Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
Đạt Tử doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Đạt Tử
Bảo vệ tổ quốc
62 years old
Gender Not Set
Location Unknown
Born Oct-20-1962
Interests
No Information
Other Information
Country: Italy
Statistics
Joined: 2-August 09
Profile Views: 7,472*
Last Seen: Private
Local Time: Nov 19 2024, 07:25 AM
152 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

Đạt Tử

Members

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
31 Jul 2017

Khiêu vũ với thần Chết


Phần I

Lời giới thiệu: Peter S. Beagle sinh tại New York năm 1939. Ông tốt nghiệp Đại học Pittsburgh năm 1959 và hành nghề viết báo chuyên nghiệp. Suốt một thập niên viết báo và tiểu luận cho các tạp chí, ông chuyên trách nhiều lĩnh vực, từ đá gà tại Bắc Carolina cho đến Chiến dịch người nghèo ở Washington D.C. Từ giữa thập niên 1970, ông viết kịch bản cho điện ảnh và truyền hình, trong đó có một phần của bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Cuộc du hành giữa các vì sao (Star Trek) và phim hoạt hình dựa theo tiểu thuyết Chúa nhẫn (Lord of the Rings). Hai tiểu thuyết đầu tay của ông vẫn tiếp tục được in lại cho đến nay và xếp vào loại “kinh điển” của thể loại truyện bestseller. Tiểu thuyết Con kỳ lân cuối cùng (The Last Unicorn) được chuyển thành phim hoạt hình năm 1982, còn Một nơi đẹp đẽ riêng tư (A Fine and Private Place) được chuyển thành nhạc kịch. Năm 1993, vở opera Thiên thần nửa đêm (Midnight Angel) được dựng dựa theo truyện ngắn Khiêu vũ với thần Chết (nguyên tác: Come Lady Death) của ông.

Với bản dịch sau đây của Khiêu vũ với thần Chết, eVăn muốn giới thiệu với độc giả một truyện ngắn hấp dẫn và, ở một chừng mực nhất định, vẫn có giá trị văn học cao, khác với suy nghĩ thông thường của chúng ta về thể loại bestseller.

Chuyện này xảy ra ở Anh quốc lâu lắm rồi, từ thời ngài George nói tiếng Anh bằng giọng Đức nặng trịch, kẻ ghét con cái của chính mình, vẫn còn làm vua. Hồi đó ở thành London có một bà mệnh phụ không có việc gì khác để làm ngoài suốt ngày mở tiệc. Tên bà ta là Flora, Phu nhân Neville, bà ta góa chồng và cực giàu. Bà sống trong một ngôi nhà lớn không xa Điện Buckingham, bà có nhiều tôi tớ đến nỗi không thể nào nhớ hết tên họ; trong đám gia nhân có những người mà bà ta chẳng thấy mặt bao giờ. Bà có quá nhiều đồ ăn chẳng làm sao ăn hết, quá nhiều áo quần không thể nào mặc xuể, có nhiều rượu ủ trong hầm đến nỗi hết đời bà cũng chẳng ai uống xuể, trong hầm kín nhà bà đầy dẫy những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp mà bà không biết là mình có. Những năm cuối đời, bà chuyên tổ chức các buổi tiệc tùng và khiêu vũ mà khách mời là những vị tai to mặt lớn nhất London, đôi khi ngay cả Đức vua cũng thân hành đến, và bà nổi tiếng là người đàn bà thông thái và dí dỏm nhất thành London.

Nhưng cuối cùng, những buổi tiệc của chính bà khiến bà phát ngán. Dẫu bà có mời những người nổi tiếng nhất đất nước và thuê nào nghệ sĩ tung hứng, nghệ sĩ nhào lộn, nào vũ công và phù thủy để giúp vui cho khách, bà vẫn thấy những tiệc tùng của bà ngày một tẻ ngắt. Xưa nay bà vốn vẫn ưa nghe những chuyện ngồi lê đôi mách chốn cung đình, nhưng nay chúng chỉ khiến bà ngáp ngắn ngáp dài. Thứ âm nhạc tuyệt diệu nhất, những trò ảo thuật hấp dẫn nhất chỉ làm bà ngủ gật. Hễ ngắm một đôi trai gái đẹp đẽ khiêu vũ sát bên là bà lại buồn, mà bà chúa ghét cảm thấy buồn. Và do đó, một chiều hè nọ, bà gọi những bạn bè thân thiết nhất đến mà nói: “Càng ngày tôi càng cảm thấy những buổi tiệc của tôi làm mọi người thích thú ngoại trừ tôi. Bí mật cả cuộc đời dài của tôi, đó là chưa hề có cái gì tẻ nhạt đối với tôi. Suốt đời, tôi luôn quan tâm đến mọi sự tôi nhìn thấy và luôn luôn khao khát thấy nhiều hơn nữa. Nhưng buồn chán thì tôi không chịu nổi, và tôi sẽ không đi dự những buổi tiệc mà ở đó tôi biết mình sẽ chán, đặc biệt là nếu đó là tiệc của chính tôi. Vì vậy, cuộc vũ hội sắp tới, tôi sẽ mời một vị khách mà tôi tin chắc rằng không một ai, kể cả chính tôi, có thể cảm thấy chán. Các bạn, vị khách danh dự tôi muốn mời dự buổi tiệc kế tiếp của tôi chính là thần Chết!”.

Một nhà thơ trẻ cho đó là một ý tuyệt vời, nhưng mấy người bạn khác kinh sợ lùi lại. Họ không muốn chết, họ van nài bà như thế. Thần Chết sẽ đến với họ khi ngài sẵn sàng; sao bà lại mời ngài đến trước giờ đã định, mà giờ đó cũng có lâu nữa đâu? Nhưng Phu nhân Neville nói: "Đúng thế. Nếu thần Chết đã dự định bắt ai trong chúng ta vào đêm tiệc của tôi, ngài sẽ đến dù có được mời hay không. Nhưng nếu không ai trong chúng ta phải chết, tôi nghĩ sẽ rất hấp dẫn nếu thần Chết có mặt giữa chúng ta - thậm chí ngài sẽ làm một vài trò vui nho nhỏ nếu ngài đang vui vẻ. Và thử nghĩ xem, ta sẽ có thể nói rằng ta đã dự tiệc với thần Chết! Cả London sẽ ghen với chúng ta, cả nước Anh sẽ ghen với chúng ta!".

Ý nghĩ đó bắt đầu làm họ khoái chí, nhưng một quý ông trẻ tuổi, mới chân ướt chân ráo tới London, rụt rè lên tiếng: “Thần Chết rất bận. Ngộ nhỡ ngài có việc phải làm và không thể nhận lời mời của bà?”.

