Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
NgọcTím doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
NgọcTím
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 6-January 09
Profile Views: 548*
Last Seen: Private
Local Time: May 15 2024, 02:54 AM
366 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
Contact Private
* Profile views updated each hour

NgọcTím

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
9 Mar 2009
Tranh Đấu Chống Bóc Lột Sức Lao Động Nhân Công Việt Nam



Mar 06, 2009

Kính thưa quý cơ quan truyền thông báo chí, quý đảng phái hội đoàn, quý bậc trưởng thượng, quý bạn trẻ và quý đồng hương:

Trong tuần qua khoảng 30 công nhân Việt Nam làm thợ hàn trong các hãng dầu gọi điện thoại kêu cứu sự giúp đỡ của Cộng Đồng. Theo sự mô tả của họ, chỉ20trong vòng 3 ngày họ phải bị đưa về Việt Nam mà không có chút quyền lợi nào. Cộng Đồng đến tiếp xúc các công nhân này nhiều lần và tìm ra nguyên do như sau:

Các nhân công này tuổi từ 25 tới 45. Các em được các công ty Việt Nam môi giới hứa hẹn đưa sang làm thợ hàn trong các hãng dầu của Hoa Kỳ. Các em phải trả tiền môi giới tối thiểu là $6500. Có nhiều em phải trả lên tới $15,000. Ở Việt Nam mà nghe được đi Hoa Kỳ làm việc với lương cao thì ai cũng nô nức, nên các em đã mượn nợ hoặc cầm nhà để trả tiền cho các công ty môi giới.

Hợp đồng các em ký với công ty Coast To Coast do người Hoa Kỳ làm chủ, và ông Kenneth Yarbrough có trụ sở ở New Iberia tiểu bang Louisiana làm Chủ Tịch. Công ty này hợp tác với công ty LLP Agencies LLC do ông Vũ Quốc Hùng làm Giám Đốc. Theo hợp đồng, các em qua đây làm việc, có em là 10 tháng và đa số là một năm, được gia hạn thêm hai lần, tổng cộng tối thiểu là 30 tháng. Các em mới qua đây đa số là 8 tháng thì bị công ty yêu cầu phải về lại Việt Nam ngay.

Lương chính thức của các em là $15.00 mộ t giờ và $22.50 cho giờ phụ trội. Mỗi tuần các em làm 50 tiếng, tổng cộng tiền là $825 một tuần. Lướt qua thì tưởng rằng con số này cao nhưng thực chất các em bị bóc lột đến tận xương tủy.

Công ty đưa các em qua đây ở trong một chung cư người Mễ, chung cư cũ kỹ, thảm rách và hôi. Bốn em ở chung một căn. Các em không được lái xe, công ty cho người đến lái xe đưa các em đi. Hãng dầu trả lương các em qua công ty Coast To Coast, công ty Coast To Coast trừ tiền nhà $500 một tháng cho mỗi em và $300 tiền xe và tiền ăn. Bốn em ở chung một căn thì có nghĩa tiền nhà $2000 một tháng cho một căn chung cư tồi tàn trị giá khoảng $500 một tháng, như thế công ty bóc lột mỗi căn hộ là $1500 và có tổng cộng 7 căn hộ tức là $10,500 một tháng. Tiền xe cũng bị bóc lột tương tự như vậy.

Trong thời gian bị bão Ike, các em không làm việc nên không có lương nhưng vẫn bị trừ các thứ tiền. Tiền thu trong 8 tháng có người mới chỉ có 11 ngàn mà phải trả cho tiền môi giới $15,000 và các chi phí khác nên các em mang nợ ngập đầu, về Việt Nam không có tương lai mà còn có thể bị nguyền rủa hay bị hãm hại bởi các công ty môi giới ở Việt Nam cấu kết với nhà cầm quyền Cộng Sản. Lấ y cớ hết hạn thẻ di trú I 94, công ty đuổi các em này về Việt Nam thì họ đưa đợt mới qua để tiếp tục bóc lột theo kiểu tinh vi như thế.

