Welcome Guest ( Log In | Register )

10 Pages V  « < 3 4 5 6 7 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
LanKhanh
post Jun 17 2011, 01:46 PM
Post #49


Đào Hoa Nữ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,668
Joined: 16-April 08
Member No.: 24
Country



QUOTE(Đa Tình @ Jun 17 2011, 10:43 AM) *
Lan Khanh mụi...sao bây giờ winh cứ nghe nhiều về đồ ăn và đồ xài bị làm ẩu và có chất độc có thể dẩn tới bịnh ung thư há Mụi. Bị nhiều thứ quá thì làm sao mình có thể tránh được đây Mụi...cuộc sống mà cứ bị cử đủ thứ mệt ghê phải không Mụi...!

Lan Khanh... love1.gif

TT... cheekkiss.gif

thankyou.gif Vân Anh, bonglai9, Tulip và bé An... love1.gif

Thân_Ế_Độ... cheers.gif


.
.
... Ăn thì khổ ... mà cử thì ... lỗ ... tongue.gif
.
.
... Theo mụi ... thì thà chịu ... khổ ... chemieng.gif
.
... thanks.gif winh Đa ... cheekkiss.gif
.
.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vbx
post Jun 20 2011, 04:59 AM
Post #50


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 4,390
Joined: 5-August 09
Member No.: 4,332
Country





Chè xanh Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cập nhật lúc 16/06/2011 06:15:00 AM (GMT+7)


Chè xanh của Trung Quốc gồm nhiều chủng loại vốn có tiếng trên thế giới nhưng các phân tích thành phần hoá học gần đây đã phát hiện có chứa nhiều chất có hại cho sức khoẻ như dầu vừng, dầu hạnh nhân và các loại tinh dầu tổng hợp, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu, chè của Trung Quốc có chứa những chất rất nguy hiểm, đặc biệt các chất độc đặc hiệu đối với một số chủng tộc, nhất là chủng châu Âu (Europeids).


Trước hết, người ta nhấn mạnh đến chất gây ung thư nghiêm trọng là dioctylphtalat (viết tắt DEHP), thuộc họ phtalat, các muối và este của axit phtalic. Trước đây, chất này được dùng như dung môi cho các chất có mùi thơm trong sản xuất đồ chơi và các dồ dùng sinh hoạt cho trẻ em, làm vẻ thẩm mỹ (bóng, đẹp) của sản phẩm tăng lên.

Người ta còn phát hiện ra một chất gây ung thư khác dùng làm phụ gia thực phẩm có mùi thơm của ổi (guava) do công ty Guangzhou Meiyi Flavors&Flagrances sản xuất, có trong chè (dạng bột) và các loại dầu ăn của công ty Jiangmen Gaudy's Food, trong men bánh mì của công ty Jiangmen Jhan Wang Food. Cả ba công ty này đều đóng tại tỉnh Quảng Đông.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện chất phụ gia rất nguy hiểm đối với sức khoẻ trong hương liệu ướp chè, trong chè xanh thành phẩm và chất tạo mùi hạnh nhân của công ty Isian tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã thủ tiêu 286 tấn thực phẩm chế biến nhập từ Trung Quốc, có chứa dioctyl phtalat. Ngược lại, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng đó cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 948 tấn thực phẩm chế biến của Đài Loan, nói rằng các sản phẩm này chứa các chất độc hại theo quy định của Trung Quốc. Trong khi đó, được biết các sản phẩm chứa DEHP gần đây được phát hiện tại 3 nhà máy tại phía Nam và phía Đông của Trung Hoa lục địa.

Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)


--------------------
Too much to read
Too little time
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vbx
post Jun 20 2011, 05:53 AM
Post #51


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 4,390
Joined: 5-August 09
Member No.: 4,332
Country





Cà Phê Trung Nguyên: Một Ngõ Cụt Dối Trá






Cà phê Trung Nguyên, một thành quả XHCN dựa trên sự lừa lọc gian trá bất lương



Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được".

Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.

Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Song song đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng đ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu - bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.

P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.


Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng mang tính cơ hội khác.

Còn chuyện bạn hỏi về "tại sao không có ai lên tiếng" - well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện n ày - nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế.

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ.

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến truyền thống như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel.

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực "cà phê ngon" mà thôi.

Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân.

Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.

Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê "có văn hoá đặc biệt nhất thế giới".

Đến đây chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước?

------

P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.



Co Pham

*********************************************

vbx không phải là người uống cafe thường, chỉ 1 hoặc 2 lần trong một năm .

Cách đây khoảng hai năm (2009), vbx có người bà con về Việt Nam mang tặng cho gói cafe Trung Nguyen đã chế biến sẵn ... vbx mang để trong sở ... và có một lần vbx mang ra pha uống , tích tắc 3 phút sau , vbx thấy tay chân rã rời, đầu óc choáng váng , tim đập mạnh và blood presure hạ rất thấp ..., vbx gục dài trên bàn làm việc cả hai giờ ... và mình tự trách chắc là do mình không quen uống cafe ... rồi vbx dụt luôn hộp cafe vô thùng rác ...... Từ đó tới nay , khong dám đụng tới cafe , cứ nghĩ là sức khỏe mình không chịu nổi với cafe mà nó kích thích đến tim não như vậy ....

Hai năm sau đọc được bài này, giờ mới vỡ lẽ là mình bị ngộ độc ký-ninh



--------------------
Too much to read
Too little time
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đa Tình
post Jun 27 2011, 06:28 AM
Post #52


Trái Tim Đa Tình
***

Group: Năng Động
Posts: 4,184
Joined: 17-April 08
Member No.: 29
Country



QUOTE(LanKhanh @ Jun 17 2011, 06:46 PM) *
.
.
... Ăn thì khổ ... mà cử thì ... lỗ ... tongue.gif
.
.
... Theo mụi ... thì thà chịu ... khổ ... chemieng.gif
.
... thanks.gif winh Đa ... cheekkiss.gif
.
.

Lan Khanh Mụi... cheekkiss.gif

Good answer...winh nghỉ ăn ít cũng hỏng sao... tongue.gif

Lan Khanh... cheekkiss.gif


--------------------
Đa tình tự tử trên cây mận,
ai ngờ mận gãy giờ tưng tưng. (do NNT tặng...)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đa Tình
post Jun 27 2011, 06:31 AM
Post #53


Trái Tim Đa Tình
***

Group: Năng Động
Posts: 4,184
Joined: 17-April 08
Member No.: 29
Country



QUOTE(vbx @ Jun 20 2011, 10:53 AM) *
vbx không phải là người uống cafe thường, chỉ 1 hoặc 2 lần trong một năm .

Cách đây khoảng hai năm (2009), vbx có người bà con về Việt Nam mang tặng cho gói cafe Trung Nguyen đã chế biến sẵn ... vbx mang để trong sở ... và có một lần vbx mang ra pha uống , tích tắc 3 phút sau , vbx thấy tay chân rã rời, đầu óc choáng váng , tim đập mạnh và blood presure hạ rất thấp ..., vbx gục dài trên bàn làm việc cả hai giờ ... và mình tự trách chắc là do mình không quen uống cafe ... rồi vbx dụt luôn hộp cafe vô thùng rác ...... Từ đó tới nay , khong dám đụng tới cafe , cứ nghĩ là sức khỏe mình không chịu nổi với cafe mà nó kích thích đến tim não như vậy ....

Hai năm sau đọc được bài này, giờ mới vỡ lẽ là mình bị ngộ độc ký-ninh


Tại Nora hỏng biết uống cà phê nữa... chemieng.gif



--------------------
Đa tình tự tử trên cây mận,
ai ngờ mận gãy giờ tưng tưng. (do NNT tặng...)
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Aug 9 2011, 07:20 AM
Post #54


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country





Loại đường hóa học của Trung Quốc đang được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành... hay các quán cơm mua về chế biến


Khi nước phở được chế bằng đường hóa học Trung Quốc



Theo chị N.Hạnh, người đi mua đường hóa học để cho vào phở: "Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt".