“Xưa nay chưa hề có ai từ chối lời mời của tôi,” Phu nhân Neville nói, “kể cả Đức Vua.” Và vị quý tộc trẻ không được mời dự tiệc.

Bà ngồi xuống thảo ngay thư mời. Bà tranh cãi đôi chút với các bạn về chuyện nên xưng hô ra sao với thần Chết. “Kính thưa thần Chết” nghe như thể đặt thần Chết chỉ ngang tầm một ông tử tước hay nam tước. “Thưa Tôn Ông thần Chết” được chấp nhận nhiều hơn, nhưng Phu nhân Neville nói, nghe nó giả tạo thế nào ấy. Còn “Muôn tâu thần Chết” thì lại khiến ngài ngang hàng với Đức vua Anh quốc, chuyện đó thì ngay Phu nhân Neville cũng chẳng dám. Cuối cùng tất cả quyết định họ sẽ gọi ngài là “Thưa Đức Ngài thần Chết”; hầu như ai cũng hài lòng. Đại úy Compson, vốn nổi tiếng là sĩ quan kỵ binh kiêu dũng nhất lại cũng lừng danh là kẻ chơi bời lịch lãm nhất nước Anh, lại nhận xét: “Thế là tốt rồi, nhưng làm sao đưa thư mời tới tay thần Chết? Có ai biết ngài ta sống ở đâu không?”.

"Thần Chết nhất định sống ở London," Phu nhân Neville nói, “cũng như bất cứ nhân vật quan trọng nào, mặc dù có thể ngài đi Deauville vào mùa hè. Thật ra, thần Chết phải sống khá gần nhà tôi. Đây chính là khu tốt nhất London! Làm sao một nhân vật quan trọng như thần Chết lại sống ở đâu khác cơ chứ? Khi tôi ngừng viết để nghĩ về chuyện đó, tôi thật sự lấy làm lạ tại sao chúng ta chưa gặp thần Chết trước đây, ngay giữa phố.”

Hầu hết bạn bè đồng ý với bà, nhưng nhà thơ, tên là David Lorimond, kêu lên: "Không, bà lầm rồi, thưa bà! Thần Chết sống giữa những người nghèo. Thần Chết sống trong những con phố bẩn thỉu tăm tối nhất của thành phố này, trong một túp lều kinh tởm lúc nhúc chuột nào đó luôn bốc mùi..." Đến đây chàng ngắc ngứ, một phần bởi Phu nhân Neville tỏ ra khó chịu, một phần bởi chàng chưa bao giờ ở trong một cái lều như thế hoặc nghĩ xem mùi của nó giống cái gì. "Thần Chết sống giữa những người nghèo," chàng nói tiếp, :và đến thăm họ hàng ngày, bởi ngài là người bạn duy nhất của họ".

Phu nhân Neville trả lời chàng cũng một cách lạnh lùng như với nhà quý tộc trẻ tuổi ban nãy: “Có thể ngài buộc phải giao du với họ, David ạ, nhưng tôi hầu như không nghĩ ngài coi họ là bầu bạn. Tôi chắc rằng, cũng như tôi, ngài khó lòng xem người nghèo như những cá nhân. Xét cho cùng, thần Chết là một nhà quý tộc”.

Các ông các bà chẳng cần tranh luận nhiều để thống nhất rằng thần Chết sống ở một khu vực ít nhất cũng đàng hoàng như khu của họ, nhưng chẳng ai có vẻ biết tên con đường nơi thần Chết ở, cũng chẳng ai từng thấy nhà của thần Chết.

Đại úy Compson nói: “Giá như có chiến tranh thì sẽ dễ tìm ra thần Chết. Các bạn biết đó, tôi đã gặp thần Chết, thậm chí đã nói chuyện với ông ta, nhưng ông ta chẳng bao giờ trả lời tôi”.

“Cũng đúng thôi,” Phu nhân Neville nói. “Thần Chết phải luôn luôn là người nói trước. Ngài thật chẳng biết cư xử cho phải phép, Đại úy ạ.” Nhưng bà cười với ông, như mọi phụ nữ khác.

Thế rồi bà nảy ra một ý. “Tay thợ làm đầu của tôi có đứa con đang bị bệnh,” bà nói. “Anh ta nói với tôi chuyện đó hồi hôm qua, dường như anh ta rất ủ dột và chẳng còn hy vọng gì. Tôi sẽ cho gọi anh ta tới và đưa thư mời cho anh ta; anh ta sẽ trao lại cho thần Chết khi Ngài đến bắt thằng quỷ nhỏ. Hơi bất tiện, tôi thừa nhận là thế, nhưng chẳng có cách nào khác.”

“Nếu ông ta từ chối?”, một quý ông hỏi. Ông ta vừa mới lấy vợ.

“Sao lại từ chối?”, Phu nhân Neville hỏi.

Một lần nữa, lại nhà thơ kêu lên giữa những lời tán đồng của mọi người rằng đây là một việc tàn nhẫn và tội lỗi. Nhưng chàng nín thinh khi Phu nhân Neville hỏi chàng một cách hồn nhiên: “Tại sao, hở David?”. Thế là người ta gọi tay thợ làm đầu đến, và khi anh ta đứng trước mặt họ, mỉm cười bối rối, vặn hai tay vào nhau vì phải ở trong cùng một căn phòng với quá nhiều những quý ông quý bà lịch lãm, Phu nhân Neville bảo anh ta về cái việc vặt mà anh phải làm. Và bà nói đúng, xưa nay vẫn thường thế, bởi anh ta không từ chối. Anh chỉ cầm thư mời và xin phép rút lui.

Hai hôm sau anh ta không quay lại, nhưng khi anh xuất hiện, đấy là anh tự đến gặp Phu nhân Neville chứ không đợi bà gọi; anh đưa cho bà một phong bì nhỏ màu trắng. “Cám ơn anh rất nhiều, anh tử tế quá”, bà nói, rồi mở phong bì và thấy trong đó một tấm danh thiếp ghi vỏn vẹn mấy chữ: Thần Chết sẽ rất vui lòng dự vũ hội của Phu nhân Neville.

“Thần Chết đưa cái này cho anh à?”, bà vồ vập hỏi người thợ làm đầu. “Ông ta trông thế nào?” Nhưng người thợ làm đầu đứng im, nhìn qua đầu bà, chẳng nói gì, và bà ta, thật ra cũng chẳng đợi câu trả lời, bèn gọi một tá đầy tớ, sai họ chạy đi gọi bạn bè của bà đến. Vừa đi tới đi lui trong phòng chờ họ tới, bà lại hỏi: "Thần Chết trông ra làm sao?". Nhưng người thợ không trả lời.

