể tiền đi lại, lưu trú, thuốc men sau đó và viện phí, thời gian phải bỏ ra trong 1 năm đi lại bệnh viện nhiều lần, nhất là ngoài khả năng tài chánh của gia đình, chúng tôi hầu như bế tắc, bó tay. May mắn là trong thời gian qua, tuy đau chân nhưng con gái tôi vẫn thích theo anh chị trong GĐMĐ tham gia làm các công tác từ thiện trong khả năng của cháu như thăm các cháu mồ côi, các em tàn tật, đến với người phong cùì, và viết bài cho Nội San Minh Đức, và những bài viết này của cháu cũng được anh chuyển đăng trên một trang web của Hội Từ Thiện, nên được các anh chị quản trị trang web và ban liên lạc GĐ MĐ quan tâm hơn.
Biết được hoàn cảnh này, anh Phúc, thành viên Gia Đình Minh Đức ở Saigon đã tìm mọi cách tìm giúp cho con tôi một suốt mổ miễn phí từ một chương trình từ thiện mà anh có tham gia, ngoài ra còn được hội từ thiện Hướng về Tây Nguyên mà anh là thành viên, chi trả những tổn phí trong thời gian đi lại, nuôi nấng cháu, anh P cũng không quản ngại tranh thủ những lúc rảnh rỗi chạy lo cho cháu đủ điều, ngay cả cho ở lại tại nhà trong thời gian dài, bên cạnh kèm cặp hướng dẫn con tôi một công việc mới để sau này có công việc phù hợp với khả năng chuyển dịch của cháu, nay sau khi giải phẫu các giai đoạn xong, còn chờ tháo nẹp định vị và tập vật lý trị liệu, cháu có thể tập đi lại, khả năng kéo dài 3 năm mới đi lại được bình thường ( vì phải cắt 1 đoạn xương mác ở chân phải, ghép thay thế cho đoạn 8cm xương chày ở chân trái, bị khớp giả phải cắt bỏ.)
Trong thời gian cháu giải phẫu, nhiều anh chị em trong Gia Đình Minh Đức gọi điện thăm hỏi, chia sẻ, anh P liên tục cập nhật tin từ bệnh viện qua điện thoại cho gia đình tôi và bạn bè, đã tiên liệu lo cho con tôi nào nạng chống, nào xe lăn, thuốc men các loại…
Tôi xin gởi thư này đến chân thành cảm ơn anh chị em Gia Đình Minh Đức, Hội Chữ Thập Xanh SAP-VN, HVTN, đặc biệt đến anh P. đã hết lòng giúp đỡ gia đình tôi, trong hoàn cảnh khó khăn, và con gái tôi được lành lặn, có thể lao động tự nuôi bản thân, giúp gia đình và khả năng hòa nhập cộng đồng, trong các công tác xã hội theo ý nguyện của cháu, tương lai của cháu.
Nguyện xin Thiên Chúa luôn đổ xuống nhiều ơn lành cho các bạn, các anh chị.
Ia Sao ngày 20 tháng 12 năm 2007
Lê Trung Nghĩa – PhạmThị Thanh Sa
Lê Thị Hồng Hạnh




--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 31 2008, 10:52 AM
Post #26


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country





cụ đồ và thi sĩ cóc



Từ năm học lớp đệ ngũ, thầy Việt Văn của chúng tôi đã khen vui chúng tôi là : lớp này không những có 3 anh thi sĩ, mà còn rất nhiều nửa kia, không những chỉ là thi sĩ “bình thường” mà “tinh anh phát tiết ra ngoài” khi còn trẻ, để tôi kể lại cho các bạn nghe tại sao thầy nói thế nhá.