LTS: Đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm để tạo độ ngọt như nước phở, mắm, thạch, chè…

Để làm rõ tác hại của các loại đường hóa học đặc biệt là đường cyclamate bị cấm sử dụng tại Việt Nam, VTC News xin giới thiệu đến độc giả loạt bài về đường hóa học, đặc biệt là đường cyclamate để độc giả cân nhắc mỗi khi dùng các sản phẩm thực phẩm.

1 kg đường hóa học bằng 40 kg đường mía

Theo khảo sát của VTC News, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, các loại đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được nhiều cửa hàng đồ khô bán. Điều đáng lo là cả người mua lẫn người bán đều không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại đường hóa học này nhưng vẫn sử dụng.

Trên thị trường xuất hiện khá phổ biến các loại đường hóa học bao bì chữ Trung Quốc có phiên âm La Tinh là Tang Jing (có nghĩa là đường tinh luyện). Loại đường này to bằng hạt đỗ, màu trắng.

Tại chợ Mỹ Đình, trong các cửa hàng đồ khô đều có bán loại đường hóa học này. Chị T.M chủ quầy hàng khô tại đây cho biết, Tang Jing là loại đường được nhiều người mua lựa chọn! Theo chị T.M thì loại đường Tang Jing này tốt hơn cả loại đường Bốn cây mía (một chất ngọt tổng hợp, không có giá trị dinh dưỡng -PV) và có độ ngọt gấp 200- 400 lần so đường cát bình thường, giá từ 220.000- 300.000 đồng/kg.

Chị chủ quầy còn cho biết thêm, loại này thường được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành... hay các quán cơm mua về chế biến.

Tại khu vực chợ Đồng Xuân, theo quan sát của PV, loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc Tang Jing xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Theo các chủ hàng tại đây, đường hóa học được bán ra với số lượng lớn và chỉ bán sỉ chứ không bán lẻ.

Tại gian hàng bán đường H.C, chị chủ quầy cho hay: "Bình thường, mỗi ngày cửa hàng tôi bán từ 5 - 7 kg đường hóa học. Loại này mùa nào bán cũng được nhưng mùa hè và những tháng giáp tết là bán với số lượng lớn hơn cả".



Hai loại đường hóa học phổ biến hiện đang được người mua rất ưa chuộng. Hình chụp tại đường Nguyễn Thiện Thuật, Hoàn Kiếm, Hà Nội


Chị cũng cho biết thêm, đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều.

Chị chủ quầy này còn nhiệt tình đưa công thức sử dụng: "Cứ 1kg đường hóa học (loại viên to bằng hạt đỗ, hình thoi) giá 220.000đồng/kg nhưng có độ ngọt cao hơn đường mía đến 40 lần, tức tương đương 40 kg đường thường. Còn loại ngọt hơn, cũng tính tương tự thế để biết hàm lượng sử dụng".

Nhưng chị bán hàng này cũng thừa nhận, thực chất các loại đường hóa học chỉ tạo ra vị ngọt chứ không có giá trị dinh dưỡng như đường kính bình thường.

Không chỉ các gian hàng trong chợ, dọc các con phố Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiệp, Cao Thắng quanh chợ Đồng Xuân, hầu hết, các cửa hàng bán đồ khô cũng đều có bán các loại đường hóa học nhưng phổ biến nhất là hai loại đường có xuất xứ từ Trung Quốc kể trên.

Những người bán mặt hàng này chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt của đường hóa học còn thành phần, xuất xứ thực sự của nó không hề được giới thiệu đến.

Có mặt tại một quầy hàng ở ngã ba đường Nguyễn Thiện Thuật, Cao Thắng và Nguyễn Thiệp, PV nhận thấy, một khách hàng tên N.Hạnh đang lựa chọn đường hóa học để về nấu phở. Chị chủ quầy nhanh nhẹn giới thiệu về loại đường dạng viên B1: "Loại này, nước ngọt đậm mà nó còn có vị tổng hợp, có thể thay thế cho các loại gia vị khác. Với giá 120.000- 220.000 đồng/kg (tùy theo từng loại) mua về sẽ tiết kiệm được nhiều khoản".

Chị chủ quầy cũng quảng cáo thêm: "Hiện nay, loại này được nhiều người lựa chọn hơn các dạng bột và loại viên nhỏ vì nó dễ chế biến".

Ngay sau đó, chị N.Hạnh chọn 1 túi 500g dạng B1 và 100g loại hạt hình thoi màu trắng trong. Theo quan sát của PV, cả 2 loại đường chị N.Hạnh vừa chọn đều không có nhãn mác, địa chỉ cụ thể.

Khi PV hỏi thêm về chất lượng các loại đường này, chị chủ quầy cho biết: "Cứ yên tâm mà dùng. Nếu không hài lòng mang lại đây, tôi đền cho cái khác".



Chị N.Hạnh hướng dẫn, một nồi nước phở 10 lít chỉ cần cho 30 - 35 viên đường hóa học (loại giống viên B1) là đủ đậm và ngọt


Trao đổi thêm với chị N.Hạnh, PV được chị tận tình hướng dẫn về công thức pha chế nước phở với loại đường hóa học: "Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt.

Ngoài ra, loại đường này đã tổng hợp nhiều phụ gia khác nên cũng không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính".

Thấy PV còn băn khoăn về việc pha chế cũng như chất lượng của loại đường hóa học, chị khách hàng này trấn an: "Yên tâm đi. Chị dùng loại này từ lâu rồi. Dùng đúng mức độ cho phép là đảm bảo. Hơn nữa, đường hóa học cũng tùy từng loại, chứ nếu có hại thì sao được sử dụng và bày bán rộng rãi"?

Chưa hết giật mình vì mức độ chủ quan của cả người bán lẫn người mua với loại đường hóa học không rõ nguồn gốc này, chị chủ quầy hàng còn bổ sung thêm vào câu chuyện giữa PV với chị khách hàng N.Hạnh: "Loại đường này đắt hàng nhất là vào các dịp cuối năm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, mứt, nước ngọt ... thường lấy với số lượng lớn vì nó rẻ nên cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với sử dụng đường mía".

Biết có hại nhưng vẫn bán - vẫn dùng


Trong quá trình tìm hiểu, PV phát hiện rằng, hầu hết người bán lẫn người mua đều biết tác hại của các loại đường hóa học nhưng vì mục đích kinh doanh nên họ vẫn sử dụng.

Chị T.M, tiểu thương chợ Mỹ Đình khẳng định, dùng đường hóa học một vốn bốn lời: "Hàm lượng ngọt của nó cao nên sẽ đỡ tốn tiền hơn so với loại đường mía. Chỉ cần mua 0,5g với giá 15.000 đồng là có một nồi chè to để bán.

Tuy nhiên, khi chế biến không nên chỉ dùng đường hóa học vì nó sẽ tạo ra vị ngọt hắc, có vị hơi chát và hơi có vị đắng. Vì vậy, nên dùng thêm đường mía khi pha chế thêm để chè ngọt, ngon hơn".


Mặc dù biết có hại cho sức khỏe nhưng vì lợi ích kinh tế nhiều chủ quầy vẫn bán


"Sử dụng đường hóa học nhiều không tốt nhưng nếu sử dụng đúng lượng cho phép thì vẫn có thể được. Nhưng hầu hết người bán hiện nay đều lạm dụng đường hóa học đặc biệt trong chế biến ô mai, sữa đậu nành, chè… Nếu tinh ý, chúng ta sẽ phân biệt được các loại thực phẩm này có chứa đường hóa học hay không. Bởi, đường mía thường có vị ngọt dịu và mát còn đường hóa học có vị ngọt đậm, hắc và khe khé ở cổ họng khi sử dụng. Thậm chí, một số loại đường hóa học có vị chát và đắng", chị T.M nói thêm.

Đồng quan điểm với chị T.M, chị Thanh Tân (trú tại Hà Nội) cũng cho biết, khi ăn ô mai, chị cũng cảm nhận được vị ngọt hắc. "Nếu là đường mía thì không thể ngọt được như vậy", chị Tân nói.



