Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai, Tiến sĩ JOSEPH T. ĐỖ VINH
BienHo
post Nov 2 2017, 09:58 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,105
Joined: 25-April 08
Member No.: 50
Country




Việt Nam: quá khứ, hiện tại và tương lai


ĐẠI CƯƠNG

Trong tình hình dân tộc và đất nước đang nguy biến ở những thập niên đầu thế kỷ 21, với tốc độ chuyển mình ngày càng nhanh chóng, thiết nghỉ cũng là lúc phải ôn lại quá khứ xa xôi cũng như lịch sử cận đại, đưa ra những nhận định về bối cảnh hiện tại, đồng thời trưng bày những viễn kiến cho tương lai. Bởi công trình nghiên cứu và biên khảo của chúng tôi có giới hạn trong khuôn khổ thời gian, không gian và đề tài, cho nên chúng tôi không kỳ vọng phân tích rốt ráo mọi vấn đề mà chỉ đưa ra những dữ kiện một cách tổng quát để đọc giả tự đánh giá và bổ sung thêm với kiến thức của từng cá nhân. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau khởi sự một cuộc hành trình mới vương tới tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc và đất nước.

QUÁ KHỨ

A) BÁCH VIỆT CỔ XƯA

Căn cứ trên tài liệu khảo cổ học và dân tộc học khá vững, chúng ta có thể khẳng định rằng, người Việt hiện đại là một trong những dân tộc hậu duệ của các bộ tộc gọi chung là Bách Việt lưu lạc từ vùng đất mệnh danh là “Lĩnh Nam” (vùng Quảng Đông Quảng Tây) di tản xuôi về hướng nam dần dà bắt đầu từ thời nhà Tần (220-210 trước công nguyên). Nguyên thuỷ Bách Việt đã có văn minh, đã lập quốc dưới các vương triều và đã qui định lãnh thổ lãnh hải và biên giới rõ ràng, xác nhận độc lập và chủ quyền. Các bộ tộc này có phần bị Hán hoá, có phần bị xoá sổ trên địa bàn, và có phần biến hoá theo thời gian và địa dư chính trị, pha trộn và liên minh với nhiều sắc dân khác để sinh tồn nhưng vẫn tiếp tục duy trì bản sắc riêng biệt đối với Hán tộc và các dân lân bang khác. Qua nhiều thời đại, Việt tộc luôn xác quyết bản sắc biệt lập và minh định vị trí đặt biệt của mình. Đó là chân lý bất di bất dịch.

B) CẬN ĐẠI – TÂY SƠN QUAN TRUNG NGUYỄN HUỆ VÀ TRIỀU NGUYỄN GIA LONG

Gần nhất đây, dưới triều đại nhà Tây Sơn (1770 -1802), Việt tộc vẫn xác quyết vùng Lĩnh Nam là quê cha đất tổ của Việt tộc mà đã được vua Càn Long nhà Mãn Thanh (1735-1796) hứa trả nhưng bội ước sau lúc vua Quan Trung băng hà. Khi hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì vua Việt hoà hoãn với Bắc Triều để thống nhất đất nước và tránh chiến tranh. Nhưng bởi nhà Nguyễn đã cậy vào Tây phương để chiến thắng Tây Sơn nên mắc bẫy người Pháp, để cửa cho hậu hoạ thực dân dẫu Gia Long bỏ trưởng lập thứ truyền ngôi cho Minh Mạng, vị vua chủ trương bày Tây và đàn áp Ki-Tô giáo. Lợi dụng tình thế phân tán ở triều Nguyễn và nhờ vào sức mạnh của khoa học và vũ khí tối tân, quân viễn chinh Pháp đã áp đặt chế độ thực dân mang đầy tính chất kỳ thị, thực hiện chính sách “chia để trị”, thẳng tay trục lợi đất nước ta và các lân bang trong cái trật tự gọi là French Indochine. Đấy là mầm móng của hai cuộc chiến tranh Dông Dương: First Indochina War, Second Indochina War. Qua hai cuộc chiến này, nối tiếp bởi chiến tranh Vietnam War, cao trào cộng sản quốc tế đã thắng lợi sau khi biện pháp Bảo Đại (phần lớn do người Pháp chủ trương) và hai chế độ Việt Nam Cộng Hoà (phần lớn do Hoa Kỳ ủng hộ) đã sụp đổ hoàn toàn.