Rõ ràng các em bị lừa và lâm vào cảnh tiến thối lưỡng nan. Cộng Đồng và cá nhân tôi với tư cách luật sư đến nơi giúp các em, vậy mà khi nghe tin ông Vũ Quốc Hùng tới, các em cuống cuồng nói “tụi em sợ công an đến bắt tụi em về Việt Nam.” Các em sống dưới chế độ Cộng Sản nên rất sợ cảnh sát và công ty đại diện, công ty hù họ một tiếng thì họ hoảng vì họ đồng hóa công ty với nhà cầm quyền. Không những đay là một hình thức bóc lột nhân công mà còn là một hình thức buôn bán nô lệ cách tinh vi.

Trước tình cảnh rất thảm thương này của các em, Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng họp khẩn với Hội Đồng Giám Sát, và cả hai hội đồng quyết định phát động chiến dịch tranh đấu cho quyền lợi của nhân công Việt Nam, ngăn chận nạn bóc lột sức lao động của cả công ty Hoa Kỳ và Việt Nam, và phá tan âm mưu của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch nô lệ hóa dân tộc một cách tinh vi. Chúng ta cần chuyển đến thông tin này cho dân chúng Việt Nam để họ khỏi phải bị lừa vào trong đường day bóc lột sức lao động này.

Chúng tôi đã liên lạc với chính quyền các cấp cũng như các luật sư chuyên ngành để giúp các em, nhưng sự giúp đỡ còn có hạn, chưa thể phát huy sức mạnh cực điểm nếu các thành viên trong Cộng Đồng không tham gia tích cực. Chúng ta phải gióng lên tiếng nói để chính quyền Hoa Kỳ biết rằng chúng ta không chấp nhận buôn bán sức lao động và truyền đạt một thông điệp rõ ràng đến nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chúng ta lên án hành vi nô lệ hóa dân tộc một cách tinh xảo như thế.

Cộng đồng kính mong quý vị bớt chút thời giờ đến tham dự phiên họp vào lúc 7 giờ tối ngày thứ Năm 5 tháng 3 năm 2009 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng để tìm ra phương sách hữu hiệu và phân công các công việc giúp đỡ các em. Cộng đồng cần sự giúp đỡ thuê nhà cho các em ở, quần áo, thực phẩm. Trong thời gian tạm, nếu quý vị nào có công việc, xin đứng ra bảo lãnh để các em được gia hạn giấy nhập cảnh.

Sự hiện diện của quý vị nói lên tinh thần bác ái của quý vị đối với các công nhân Việt Nam nói riêng và toàn thể dân Việt nói chung. Đặc biệt sự hiện diện của quý vị là một tát tai vào mặt nhà cầm quyền CSVN vì hành vi buôn bán người và bóc lột sức lao động con dân Việt Nam một cách thô bạo và ghê tởm như thế.

Trân trọng kính mời,

Ls. Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận

Xin quý vị giúp đăng thư này trên các báo, các đài, các diễn đàn và xin giúp phổ biến cho các email trong nước để dân chúng Việt Nam tránh không rơi vào cái bẫy độc hại này của các công ty môi giới chia phần với nhà cầm quyền CSVN. Chân thành cám ơn quý đài.


Cali News
9 Mar 2009
Người Mơ-nông Nói Về Dự Án Bauxite



Chủ Nhật, Ngày 8 tháng 3-2009

Tin Đắk Nông - Dự án bauxite trị giá nhiều tỷ đô la ở Đắk Nông, Tây Nguyên đang gây nhiều tranh cãi bất chấp chuyện Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố dự án nằm trong các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Dự án nhằm khai thác quặng nhôm này đã thu hút được sự thảo luận của đông đảo các giới, và ngay cả một số cựu tướng lãnh của Cộng Sản Việt Nam cũng nêu ý kiến không nên thực hiện dự án. Thầy giáo Y Long là thầy giáo dạy cấp ba duy nhất người Mơ-Nông ở tỉnh Đắk Nông, nơi dự án bauxite sẽ được thực hiện. Người Mơ-Nông theo lời thầy giáo Y Long chiếm gần 40% dân số Đắk Nông trong tổng số dân trong tỉnh khoảng 500,000 người và sống trên 90% diện tích đất đai của tỉnh. Thày giáo Y Long cho biết người dân đang lo lắng vì nguồn lợi chính để người dân địa phương được hưởng lợi từ khai thác bauxite là không đồng tình, tốt nhất là không nên làm. Ngay hiện nay tuyển công nhân để khai thác quặng mà người dân địa phương hình như không được đào tạo. Đào tạo kỹ sư rồi đào tạo chuẩn bị nhân lực cho khai thác quặng thì người địa phương bản địa không hề biết gì hết. Thầy giáo Y Long cũng nói rằng người bản địa cũng khó có thể cạnh tranh trong việc kinh doanh thương mại phục vụ cho công trình khai thác do họ quá nghèo, và kinh tế thị trường vẫn còn là điều xa lạ. Ông Y Long cho biết có gia đình thu nhập hằng tháng chỉ tính bằng vài chục đô, có người không đủ gạo để ăn, và đa số đều bày tỏ sự lo ngại về việc hội nhập những người nhập cư vào cuộc sống ở Đắk Nông.