Nhiều người tiêu dùng khẳng định, nhiều sản phẩm ô mai bán trên địa bàn Hà Nội đã sử dụng đường hóa học


Còn chị N.Hạnh, vị khách hàng tìm mua đường hóa học về nấu phở mà PV đã có dịp trao đổi ở trên cho biết: "Tôi cũng nghe nói sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì loại đường này rất tiện lại rẻ nên mình cứ mua về chế biến thôi. Chắc dùng ở mức độ cho phép sẽ không sao cả". Tuy nhiên, khi PV hỏi, dùng bao nhiêu là ở mức độ cho phép, chị khách hàng này nói: "Nước phở tôi pha chế, khách ăn và khen ngon thế là đủ lượng"?.

Chị chủ quầy đường H.C trong chợ Đồng Xuân cũng chia sẻ: "Loại đường phổ biến nhất hiện nay là viên loại to bằng hạt đỗ. Loại này có độ ngọt cao nên được sử dụng đa dạng trong chế biến. Mình bán thật nhưng nhiều khi mua đồ về ăn có cảm giác hơi sợ. Bởi, thực tế loại đường này được sử dụng khá rộng rãi trong các món ăn, đồ giải khát…. mà nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người".

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu hóa học, điều nguy hiểm của những loại đường hóa học này là nó hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên khó phát hiện.

"Chỉ có thể chỉ tên "đích danh" qua phân tích hoá học. Nếu nhà sản xuất cho 7 phần đường mía và 3 phần đường hóa học thì ngay cả các chuyên gia cũng không thể phát hiện ra.

Do vậy, ngay cả những loại được phép sử dụng cũng rất cần được quản lý và hướng dẫn sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn. Nếu dùng quá liều thì ngay cả loại không bị cấm chỉ định cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người", một vị chuyên gia khuyến cáo.

Hiện nay, tại Việt Nam, các chất tạo ngọt manitol, acesulfam K, aspartame, isomalt, saccharin (và Na, K, Ca của nó), sorbitol và sirô sorbitol, sucraloza được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Các chất tạo ngọt này được dùng trong sản xuất, chế biến đồ uống và các thực phẩm có năng lượng thấp.

Tuy nhiên, những chất này được dùng trong giới hạn cho phép và phải có nguồn gốc rõ rằng ghi trên nhãn mác. Theo quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), aspartame có ADI là 40mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu người có cân nặng 60kg là: 60×40 =2.400mg, nhưng WHO vẫn khuyên chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép, tức là 800 mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.

Theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học Cyclamate và một số loại đường hóa học hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Aug 10 2011, 09:56 AM
Post #55


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Nguy cơ từ công nghệ tẩy trắng dừa
Thùng hóa chất dùng để ngâm dừa (chỗ khoanh tròn)
(Ảnh: Nguyễn Khánh)


Nguy cơ từ công nghệ tẩy trắng dừa


Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắt mắt và rất tiện dụng, chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứ nước ngon ngọt. Thế nhưng mấy ai hiểu sau quá trình sản xuất, có thể dừa trắng đã trở thành... thuốc độc (!)

Để có vỏ ngoài trắng nõn với thứ nước mát lịm, các lái buôn dừa đã phải bỏ công gọt vỏ và... ngâm chúng vào hóa chất.

“Không phải ai cũng dám làm”

Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanh cứng rồi bỏ vào hóa chất chừng 5 - 10 phút là xong. Tuy nhiên, không phải lái buôn nào cũng biết cách làm và không phải ai cũng dám làm dừa trắng.

Theo chân một lái buôn dừa ở Hà Nội tới một cơ sở sản xuất nằm ngay trên đường Khuất Duy Tiến nối dài (Hà Nội), trong vai “lính mới” vào nghề học hỏi kinh nghiệm, tôi được anh M. tận tình chỉ cho các công đoạn làm dừa trắng. Anh M. bật mí: “Nhìn thì rất đơn giản nhưng trên thực tế không mấy ai biết về cách làm dừa, ngoài những người trong nghề. Để có quả dừa trắng tinh thì hóa chất để ngâm mang tính quyết định”. Chất dùng ngâm dừa là một hỗn hợp được pha trộn từ axit photphoric và lưu huỳnh.

Tại cơ sở này, có một người làm nhiệm vụ nhúng dừa vào hóa chất, những người còn lại có nhiệm vụ gọt vỏ. Hóa chất được đổ vào một thùng phi nhựa, hòa với nước. Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất, sau 5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đó mang đi tiêu thụ. Nếu quả dừa sau khi vọt vỏ mà không ngâm vào hóa chất thì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màu trắng mướt, trông rất hấp dẫn.

Người làm nhiệm vụ thả dừa vào thùng hóa chất phải đeo găng tay, có nơi dùng gáo để vớt chứ không dám nhúng ta vào. Thùng hóa chất có mùi nồng nặc, nếu không quen có thể gây chóng mặt và buồn nôn. Chỉ đứng cạnh thùng một lúc mà chúng tôi có cảm giác lợm giọng, khó chịu. Anh M. cho biết: “Hóa chất mà anh thường dùng được mua từ khu hóa chất Sài Đồng, Gia Lâm (Hà Nội)”. Tại đó, hóa chất được bày bán công khai, ai mua cũng được.

Nhắm mắt làm ngơ

Người dân thường thích đẹp mã và tiện lợi nên không để ý, nhưng với dân lái buôn dừa thì không ai là không biết việc ngâm hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng dừa. Một quả dừa sau khi bóc bỏ lớp vỏ cứng thì thấm và giữ nước rất lâu bởi lớp xơ xốp và các hóa chất từ từ ngấm vào trong nước dừa. Khi đã ngâm hóa chất thì không phải lo việc dừa héo bởi hóa chất không những chỉ có tác dụng giữ cho dừa có một vẻ ngoài trắng muốt mà còn làm cho dừa tươi rất lâu, gấp từ 2 - 3 lần so với quả dừa bình thường. Thường thì những cơ sở sản xuất dừa trắng đều biết tác hại sau khi sử dụng nhưng vì lợi nhuận nên nhắm mắt làm liều.

Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Sơn Hà
post Jul 25 2011, 05:55 PM
Post #56


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,145
Joined: 7-October 10
Member No.: 16,776
Country








Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên

Hóa chất “biến” bắp, đậu thành... cà phê

Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.

Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa, Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồn gốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất này được tập trung về chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, TPHCM). Đa phần những người chế biến cà phê “không lương tâm” đều đến chợ này để mua hóa chất, hương liệu. Nếu mua với số lượng lớn, thường xuyên, chủ lò cà phê sẽ được các “đầu nậu” giao hàng tận nơi.


Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi

Từ Đồng Nai, chúng tôi ngược về TPHCM để đến với nơi bán loại hóa chất mà những chủ lò thường rỉ tai nhau là “nếu không có những thứ chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “biến” thành cà phê được”. Từ đầu cổng chợ, các ki-ốt chuyên bán hóa chất, hương liệu đủ loại mọc san sát nhau.

Còn nhớ vào tháng 11/2009, khi thực hiện bài viết “Hãi hùng mục kích lò bún”, phóng viên báo đã từng đến chợ này để tìm hiểu nguồn gốc và tác hại của loại hóa chất tẩy trắng bún có tên Tinopal. Đến nay, trở lại chợ sau gần 2 năm, chợ vẫn hoạt động buôn bán sầm uất, các loại hóa chất có phần đa dạng hơn.