C) THỜI PHÁP THUỘC

Chế độ thực dân Pháp thuộc (1887-1954) đã gây hệ luỵ phân rẽ người Việt cho tới ngày hôm nay bởi vì chính sách “chia để trị” và “ngu dân, mị dân” của người Pháp rất lợi hại và rất thành công. Chỉ những thành phần thân Tây, chịu hợp tác với Tây, theo đạo Ki-Tô mới được nâng đở, thăng tiến, và đặt trên mọi thành phần xã hội khác. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam được mở cửa với thế giới bên ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc, và đã tiếp nhận được văn minh Tây phương ở nhiều khía cạnh khác nhau– lợi có, hại có, tốt có, xấu có. Hầu hết những nhân vật chính yếu trong biện pháp Bảo Đại, trong cách mạng cộng sản tại Đông Dương cũng như trong thành phần lãnh đạo Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà đều được đào tạo bởi hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của Pháp. Đối với quốc tế đây cũng là đều oái oăm cho Việt Nam bởi vì người Pháp vẫn manh nha trở lại Đông Dương trong tư thế chủ nhân ông thực dân mới nhưng ở phương diện nào đó, người Pháp và Liên Hiệp Âu Châu cũng có thể giúp Việt Nam thoát Trung. Sẽ nói thêm trong phần III. TƯƠNG LAI.

D) CÁCH MẠNG GIÀNH ĐỘC LẬP

Sở dĩ cách mạng cộng sản thành công ở Việt Nam là nhờ những nhà lãnh đạo cộng sản tài tình khai thác những lợi điểm sau đây:

Những phong trào / đảng phái quốc gia mới phôi sinh thiếu hậu thuẩn và thành phần lãnh đạo xuất sắc của họ đã bị người Tây lẫn người Tàu tiêu diệt; Những thành phần này đã bị nhiều thế lực lợi dụng, sai khiến, lừa bịp mà đã không đủ thời gian để kéo đại đa số quần chúng về với chính nghĩa của mình. Bởi thiếu sự hiểu biết về tình hình quốc tế, họ thiếu quyết đoán, không bắt nắm được thời cơ và bởi sự ích kỷ nhỏ mọn, đa nghi và phân hoá lẫn nhau, họ không tạo được niềm tin sâu sắc ở quần chúng để được sự ủng hộ dài lâu bền vững. Đồng thời, những lãnh đạo ở hạ tầng thiếu đoàn kết và thiếu bản lĩnh, hay thoả hiệp với đối thủ, dễ bị mua chuộc, và không chấp nhận hy sinh khi cần thiết để thành công lớn.
Người cộng sản siêng tuyên truyền, giỏi việc ngu dân, mị dân, khiến đại đa số nhẹ dạ lầm tưởng rằng họ là những những nhà yêu nước, mang tinh thần quốc gia, đặt quyền lợi dân tộc đất nước trên hết; Cho đến nay nhiều người vẫn chưa hoàn toàn hiểu biết rằng người cộng sản đặt quyền lợi của người cộng sản trên hết và sẵn sàng bán rẽ dân tộc và đất nước. Với dân trí thấp, đạo đức truy đồi, tinh thần yêu nước chấp nhận hy sinh ở mức tối thiểu, người Việt không có hy vọng thoát khoải sự thống trị của cộng sản, nhất là trong tư thế cộng sản Việt Nam đã thuần phục Trung cộng như một chư hầu.
Chủ thuyết cộng sản Mác-Lê chủ trương độc tài, bạo lực, đàn áp đối phương, miễn là cướp đoạt chính quyền cho bằng được, bất chấp thủ đoạn, chấp nhận mọi nguyền rũa để cai trị bằng những bàn tay đẫm máu đồng bào. Nhưng yếu tố quyết định sự thành công của cách mạng cộng sản thật sự là sự bằng lòng của các nước Tư bản Tây phương (Thế giới Tự do) để cho cộng sản thắng lợi ở các nước lạc hậu, nghèo dốt, ngỏ hầu tạo thị trường cung cấp lao động rẽ, sản xuất hàng hoá rẽ cho các nước Tư Bản tiêu dùng và chịu sự thống trị của các thế lực quốc tế (mặc sức khai thác tài nguyên và đặt tròng nô lệ tài chánh) nên Thế giới Tự do ngoảnh mặt để người cộng sản đàn áp chính dân tộc của họ mà thôi, chăng đe doạ uy hiếp được ai khác. Để duy trì quyền lực, người cộng sản chấp nhận các điều kiện như thế, tức là làm kẻ cai nô-tù cho Tư bản.