Số là buổi học hôm ấy, đề luận văn thầy cho “ hãy tả lại một cụ đồ đang phơi sách mà em trong thấy ( hoặc nghe thuật lại ) – chà ! cái đề tài này mới gay go chứ, giữa thời đại nguyên tử khi ấy, làm thế nào mà thấy được cụ đồ nho, còn được nghe thuật lại thì thỉnh thoảng có nghe, nhưng nghe đâu bỏ đó chứ có nhớ hết đâu, trong cổ văn có một vài bài đọc, có bài thơ nói về cụ đồ, nhưng ổng lại ngồi viết chữ nho, câu đối ở chợ chứ nào có phơi sách như đề bài thầy ra đâu, một chuyện cổ tích, có cảnh phơi sách lại là không phải ông thầy đồ, mà là một anh mê con gái của bá hộ, nghe bá hộ hẹn gã con cho ai văn hay chữ tốt ít thì cũng là sĩ tử, mà bản thân thì dốt, chỉ mượn sách, gánh đi vờ cho nước ướt, mà vào nhà bá hộ mượn nong để phơi…!

Bí quá, cắn bút mãi mà nghĩ không ra câu nhập đề “nhân dịp…..em trông thấy một ông cụ đồ ?...hồi ấy , khi theo ba mẹ về quê, em trong thấy…, những mẫu văn đều không ăn nhập chi cả… thế là một tờ giấy nháp bổng đâu chuyền đến trước mặt tôi

cụ đồ đem sách ra phơi
phơi nhằm bãi…rã rời chân tay


Chán chường cho đề tài oái oăm này, tôi thò bút viết 1 câu lục bát tiếp cho bài này, một chút lãng mạn cho ông cụ đồ

cụ đồ quay mặt về tây
bà đồ chạy lại nhảy ngay vào lòng.


Rồi ngó trộm thầy, chuyền ra sau lưng cho đứa khác, rồi tờ giấy chạy tiếp, cứ thế mà tiếp cho tới khi thầy tóm được, cả lớp xanh mặt, thầy cầm tờ giấy nháp chi chít chữ ra giữa lớp, nhìn trầm ngâm một lúc.
- Hay thật, các anh chị, giỏi thật các anh chị lớp này, bài ra không làm, lại làm thơ…
Với giọng Huế, vóc dáng cao gầy, chiếc áo vét cũ bạc màu với đầy bụi phấn, thầy nhìn cả lớp, rồi lại nhìn vào tờ giấy nháp, chẳng biết bao nhiêu đứa đóng góp trong tờ ấy, nhưng chắc chắn tôi có 1 câu, tay thò xuống gầm bàn, chà chà lấy nhau để lấy bình tỉnh, mà chờ roi vọt hay la mắng, mặt cúi gầm, tôi liếc qua cạnh và quanh 1 lượt, có những đứa gục đầu, có những đứa tỉnh bơ, à ra, thầy sẽ phân loại được cho xem, tôi cố trấn tỉnh ngồi thẳng lên nhìn lên bảng.
Thầy chậm rãi đọc
Cụ đồ đem sách ra phơi
Phơi nhằm bãi…bãi gì đây thi sĩ Chỉ ?,

thầy gọi đúng chóc tên của nhân vật đâu tiên phát động bài thơ cụ đồ, Chỉ đứng dậy, dáng thấp lùn ( còn tên là Chủn Lì ) ấp úng, dạ dạ trong mồm, thầy bảo đứng đó, rồi tiếp
- À hay nhỉ,
Cụ đồ quay mặt về tây
Bà đồ chạy lại nhảy ngay vào lòng…


Cả lớp cười ồ lên, tôi tím mặt, đúng phóc “danh tác” của mình rồi, không biết thầy có biết là của tôi không, lúc tôi viết, thầy đang cúi đầu đọc lại sổ sách gì ở trên đó mà…Anh Hà, cho tôi biết cảm tưởng khi cụ đồ được bà đồ nhảy ngay vào lòng …đứng lên cho cả lớp xem nào, hay nhỉ…
Tôi dứng lên rụt rè, khác với bộ dạng thường ngày của tôi,… lấm léc, cúi đầu
Thầy chậm rãi tiếp
Hai người đứng giữa một vòng
Cùng nhau múa hát trong lòng...đê mê,

cái này, anh Quang đứng lên giải thích cho tôi xem…
Thầy lại chậm rãi tiếp
Cụ đồ liền được ăn…chè kê
Bà đồ nấu tuyệt vừa khê, vừa mùi,