SBTN
9 Mar 2009
Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Việt Nam Chống Bạo Hành Phụ Nữ



Chủ Nhật, Ngày 8 tháng 3-2009

Tin Hà Nội - Trong thông điệp phát đi nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ ngày mai 8 tháng 3, điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam John Hendra đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới tính. Ông John Hendra nhận định những năm gần đây, tại Việt Nam có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới tính nhưng còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn gặp phải bạo hành gia đình, quan niệm lạc hậu về trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Ông nói bạo hành đối với phụ nữ không đơn giản là vấn đề của phụ nữ. Nó là vấn đề mà tất cả mọi người đều cần quan tâm, bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ trai hay trẻ gái. Tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam nhận định mặc dù vấn đề bình đẳng giới tính và không bạo hành phụ nữ được bảo đảm trong luật pháp Việt Nam, nhưng thái độ bất bình đẳng và bạo lực vẫn tồn tại. Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch năm 2008, 1/5 các cặp vợ chồng gặp phải vấn đề bạo lực gia đình. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cặp vợ chồng có bạo lực gia đình thường ít nói chuyện này với bố mẹ, bạn bè hoặc khai báo với cảnh sát, vì họ sợ mất mặt hoặc không muốn vạch áo cho người xem lưng. Chính vì thế họ đã giữ im lặng về vấn đề xã hội quan trọng này. Ông John Hendra cho biết năm nay, 12 tổ chức của Liên Hiệp Quốc sẽ cùng hợp tác với một số cơ quan của Việt Nam thực hiện một dự án liên kết nhằm nâng cao năng lực của các cán bộ nhà nước cấp trung ương và địa phương trong việc thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới tính. Phía Cộng Sản Việt Nam thì thấy có tiền viện trợ của Liên Hiệp Quốc thì nhận ngay, và ca tụng chương trình này cho dù trong năm ngoái, Việt Nam xếp hạng 96 trên 179 quốc gia về chỉ số phát triển liên quan đến giới tính. Việt Nam cũng khoe rằng là quốc gia đứng thứ nhất trong 8 quốc gia ASEAN về tỷ lệ nữ giới trong Quốc Hội.



SBTN
9 Mar 2009
Trung Quốc Thu Gom Toàn Bộ Các Gói Thầu Quan Trọng Về Năng Lượng Và Vật Liệu Tại VN



RFA-03-09-2009

Các nhà thầu Trung Quốc có mặt hầu hết trong các gói thầu quan trọng về năng lượng và vật liệu tại Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Xây Dựng và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí cho biết thì trong thời gian gần đây hầu hết các dự án nhiệt điện chạy than, nhà máy xi măng, đạm, lọc dầu đều do các nhà thầu nước ngoài làm tổng thầu, trong số đó nhiều nhất là Trung Quốc.

Đặc biệt các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng đều do các tổng thầu Trung Quốc nằm giữ.

Theo các nhà quan sát thì hiện tượng này cho thấy Việt Nam nhập khẩu 100% trong đó có cả lao động phổ thông như nấu ăn, bảo vệ, nhân viên vệ sinh. Thậm chí vật tư, vật liệu mà Việt Nam có sẵn cũng bị người Trung Quốc thay thế.

Theo số liệu của bộ Công Thương thì chỉ tính riêng trong lĩnh vực năng lượng, vật liệu xây dựng, hóa chất thì từ đây đến năm 2015 Việt Nam sẽ cần đến trị giá 250 tỷ đô la. Trong số những loại nguyên vật liệu này khả năng của các daonh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp từ 40 đến 50% nhưng nhà nước chưa có kế hoạch nào để các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng vào cuộc mà nhà nước vẫn bỏ ngỏ cho nước ngoài có cơ hội hơn các doanh nghiệp trong nước.