Khi bạn bè của bà đến, họ xúc động chuyền tay nhau tấm danh thiếp cho đến khi nó ố vàng và cong queo vì những ngón tay họ. Nhưng tất cả thừa nhận rằng, ngoài cái thông điệp ra, nó chẳng có gì khác thường cả. Nó không nóng cũng chẳng lạnh, và cái mùi hương thoang thoảng của nó khá dễ chịu. Ai cũng nói nó là một mùi quen quen, nhưng không ai nói được tên. Nhà thơ bảo nó gợi chàng nhớ tới hoa tử đinh hương, nhưng không chắc.

Tuy nhiên, chính Đại úy Compson là người chỉ ra một điều mà không ai nhận thấy. "Nhìn nét chữ xem", ông nói. “Quý vị đã bao giờ thấy một cái gì duyên dáng hơn thế chưa? Những con chữ nhẹ như chim. Tôi nghĩ chúng ta đã phí thời gian nói về một Ông thần Chết này, Ngài thần Chết nọ. Kẻ viết dòng này là một người đàn bà.”

Mọi người liền om sòm lên và mạnh ai nấy nói, thế rồi tấm danh thiếp lại bị chuyền tay nhau để ai cũng có thể nhìn kỹ rồi kêu lên: “Lạy Chúa, đúng như vậy!”. Giữa tiếng ồn ào, giọng nhà thơ cất lên: “Nghĩ lại, quý vị sẽ thấy điều đó rất tự nhiên. Xét cho cùng, người Pháp chẳng nói “la Mort” (giống cái) là gì! “Bà” thần Chết. Thần Chết là phụ nữ thì tôi thích hơn”.

"Thần Chết cưỡi một con ngựa đen cực lớn," - Đại úy Compson nói chắc như đinh đóng cột - “và ngài mặc giáp trụ cùng màu. Thần Chết rất cao, cao hơn bất cứ ai. Kẻ tôi thấy giữa chiến trường, chém phải, đâm trái như một chiến binh, chẳng phải là mụ đàn bà nào hết. Có lẽ chính tay thợ làm đầu hoặc vợ hắn viết dòng này thôi." Nhưng người thợ làm đầu không chịu nói, mặc dù họ vây quanh anh ta, van nài anh ta nói ai đã đưa danh thiếp cho anh ta. Đầu tiên họ hứa hẹn với anh ta đủ thứ phần thưởng, về sau họ đe dọa làm những điều khủng khiếp với anh ta. “Tấm danh thiếp này có phải anh viết không?”, họ hỏi anh ta, và nữa: “Vậy ai viết? Có phải một người đàn bà bình thường? Có thật là thần Chết không? Thần Chết có nói gì với anh không? Làm sao anh biết đó là thần Chết? Thần Chết có phải là đàn bà không? Anh định biến tất cả chúng ta thành lũ ngốc hay sao chứ?”.

Không một lời hé ra từ người thợ làm đầu; không một chữ, và cuối cùng Phu nhân Neville gọi gia nhân đến quất roi anh ta rồi vứt anh ta ra đường. Anh ta không nhìn bà khi họ lôi anh ta đi, cũng không buông một tiếng.

Vẫy tay ra hiệu cho mọi người im lặng, Phu nhân Neville nói: “Vũ hội sẽ diễn ra trong hai tuần tới kể từ đêm nay. Cứ để thần Chết đến nếu Ngài thích, dù đàn ông hay đàn bà, hay một sinh vật lạ không giới tính”. Bà mỉm cười bình thản. “Thần Chết rất có thể là đàn bà”, bà nói. “Tôi không còn chắc chắn về hình dong của thần Chết như trước nữa, nhưng tôi cũng đã bớt sợ thần Chết. Tôi ngần này tuổi rồi; tôi đâu có sợ bất kỳ cái giống gì một khi giống đó có thể dùng bút lông ngỗng viết cho tôi một lá thư. Về nhà đi, và trong khi chuẩn bị cho đêm vũ hội, các bạn hãy kể cho tôi tớ của các bạn, để chúng đi rao truyền tin tức khắp London. Hãy để bàn dân thiên hạ biết rằng vào đêm nay sẽ không một ai trên thế giới này phải chết, bởi thần Chết bận khiêu vũ tại vũ hội của Phu nhân Neville.”

° ° °

Suốt hai tuần sau, ngôi nhà đồ sộ của Phu nhân Neville run rẩy, rên rỉ và cọt kẹt như một cái cây già trong bão tố trong khi đám gia nhân nào quai búa, nào cọ rửa, đánh bóng, nào sơn, nào phết, chuẩn bị cho vũ hội. Phu nhân Neville luôn luôn tự hào về ngôi nhà của mình, nhưng càng gần đến ngày vũ hội, bà càng đâm sợ rằng nó chưa đủ huy hoàng đối với thần Chết; chắc hẳn ngài đã quen viếng nhà những người còn giàu có và hùng mạnh hơn bà. Sợ thần Chết khinh khi, bà giám sát suốt ngày đêm công việc chuẩn bị của đám đầy tớ. Rèm cửa và thảm phải giặt sạch tinh tươm, những bộ đồ vàng, đồ bạc phải đánh bóng đến khi tự chúng sáng lập lòe trong bóng tối. Cầu thang lớn dẫn thẳng xuống phòng khiêu vũ như một dòng thác được cọ rửa và chà bóng thường xuyên đến nỗi hễ bước lên là trượt. Còn bản thân phòng khiêu vũ, phải ba mươi hai đầy tớ cùng một lúc mới lau chùi xuể, ấy là chưa tính những tên có nhiệm vụ đánh bóng ngọn chúc đài cao quá đầu người và muời bốn ngọn đèn nhỏ hơn. Và khi tất cả đã xong xuôi đâu đó, bà bắt bọn gia nhân làm lại từ đầu; chẳng phải vì bà thấy có hạt bụi hay chút cáu nào ở bất cứ đâu, mà bởi bà tin chắc rằng thần Chết sẽ thấy.

Còn bản thân mình, bà chọn bộ đồ đẹp nhất và tự giặt là lấy. Bà cho gọi một thợ làm đầu khác, bảo anh này làm tóc cho bà theo kiểu xưa, ý muốn cho thần Chết thấy bà là một phụ nữ hài lòng với tuổi tác của mình và thấy chẳng việc gì phải bắt chước các bà các cô trẻ đẹp. Suốt ngày trước đêm vũ hội, bà ngồi trước gương, không trang điểm gì nhiều ngoài tô chút son môi, kẻ mắt và đánh chút phấn gạo như thường ngày, nhưng, ngắm khuôn mặt choắt già nua có từ thuở cha sinh mẹ đẻ, bà tự hỏi thần Chết sẽ cảm thấy gì khi gặp bà. Người quản gia đề nghị bà duyệt danh mục rượu mà ông đã chọn, nhưng bà đuổi ông ta đi và vẫn ngồi trước gương mãi tới khi đến giờ phải thay đồ để xuống nhà dưới đón khách.