giọng thầy cứ đều đều ngâm. Tôi nghe như giọng hò trên sông Hương ấy. Anh Hoè đứng dậy sau cái mững ăn chè của cụ đồ, vừa khê vừa mùi, nào…anh cho tôi biết chè kê có mùi gì, Hoè ngóng ngọng, chẳng biết xưa nay hắn có ăn chè kê không ? mà vừa khê vừa mùi là mùi gì ?
Và thầy mời mỗi thi sĩ lần lượt lên bảng sau khi được đọc đoạn thơ của mình. Tôi thắc mắc không hiểu sao thầy đọc đến câu nào là nói ngay đúng tên tác giả, mà ngay phóc luôn, ( cái thắc mắc ấy mãi về sau này tôi mới có dịp nhớ lại, nghĩ lại lớp học có mấy chục học sinh, học Việt văn, nào là bài tập, luận văn hàng tuần, thầy nhớ từng mặt chữ, màu mực theo cá tính của mấy anh học trò…)
Cụ đồ ăn chán mất vui
Thình lình cụ lại….nhảy chui vô lòng bà

tay Trọng lên bục với dáng thất thểu, lo âu
Bà đồ thấy vậy liền la
Ông đồ này thật hổng là chịu chơi

Chung “gật” lên bảng, dáng chịu chơi, gật gật…
Thơ mình hay lắm bây ơi,
Mua hòm về để đợi chôn cho rồi

một thi sĩ kế tiếp lên bảng đứng quay mặt xuống lớp.
Thầy bảo, ngày xưa có 3 anh ngồi làm bài thơ con cóc trong hang con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra con cóc ngồi đó, con cóc ngồi đó con cóc nhảy đi, thấy mình thơ hay, mà tuổi còn trẻ, lại nghe thiên hạ nói thiên tài hay chết yểu, thế là ba anh gởi tiền cho một người đi qua đó lên chợ huyện mua giúp 3 cái hòm, người kia hỏi lý do, 3 anh đọc lại bài thơ, người này cười ngất ngưởng, thôi tôi cũng mua cho tôi 1 cái nửa vậy vì…nghe thơ của thiên tài
Không thì chết cả lũ thôi
Cụ đồ biết đặng ôi thôi tụi này…

một ý thức…nhân bản trong cụ đồ được anh Tuyến chỉnh lại trạng thái thơ phát lộ tài năng của chúng tôi
nhưng mà cụ lại tha ngay
bảo rằng “một phát” thằng này sá chi

…ái chà anh Tuyến, một phát gì đây lại còn đóng mở ngoặc kép, anh cho tôi biết, (cả lớp lại cười ồ) chiếc roi gỗ trắc mà các thầy thường để nhịp bảng mỗi khi đọc văn, đọc thơ hay nhắc nhở chú ý, nay thấy lăm le nhịp nhịp vào mông mấy nhà thơ đang cúi gầm mặt xấu hổ…, tuy thế chưa bao gìờ tôi thấy thầy đánh, cái roi chỉ để ra uy, lệnh mà thôi…
Lần lượt cũng trên 15 ”thi sĩ” cúi mặt đứng trên bục, cả lớp yên lặng, lắng nghe những câu thơ, tôi thấy có đứa lại lom lom chép lại, cứ mỗi lúc thầy đọc một câu, nghĩ thầm thơ mình hay lắm lắm…
Hoá ra thời gian sau thấy đăng trên Bích Báo của lớp, tờ Thông Reo mà không xin phép bản quyền…nhân vật này ngày nay làm ăn phát đạt, có lẽ con người biết chớp thời cơ, thì cũng phát tiết ra ngoài từ ngày ấy…
Thầy cho về chỗ với những lời trách không lo làm bài, viết tào lao, phạt mỗi nhà thơ 1 con zero to tuớng, nhưng may sao, cuối tháng thì thầy bỏ mất con số không này, chứ không có đứa về nhà với cuốn sổ liên lạc như thế chắc có roi chứ chẳng phải chơi, mà điểm văn thì hầu như chưa bao giờ tôi thấy zero cả,
Kể lại chuyện này, tôi muốn viết tặng cháu ngoại tôi, vì năm nay nó học lớp 8, bằng lớp chúng tôi lúc đó, tập làm thơ để đăng báo Mực Tím, thấy cháu viết nhiều nhưng chưa thấy khoe 1 bài nào được đăng cả, chắc là thi sĩ con cháu nhà nòi rồi đây !!!