Việc này sẽ gây tác động dây chuyền đến công ăn việc làm và nền kinh tế nước nhà.


Á Châu Tự Do
9 Mar 2009
Nhân Quyền VN: Sự Giằng Co Giữa Tiến Bộ và Sa Lầy



Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An, RFA
2009-03-09

Trong bản phúc trình thường niên về nhân quyền trên thế giới vừa công bố, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng tại Việt Nam, “thành tích nhân quyền vẫn chưa được cải thiện thỏa đáng”.

Trong khi đó những người bênh vực cho thành tích nhân quyền của Việt Nam cho rằng, việc hai ông Huỳnh Nguyên Đạo đảng viên một chính đảng bất hợp pháp và ông Nguyễn Thanh Phong một nhà tranh đấu dân oan vừa được ra khỏi tù nhân dịp đặc xá Tết Kỷ Sửu, có thể coi là sự tiến bộ về lĩnh vực này.

Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, trong cuộc trao đổi với biên tập viên Nguyễn An đã nhận định rằng tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam là một sự giằng co gay gắt giữa tiến bộ và sa lầy.
Thành tích Nhân quyền?

Nguyễn An: Xin kính chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Câu hỏi đầu tiên chúng tôi xin được đặt ra trong cuộc thảo luận hôm nay là: Có hay không có cải thiện thỏa đáng, nói cách khác, có hay không có tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam?

Trần Thanh Hiệp: Cải tiến, thành tựu và tiến bộ là những từ ngữ người ta thường thấy nhà cầm quyền Hà Nội dùng mỗi khi phải đối diện với những vấn đề về nhân quyền. Nhưng cố ý hay vô tình mấy từ ngữ này đã bị lạm dụng, có khi đến mức đi ngược lại nội dung của chúng.

Nếu nói Viêt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về nhân quyền thì không thể nào lại còn tồn tại trên mảnh đất này tình trạng nhà nước muốn bắt ai thì bắt, muốn trừng trị ai thì trừng trị muốn tha ai thì tha.

LS Trần Thanh Hiệp

Thí dụ nếu hiểu cải thiện là sửa đổi để tiến bộ thì trong cách nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp đối lập đã có những sửa đổi như phạt nhẹ hơn, xét xử mau lẹ hơn và đã bắt đầu để cho các luật sư làm chức năng bào chữa.

Nhưng các sửa đổi này không đưa tới mục đích thực hiện tiến bộ là chấm dứt đàn áp phi pháp và bất công. Thí dụ muốn nói trong địa hạt nhân quyền ở Việt Nam đã có được những thành tựu thì phải dẫn chứng rằng các nhân quyền mà luật quốc tế về nhân quyền dự liệu đã được thực thi ở Việt Nam một cách phổ biến cho mọi người.

Không như vậy thì sao gọi là đã có thành tựu được? Thí dụ nếu nói Viêt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về nhân quyền thì không thể nào lại còn tồn tại trên mảnh đất này tình trạng nhà nước muốn bắt ai thì bắt, muốn trừng trị ai thì trừng trị muốn tha ai thì tha.

Nghĩa là không thể nói tiến bộ về nhân quyền nhất là sửa đổi chỉ để tiếp tục đàn áp duới hình thức khác dù là bớt thô bạo. Nhà ngoại giao thì gọi đó là chưa được cải thiện một cách thỏa đáng. Nhà cầm quyền thì phô trương rằng đã có những thành tựu.

HumanRights-report-305.jpg
Hôm 25-2-2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức họp báo công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới.
Nhưng để phản ánh quan điểm của luật quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội phải áp dụng, tôi thấy cần phải khẳng định rằng ở Việt Nam dưới chế độ đảng trị hiện nay chưa thể nói là đã có tiến bộ về nhân quyền.
Sa lầy và Tiến bộ

Nguyễn An: Xin đựơc nói với luật sư là ông có vẻ hơi khe khắt. Vâng, nếu không cho là đã có tiến bộ rồi nay chỉ cần cải thiện để phát triển thêm thôi, thì luật sư có cách nhìn nào khác để đánh giá đúng tình hình nhân quyền hiện tại ở Việt Nam?