Ai cũng đến sớm. Nhìn ra cửa sổ, Phu nhân Neville thấy lối vào nhà bà ken chặt nào xe, nào ngựa, toàn những trang tuấn mã. “Trông cứ như một đám tang to,” bà nói. Người hầu xướng tên các vị khách từ ngoài cửa; tiếng dội vang trong phòng vũ hội. “Đại úy Henry Compson, Kỵ sĩ ngự lâm của Đức vua! Ông David Lorimond! Ngài Torrance và phu nhân!” (Họ là cặp trẻ nhất ở đây, mới cưới nhau ba tháng trước.) “Ngài Roger Harbison! Nữ bá tước della Candini!” Phu nhân Neville cho phép tất cả bọn họ hôn tay bà và chúc mừng họ đã đến.

Bà đã thuê những nhạc công giỏi nhất bà có thể tìm ra để chơi cho đêm vũ hội, nhưng mặc dù họ đã bắt đầu chơi theo hiệu lệnh của bà, không một cặp nào bước ra sàn nhảy, không một trang nam tử nào đến gần mời bà nhảy bản đầu tiên như xưa nay phải thế. Họ cứ tụm vào nhau, họ lao xao, họ thì thầm, mắt họ dán vào cửa phòng khiêu vũ. Mỗi khi nghe một cỗ xe lóc cóc lại gần trên con đường dẫn vào nhà, họ như hơi nao núng và xích lại gần nhau hơn, mỗi khi tên hầu xướng tên một vị khách mới đến, tất cả lại khẽ thở dài và đổi thế đứng ra chiều nhẹ nhõm.

“Nếu họ sợ thì sao còn đến dự?”, Phu nhân Neville tự lầm bầm một cách khinh miệt. “Ta không sợ gặp thần Chết. Ta chỉ muốn thần Chết sẽ bị ấn tượng trước vẻ nguy nga của ngôi nhà ta, và vị thơm ngon của rượu nhà ta. Ta sẽ chết sớm hơn bất cứ ai ở đây, nhưng ta không sợ.”

Tin chắc rằng thần Chết sẽ không đến trước nửa đêm, bà đi giữa đám khách, thử làm yên lòng họ, không phải bằng lời, vì bà hiểu có nói họ cũng chẳng nghe thấy, mà bằng sắc thái của giọng nói bà, như thể họ là cả một bầy ngựa đang khiếp sợ. Nhưng dần dần, bà cũng lây sự bồn chồn của họ: hễ ngồi xuống ở đâu, bà lại lập tức đứng dậy, bà nếm hàng tá ly rượu mà không uống hết ly nào, và bà cứ không ngừng liếc cái đồng hồ bằng ngọc của bà, đầu tiên là muốn đợi cho nửa đêm mau tới và chấm dứt nỗi chờ đợi, về sau bà dùng ngón tay chà mặt đồng hồ, như muốn đẩy lùi đêm và kéo ngược vầng dương lên bầu trời. Khi sắp đúng nửa đêm, bà đang đứng với số khách còn lại, thở bằng miệng, hết đổi chân này đến chân kia, lắng nghe tiếng bánh xe lăn trên mặt sỏi.

° ° °

Khi đồng hồ bắt đầu điểm nửa đêm, ngay cả Phu nhân Neville và Đại úy Compson gan dạ cũng khẽ kêu lên thảng thốt rồi lại nín bặt, lắng nghe tiếng đồng hồ điểm. Những cái đồng hồ nhỏ hơn ở lầu trên bắt đầu rung. Tai của Phu nhân Neville đau buốt. Bà nhìn thấy chính mình trong tấm gương phòng dạ hội, một khuôn mặt xám ngoét ngẩng lên trần nhà như đang cố hớp không khí, và bà nghĩ: “Thần Chết sẽ là một phụ nữ, một mụ già gớm guốc, dơ dáy, cao lớn, khỏe như đàn ông. Và điều khủng khiếp hơn hết sẽ là mụ ta có khuôn mặt của ta.” Mọi đồng hồ ngưng đánh, và Phu nhân Neville nhắm mắt lại.

Bà chỉ mở mắt ra lại khi nghe thấy tiếng thì thầm quanh bà bắt đầu mang một sắc thái khác, một sắc thái mà trong đó nỗi sợ trộn lẫn với sự nhẹ nhõm và một nỗi thất vọng nào đó. Bởi chẳng có chiếc xe mới nào dừng ở lối vào nhà. thần Chết không đến.

Tiếng ồn to dần, đây đó người ta bắt đầu cười ra tiếng. Gần bà, Phu nhân Neville nghe Ngài Torrance nói với vợ: “Thấy chưa, cưng, anh đã nói chẳng có quái gì phải sợ. Trò đùa thôi mà”.

“Mình tiêu rồi”, Phu nhân Neville nghĩ. Tiếng cười ngày càng dâng lên; nó như những cú đánh giộng vào tai bà, như tiếng chuông những cái đồng hồ. “Mình muốn tổ chức một vũ hội huy hoàng đến nỗi những ai không được mời sẽ phải hổ thẹn trước bàn dân thành phố, mà bây giờ mình được thế này đây. Mình tiêu rồi, thế là đáng đời lắm.”

Quay sang nhà thơ Lorimond, bà nói: “Nhảy với tôi nào, David”. Bà ra hiệu cho các nhạc công; họ liền nhất loạt trỗi nhạc. Khi Lorimond ngần ngừ, bà nói: “Nhảy với tôi đi. Anh sẽ không có cơ hội nào nữa đâu. Tôi sẽ không bao giờ mở tiệc nữa”.

Lorimond cúi chào và đưa bà lên sàn nhảy. Khách khứa tẽ ra nhường lối cho họ, và tiếng cười lặng đi một chút, nhưng Phu nhân Neville biết nó sẽ dâng lên trở lại ngay thôi. “Được, cứ để họ cười”, bà nghĩ. “Ta đã không sợ thần Chết trong khi bọn họ run như cầy sấy. Tại sao ta phải sợ tiếng cười của họ?”. Nhưng bà có thể cảm thấy cay cay nơi mi mắt, và khi bắt đầu nhảy với Lorimond, bà lại nhắm mắt lần nữa.