H. Nguyễn.
Cựu học sinh Minh Đức đệ ngũ 66-67



--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 31 2008, 03:59 PM
Post #27


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country




nature-smiley-009.gif


GÓI MÌ TÔM



Thưa chú,

Sáng nay con đi thực tập điều nghiên đất trồng rừng ở xã Ia Bang. Khi vừa đến nơi thì trời đổ mưa. Cơn mưa cuối mùa bất chợt đến khiến nhóm tụi con không thể vào rừng thực tập bài quy hoạch và phân loại như đã dự định.

Cơn mưa kéo dài làm cho đường rừng trở nên trơn trợt. Chú cũng biết đó, đất Bazan Tây Nguyên mà gặp mưa là thành sình lầy, nhày nhụa không thể chịu nổi. Vì thế cả nhóm quyết định "chém vè", không vào rừng nữa, mà kiếm một quán cà phê nào đó ngồi ngắm mưa, chờ lúc tạnh hẳn rồi về. Bài học này còn kéo dài hơn một tuần, cũng chẳng phải vội làm gì.

Mấy đứa con kéo nhau vô một quán cà phê nông thôn, cái quán nhỏ ven đường lợp lá, có vỏn vẹn hai bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ, ghế chỉ muốn sụm xuống khi bị ngồi lên. Mấy đứa bạn con tuy than phiền nhưng cũng đành chịu vậy vì không thể kiếm đâu ra một chỗ ngồi lý tưởng hơn chỗ này và nhất là trong lúc này.

Quán ọp ẹp, bán thêm một ít thuốc lá, kẹo bánh và mấy thứ cần dùng cho những người sống quanh đây. Các kệ hầu như trống trơn, chắc vì chẳng mấy ai ghé quán trong những ngày này. Thật vậy, vào mùa thu hoạch cà phê như hiện nay, có thêm ít tiền trong túi, nông dân hoặc công nhân thường rủ nhau đi mua sắm ở các tiệm lớn hơn, có đủ hàng hơn, hoặc đi "kéo ghế" ở một quán đàng hoàng, có ghế bàn sắp xếp lớp lang. Đây là một tiếng địa phương, chỉ hành động vào quán, "kéo ghế" ngồi chễm chệ, dõng dạc gọi một món ăn hay thức uống rồi tận hưởng, cho bõ những ngày phải nhịn thèm hoặc chỉ có thể ngồi chồm hổm trước gánh bún bán dạo. Được "kéo ghế" là oai và sang lắm. Hạnh phúc của nhà nông chỉ đơn giản thế thôi.

Bọn con ngồi ngắm mưa rơi. Mấy thằng con trai luôn mồm hút thuốc. Con muốn uống một ly sữa mà không có, đành chấp nhận ly cà phê gói, loại "3 trong 1", pha với nước vừa đun chưa kịp sôi. Con nhâm nhi mà ngắm trời, còn đám con trai lại lén ngắm con. Tuy nói chuyện “mày tao” vui vẻ nhưng lâu lâu lại có một ánh mắt làm con chột dạ, lúng túng!

Con đang nghĩ vẩn vơ, thì thấp thoáng trong mưa một hình hài xiêu vẹo đi đến, càng đến gần càng hiện rõ vẻ thảm thương, chân bó trong mấy bẹ chuối với lớp bao bố, các ngón tay đã quắp lại, gương mặt đã bị kéo lệch. Ồ, một người cùi! Đây là lần đầu con trực tiếp trông thấy người phong cùi. Từ trước tới nay con chỉ nghe chú kể, chỉ thấy hình ảnh trên báo hay loáng thoáng trên TV. Cái im lặng bỗng ập xuống quán! Chúng con đứa thì đang huyên thuyên bỗng nín bặt, đứa thì sợ co rúm người lại. Người Thượng bị phong kia có thoáng chút ái ngại, lưỡng lự trong ánh mắt, nhưng rồi vẫn tiến thẳng vào trong quán. Bọn con ngần ngại nhìn nhau. Người này không nói gì, chỉ nhìn ngắm "quầy hàng" một lúc rồi cất tiếng gọi chủ quán. Chị chủ quán hỏi vọng ra khi chưa biết khách mới là ai:

- Ê, dân plơi géch? ( Anh mua gì?)