Vừa bước vào cổng chợ, chưa cần hỏi, chúng tôi đã được những người bán hàng chào mời, quảng cáo với mức độ đeo bám quyết liệt. Đa phần người vào đây là đi mua hóa chất, phụ gia, hương liệu… với nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn chủ yếu để phục vụ cho việc kinh doanh không chân chính.
Các cửa hàng, ki-ốt bày bán la liệt những loại hóa chất, hương liệu với đủ loại nhãn mác, thương hiệu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần trước cửa ki-ốt Đức T., bà chủ hàng chạy ra đon đả chào mời. Chúng tôi ngắm nghía một hồi lâu để tìm tên các loại hóa chất giữa “mê hồn trận” hóa chất của ki ốt. Bà chủ tỏ vẻ không hài lòng, quát: “Làm gì mà nhìn dữ vậy. Có phải công an, quản lý thị trường thì nói tiếng nghen. Đừng có hù à…”. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là 2 khách “dưới tỉnh” lên Sài Gòn mua hóa chất về mở lò sản xuất cà phê, bà chủ dịu giọng, bắt đầu tư vấn cách chế biến cà phê bằng bột bắp, đậu nành… mà bà học được từ những khách hàng hay mua phụ gia tại đây.

Bà Thảo nói ai muốn sản xuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loại hóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani…

Tôi hỏi: “Chi nhiều dữ vậy?”. Bà Thảo cười, nhanh nhảu giải thích: “Chất CNC làm keo cà phê. Đảm bảo khi anh cho chất này vào là cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt. Caramen thì tạo mùi vị. Anh muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có. Còn chất tạo bột trắng này thì chỉ cần cho một chút là ly cà phê đầy tràn bọt khi khuấy nhẹ rồi…”.
Giá các loại hóa chất này cũng không “mềm” chút nào. Trên mỗi loại đều có ghi bảng giá rất cụ thể. Chất CNC, caramen có giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/lít. Tinh sữa 120.000đ/kg, tinh ca cao giá 350.000đ/kg, bơ (mỡ) công nghiệp của Trung Quốc có giá chỉ 50-60.000đ/kg… Hỏi có loại nào của Việt Nam không, bà Thảo chỉ ngay về phía góc trong nhà: “Đấy. Mỡ động vật. Mỡ cừu đấy. Nhưng giá 270.000 đồng/kg. Loại mỡ này dùng sấy cà phê thì tốt lắm nhưng có ai mua loại này đâu. Lỗ chết…”.
Bình quân các cửa hàng này sẽ bán rẻ hơn 10.000-30.000 đồng cho mỗi loại hóa chất nếu khách mua sỉ, số lượng nhiều. Thường thì giá bán của các sạp bên ngoài cổng “mềm” hơn một chút so với các quầy bên trong chợ.


Tinh sữa cà phê

Để “níu khách”, bà Thảo còn nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng các loại hóa chất này sao cho phù hợp. “Anh mới mở lò, chắc chưa có kinh nghiệm lắm đâu… Sau khi bắp và đậu nành được xay nhuyễn, anh cho chút tinh sữa này vào thì bột trở lên bóng mịn, thơm và ngậy lắm. Muốn cà phê có mùi thơm phức như loại thượng hạng thì cho thêm tinh ca cao này vào. Khi pha chế, anh cho thêm ít đường hóa học vào thì đảm bảo dù bột bắp, đậu nành cháy đen, đắng cỡ nào nhưng khi cho vào sẽ giúp cho bột có vị ngọt, đắng tự nhiên. Để cà phê thêm đậm thì pha chút rượu Rum vào thì bột bắp cũng thành cà phê số một”.


Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc để tạo độ béo ngậy cho cà phê

Ngoài việc bán hóa chất, nhiều cửa hàng ở chợ Kim Biên còn bán loại bao bì mẫu dùng để đựng cà phê. Nhiều nhất là khu vực đường Trang Tử (phường 14, quận 5). Ở đây thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Giá bao bì mẫu khoảng 140.000 đồng/kg. Thông thường, các cửa hàng này chỉ nhận làm mẫu với số lượng từ 5kg bao trở lên. Mua bao xong chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm, chớp nhoáng là xong…
Mang mớ hóa chất, hương liệu pha chế cà phê bẩn về mà lòng chúng tôi không thôi cảm giác hoang mang. Tôi chợt nhớ câu nói của người pha chế cà phê có tâm là ông Nguyễn T.C: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu cả!”.

Theo XL

----------------

Rất nhiều mì gói ở VN chứa chất độc phá hủy ADN

Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...

Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...


Sản phẩm mì gói được cho là có chứa phẩm màu Tartrazine (E102)

E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v… Hiện dư luận đang e ngại trước thông tin mì ăn liền chứa E102 (hay phẩm màu Tartrazine) có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...
Những nghiên cứu khoa học trên thế giới cho đã cho thấy ở lứa tuổi từ 3-9, nếu sử dụng liên tục sản phẩm thực phẩm có chứa E102 một thời gian dài, sẽ bị ảnh hưởng. Mà rõ nhất là tăng sự hiếu động, dễ cáu gắt, kém tập trung của trẻ và ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ có một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì nhãn mác để người tiêu dùng có sự lựa chọn. Riêng Nhật Bản là nước cấm không được sử dụng E102 trong chế biến mì.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, năm 2010 đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới trong tiêu thụ mì ăn liền.

Trong khi đó, từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên.

Vì thế, dư luận quan tâm trước thông tin này là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

"Mì gói là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn và ưa thích. Đặc biệt là lũ trẻ nhà tôi luôn ăn mì gói buổi sáng trước khi đến trường. Mới đây tôi đang rất lo ngại vì thạch rau câu, giờ lại thêm mì ăn liền nữa thì người tiêu dùng chúng tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình." - Chị Nguyễn Thị Hảo (Tam Trinh - Hà Nội) lo lắng nói.
"Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10 lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Vì con trai rất ngại nấu nướng, công việc của tôi cũng bận rộn nên không mấy khi đi ăn tử tế được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi thì sống chết có số cả" - Anh Hoàng Đức Long (Trần Khát Chân - Hà Nội) cho biết.
65230703-vnm_2011_357947.JPG


Sản phẩm mì gói được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng và siêu thị, được người dân Việt Nam ưa thích.

Có thể thấy, trong thời gian gần đây người tiêu dùng đã nhận được không ít những thông tin liên quan đến sức khoẻ của cá nhân họ và gia đình. Cơn sốc vì thực phẩm chứa DEHP còn chưa qua thì mì gói có sử dụng phẩm màu E102 lại tiếp tục "giáng xuống" khiến không ít người, hoặc là có cái nhìn bi quan thực sự về thực phẩm, hoặc tự tìm cách an ủi mình theo kiểu "sống chết có số".
Cũng từ những hoang mang, lo ngại từ người tiêu dùng mà trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nêu rõ: Đây là vấn đề mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hết sức quan tâm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia và đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ (4-10/7/2011).
Theo đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận định rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966; 1975;1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được ADI 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Dù vào thời điểm hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có một thông báo chính thức hay một cuộc nghiên cứu nào liên quan đến các sản phẩm mì gói bán trong nước có sử dụng phẩm màu E102. Nhưng có thể nhận thấy, với việc các công ty sản xuất mì gói tại Việt Nam có sử dụng phẩm màu tổng hợp để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất thì dù hàm lượng có nằm trong tiêu chuẩn quy định hay vượt quá ngưỡng cho phép đều khiến người dân không khỏi hoang mang, lo ngại.
Mặt khác, với những thông tin đang được cảnh báo từ nước ngoài như việc Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phẩm màu E102 thì đây là một vấn đề cần được lưu tâm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cũng chính vì lý do đó, trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã trấn an người tiêu dùng khi cho rằng: cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật trên cơ sở tư vấn của ban kỹ thuật phụ gia thực phẩm thuộc Ủy ban Codex Việt Nam và phân tích các tài liệu khoa học của thế giới đối với E102 để đưa ra các khuyến nghị kịp thời và chính xác nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Còn với ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng) thì "dù chất E102 hiện nay vẫn nằm trong danh mục được phép sử dụng ở VN nhưng nếu đặt lợi ích, quyền lợi NTD lên trên, đặc biệt là vấn đề sức khỏe thì DN phải chủ động trong việc tìm 1 thứ phẩm màu an toàn khác thay thế.

Như vậy mới được coi là đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm với NTD. Bởi sự độc hại của chất này, chúng ta đã biết thế giới đã công bố những nghiên cứu, gần đây nhất, tháng 3/2011, ở VN đã có 1 cuộc hội thảo về phụ gia phẩm màu thực phẩm, thì việc này đã được công khai hóa. Một câu hỏi đặt ra là những DN này đã đặt quyền lợi của NTD lên hàng đầu hay chưa?"