Thế rồi, hoàn toàn bất ngờ, tất cả bầy ngựa kéo xe bên ngoài nhà đồng thanh hí vang, chỉ một lần duy nhất, giống như khách khứa đã kêu lên khi đúng nửa đêm. Có quá nhiều ngựa, nên tiếng chào của chúng chát chúa đến nỗi mọi người trong phòng lập tức nín lặng. Họ nghe thấy tiếng bước chân nặng nề của người hầu lúc y đi ra mở cửa, và họ rùng mình như thể cảm thấy làn gió lạnh lùa vào trong nhà. Rồi họ nghe một giọng thanh tao cất lên: “Tôi có đến muộn không? Ôi, tôi xin lỗi. Lũ ngựa mệt quá”. Và người hầu kịp chưa kịp quay vào để báo tin có khách mới đến thì một cô gái xinh đẹp mặc áo dài trắng đã yêu kiều bước vào ngưỡng cửa phòng khiêu vũ rồi đứng đó mỉm cười.

Peter S. Beagle
31 Jul 2017

Cổ tích dành cho Sinh viên


( Tặng TH )

- Trời ạ! Không hiểu sao mày lại hợp với con Huyền đến như vậy?

Tôi đang ngồi đọc báo cũng phải nhổm dậy phì cười bởi vì câu hỏi này Lan đã nói với tôi bao nhiêu lần rồi. Ờ nhỉ, tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thể sống thân với Huyền đến vậy. Giữa hai đứa tôi quả có nhiều nét khác biệt. Tôi trầm tĩnh, ít nói, còn Huyền thì cứ “ngơ ngơ” thế nào ấy. Có người cho rằng vì Huyền đọc nhiều sách quá. Có lẽ thế thật! Huyền sống quá ư lãng mạn, nó có thể khóc ngon lành khi có một chàng hoàng tử nào đó trong chuyện cổ tích bị mụ phù thủy hãm hại; và nó cũng có thể cười to, nhảy tâng tâng khi biết rằng nàng Bạch Tuyết được các chú lùn cứu sống... Nhìn vào góc giường của Huyền thì biết. Sống nội trú một phòng có mười người, vậy mà cái giường của nó giống như một vương quốc cổ xưa. Một tòa lâu đài nằm trong khu rừng cấm thì đúng hơn. Tấm riđô màu xanh nhạt có thêu kim tuyến rũ xuống như màn phong sân khấu. Xung quanh tường gắn những bức tranh vẽ cảnh cung điện, lâu đài nguy nga, tráng lệ. Những chú lùn vây quanh nàng Bạch Tuyết. Ðằng cuối góc tường là hình vẽ của chàng Aladin tay đang cầm cây đèn thần. Ngay cả những vật dùng hàng ngày của Huyền cũng khác hơn người. Cái gương có hình quả táo vàng, cái lược thì làm theo hình nàng tiên cá. Còn cái đồng hồ để bàn thì làm theo hình một tòa lâu đài với những ngọn tháp cao tít. Ngoài ra, Huyền còn có cách ăn mặc lạ đời, với những bộ váy dài trắng muốt cùng với những chiếc vương miện công chúa (phải nói rằng khi nó mặc vào trông cũng giống như những nàng công chúa trong những mẫu chuyện cổ tích).

Tôi và Huyền có cùng một sở thích là thích đọc chuyện cổ tích. Nhưng hai người có hai suy nghĩ khác nhau. Tôi đọc chuyện cổ tích để sống lại với thời thơ ấu, sống lại với những buổi tối nghe giọng kể ấm áp của bà ngoại. Còn Huyền thì say mê chuyện cổ tích đến nổi chìm mình vào trong những câu chuyện không có thật đó. Nó không dứt người ra được khỏi những hình ảnh thần tiên, những tòa lâu đài tráng lệ, những chàng hoàng tử... để sống thực tế với mọi người. Ðêm đêm, Huyền sống với những tháp ngà của nó. Sáng nay, Huyền còn kể cho tôi nghe đêm qua nó mơ thấy chàng hoàng tử xứ Scotland đến cầu hôn.

- Ðồ điên! – Tôi nói và ngúng nguẩy tụt xuống khỏi giường.

- Tao đã tìm thấy chàng hoàng tử...

Trưa nay, lúc tôi đang ngồi học bài thì Huyền ào vào và thì thào với tôi cái thông tin mới mẻ đó. Còn tôi, dĩ nhiên là không tin rằng trên đời này lại có người hợp gu với nó – ngoài tôi.

Huyền kể sáng sớm nay nó lên thư viện ký túc xá mượn sách đọc. Khi thấy nó mượn cuốn “Nghìn lẻ một đêm” thì anh ấy đứng bên cạnh và hỏi nó có hay đọc chuyện cổ tích hay không. Và dĩ nhiên nó như được mở mày, mở mặt vì gặp được tri kỷ. Nó liền kể cho anh nghe những hiểu biết của nó. Rồi nó nói với tôi như khẳng định: “Tao thật không ngờ trên đời này lại có người hiểu và say mê chuyện cổ như anh ấy. Quả thật, anh ấy là một chàng hoàng tử đẹp trai, lịch sự”. Và nó cũng đã nghĩ đến chuyện chàng hoàng tử ấy sẽ đến với nó bằng một con ngựa tuyệt đẹp hoặc bằng một thấm thảm bay...

Không ngờ lại có... chàng hoàng tử thật! Hôm ấy, anh đến phòng chúng tôi chơi. Sau khi giới thiệu với cả phòng, nhỏ Huyền như sợ chúng tôi giành mất chàng hoàng tử của nó, cho nên nó vội vã kéo anh ta về vương quốc riêng của mình. Hai người nói chuyện xưng hô “chàng” “nàng” với nhau. Huyền không quên khoe với anh những cuốn sách mạ vàng xinh xắn của nó. Hai người trông thật hạnh phúc. Lúc chia tay, tôi thấy ánh mắt của hai người nhìn nhau rất lạ. Tôi biết rằng anh muốn nói lời cầu hôn với nó và dĩ nhiên Huyền cũng sẽ không nở đưa ra những cuộc thi tài kén chọn làm gì. À mà anh ta trông cũng được đấy chứ.

Thế rồi theo sự đưa đẩy của thời gian nó và anh Hoàng yêu nhau. Huyền ngày càng vùi đầu vào đống sách cổ tích hơn. Và cái giá sách của nó cũng ngày càng đầy thêm. Có nhiều lúc tôi phải phát ghen lên với nó bởi vì quả thật chàng hoàng tử của nó thật tuyệt vời. Anh ta học rộng, hiểu sâu, lại khéo chìu con gái nữa chứ. Hạnh phúc của họ tưởng chừng sẽ không bao giờ phai nhạt.