- Kau plơi mi . ( Tui mua mì.)

Chị chủ quán ờ một tiếng rồi đi ra . Thoạt trông thấy người phong này chị la toáng lên:

- Thôi đi đi, tao hết mì rồi, mà mì mắc lắm, mày không có tiền mua đâu!

Người phong đưa ra tờ bạc một ngàn, đã sũng nước mưa:

- Kau, kau mô ha\… ( Tui, tui có một\…)

- Không tao tao gì cả, chừng đó không đủ đâu, đi ra đi, đi nhanh lên !

Nhìn ánh mắt của người nọ con thấy tội nghiệp quá. Mì thì trên kệ còn hơn 10 gói, sao lại nói hết? Ánh mắt của anh ta cũng dừng lại trên những gói mì in con tôm to tướng, xanh đỏ đủ màu, và dừng lại rất lâu. Con thấy ánh mắt đó rất lạ, hình như chứa đựng một ao ước khó tỏ bày và sự nhẫn nhục tột cùng.

Bị xua đuổi, người kia thất thểu, nặng nhọc cất bước ra khỏi quán, trở lại với cơn mưa tầm tã.
Nhìn dáng đi khập khễnh của anh ta, con bất nhẫn hỏi chị chủ quán:

- Chị ơi, mì còn kia sao chị không bán cho ổng?

- Bán làm sao được! Lấy tiền của nó có mà lây cùi! Đã vậy, vốn mình ít mà tiền ấy thối lại cho ai họ cũng không chịu nhận. Lại còn làm mình mất khách dần. Cho không thì của đâu mà\… cho "mấy thằng đó"...

Nhìn ra, thấy anh ta còn lẩn quẩn đâu đó bên kia đường trong cơn mưa sũng, khập khễnh, khập khễnh từng bước, cái bẹ chuối cột bó cho chân khỏi đau (có lẽ chân này cũng lở lói nhiều), như muốn rơi dần ra, con lại hỏi :

- Chị ơi, thế mấy người này ở chỗ nào vậy chị?

- Nghe đâu trong Plei Phung plei pheng gì đó, ai mà biết! Cũng cả chục cây số như chơi! Chắc chẳng chỗ nào bán cho mới mò lại đây !

- Mà họ đi bộ ra đây sao?

- Ờ thì ai mà cho đi xe ! Mà xe cộ nào giữa rừng cơ chứ !

Bọn con lặng thinh. Rồi một thằng bạn con nói:

- Coi bà H. kìa! Chà, "xúc động\… đậy" dữ ha !

Đứa khác liền la nó :

- Mày giỡn vừa thôi nghe!

Cả bọn con lại lặng im, mỗi đứa đuổi theo một suy nghĩ. Con chẳng biết bọn kia nghĩ gì, riêng con chạnh nghĩ đến gói mì nhỏ bé - niềm ước mơ lớn lao của người bệnh phong kia.

Thực lòng mà nói, tuy mì là món ăn chính của đám sinh viên tụi con, nhưng ăn ba bữa liên tiếp thì "chết còn sướng hơn", dù đó là mì hảo hạng, mì cao cấp đi nữa. Nhớ những lúc mưa gió, khó đi chợ, mẹ con nấu mì cho tụi con ăn sáng đi học, thằng út rên rỉ:

- Bộ nhà "mạt" tới nơi hay sao mà mẹ cho tụi con ăn cái thứ này ba ngày liền?

- Mày đừng làm cái bộ mặt con nhà giàu ! Thôi ăn đi con, cho có chút lót bụng mà đi học.

Mì gói là hạnh phúc, cũng là nỗi khổ của tụi con, nhất là qua gói thứ ba, thứ tư mà ăn theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, nghĩa là đổ nước sôi vào chờ ba phút rồi dùng, chứ chẳng có rau, thịt, tôm, trứng phụ thêm gì cả !