"... Theo thông tin mà chúng tôi được biết, từ trước tháng 3/2011 hầu hết doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để tiết kiệm chi phí sản xuất từ 50-100 VND/gói mì so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên. Nếu nhân với 5 tỷ gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất kinh doanh đã thu được 1 khoản lợi nhuận rất lớn.

Trước vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng NTD, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN đã và đang có những hành động cụ thể. Trong vụ việc chất phẩm màu E102 chúng tôi cũng đang theo dõi rất chặt chẽ việc xử lý của các cơ quan chức năng.

Chúng tôi sẽ có công văn chính thức kiến nghị Bộ Y tế đưa chất E102 ra khỏi danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/QD BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế." - Ông Nguyễn Mạnh Hùng - P. Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam cho biết.

Theo XL
-----------------------

Bún chả Hà Nội thơm lừng nhờ phụ gia lạ của TQ

Đa số các loại hương liệu, dầu trát này đều được giới thiệu là hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, không phải phẩm công nghiệp.
Hương liệu chế thịt nướng “made in China”.
Khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân luôn đông nghẹt khách, lối đi nhỏ khách hàng muốn mua hàng phải chen khéo để đi. Trong vai một người khách hàng muốn mua hương liệu làm quán nướng, món quay người bán hàng chào đón rôm rả.

Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất nhiều, đa chủng loại sử dụng vào các mục đích khác nhau: nào là hoa hồi, hoa trà, hoa quê, quế, tinh dầu bò, tinh dầu lợn, tinh dầu gà và các phụ gia thực phẩm khác. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.

Tại quầy hàng N. H người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và giới thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng. Ngoài ra, các loại tinh dầu có mùi vịt, mùi gà khách muốn mua phải đặt hàng trước người bán hàng sẽ lấy về.

Người bán hàng tên Huyền cầm lọ phụ gia chi chít chữ Trung Quốc cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng đã có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ".


Những hộp phụ gia thực phẩm có cả tác dụng làm vàng thịt nướng

Người bán hàng khẳng định thêm màu nước hàng (nước dùng ăn bún chả) cho vào chỉ làm cho thịt nướng vàng, không thơm như loại phụ gia này. Thông thường người làm hàng sẽ phải ướp các loại gia vị nhưng khi sử dụng lọ gia vị tổng hợp này thì người làm hàng không cần cho thêm các loại tinh dầu, hương liệu khác.

Chúng tôi ghé sang hỏi loại phụ gia dùng cho ngan quay, vịt quay, gà quay người bán hàng rôm rả giới thiệu loại phụ gia đựng trong lọ thủy tinh, nhìn thoáng qua người mua sẽ tưởng đó là những lọ si rô. Những chai lọ này chúng có màu vàng sậm được người bán hàng cất kỹ, khi có khách hỏi mua người bán hàng mới mang ra cho khách.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những phụ gia đóng chai còn có các loại phụ gia đựng trong túi dùng cho các món thịt xiên nướng, thịt nướng chả (làm trong quán bún chả). Giá cả của những mặt hàng này rất rẻ từ 30 đến 50 nghìn đồng/bình 1000 mg..

Kinh hoàng chất tẩy gây loét nội tạng?

Không chỉ có các phụ gia giúp lên đời thịt nướng ngon. Các cửa hàng còn bán cả phụ gia tẩy rửa thịt giúp thịt hết mùi.

Đa số những loại hóa chất này đều được khuyến cáo là không nên lạm dụng. Một số chủ cửa hàng còn có thể dùng nước vôi giúp thịt hết mùi hôi và trắng không đen.

Chúng tôi ghé qua phố Hàng Buồm để hỏi mua chất tẩy rửa thịt khiến thịt bớt hoi. Lấy lý do thịt lợn nuôi công nghiệp nhiều nên có mùi gây, hoi cần mua một phụ gia để tấy bớt mùi.

Tại của hàng N.M phố Hàng Buồm, chị chủ quán mang ra một bịch bột màu trắng và quảng cáo “bột này giúp tẩy bớt mùi thịt, không chỉ hoi hay gây mà tinh bột nay ngâm vào nước còn giúp thịt ôi thiu thành thịt tươi".

Chị hướng dẫn nếu dùng 2 kg thịt lợn thì chỉ cần hai thìa bột và cho vào một xô nước ngâm khoảng 4,5 phút là vớt ra. Lúc này mùi hôi, mùi thiu của thịt sẽ biến mất. Ngoài ra, hóa chất này còn giúp thịt trông tươi hơn.


Bột có tác dụng tẩy trắng trên phố Hàng Buồm

Phóng viên tìm đến Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trao đổi về việc tẩy mùi thịt ôi một cán bộ trong viện khẳng định có thế chất đó là Sunfua dioxit (SO2). SO2 ở dạng bột hòa với nước sau đó nhúng thịt vào. SO2 là chất được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm với mục đích kéo dài thời gian bảo quản và chống vi khuẩn xâm nhập.

SO2 có thể làm thịt ôi mất mùi ôi thiu, nếu người sử dụng dùng trong chế biến sẽ khiến khách hàng không biết thị ôi thiu. Nhưng dùng để ngâm thịt ôi bán sống thì không làm mất màu thâm của thịt sẽ phải dùng thêm hóa chất khác.

SO2 dùng tẩy mùi thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ gây loét nội tạng như thành ruột, dạ dày, tá tràng…

(Theo Giáo dục Việt Nam)
-------------------

Phẩm vàng tổng hợp, rước họa vào thân

Phẩm vàng tổng hợp, thứ phẩm đang được dùng trong rất nhiều loại thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam, nhất là mỳ tôm, vừa được cảnh báo có nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.



Một số thực phẩm bán trên thị trường có chứa http://www.muivi.com/muivi/index.php?optio...ew&id=5E102 như bánh pudding, bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, mì, snack, v.v... E102 được sử dụng rộng rãi hơn cả trong nhiều sản phẩm mỳ ăn liền.

Khảo sát qua các chợ và siêu thị ở Hà Nội, chúng tôi thấy một số sản phẩm mỳ ăn liền công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102 như mỳ Hảo Hảo hương vi sa tế hành, mỳ xào Táo Quân hương vị thập cẩm, mỳ Hảo Hảo hương vị nấm, mì Miliket, mỳ Cung Đình, v.v... Hay món nui (dùng để nấu nước súp, xào với các loại rau, củ, thịt, hải sản, gia vị) cũng thấy ghi trên bao bì có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.

Đây thực sự là một mối nguy lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng khi, tại Việt Nam, sản lượng mỳ tiêu thụ trong năm 2010 là 5 tỷ gói, theo báo cáo tháng 4-2011 của Cty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor International.

Dự báo, thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và, như vậy, đến năm 2015, mức tiêu thụ mỳ ăn liền tại Việt Nam sẽ lên đến 10 tỷ gói.



Các nhà khoa học khuyến cáo cần làm rõ lứa tuổi và mức độ trẻ Việt Nam bị tác động khi ăn mỳ gói có dùng phẩm màu vàng E102 ở các liều lượng khác nhau.

EU cảnh báo, Nhật Bản không dùng

Phẩm vàng tổng hợp đó, theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, có tên khoa học là tatrazine và được CODEX Quốc tế đánh số ký hiệu là E102. Chất bột màu vàng này tan trong nước và được dùng làm chất tạo màu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và, nhất là, thực phẩm.

Hóa ra, tác hại của phẩm màu vàng tổng hợp E102 không còn mới với nhiều quốc gia. Kết luận này dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị như nghiên cứu của Đại học Southampton về phụ gia thực phẩm và sự hiếu động thái quá ở trẻ em 3 tuổi, 8-9 tuổi trong cộng đồng; nghiên cứu đăng trên báo J. Pediatr. (tạp chí của Mỹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em & thanh thiếu nhi) về màu thực phẩm tổng hợp và hành vi.