- Tao không ngờ hắn ta là một người như thế!

Huyền vừa nói vừa khóc rấm rứt, nghẹn ngào. Ôi nước mắt - những giọt nước mắt chảy xuống thấm đẫm cái gối. Chưa khi nào tôi thấy nó khóc tu hu đau đớn như thế.

- Có chuyện gì vậy? - Tôi hỏi.

- Anh ta lừa dối tao.

- Anh ta là ai mới được chứ?

- Là thằng hòang tử!

Tôi nóng mặt:

- Nó lừa gì mày? Mày có im đi không.

Nó vừa khóc ngằn ngặt vừa nói:

- Tao vừa thấy anh ta đạp xích lô chở mấy thằng con nít đi học, sau đó tao theo dõi còn thấy anh ta chở hàng ngoài bến xe nữa.

Tôi biết rất rõ những công việc mà Hoàng thường làm. Anh là một sinh viên nghèo, phải đi làm thêm để đắp đổi cho cuộc sống xa nhà của mình. Ðối với tôi chuyện ấy rất bình thường và làm cho tôi càng kính phục anh. Bây giờ nhìn Huyền khóc tôi mới giật mình hối hận vì đã quá vô tâm không nói rõ cho nó biết hoàn cảnh của anh dù tôi biết Huyền sẽ không bao giờ tha thứ cho anh. Và nó cũng không bao giờ chấp nhận những con người như anh. Bao lâu nay hình ảnh của anh trong nó là một chàng hoàng tử đầy quyền lực, giàu sang, đẹp trai, có hàng trăm kẻ hầu người hạ. Vậy mà...

- Tao không ngờ anh ta lại làm những việc như thế! - Huyền đau đớn.

- Vì anh ta nghèo...

- Tại sao anh ta lại phải dối tao?

Tôi không biết biện bạch ra sao, mà chỉ biết khẽ thốt lên:

- Huyền ơi mày hãy tỉnh lại đi Huyền.

Chiều hôm ấy Hoàng đến. Huyền mắng té tát vào mặt anh. Nó nói anh không xứng đáng làm người đánh thức nó dậy. Nó đuổi anh ra khỏi phòng và đóng sầm cửa lại. Anh trân trối nhìn nó. Không biết có liều thuốc tiên nào có thể hàn gắn được tình cảm của con người ta không?

Bóng anh khuất sau những tàng cây. Tiếng ly thủy tinh đổ vỡ từ trong phòng vọng ra. Tôi trách anh đã không dám nói lên sự thật. Anh là một hoàng tử nhút nhát, anh đã không đủ can đảm để giữ tình yêu của mình. Trong phòng tiếng thủy tinh vỡ lại vọng ra loảng xoảng. Tôi quay người, một nỗi đau quay quắt choáng lấy hồn tôi. Ôi, anh thật là một chàng hoàng tử ngốc. Tình yêu con người ta không thể được quyết định bằng sự hào nhoáng ở bên ngoài.

Nguyễn Hải
31 Jul 2017

Cổ tích


Tôi chạy một mạch từ ngoài phố vào trong phòng cậu Vũ. Cậu tôi đang tỉ mẫn mài mấy ngọn bút chì. Mắt tròn mắt dẹt, tôi lắp bắp thông báo cái tin sốt dẻo: Chị Linh Lan đẹp nhất trường tôi là con gái bà chủ quán phở mới chuyển về đầu ngõ. Ðáp lại nhiệt tình của người đưa tin, cậu tôi chỉ ậm ừ trong họng vài tiếng rồi lại chúi mũi vào đám viết chì đen kìn kịt.

Tôi ở với bà ngoại và cậu Vũ trong ngôi nhà nhỏ cuối hẻm. Bà ngoại gọi tôi là con ma xó vì chuyện gì trong ngõ tôi cũng biết. Cậu Vũ thì ác miệng hơn, cậu không hề kêu tên thật của tôi bao giờ mà chỉ gào lên: “Con Tí Trụi đâu rồi?” mỗi lần cậu nháo nhào đi tìm sách vở và nhất định đổ riệt cho tôi cái tội bừa bãi. Tôi không xem cậu là thần tượng vì số lần bà ngoại mắng cậu ta trong một ngày cũng sấp xỉ số lần của tôi. Thế nhưng tôi không thể nào hình dung tuổi nhỏ của mình mà thiếu vắng những chuyện thần thoại, viễn tưởng mê ly lẫn những câu chuyện bịa vô duyên cậu kể khi tôi đồng ý rửa bát hộ cậu. Ngồi bó tròn trên cái bàn ngổn ngang bản vẽ và bút thước, tôi quên đi mình là con Tí Trụi tóc thưa để chu du cùng chú lính chì trên con thuyền giấy, hay kỳ diệu hơn tôi thấy mình hóa thành công chúa mồ côi được bầy thiên nga che chở. Lắm khi câu chuyện của cậu hết đã từ lâu mà tôi tưởng mình đang bay cao trong bầu trời nhỏ hình vuông ngoài ô cửa.

Ðã được mấy tháng từ ngày nhà chị Linh Lan chuyển về đầu ngõ, một chiều nọ, cậu Vũ nháy tôi vô bếp. Cậu thì thầm:

- Tí Trụi ủi cho cậu chiếc áo chemise mới may nhé!

Tôi nhảy dựng:

- Chi vậy cậu?

Cậu khuỳnh khuỳnh hai tay:

- Chị Linh Lan mời cậu đến chơi nhà.

- Ðến quán phở à? – Tôi nhăn mặt.

- Không đâu Tí Trụi ơi - Cậu hất cằm lên nóc bếp - mời vào phòng khách chứ.

Khi cậu Vũ có ngườI yêu, thần thoại và cổ tích cậu kể cho tôi bắt đầu thay đổi. Nếu trước đây cậu hay mở đầu bằng câu: “Giả bộ công chúa tội nghiệp là Tí Trụi nhé” thì bây giờ cậu sẽ nói: “Hãy tưởng tượng đi! Nàng tiên dịu dàng là chị Linh Lan, còn hoàng tử đẹp trai là … cậu! (?).” Tôi thường bịt mũi mỗi khi nghe câu mào đầu ấy. Chị Linh Lan nhỏ nhắn với cái cằm nhòn nhọn làm tiên thì đúng rồi, chứ cậu Vũ tóc dựng đứng thế kia mà đòi làm hoàng tử thì thật xấu hổ. Thế nhưng ở ngoài đời thì tôi tin cậu xứng vớI chị Linh Lan lắm bởi bà ngoại tôi vẫn nói: “Trai tài gái sắc.” Bà tôi nói đâu trúng đó, còn cậu Vũ lại học cực giỏi, trong xóm chẳng ai bì.