Cho nên, dẫu cho cộng sản Việt Nam đã cướp đoạt chính quyền, thống trị cả nước, họ không có khả năng đưa đất nước đến chỗ “dân giàu nước mạnh” mà chỉ cai trị dân ngu như một lũ trâu bò để đè đầu cởi cỗ. Trong chế độ cộng sản mệnh danh “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” chỉ có người cộng sản là thăng tiến lên thượng tầng xã hội, và chỉ có thể thuần phục chủ nhân ông Trung cộng và chấp nhận những điều kiện do quốc tế đặc ra như đã nói bên trên. Chuyện đi dây giữa Trung cộng, Nga và Hoa Kỳ chỉ là đại hài kịch, không phải là giải pháp cứu cánh cho dân tộc đất nước ta.

E) HỆ LUỴ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Ngưởi cộng sản thường rao reo sau chiến tranh Việt Nam rằng chỉ có người Việt thắng nhưng thực chất là chỉ có người Việt thua. Thua vì đã mất tình đoàn kết dân tộc cho đến nay vẫn chưa thống nhất được lòng người, chưa hoà hợp hoà giải mình với ta. Thua vì đã đánh mất cơ hội xây dựng một đất nước tự do dân chủ. Thua vì độc lập chủ quyền đã bị dần dà cướp đoạt bởi Trung cộng. Thua vì không bảo toàn được lãnh thổ, lãnh hãi do Cha Ông để lại. Thua vì không mang lại quốc thái dân an và thua vì không có chỗ đứng trước cộng đồng quốc tế mà chỉ có chỗ quì chịu mọi hình phạt. Trong khi thế giới thắng chúng ta về mọi mặt, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những hệ luỵ chiến tranh. Người Việt mà không biết bài học Việt Nam là gì?

HIỆN TẠI

A) HẬU THỰC DÂN PHÁP

Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, họ đã “cài” người Mỹ nhảy vào chiến tranh Việt Nam để dùng địa bàn Việt Nam / Indochine như con cờ thí thử sức với Nga Tàu đồng thời phòng chóng sự bành trướng của quốc tế cộng sản. Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đều bị lừa vào trận chiến huynh đệ tương tàn, lầm phục vụ cho các thế lực quốc tế thi thố những mưu đồ cường hào ác bá. Thực dân Pháp chưa bao giờ rời khỏi Việt Nam hoàn toàn mà vẫn duy trì quan hệ ngoại giao – toà đại sứ và những quan hệ kinh tế song phương qua hợp đồng, khế ước, công ty liên doanh, liên hiệp các nước nói tiếng Pháp – Francophone. Pháp coi Việt Nam như đàn em, chư hầu cũ, sẵn sàng duy trì truyền thống triều Nguyễn, nuôi dưỡng thành phần di dân du học sinh thân cộng ở Pháp thành người Pháp, cũng như dung chứa thành phần Đệ Nhất và Đệ Nhì Việt Nam Cộng Hoà tị nạn sau 1975 nay cũng đã trở thành một phần tử của cộng đồng thiểu số Pháp. Tuy nhiên, người Pháp vẫn bảo lưu thái độ kỳ thị, vẫn coi người Việt như đối tượng để khai thác, không ngang hang vớ họ, không phải là bạn của họ, mà chỉ là đối tác trong điều kiện phục vụ quyền lợi cho người Pháp. Cách mạng cộng sản đã không thay đổi bố cục này mà ngược lại, càng làm cho người Pháp coi thường Việt Nam. Bằng chứng là cộng đồng người Việt tại Pháp Quốc không phát triển được sau hơn 150 năm có mặt tại Pháp từ Hoàng đế Bảo Đại cho đến dân đen. Và đồng thời chính quyền Việt Nam không được tiếp cận như một quốc gia đáng kính nể, mà vẫn như là một cựu thuộc địa.