Với những minh chứng về sự độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mỳ ăn liền tại Nhật Bản từ tám năm nay và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ ba năm nay.

Tại Hàn Quốc, người ta khuyến cáo không nên sử dụng E 102 trong một số thực phẩm trong đó có mì. Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đề nghị các nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được nghiên cứu và khuyến cáo không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có E 102.

Chờ Bộ Y tế

Giữa tháng 3-2011 tại TP Hồ Chí Minh, Cty Vifon phối hợp với một số đơn vị tổ chức một hội thảo bàn với tiêu đề "An toàn thực phẩm và việc sử dụng phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta".

Hôi thảo có sự tham dự của lãnh đạo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bàn về vấn đề nêu trên, trong đó có đề cập đến chất màu tổng hợp E102. Từ bấy đến giớ, vẫn chưa thấy ý kiến nào của cơ quan chức năng về vấn đề này. Cụ thể, không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sử dụng E102 trong sản xuất các loại mì gói với số lượng tiêu thụ lớn tại Việt Nam như nêu trên.

Điều tra của phóng viên cho thấy một số hãng sản xuất mì của Nhật Bản khi sản xuất mì gói tại nước họ thì không thấy có E102, vì biết rõ chất này có hại. Nhưng sang Việt Nam sản xuất, lại vẫn thấy cho E102 vào sản phẩm như một số nhãn hiệu nêu ở đầu bài. Vì sao vậy?

Theo “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” do Tạp chí Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of Pharmacology and Toxicology), phẩm màu vàng tổng hợp E102 được chứng minh gây nên tình trạng tăng sự hiếu động thái quá ở trẻ em và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản ở nam.

Nam giới ăn một lượng quá ngưỡng có thể bị suy giảm tinh trùng và làm tinh trùng bị biến dạng. Nó còn là một trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những người không dung nạp thuộc aspirin.

Việc hàng loạt thực phẩm sản xuất ở Việt Nam vẫn hồn nhiên sử dụng E102, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Song trách nhiệm chính có lẽ thuộc về cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục ATVSTP, Bộ Y tế. Một quan chức của Cục ATVSTP cho hay Cục vừa có cuộc họp bàn về E102. Tuy nhiên những động thái tiếp theo của cơ quan chủ quản của Bộ Y tế được cho là quá chậm.

Theo Quy định&Tiêu chuẩn Thực phẩm và Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Thương mại Hải ngoại Nhật Bản ban hành tháng 4-2011, phẩm màu vàng tatrazine bị cấm dùng trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có mỳ gói. Theo tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản, trong mục “Tiêu chuẩn kỹ thuật cho mì ăn liền”, chất tatrazine cũng không nằm trong danh mục các chất phẩm màu được sử dụng trong mì. Tiêu chuẩn Nhật JAS là bộ tiêu chuẩn về chất lượng và phương pháp sản xuất cho các loại thực phẩm, đồ uống không cồn và các sản phẩm lâm nghiệp do Bộ Nông-Lâm nghiệp & Thủy sản Nhật Bản ban hành ngày 9-4-2009.
Còn theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu ngày 16-12-2008 về các chất phụ gia thực phẩm, trong danh sách các màu thực phẩm buộc phải ghi rõ thông tin bổ sung trên nhãn, có phẩm màu vàng Tatrazine (E 102). Phẩm màu này buộc phải ghi những dòng chữ như “có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và sự chú ý của trẻ em”.
Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự. Tổ chức vì Sức khỏe Cộng đồng Mỹ yêu cầu Cơ quan Dược & Thực phẩm (FDA) nên bắt buộc trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải có lưu ý cảnh báo “Màu nhân tạo trong thực phẩm (trong đó có E 102) gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”

Theo QD/TP



--------------------




Go to the top of the page
 
+Quote Post
Sơn Hà
post Jul 25 2011, 05:58 PM
Post #57


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,145
Joined: 7-October 10
Member No.: 16,776
Country






Măng đắng và xấu vì thiếu ... hóa chất

Hóa chất không chỉ làm rút ngắn công đoạn ngâm, luộc măng mà còn giúp măng trắng giòn và để được lâu. Vì lợi nhuận mà "công nghệ" này được cả nhà sản xuất và phân phối khai thác triệt để.

Khâu nào cũng cần hóa chất

Vì có người thân bán măng ở chợ nên tôi được dặn dò rất kỹ: "Nếu muốn ăn măng tươi thì phải báo trước 2 - 3 ngày, chị dặn người ta luộc riêng cho. Măng lấy về ngâm nước muối để trong tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 2 - 3 ngày, lâu hơn là hỏng", chị Nguyễn Thu Hằng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội cho biết. Nhiều hôm có khách đột xuất, chạy ra cửa hàng định mua ít măng về dùng, thấy măng trắng ngon và đẹp, được ngâm đầy các thùng nhưng chị bắt về mua thứ khác mà ăn. "Măng này người nhà không ăn được", chị Hằng nói.

Trong vai một nhân viên vừa được thuê bán hàng, tôi được một chủ chuyên giao măng tại chợ Hà Đông tâm sự rất thực khi chỉ vào đống hóa chất: Không có các loại hóa chất này thì luộc măng chết tiền củi, tiền công, măng lại xấu chẳng ai mua, thậm chí vớt ra là thâm đen. Cho chút này, măng mềm và giòn, rất hấp dẫn.

Anh còn hướng dẫn: Chất màu trắng là bột tẩy, giúp măng sạch, có độ dai và không hư hỏng. Màu vàng là dùng để luộc măng củ, măng vầu lên màu ánh vàng bắt mắt. Khi luộc măng thì cho chút đường hóa học măng mới ngọt, chứ không đắng và ngái khó ăn. Nhờ thuốc bột tẩy trắng, thời gian ngâm măng tươi chỉ mất vài ngày thay vì hằng tháng trời như trước đây. Đối với măng khô, muốn ngâm, luộc để bán không nát và hỏng thì cứ cho chút bột trắng vào, tối luộc sáng bán ngay. Ngâm chất này bán cả tháng măng vẫn vàng, mềm, đẹp.

Sau khi măng được các chủ đầu mối giao cho tư thương, một lần nữa măng lại được lên đời bằng thuốc bảo quản. Chủ một cửa hàng măng tại chợ Thành Công, Hà Nội cho biết, không có hóa chất bảo quản măng sẽ chua, thâm đen và nấm mốc xâm nhập ngay. Măng tươi bán cả năm, trong khi thu hoạch thì có mùa. Không có hóa chất thì đổ đi hết, người tiêu dùng lấy gì mà ăn. Đây là các hóa chất được phép sử dụng, an toàn, không sao. Tại chợ Hà Đông, những củ măng dập nát, thâm đen, xấu xí, được cắt bỏ qua, cho vào ngâm trong chậu nước, một lúc sau măng trở lên trắng và hấp dẫn.


Quầy bán măng tại chợ Hà Đông

Tìm hiểu về việc măng ngâm hóa chất đối với các cơ quan quản lý về thực phẩm thì đều nhận được câu trả lời, thực phẩm tươi sống được kiểm tra thường xuyên, riêng mặt hàng măng, gần như không được kiểm tra, xét nghiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, trưởng phòng Y tế quận Hà Đông cho biết, chưa bao giờ măng được lấy mẫu xét nghiệm.

Dễ như mua hóa chất "ngâm" măng

Trong vai một người đi tìm mua hóa chất cho cơ sở sản xuất măng, chúng tôi được các chủ cửa hàng măng giới thiệu lên hàng khô tại chợ Hà Đông để mua. Chị H. chủ một cửa hàng giới thiệu đon đả: Muốn mua chất chống thối cho măng chứ gì, loại nào cũng có hết. Làm trắng thì mua bột trắng, thích vàng thì mua bột vàng, ngọt thì thêm đường hóa học, giòn thì có hàn the... Mỗi loại lại có đến vài ba loại từ có nhãn mác được sản xuất từ Mỹ đến các loại không nhãn mác đóng trong bao bì, chủ hàng tự ghi chất chống thối, chất tẩy trắng măng, thực phẩm... Chị bảo, muốn chọn loại nào thì chọn, mua bao nhiêu cũng có, các cơ sở sản xuất lớn thì thường mua loại đóng trong bao tải to cho rẻ. Thậm chí, có cả các loại phụ gia thực phẩm bị cấm như hàn the cũng được bán công khai.