Học hết năm cơ bản, cậu tôi nhận học bổng du học nước ngoài. Áp mặt vào cánh cửa kính ở sân bay, tôi nhìn theo mái tóc bướng bỉnh dựng đứng của cậu nhấp nhô trong đám đông xanh đỏ. Cậu tan vào dòng người mà không ngoảng lại. Tôi hiểu cậu sợ những giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt Linh Lan.



Tôi học cấp ba ở trường ngày xưa cậu tôi học. Chị Linh Lan thôi học đã từ lâu nên hàng ngày tôi đến lớp một mình. Cứ hai tuần một lần, trong lá thư huyên thuyên đủ thứ về bà ngoạI lẫn chuyện học hành, tôi không quên kể cho cậu nghe về Linh Lan mặc dù tôi biết hai ngườI vẫn đều đặn thư từ.

Cho đến bây giờ tôi vẫn lạ lùng chẳng hiểu sao tôi lại có thể yêu quý chị Linh Lan nhiều đến vậy. Trái tim của tôi từng được cậu dạy dỗ bằng cổ tích giàu thương yêu nên phải chăng vì thế mà nó cứ lo lắng từng giờ cho công chúa khi chàng hiệp sĩ đi xa. Tết đầu, cậu Vũ vắng nhà, tôi theo chị Linh Lan về một thị trấn nhỏ thăm họ hàng. Vắt vẻo trên chiếc xe ngựa đậu ở bãi chờ đủ khách, tôi chốc chốc lại ré lên cười.

Tôi cười được ở bên cạnh chị, chạm tay vào tà áo lục mướt mềm. Trong bụi tung mù mịt, chị cũng thoảng cười chớp chớp hàng mi, tiếng trẻ con thị trấn í ới gọi nhau làm con ngựa kéo xe chồn chân giậm móng cồm cộp.

Bà tôi về nhà trong một buổi cuối năm chợ hàng nhộn nhịp. Bây giờ mỗi khi gặp lại màu hoàng hôn đỏ tím như cái chiều chập choạng ấy, tôi lại buồn và sợ đến tái lòng. Cơm nước xong bà ngoại thở dài và ngồi quạt nhè nhẹ trên cái sập gỗ.

Bà tôi chép miệng khẽ khàng:

- Cô Tư bán phở sắp gả con Lan cho thằng Khánh kim hoàn đấy Hương à. Sáng nay cả chợ đồn ầm lên. Họ bảo cô Tư cho cưới trước Tết.

Tôi không nghe bà ngoại nói hết. Tôi cuống cuồng bỏ vào ngồi nơi xó bếp tối đen. Ðưa tay lên cổ, ngón tay tôi bất giác đụng vào cái tượng Phật bằng vàng mà ngoại tôi dẫn tôi ra mua ở tiệm chú Khánh chột mắt da đen nhờn … Mắt tôi ráo hoảnh mở căng nhức nhối. Tôi muốn cậu tôi về dẫn tôi ra khỏi khung cảnh của một chuyện thần thoại bi thảm. Tiết lạnh cuối năm lẫn mùi tro bếp lưu cữu khiến thân tôi khô cứng.

Những lá thư tôi viết cho cậu Vũ giờ rất ngắn. Tôi không đã động đến Linh Lan nữa. Sau nhiều biến động, cậu tôi ở lại làm việc ở đất nước mà cậu đã học tập. Cậu không về như tôi đã mỏi lòng mong. Một cái Tết buồn buồn tiếp đến sau đám cưới chị Linh Lan. Ngày mồng ba, tôi một mình lên xe đò về thị trấn nhỏ rồi đón xe ngựa như buổi xuân nào. Ngồi yên trên tấm vải nhựa cũ nát trải sàn xe, tôi lau giọt nước mắt to tướng nơi khóe mắt. Tôi không hề khóc lần nào từ ngày cậu tôi đi vắng.

Tôi đã hai mươi. Tôi biết những điều kỳ diệu bỏ đi khỏi thế giới của tôi ngày càng nhiều. Tôi đa nghi hơn vì sợ bị tổn thương như dạo ấy. Tôi dửng dưng đi qua mọi nỗi buồn vui của mọi người. Nhiều đêm, tôi nhìn vào mắt tôi lạnh lẽo trong gương. Có lẽ tôi đã thành người lớn.

Phan Hồn Nhiên
20 Jan 2016

Một thoáng xôn xao


Tôi ngồi dưới gốc dừa bên bờ sông Hiếu, bến sông lồng lộng gió, chiều nay bãi tắm Thanh Niên yên vắng, con đường đất dài, ngút ngàn lau sậy uốn lượn theo dòng sông lên phường Ba.

Mấy chú bé chăn trâu thả những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời trong xanh.

Cầm tuyển tấp ÁO TRẮNG trên tay, tôi nhớ lại những tháng ngày khi còn học lớp đệ tam trường trung học Đắc Lộ. Những kỷ niệm cũ hiện về trong tôi, xôn xao như những làn sóng dập dềnh trên dòng sông Hiếu ...
Mỗi buổi chiều chủ nhật sau khi học nhóm xong cả tốp kéo nhau đi ăn bánh ướt bên An Lộc, cái quán nhỏ ẩn dưới hàng tre là ngà bên kia sông. Quán nghèo của bà Ba tuy đơn sơ: một mái tranh, chiếc bàn tre dài và những chiếc ghế đẩu bằng những thân cây cưa khúc. Nhưng bánh ướt bà làm rất ngon, bánh ướt mới tráng còn nóng hổi, mượt mà, chấm với nước lèo nhân tôm tươi chấy mịn, nước mắm ngòn ngọt, cay cay, là nơi gặp mặt những ngày nghỉ học của học sinh Đông Hà thuở ấy. Trời chiều mùa hè gió Lào và nắng gắt. Chúng tôi kéo nhau về hóng mát ở bến tắm Thanh Niên. Bến sông có hàng dừa và xoan toả bóng im mát. Mấy đứa con trai biết bơi lội qua bên cồn cát ở giữa lòng sông mua dưa hấu về ăn.

Những buổi chiều như vậy trôi qua với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng. Rồi chúng tôi cũng lớn dần theo năm tháng. Những ánh mắt nhìn nhau ngỡ ngàng, thầm trao cho nhau những nụ cười vụng dại.