B) HOA KỲ HẬU CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Người Mỹ sau chiến tranh Việt Nam đã nhượng bộ thành phần phản chiến xem như đã thắng lợi, nhất là về mặt chính trị. Hoa Kỳ ôm nỗi nhục chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong dở dang, trong sự bội ước và thất tín. Không chấp nhận thua, nhưng không thể bố láo là đã thắng hay “huề”, chính sách bất thành văn của Hoa Kỳ là đổ lỗi cho Việt Nam Cộng Hoà và những lãnh đạo của chế độ này cho sự thất bại ê chề tại chiến trường Việt Nam– không bởi quân sự yếu kém mà bởi chính trị tào lao. Người Mỹ tốn nhiều giấy mực để dạy bảo cho nhau thế nào là bài học chiến tranh Việt Nam nhưng cho đến nay họ vẫn không hiểu nổi, đó là bài học gì? Và mãi mãi họ sẽ không hiểu nổi bởi vì chẳng hề có “bài học Việt Nam” mà chỉ có bài học cổ điển “biết người biết ta” mà người Mỹ quá ấu trỉ để nhận thức. Đều sai lầm lớn nhất của họ là quay lưng (thật sự) với đồng minh mà làm lành (dối trá) với kẻ thù. Đáng lẽ ra người Mỹ phải trọng dụng người Mỹ gốc Việt và giúp họ xây dựng tự do dân chủ tại Việt Nam và áp lực cộng sản Việt Nam tuân theo những cam kết với Liên Hiếp Quốc đặt biệt về Quốc Tế Nhân Quyền, nhưng người Mỹ lại làm ngược lại: coi thường người Mỹ gốc Việt mà bỏ qua cho những vi phạm của cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh này, người Việt quốc nội và hải ngoại cả thảy đều thua thiệt cũng như người Mỹ mà chính Trung cộng và Nga là hai cường quốc đắc lợi nhất.