Khảo sát cho thấy, các cửa hàng ở đây đều bán các loại hóa chất chống thối với các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Natri http://www.muivi.com/muivi/index.php?optio...p;id=125Benzoat, Kali benzoat của Mỹ được bán với giá 65.000 - 70.000đ/kg; Bột muối, bột chống thối, thuốc chống thối, bột trắng măng có nhãn mác Trung Quốc hoặc chủ bán hàng tự ghi tên được bán với giá từ 30.000 - 50.000đ/kg tùy loại hoặc 75.000đ/2kg, phẩm vàng - bột sắt: 10.000 - 30.000đ/kg, hàn the 7.000 - 15.000đ/kg tùy loại...

Theo chị H. chủ một cửa hàng hướng dẫn, chỉ cần 1kg thuốc chống mốc thối chua này có thể dùng để ngâm 1 - 1,5 tạ măng. Theo chị, loại hóa chất này, chị bán không chỉ để ngâm măng mà còn ngâm các loại thực phẩm phẩm tươi sống, rau củ quả gồm: ngó sen, giá đỗ, bắp chuối, nấm tuyết, nấm kim châm, nho khô, táo khô, chanh muối, khoai tây chiên đông lạnh, tôm tươi đông lạnh...

Theo Bee


--------------------




Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tiểu yêu
post Jun 9 2011, 09:13 AM
Post #58


Tình yêu chớm nở
***

Group: Năng Động
Posts: 2,139
Joined: 15-February 10
Member No.: 8,154
Country




Còn mê ăn crawfish ở các Buffet Tàu nữa không?


Please be alert of this kind of Mini Lobster... that may harm your lung.








Do not eat these Mini Lobsters.

These mini crustaceans are literally the garbage cleaners in the sewage treatment plants.

The Dirtier the Water, the More Mini Lobsters Grow.

Their lungs are full of worms and their flesh saturated with poisonous metals.

Unscrupulous merchants somehow found a way to get these marketed to eateries.
Remember :
Do not order the Mini Lobster dish. And pass this message to friends who may not know and/or feel like to try one of this dangerous 'Mini Lobsters Dish'.



--------------------

Khù khờ thì bảo...giai tơ.
Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần???
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Aug 23 2011, 08:25 AM
Post #59


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Khu chế xuất bánh mì có sản lượng ngày lên đến hàng nghìn chiếc.

Đột nhập lò bánh mì trộn... mồ hôi


Nhìn những chiếc bánh mì thơm ngon, nóng giòn, bên trong kẹp thêm pa têmỗi sáng bày bán trên các tuyến phố ở Hà Nội, ít ai biết rằng nó được chế biến trong một không gian chật chội, cực kỳ bẩn thỉu.
Bánh mì nặn bằng tay trần, trộn... mồ hôi

Giữa cái nắng cháy trời của Hà Nội, xưởng làm bánh mì nhà ông Đ (Quan Nhân, Hà Nội - bên cạnh sông Tô Lịch) vẫn sản xuất đều đặn và mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn chiếc bánh mì cung cấp cho các cửa hàng bán bánh mì pa tê trong khu vực quận Thanh Xuân và Đống Đa (Hà Nội).

Trong khi các cơ sở sản xuất bánh mì bằng máy móc hiện đại đang mọc lên như nấm thì vẫn còn nhiều cơ sở sản suất bánh mì thủ công như nhà ông Đ. tồn tại trong các khu dân cư. Gia đình ông Đ. có nghề làm bánh mì hơn 10 năm nay. Xưởng nhà ông chủ yếu sản xuất các loại bánh mì bình dân với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/chiếc.

Đóng vai một người đi lấy bánh mì về làm hàng bán tại một trường tiểu học, chúng tôi được tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bánh mì siêu bẩn ở đây. Cơ sở rộng khoảng 30 mét vuông nhưng bao gồm cả khu nhà máy chế xuất bánh mì, khu ăn ở, vệ sinh cho cả gia đình gần 8 người và khu để nguyên liệu sản xuất.



Khay đựng bánh, chậu nhào bột...



Vừa tiếp chúng tôi ông Đ. hồ hởi khoe: “Nhà chú làm ở đây đã lâu, khách mua chỉ cần gọi điện chú cho người mang hàng đến tận nơi. Nướng bằng lò thủ công quen rồi nên cũng không cần phải làm lò điện tốn kém mà bánh bán bình dân lấy đâu ra lãi. Mỗi kg bột mì giờ lên 17, 18 nghìn đồng rồi”.

Người giúp việc cho nhà ông Đ., khoảng 20 tuổi, lưng trần nhễ nhãi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột mì đang trộn. Nghe chúng tôi phản ánh nhìn mất vệ sinh, ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm gì tránh được mồ hôi rơi. Nhưng thấm vào đâu chứ, nặn bột mì nên không thể dùng găng tay được mà phải dùng tay trần. Nhà chú có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của phòng y tế quận rồi. Khách hàng cứ an tâm lấy thôi”, nói rồi người đàn ông này giục vợ mang bánh ra cho khách thử.



Thợ làm bánh tay không nặn bánh...



Có dịp quan sát vào phía sau, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc vỉ đựng bánh đen ngòm lâu ngày chưa được cọ rửa, những bao bột mì để lăn lóc cùng với than, xỉ thải ra từ lò nướng.

Bà chủ cơ sở giới thiệu những bao tải bột mì này nhập khẩu từ Trung Quốc về, đây là hàng loại hai. Mỗi chiếc bánh mì cần khoảng 200 đến 300 gr bột tùy vào kích cỡ khách đặt. Tuy nhiên, chủ yếu là khách mua loại nhỏ. Làm bánh mì dễ lắm chỉ cần cho ít muối, bột nở nặn hình cho vào khay và để vào lò nướng là xong. Bánh mì cũ nếu không bán hết sẽ mang gửi chủ lò nướng lại.


Siêu lãi từ bán bánh mì pa tê

Bánh mì pa tê là món ăn khoái khẩu của nhiều người, một phần vì giả cả mềm, một phần do dễ ăn. Tuy nhiên với điều kiện đầu ra là giá cả mềm nên phần pa tê được chế biến thế nào để có thể thu lãi cao nhất có lẽ chỉ có người trong cuộc nắm rõ. Trong khi người tiêu dùng dễ dàng bằng lòng chấp nhận khuất mắt trông coi nên vẫn ăn ngon lành.

Chị Nguyên, bán bánh mì pa tê tại Thanh Xuân Bắc chia sẻ: “Chị thường làm pa tê từ gan lợn và thịt lợn. Gan lợn có giá 30 nghìn đồng/kg chế biến kèm thịt ba chỉ… trộn lẫn với nhau và bán cho khách. Chị Nguyên mách, đa số làm pa tê người ta thường mua thịt vào buổi chiều để đến sáng hôm sau bán luôn".



Ít ai biết được món pa tê này được chế biến từ những nguồn thịt nào?



Những cửa hàng bán bánh mì pa tê thường có đặc điểm chung duy nhất là chiếc tủ kính cộng với một đĩa đựng các loại gia vị và nguyên liệu như thịt nướng, chả, trứng, pa tê... nhưng thử quan sát hậu trường của một cửa hàng, không ít người sẽ thấy rùng mình. Tại một cửa hàng bánh mì pa tê ngay cạnh chợ Thanh Xuân Bắc, trong chiếc tủ cũ kỹ là bộ đồ nghề chỉ có chai dầu ăn đảm bảo đủ 3 không: nhãn mác, nguồn gốc, hạn dùng và chiếc chảo nhỏ trứng, thịt bám quanh.