Thế rồi, cũng một buổi chiều chủ nhật, riêng tôi một mình thơ thẩn trên con đường Thanh Niên, hoa xoan rụng đầy trên lối đi, loài hoa chúng tôi gọi là "hoa học trò" trắng ngần thơm ngát. Hương của hoa trộn lẫn với hương của lúa nở rộ chín vàng tạo nên một cảm giác lâng lâng. Hôm ấy các bạn gái lớp tôi tiễn TH... lên đường vào nơi xứ lạ, nàng theo gia đình vào mãi tận Plây-ku. Tôi và TH. cùng một sở thích, yêu văn chương. Chúng tôi thường cùng nhau viết chung những bài thơ, truyện ngắn gởi cho báo với những ước mơ tuổi học trò .

Sáng hôm ấy tiễn nàng đi, tôi vụng dại trao cho TH... bản nhạc "Biển nhớ" mà lòng man mác buồn chẳng nói nên lời.

TH...nhìn tôi e ấp khẽ nói "Nhớ nhau hoài nghe anh".
Thằng Luân em nàng lấy chiếc lồng chim sáo đưa cho tôi . Con sáo ông nội nó cho hôm sinh nhật.

Nó nhoẻn miệng cười bảo tôi:

- Anh cầm lấy để nhớ mãi đứa em trai đã cùng anh những trưa nắng hè, những chiều mưa lạnh đi bắt cào cào, châu chấu cho chim ăn.

Tôi cầm cái lồng chim nhìn Luân xúc cảm, nước mắt muốn trào dâng.

Các bạn gái tíu tít chúc nàng, trao quà kỷ niệm, lưu bút. Tôi đứng lặng im mà nghe nỗi buồn gặm nhấm con tim.

Mối tình đầu của tôi, tuổi học trò, đẹp tựa bài thơ đã xa rời theo bánh xe lăn...

Hai tháng sau tôi nhận được cây bút nàng khắc tặng: "Tặng anh TH...nhớ nhau hoài nghe anh".

Xa rồi bao tháng năm đã qua đi, ngút ngàn cách biệt. Giờ này em ở đâu? - Có lẽ TH... bây giờ đã tay bế, tay bồng. Em còn nhớ những ngày tháng cũ, tuổi học trò những kỷ niệm với bạn bè dưới mái trường xưa.
Em có biết không? chiều chiều bên bến sông Hiếu đầy ắp kỷ niệm, hay dưới rặng tre xanh của làng Tây Tri mộc mạc, chân chất. Nơi miền Trung đất cằn sỏi đá, gió Lào và lạnh cắt da, có một người con trai mãi mãi nhớ về em...


Dạ Thu
20 Jan 2016

Một chuyện tình buồn


Anh dấu yêu,

Ôi! những thanh âm tưởng chừng như đơn giản ấy đối với em sao lại khó đến ngàn lần! Dù rằng em đã gọi anh hang vạn lần như thế trong tiềm thức, nhưng khi nói chuyện với anh, chẳng biết vì ngại ngùng hay vì thiếu can đảm để nói nên hai tiếng Yêu Anh. Ðể rồi khi bóng anh mờ dần theo sương khói của buổi hoàng hôn, còn lại một mình, em ngồi tự trách tại sao mình lại quá nhút nhát.

Ngày đó, anh làm quen em qua một bài thơ tình trên Net và như thế chúng mình biết nhau. Người ta nói thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ, đối với em quả thật đúng như vậy. Càng ngày tình cảm giữa anh và em cảng trởi nên than thiết vượt qua mức tình bạn. Và… mặc dù ở ngoài đời, cả hai chúng ta đã có đối tượng, nhưng không hiểu tại sao trong văng chương, thi phú thì bao giờ cũng là thế giới riêng của hai người. Anh và Em. Mỗi lần em cảm thấy không vui, bao giờ cũng có anh bên cạnh. Sự xuốt hiện của anh giống như một huyền thoại làm cho em quên hết những muộn phiền. Lúc nào anh cũng có cách mang đến cho em những nụ cười thật hồn nhiên, thoải mái, anh biết làm thế nào để yêu em và nhất là anh không bao giờ tiết kiệm những lời yêu ngọt lịm dành cho em, giống như lời anh từng nói: “Anh sẽ mãi là một người vận động em, một người nhớ em, một người thương em… và nhất là một người YÊU em”. Anh biết không, những lúc đó, em lại đắm chìm trong một niềm hạnh phúc vô biên. Nhưng rồi khi va chạm với thực tế, tất cả … tất cả đã sụp đổ, tan tành. Em không còn của riêng anh và ngượi lại… anh cũng thế! Bỗng dưng em lien tưởng đến bài hát Như Ðã Dấu Yêu “Trong đôi mắt em, anh là tất cả. Là niềm vui, là hạnh phúc anh dấu yêu. Nên em ước gì mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc và anh chưa thuộc về ai….” Lời hát thật buồn và chua chát nhưng sao lại giống với hoàn cảnh của chúng mình qúa phải không anh? Em chớp khẽ bờ mi để mặc cho dòng nước mắt chảy dài. Hơn bao giờ hết, đêm nay em không muốn che dấu tình cảm của riêng mình như trước nữa. Em không biết tại sao mình làm như thế, có lẽ vì chiều nay khi chúng mình đang nói chuyện với nhau thì chị ấy đến? Em thật sự không biết; tuy nhiên sự hiện diện của chị ấy dù muốn dù không cũng nhắc nhở cho em biết rằng chúng mình đã đi quá xa, anh có cảm thấy như thế không hở anh yêu?

Xin một lần được gọi khẽ tên anh
Lờ mai sau mỗi kẻ một phương trời
Em sẽ đem kỷ niệm ấy vào đời
Ðể nhớ mãi một thời yêu tha thiết

Một lần thôi, du mai xa biền biệt
Thanh âm kia sẽ mãi mãi vẫn còn
Ðể mỗi khi ngồi ngắm ánh trăng non
Anh sẽ nghe tiếng lòng em vang vọng

Anh dấu yêu,

Ðây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần sau cùng em gọi anh như thế. Chỉ một lần này thôi anh yêu ạ rồi mai này chúng mình sẽ mãi mãi chia tay. Anh và em, mỗi người sẽ đi về một phương trời vô định biết có còn gặp lại nhau không. Và… cho dù khoảng cánh giữa chúng ta có dài như Vạn Lý Trường Thành hay rộng như cả một Ðại Dương thì hình ảnh của anh sẽ không bao giờ thay đổi và lúc nào cũng nằm ở một vị trí nhất định ngay góc trái... ngực em.

Cát Nhu
Last Visitors


27 Jan 2023 - 3:44


23 Feb 2011 - 7:43


22 Feb 2011 - 23:02
M&N


22 Sep 2009 - 10:23

Comments
Other users have left no comments for Đạt Tử.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 18th November 2024 - 01:25 PM