Gina Haspel - 'bông hồng máu' của CIA, ĐĐK |
Gina Haspel - 'bông hồng máu' của CIA, ĐĐK |
Mar 27 2018, 12:26 PM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Gina Haspel - 'bông hồng máu' của CIA Gina Haspel, người đang giữ chức vụ Phó Giám đốc CIA mới được Tổng thống Mỹ đề cử lên nắm giữ vị trí số một ở cơ quan Tình Báo Trung Ương này, thời gian qua được báo giới cả trong và ngoài nước Mỹ đề cập tới như một ngôi sao trong giới tình báo dù dính phải không ít bê bối liên quan tới chương trình tra tấn ép cung tội phạm. Nữ giám đốc đầu tiên của CIA? Chỉ 1 năm sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã giao cho mật vụ ngầm Gina Haspel quản lý một nhà tù bí mật ở Thái Lan. Ngay sau đó, cơ quan này đã áp dụng hàng loạt hình thức tra tấn dã man đối với một nghi phạm al-Qaeda. Khoảng thời gian mà bà Haspel vận hành nhà tù này, có mật danh “Mắt mèo”, cũng là thời điểm bắt đầu sự dính líu sâu rộng của bà đến các chiến dịch chống khủng bố của CIA và cho thấy vị sỹ quan kỳ cựu này sẵn sàng tham gia vào chương trình bắt giữ và hỏi cung, từ đó mà hình thành sự nghiệp của bà. Trong chương đen tối trong lịch sử bị công khai của CIA thì bà Haspel lại nổi lên như một ngôi sao trong cộng đồng tình báo. Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, vận may đã đến với bà khi ông Trump tuyên bố sẽ chỉ định bà vào chức vụ Giám đốc CIA. Bằng việc thăng chức cho bà Haspel, hiện đang giữ chức Phó Giám đốc CIA, Tổng thống Trump dường như đã phớt lờ làn sóng phản đối việc sử dụng các hình thức tra tấn và ép cung dã man mà CIA đã áp dụng trong hơn một thập kỷ trước. Sự bổ nhiệm của bà được cho là sẽ chắc chắn làm bùng nổ cuộc tranh luận gay gắt về việc sử dụng các đòn tra tấn gây tổn thương tâm lý trầm trọng cho các nghi phạm khủng bố. Ở Mỹ, dù giới lập pháp, các nhà hoạt động nhân quyền cùng nhiều người khác đã lên án các biện pháp tra tấn, nhưng chương trình này cũng có những người ủng hộ. Một trong số đó chính là Tổng thống Trump, người từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ áp dụng trở lại hình thức “trấn nước” một lần nữa, và nói rằng “tra tấn là có hiệu quả”. Gina Haspel, 61 tuổi, sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên vận hành CIA nếu như được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. “Bà ấy là một nhân vật xuất sắc, người mà tôi biết rất rõ”- ông Donald Trump từng nói về bà Haspel sau khi tuyên bố sẽ chỉ định bà vào vị trí người đứng đầu CIA. Bà Gina Haspel được các cựu đặc vụ CIA và đặc vụ FBI mô tả là một chuyên gia tình báo đầy cứng rắn, thẳng thắn và có quan điểm chính trị vững chắc; người có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề khó khăn trong quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài, và cả việc hợp tác với FBI. Bà Gina Haspel đã có sự nghiệp thành công trong một cơ quan vốn được thống trị bởi đàn ông. Sau khi gia nhập CIA vào năm 1985, bà đã làm việc trong bộ phận Trung Âu. Kể từ đó, bà Haspel liên tục di chuyển tới nhiều nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á, và làm trưởng một văn phòng của CIA ở New York sau khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. (Photo: CNN/Screenshot) Không được lòng giới lập pháp Trong quá trình điều trần trước Thượng viện, bà Haspel sẽ phải trả lời những câu hỏi gai góc về các hình thức tra tấn và cách mà bà đối xử với tù nhân. Bà cũng sẽ phải trả lời câu hỏi liệu có ủng hộ việc áp dụng lại các hình thức tra tấn nếu được Tổng thống yêu cầu hay không và bà có tin rằng tra tấn là cách hữu hiệu để thu thập thông tin từ nghi phạm không? Giới Thượng nghị sỹ vốn có quan điểm lên án chương trình hỏi cung có thể là chướng ngại trong con đường thăng tiến của bà Haspel. Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein thuộc đảng Dân chủ và là cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, từng dẫn đầu một cuộc điều tra chương trình hỏi cung của CIA. Bản báo cáo mà bà đưa ra năm 2014 cho thấy chương trình này có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng, những người có liên quan lại cho rằng nó hiệu quả hơn là thực tế cho thấy, điều khiến giới lập pháp bị che mắt. Trong bản báo cáo đó, vai trò của bà Haspel trong chương trình hỏi cung đã bị che đậy. Thượng nghị sỹ John McCain thuộc đảng Cộng hòa trong tuần này đã yêu cầu bà Haspel phải công khai giải thích về vai trò của bà trong chương trình hỏi cung. “Việc tra tấn tù nhân bị bắt giữ trên lãnh thổ Mỹ trong thập kỷ vừa qua là một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ”- ông McCain viết trên Twitter -“Thượng viện cần phải làm rõ sự dính líu của bà Gina Haspel trong chương trình đáng xấu hổ này”. Bê bối tiêu hủy vật chứng Bà Haspel cũng dính líu tới một vụ bê bối khác liên quan tới chương trình tra tấn của CIA. Vào năm 2005, Jose Rodriguez, người lúc bấy giờ đang quản lý các chiến dịch ngầm của CIA, đã chỉ thị cho cấp dưới tiêu hủy các đoạn băng ghi hình lại cảnh “trấn nước” các tù nhân để ép cung. Bà Haspel, lúc bấy giờ là trưởng văn phòng của ông Rodriguez, là người ủng hộ mạnh mẽ việc tiêu hủy các đoạn băng này; theo lời khai của một số cựu quan chức CIA. Vài năm sau đó, khi CIA muốn chỉ định bà Haspel vào chức vụ thay thế ông Rodriguez, bà Feinstein chính là người ngăn chặn đề xuất này do vai trò của bà Haspel trong chương trình tra tấn và vụ tiêu hủy vật chứng nói trên. Bà Amy Jeffress, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng chưởng lý Eric H. Holder, thì lại đứng ra bảo vệ bà Haspel. “Bà ấy có thể bị chỉ trích vì vai trò trong chương trình hỏi cung, nhưng theo kinh nghiệm làm việc với bà ấy trước đây của tôi, bà ấy đã nhận ra sai lầm đó và sẽ là một vị lãnh đạo sáng suốt của CIA”- bà Jeffress nói. Chính vì các vụ bê bối này và quan điểm ủng hộ chương trình hỏi cung của mình mà bà Haspel bị gắn cho biệt danh “bông hồng máu” của CIA. Người vận hành các chiến dịch ngầm Bà Haspel được các cựu đặc vụ CIA và đặc vụ FBI mô tả là một chuyên gia tình báo đầy cứng rắn, thẳng thắn và có quan điểm chính trị vững chắc. Bà từng có kinh nghiệm giải quyết các vấn đề khó khăn trong quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài, và cả việc hợp tác với FBI. Nhìn chung thì Gina Haspel đã có sự nghiệp thành công trong một cơ quan vốn được thống trị bởi đàn ông. Sau khi gia nhập CIA vào năm 1985, bà đã được bổ nhiệm tới làm việc trong bộ phận Trung Âu. Kể từ đó, Haspel liên tục di chuyển tới nhiều nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á, và làm trưởng một văn phòng của CIA ở New York sau khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. Bà Haspel từng nắm giữ 2 trong số 3 công việc quan trong nhất của phòng chiến dịch ngầm và 2 lần lãnh đạo cơ sở của CIA tại London (Anh). Tuy nhiên, vai trò của bà trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố mới là điều mà giới lập pháp quan tâm nhất trong phiên điều trần của bà sắp tới. Sau sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001, CIA đã tổ chức một cuộc truy lùng trên phạm vi toàn cầu nhằm tìm ra những kẻ đứng đằng sau. Vào năm 2002, các mật vụ của họ làm việc với chính quyền Pakistan đã bắt giữ được một nghi phạm thuộc al-Qaeda, Abu Zubaydah, và chuyển kẻ này tới nhà tù “Mắt mèo” ở Thái Lan. Zubaydah đã bị tra tấn dã man và bị “trấn nước” ít nhất 83 lần chỉ trong vòng một tháng, chết đi sống lại nhiều lần trong quá trình hỏi cung. Bà Haspel được trao quyền quản lý nhà tù này vào cuối tháng 10/2002, tức sau quá trình thẩm tra nghi phạm Zubaydah; một số cựu sỹ quan CIA cho hay. Đến giữa tháng 11 năm đó, một nghi phạm al-Qaeda khác, Abd al-Rahim al-Nashiri, được chuyển tới. Và nghi phạm này - bị cáo buộc đánh bom tàu USS Cole - cũng bị “trấn nước” 3 lần. Sau khi nhà tù mật bị đóng cửa vào đầu tháng 12/2002, bà Haspel trở lại Trung tâm Chống khủng bố đặt tại bên ngoài Washington với tư cách một quan chức quản lý chiến dịch ngầm. Trong số các công việc khắc nghiệt mà bà đã từng trải qua, khó nhất có lẽ vẫn là việc quản lý toàn bộ Cơ quan Tình báo trung ương. ĐĐK -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 31st October 2024 - 10:26 PM |