Mỗi chiếc bánh mì pa tê trứng có giá 9.000 đến 10.000 nghìn đồng, tuy nhiên, nếu nhẩm tính riêng trứng và tiền bánh mì đã là 5.000 nghìn đồng. Người ăn bánh cũng đoán được thịt pa tê có giá bao nhiêu trong khi đó mỗi chiếc bánh mì pa tê người bán hàng "bật mí" có thể lãi đến một nửa. Bà Lâm (ngõ Giáp Bát, Hà Nội) bán bánh mì cho khách trong bến xe Giáp Bát, giá mỗi chiếc bánh chỉ có 8.000 đồng, mỗi buổi sáng bà bán khoảng 100 cái và vẫn tuyên bố lãi “khủng” là 400 nghìn đồng/ngày.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Aug 23 2011, 08:37 AM
Post #60


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Thịt lợn được chủ quán thu mua, tẩm ướp từ chiều hôm trước.

Tá hỏa vì bún chả chế từ thịt thiu


Để cho ra đời một bát bún chả vừa rẻ vừa ngon, nhiều chủ hàng đã dùng "thịt ôi" làm chả.

Nguyên liệu làm chả thu gom từ chiều hôm trước


Một buổi sáng, phóng viên đã xin vào phụ bàn cho một quán bún chả tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lấy lí do muốn học cách làm bún chả để mở một cửa hàng tại Cầu Diễn, vị chủ quán xởi lởi nhận lời ngay. Tại đây, sau vài ngày nhận nhiệm vụ bưng bê, dọn rửa bát đĩa, chúng tôi cũng đã được "mục kích" công nghệ chế chả để bán cho khách của quán bún này.

7h sáng cũng là lúc cửa hàng mở cửa. Bà chủ quán lễ mễ bê một chậu thịt ướp sẵn từ nhà mang ra. Công việc của nhân viên chạy bàn như chúng tôi là lau dọn bàn, rửa nốt phần bát đĩa từ khuya hôm qua chưa kịp rửa và lấy tăm để vào các hộp đựng đũa giấy phục vụ khách.

Bác L. (quê Ý Yên, Nam Định) là người giúp việc cho chủ quán. Công việc của bác hàng ngày là nướng chả thịt. Lúc này, bác cũng mang ra hàng chục vỉ nướng từ hôm qua, không cần cọ rửa, bác chỉ đập đập cho rơi hết các phần thịt thừa còn bám lại và sắp thịt mới vào, chuẩn bị cho những mẻ nướng. Vừa ngồi cạnh bác để nhặt rau sống, chúng tôi được bác "truyền đạt" kinh nghiệm làm sao có thể tẩm ướp được chả ngon.

Với kinh nghiệm phụ ở quán đã hơn 1 năm, bác L. cho biết: thông thường thịt miếng là thịt ba chỉ được thái vừa, không quá mỏng, to khổ. Thịt được lấy từ sáng sớm ở chợ đầu mối, thịt băm có thể thịt vai, thịt cổ, thịt thừa từ các phản thịt chiều hôm trước gom lại. Ông bà chủ quán sẽ mang về nhà để tẩm bột ngũ vị, một ít nước pha chế thịt nướng, một ít lá hành băm nhỏ là tạo được miếng chả ngon lành.



Xô đựng đũa bát thừa.


Lúc này ông chủ cũng vừa đi chợ về, xách từ ngoài cửa vào một bọc thịt được gom từ chợ về và không quên kèm thèo lời than phiền: “Thịt hiếm lắm, thịt đểu thế này mà chúng nó còn làm giá cao, không thể trả giá được”. Vừa nói ông vừa đổ bọc thịt từ túi nilon ra một cái chậu đen kịt.

Ông quát người làm nhanh chân nhanh tay chế thịt ra nướng. Một mặt ông nhỏ nhẹ với “học trò”: "Nếu em mở quán dưới Cầu Diễn có thể lên chợ đầu mối Dịch Vọng lấy thịt hoặc về Sơn Đồng (Hoài Đức) lấy cũng được. Thịt ở đó giá mềm, thời bây giờ thịt nào chẳng xơi, chỉ tội không sức mà lấy hàng bán”.


Bên ngoài người nướng chả vẫn đeo găng tay làm việc.


Bác L hướng dẫn chúng tôi làm chả miếng nướng trộn nước hàng, tinh dầu tỏi... nhưng điều kiện thịt phải tươi. Nếu thịt có mùi bị ươn hay ôi, thiu chỉ cần ngâm qua nước tẩy trắng là hết mùi. "Nước tẩy này mua trên phố nhiều lắm", bác L. thản nhiên cho biết.

Ngoài ra, thịt viên băm phần lớn là thịt vai. Giá thịt vai ngoài chợ lên đến 11 nghìn đồng/lạng nhưng ông chủ ở đây chỉ mua loại 8 đến 9 nghìn đồng/lạng. Mình không đi mua trực tiếp nhưng nghe bà chủ nói có mối lấy thịt họ mang từ Trôi, Phùng lên "đổ" cho mình. Có hôm 10 giờ đêm người ta cũng mang hàng đến. Họ đều mang về nhà chứ không mang vào quán. Đa phần chủ quán thường ướp thịt từ ở nhà "khuất mắt trông coi" từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau chỉ việc mang ra nướng. "Không biết có phải thịt lợn chết hay thịt cũ không nhưng nếu thịt ngon như nhà mình ăn thì làm gì có lãi”, bác L. khẳng định.

Thông thường một xuất bún chả có giá 18 đến 20 nghìn đồng. Theo đó, với mỗi xuất, lượng thịt băm và thịt viên vào khoảng 80gram - 1 lạng. Tính theo giá thị trường cũng ngót nghét 10 nghìn đồng chưa kể tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên giúp việc. Chỉ tính với giá như vậy, khách hàng có thể đặt câu hỏi thịt ở đâu mà rẻ thế?.

Kinh hoàng rau sống đặt cạnh bồn cầu



Rau sống rửa xong đặt trên sàn cạnh bồn cầu.



Khi phóng viên và bác L. vừa rửa xong rổ rau sống cho khách, bác L. để rổ rau sang bên góc của nhà tắm cạnh bồn cầu. Khu nhà vệ sinh rộng khoảng 1,5 mét vuông cũng là khu vệ sinh tổng hợp cả rửa bát, rửa rau... Tường mốc đen, nền nhà đen kịt, nhớp nháp, rổ rau sống to được đặt ngay xuống mặt sàn không kê, không đậy điệm.

“Có cần lấy chậu đặt lên không cô? Nhìn thế này khách trông thấy họ kinh?” (PV hỏi), bác L. trả lời, “Có khách nào vào đến khu này đâu, quán nào chẳng vậy, điều kiện chật chội họ phải chấp nhận thôi". Nói rồi bác cầm ngay chậu lênh láng mỡ đổ vào chiếc xô đựng đũa bên cạnh. Bọc đu đủ nạo và ca rốt nạo sẵn được đổ ra một chiếc chậu để ngâm. Đồ nộm này đã được nạo sẵn từ ngoài chợ, người bán hàng chỉ mua về có hôm rửa qua hoặc có khi không cần rửa, cứ thế có thể cho vào bát, bán luôn cho khách.


.
Bát đĩa cũng được đặt luôn trên mặt sàn cáu bẩn.



Bên ngoài cửa hàng, một nhân viên nướng chả và ông chủ quán tay thoăn thoắt làm hàng cho khách. Mặc dù bên trên luôn để sẵn những chiếc găng tay ni lông, đập vào mắt thực khách từ ngay ngoài cửa ra vào nhưng phía trong, từ công đoạn cho thịt vào vỉ đến rửa rau, rửa bát... đều được các nhân viên làm bằng tay trần trong một khu vực làm hàng hỗn độn mất vệ sinh.

Người bán hàng tiết lộ, mỗi ngày của hàng từ 200 đến 300 xuất bún chả. Song, nếu thử một lần bước vào khu vực chế biến của quán bún này, chắn chắn nhiều người sẽ không còn thấy ngon miệng với món bún chả thơm ngon nữa.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

10 Pages V  « < 3 4 5 6 7 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 03:20 PM