Trần Thanh Hiệp: Dù muốn hay không muốn cũng phải nhìn nhận rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay không hoàn toàn giống như hồi hai thập niên về trước.

Nhưng nói như vậy không phải là nhìn nhận thiện chí đổi mới của nhà cầm quyền mà ý đồ trước sau như một vẫn chỉ là duy trì dưới mọi hình thức trật tự đảng trị phi nhân quyền của họ. Mà là để gián tiếp chứng minh rằng cuộc tranh đấu gian khổ vì nhân quyền của mọi nhân sĩ, mọi tầng lớp dân chúng trong và ngoài nước, của các tổ chức phi chính phủ quốc tế bảo vệ nhân quyền đã và đang đẩy lùi thế lực độc tài.

Lực lượng dân chủ đang tranh thủ ưu thế chiến lược mặc dù phải trả giá rất đắt bằng tiền bạc, danh dự, hạnh phúc cho quyết tâm này. Cho đến nay, cuộc đấu tranh chưa ngã ngũ, hai bên đang giằng co trên chiến trường nhân quyền.

LS Trần Thanh Hiệp

Sự đối đầu của hai chủ trương này đã tạo nên tình trạng mà tôi gọi là sự giằng co với khả thế dẫn tới hoặc sa lầy hoặc tiến bộ. Thực tế đã thay đổi thì ngôn ngữ cũng phải thay đổi để phản ánh cho trung thực tình hình khách quan.

Nguyễn An: Tại sao lại gọi là giằng co?

Trần Thanh Hiệp: Tại vì một đằng thì nhà cầm quyền ra sức duy trì quyền lực độc đoán của họ, nếu cần bằng bất cứ biện pháp nào kể cả những hành vi bất hợp pháp, vô đạo bất cần phải trái, đúng sai.

Nhìn bề ngoài thì tưởng đó là thế mạnh của nhà cầm quyền. Kỳ thực đó là những ứng xử chẳng đặng đừng để tự vệ trước mối đe dọa sụp đổ.

Đằng khác tuy bị đàn áp nhưng lực lượng dân chủ đang lên quyết tranh thủ ưu thế chiến lược mặc dù phải trả giá rất đắt bằng tiền bạc, danh dự, hạnh phúc cho quyết tâm này.

Nhìn hiện tại trong viễn vọng chiếu vào tương lai thì cuộc tranh thắng chưa ngã ngũ. Tức là hai bên đang giằng co trên chiến trường nhân quyền.

Nguyễn An: Tình trạng giằng co này theo luật sư sẽ đưa tới đâu?

Trần Thanh Hiệp: Đưa tới sa lầy cho xu hướng tranh đấu vì nhân quyền dân chủ nếu xu hướng này hoặc chỉ biết dẫm chân tại chỗ hoặc bị tiêu diệt.

Nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra được những tiến bộ thực sự mở đường cho nhân quyền đích thực dưới hình thức vô hiệu hóa từng phần cụ thể quyền lực của độc tài.

Kinh nghiệm lịch sử và xu thế của thời đại cho phép tôi đặt hy vọng vào sự thành công của giả thuyết thứ hai này.

Nguyễn An: Để đi tới được kết quả đáng trông đợi như vậy Luật sư có đề nghị cụ thể và khả thi nào không?

Theo Bạn, Nhân quyền tại Việt Nam đã thật sự được tôn trọng chưa? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng tham gia thảo luận tại
Trang blog Ban Việt ngữ RFA


Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên là cách nào thì cũng phải tìm ra giải pháp, nhưng trong mọi trường hợp, chẳng thế có giải pháp nào không gặp khó khăn phải khắc phục để tránh thất bại.

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp và xin hẹn đến buổi phát thanh tiếp theo sẽ bàn them về giải pháp thực hiện tiến bộ cho nhân quyền ở Việt Nam.

----------------

Trên đây là quan điểm của Luật sư Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris. Xin đựơc nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.


Á Châu
Last Visitors


13 Apr 2010 - 0:23


27 Oct 2009 - 19:32


20 Aug 2009 - 6:55


18 Mar 2009 - 20:32


20 Feb 2009 - 21:23

Comments
Other users have left no comments for NgọcTím.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 14th May 2024 - 11:54 PM