Vậy mà người bệnh kia đã ra sức lê lết hơn 10 km chỉ để mua một gói mì ! Mà lại không được ! Nỗi thất vọng đang đè nặng trên mỗi bước chân thiểu não của anh ta! Con nói với mấy đứa bạn:

- Ê, tụi bay có tiền không? Tao mượn mấy ngàn.

- Chi vậy ?

- Mua mấy gói mì.

Bạn bè hiểu ý nhau. Con cầm năm ngàn mua năm gói mì MiLiKet, gói thật kỹ trong hai lớp túi nilon, rủ một thằng bạn theo con ra mưa\…

Cũng không xa lắm, dưới mưa, anh chàng đang thất thểu bước ra khỏi một quán khác vì cũng bị xua đuổi như thế. Tụi con bước lại gần. Con ái ngại nhìn những vết thương nhão ra dưới nước mưa. (Con gái mà chú, nhiều khi cũng phải lo chứ !) Thằng bạn con cũng sợ, lưỡng lự bước theo sau, cố tránh vết chân "ông nội" kia\…

Con nhớ chú và nhiều người khác có nói rằng bệnh này không dễ lây đâu, lại đã có thuốc trị rồi, thế nhưng mấy người này có được chữa trị không? Hay họ trốn bịnh viện? Hay thế nào ? Cách đây đã lâu con thấy nhiều bảng đề khẩu hiệu « Kiên quyết đến năm 2000 là hết bệnh phong » mà ! Sao đến nay họ vẫn chưa lành ? Hay họ không chịu uống thuốc? Hay thế nào ? Thôi kệ, bây giờ chỉ biết cho người này một túm năm gói mì. Nhưng rồi cả hai đứa, chẳng đứa nào dám cầm đưa cả. Thấy thương thật nhưng cũng rụt rè thế nào ấy . Hèn chi có nhiều người e dè đến vậy ! Thập thò mãi thì ướt đẫm mưa, con đánh liều vậy, nói tiếng Jarai kiểu "giả cầy":

- Ê, dân ! (Này, anh !)

- Géch (Gì ?)

- Kau pha dân ma\…gói mì nè, bâng hem há ! (Tui cho anh năm gói mì nè, ăn ngon nhé...)

Người bệnh phong nhìn tụi con, ánh mắt kinh ngạc tột cùng, làm như vừa thấy ai không học hành, thi cử mà vẫn được cấp bằng tốt nghiệp vậy đó.

Chỉ năm gói mì thôi, mà ánh mắt như thấy cả triệu bạc, nó sáng lên lạ kỳ\… Con bỏ vội túm mì vào tay anh ta, rồi nói :

- Nao ah, nao sang hem, bâng hem ò! (Về nhà vui vẻ nghen, ăn ngon nghen!)

Xong bọn con quay bước về quán, ánh mắt anh chàng nhìn theo, con cũng không nhìn lại lâu nữa, vì bấy nhiêu cũng đủ làm tâm tư con bồi hồi lắm rồi.

Đường về lại quán có vẻ gần hơn lúc ra. Mấy đứa bạn ngồi chờ kết quả một việc làm mà cả đời chúng chưa nghĩ tới. Chị chủ quán cũng ngồi đó, nói phân bua:

- Mấy cô chú nghĩ coi, tụi nó còn chưa lo cho nhau mắc gì mình lo cho tụi nó! Mà mua được một lần rồi cả làng tụi nó sẽ kéo lại đây mua, người kinh sẽ dạt qua quán khác, mình còn buôn bán gì được nữa!

Ngồi mãi đến gần trưa trời mới dứt mưa. Tụi con ra về. Cũng chỉ có mì gói cho bữa ăn chính, nhưng con thấy ngon miệng và vui vui. Vui vì nhiều lý do, mà niềm hãnh diện được thằng bạn khen thạo ngoại ngữ "giả cầy" nửa Jarai nửa kinh là một.

Hồng Hạnh
(Con Ba Nghĩa, Gia đình Minh Đức)





--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Pages V  < 1 2 3
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 4th May 2024 - 11:39 PM