C) QUỐC NỘI – HẢI NGOẠI VÀ LẰN RANH QUỐC-CỘNG

Như đã nói bên trên, tình hình hậu chiến tranh Việt Nam hoàn toàn bất lợi cho người Việt nói chung cũng như cho Hoa Kỳ. Trước hết, sau cuộc chiến, Hoa Kỳ đã hao tốn sáu vạn nhân mạng và tài của lên tới hàng trăm tỉ đô-la và ít nhiều gì mất thể diện và đã bắt đầu yếu dần sau Đệ Nhị Thế Chiến lúc Hoa Kỳ toàn thắng, mặc nhiên trở nên siêu cường quốc số một, bá chủ thế giới trong trật tự mà Hoa Kỳ lập ra và lãnh đạo. Còn về phía Việt Nam, nội tình đất nước rối ren, với chế độ hà khắc, kinh tế suy sụp, bao nhiêu tài nguyên đất nước phải dốc đổ vào việc trả nợ chiến tranh cho Nga Tàu. Trong lúc nhân tài thì bị huỷ diệt bởi lao tù và chính sách trả thù trả đũa đối với Dân Quân Cán Chính miền Nam. Cộng sản Việt Nam đã đánh mất cơ hội đoàn kết và thống nhất dân tộc trong tình nghĩa đồng bào. Đã không đưa đất nước tiến lên một xã hội dân chủ tự do, phú cường và thịnh vượng mà còn làm cho Việt Nam tụt hậu nghèo khó dưới chế độ độc tài tham nhũng lệ thuộc Nga Tàu về mọi phương diện. Lại hao phí tài nguyên và nhân mạng qua những cuộc chiến tranh với Kampuchia và với Trung cộng tại các vùng biên giới. Nhưng cuộc chiến thiệt hại nhất cho Việt Nam là sự duy trì thế đối đầu với thành phần người Việt đã chạy ra nước ngoài nhưng vẫn dứt khoát với chế độ cộng sản và vẫn duy trì Việt Nam Cộng Hoà như là một thực thể dẫu cho không có lãnh thổ riêng biệt và không có chính phủ chính thức. Cuộc chiến tranh lạnh giữa người cộng sản hiện làm chủ quốc nội với người Việt quốc gia làm chủ hải ngoại đã thực chất kéo dài chiến tranh Việt Nam thêm hơn năm thập niên nữa và không có dấu hiệu thuyên giảm nào dẫu cho cộng sản Việt Nam bây giờ chủ trương “hoà hợp hoà giải” và manh nha xoá sổ thành phẩn còn lại của người Việt quốc gia tại hải ngoại qua những đối sách như Nghị quyết 36. Tuy không có lãnh thổ hay chính phủ, người Việt quốc gia ở hãi ngoại đủ sức đoàn kết – phối hợp để duy trì truyền thống đấu tranh cho Tự do Dân chủ. Tình tự dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường để chống ngoại xăm và chống ý thức hệ vong nô cộng sản ngoại lai độc hại càng ngày càng mãnh liệt. Đó là những lý tưởng và mẫu số chung đã giúp cho những cộng đồng người Việt hải ngoại giữ vững tiền đồn chống cộng sản và bảo tồn được truyền thống Việt Nam Cộng Hoà cho đến nay. Nhưng sự đối nghịch này cũng có hại cho cộng đồng hải ngoại vì họ đã không tiến tới những cơ chế tiến bộ hơn và đã không hoá giải được những mâu thuẩn với nội địa khiến cho sức mạnh của người Việt hải ngoại bị giới hạn so với các cộng đồng sắc dân khác mà có hậu thuẩn của mẫu quốc, như Nam Hàn chẳng hạn. Đồng thời, người Việt hải ngoại không đủ sức mạnh lôi cuốn hay lãnh đạo nổi được quần chúng trong nước muốn nổi dậy chống chế độ độc tài đảng trị. Sự kèn cựa giữa hai thế lực Quốc-Cộng chỉ kéo dài chiến tranh lạnh đưa tới tình trạng bất phân thắng bại, đôi bên đều thiệt hại, có lợi cho ngoại bang (Trung cộng) khai thác yếu điểm do mâu thuẩn giữa Việt và Việt. Trong suốt 42 năm qua, cả hai bên lằn ranh Quốc-Cộng đều không có những nhà lãnh đạo xuất sắc có khả năng giải độc, hoà họp hoà giải dân tộc thật sự. Không có kế sách khả thi nào được đưa ra hành động với xác xuất thành công cao có hy vọng xoá bỏ những mâu thuẩn, mang lại sự đoàn kết thống nhất trong ngoài nước để gánh vác việc chung của dân tộc đất nước. Đó là một phần của hiện tình hiện nay sẽ phân tích thêm trong phần kế tiếp.

D) HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC, TRONG VÀ NGOÀI

Hiện tình đất nước cả trong lẫn ngoài nay có thể diễn tả là những người mù dắt nhau đi trong đêm tối, không có kim chỉ nam mà cũng chẳng có bản đồ lộ trình. Bởi vì suốt một trăm năm qua chúng ta đã bị sỏ lỗ mủi dẫn đi bởi các thế lực ngoại bang, từ thực dân đến tư bản – cộng sản, nay đến Nga-Tàu, Âu-Mỹ, không biết lúc nào sẽ sẫy chân té hố hay bị đẩy lao xuống vực thẫm. Hố sâu vựt thẫm đó có thể là sự sụp đổ về mặt kinh tế, sự khủng hoảng chính trị do người dân nổi dậy lật đổ chính quyền tham ô thối nát, hay thế lực ngoại bang đột nhiên xăm chiếm bằng quân sự… Đàng nào cũng chết tới nơi cho nên những thành phần ăn trên ngồi chốc phải dốc hết sức vơ vét, tranh đua bay nhảy ra nước ngoài, đầu tư cho con cháu để sau này không sớm thì chày lại phải tẫu thoát—tốt nhất là lo toan cho sớm có bãy đáp an toàn. Ngoài nước thì không đủ tư cách lãnh đạo, thầm thò thầm thụt, hành động hồ đồ thiếu tài trí, thiếu tài lực để thúc tiến những phong trào đáng kể, nhưng lúc nào cũng dư thừa tham vọng, dư thừa ốc mong lung hoang tưởng, dư thừa tính láo cá bịp bợm, dư thừa sự ích kỷ, đố kỵ, ghanh ghét, căm phẫn. Cả năm châu bốn bễ đều đào bới không ra một giải pháp chính trị có đường lối minh định, tổ chức uy tín hẳn hoi, tài chánh vững chắc và cán bộ kiên trì để thực hành. Có tổ chức thì không có người, có người thì không có tổ chức, có cả người lẫn tổ chức thì không có tiền, không có đường lối đấu tranh hay không có lãnh đạo giỏi đủ uy tín để hành động có hiệu quả. Kết cuộc là một mớ rời rạt không định hướng, dậm chân tại chỗ, tranh giành hư danh trong hoang mang hoang tưởng, sống trong hào quang ảo của dĩ vãng, chờ ngày ra đi đứt đuôi không có hậu duệ nối nghiệp, hoặc trở cờ theo kẻ thù cộng sản.

E) NHỮNG THÀNH PHẦN XÃ HỘI TRONG VÀ NGOÀI

Trong nước là thành phần tư bản đỏ chóp bu, bám theo đường lối kinh tế thị trường chỉ đạo theo kiểu Trung cộng dưới chiêu bài dân chủ tập trung thay phiên tự bầu bán bơm nhau lên làm chủ đất nước để tha hồ vơ vét của nhân dân trước ngày tàn của bạo chúa. Kế đến là tầng lớp cán bộ các cấp thoả thuận với công an và quân đội để áp phe với nhau uy hiếp và lừa gạt thường dân để phục vụ cho quyền lợi đảng phái, gia đình tộc họ và cá nhân. Ở giữa là thành phần doanh gia và chuyên gia mới ngoi lên được nhờ sự a dua ăn theo giai cấp độc tài đảng trị để chia chác chút quyền lợi, vinh thân phì da trên sự đau khổ của nhân dân. Cả ba thành phần đều giỏi chiêu dụ những kẻ nhẹ dạ phục tùng tham vọng của chúng, với sự cộng tác của giới truyền thông báo chí hiễn nhiên ngu dân mị dân vô tội vạ, lừa gạt mọi người rằng chế độ hiện nay là do dân, cho dân, vì dân, nhưng trên thực chất chỉ là một đảng ăn cướp đồng loã với nhau để che giấu tội ác và để tiếp tục trục lợi cái dám dân đen. Sĩ phu đếm được trên đầu ngón tay bởi quá hèn yếu nên cam chịu số phận tự giam cầm tại tư thất hay ở vía hè, chém vè, chờ thời… đi tù để lập công xin visa hộ chiếu ra nước ngoài cho yên thân. Những tên ăn bổng lộc của nhà nước thì không khác gì những thái giám bưng bô liếm phân, nhắc đến nữa làm chi? Còn lại là những ông già bà lão thanh thiếu niên ham sống sợ chết, chỉ biết kiếm sống qua ngày cho đời bớt khổ đau. Đành im hơi lặng tiếng cầm chừng nước mắt đợi cái quốc tang quốc táng ắt phải đến. Hơn vậy nữa, quốc nội trông đợi ở thế lực bên ngoài kể cả người Việt hải ngoại để giải vây, cứu thoát dân tộc đất nước khỏi hiện tình. Thế nhưng mà hải ngoại thì chỉ nhận vai trò hậu thuẫn, ủng hộ trong nước, đợi ở sự tổng nổi dậy của nhân dân hay diễn biến của cường quốc thế giới thúc đẩy Việt Nam hội nhập trào lưu nhân loại nào đó bổng dưng mang lại tự do dân chủ cho đất nước bởi phép lạ. Ngoài ra, hải ngoại còn mong đợi người cộng sản tự mâu thuẫn với nhau đưa đến sụp đổ chế độ. Trong lúc chờ đợi, người Việt hải ngoại qua bao nhiêu thập niên đã xây dựng cho mình quê hương thứ hai thứ ba khá vững chắc. Cho nên, việc trở về Việt Nam tái nhập hộ khẩu chỉ là chọn lựa bất đất dĩ khi quốc gia mới không còn dung chứa nữa mà thôi. Nhưng không loại trừ trường hợp về Việt Nam để khai thác cơ hội làm ăn, thoả mãn thị hiếu / nhu cầu cá nhân, đồng thời “giúp được ai thì giúp” trong tinh thần trách nhiệm tương đối– không có gì miễn cưỡng hay ràng buộc. Con dân Việt ở hải ngoại còn tinh thần yêu nước cao độ, có khả năng và có lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ, canh tân đất nước, bảo toàn lãnh thổ lãnh hãi, mang lại phú cường thịnh vượng cho quê hương không đủ để thay đổi bối cảnh thờ ờ và tiêu cực của những thành phần chủ trương buông thả, mặc kệ…

F) NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ, NGOẠI BANG, ĐỒNG MINH VÀ THÙ ĐỊCH

Các cường quốc và các khối liên minh các nước cả thảy đều có mục đích và nghị trình riêng để theo đuổi. Họ không thể bỗng dưng đặt quyền lợi của quốc gia khác trên quốc gia mình. Thế cho nên, chúng ta không thể đặt kỳ vọng vào các nước khác để giải quyết vấn đề của nước mình. Nhưng nếu chúng ta tìm tòi, hoạch định và thuyết phục được các dân tộc và quốc gia khác để cùng tiến tới những kế hoạch, hành đồng cùng có lợi cho các bên, thì chúng ta có hy vọng xây dựng được thế đồng minh để mưu cầu hoà bình, ổn định và sự phát triển. Có nhiều đồng minh yếu có thể là tốt hơn là có một đồng minh mạnh hoặc phải đi giây giữa các siêu cường quốc. Trái lại, có một thù địch mạnh còn dễ đối phó hơn là có nhiều thù địch yếu. Hiện nay, cộng sản Việt Nam lại cósiêu cường quốc đồng minh là Trung cộng, rất nguy hiểm vì họ chủ trương khống chế và đô hộ chúng ta. Trung cộng đã lập trận đồ trên biển, trên bờ và trên không để bao vây siết chặt Việt Nam và vô hiệu quả thế đi dây của Việt Nam giữa các siêu cường quốc như Nga hay Hoa Kỳ. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều kẻ thù địch nhỏ như Lào, Campuchia, và các cộng đồng sắc tộc ngay trong nội địa như người Chăm, người Khmer Krom, cùng các dân tộc thiểu số khác mà cộng sản thường đàn áp. Lẽ ra chúng ta phải đối đầu với kẻ thù truyền kiếp là Trung cộng và xây dựng thế đồng minh với các lân bang và các sắc dân trong nước để có chính nghĩa bảo vệ chủ quyền và tự vệ trước dư luận quốc tế. Người Việt hải ngoại không phải là thế lực thù địch mà lẻ ra phải là đồng minh giúp cho Việt Nam có được sự yểm trợ của các thế lực quốc tế nếu Việt Nam tôn trọng nhân quyền và dân chủ hóa.

III. TƯƠNG LAI

A) VAI TRÒ NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI

Rõ ràng, vai trò người Việt hải ngoại rất lớn nhưng cho đến nay chưa được áp dụng đúng cách, đúng hướng và đúng tầm cở. Trước hết, người Việt hải ngoại phải đóng vai trò lãnh đạo cho trong lẫn ngoài nước đế đối phó với đảng cộng sản Việt Nam, là đảng hoạt động tại quốc nội, quốc tế. Trong vai trò này, người Việt hải ngoại có thể huy động sự ủng hộ của các nước trên thế giới đồng thời xây dựng các cơ cấu xã hội dân sự có khả năng hoạt động trong nước một cách độc lập và hữu hiệu. Thành phần kỳ cựu của Việt Nam Cộng Hoà còn phục hoạt tại Hoa Kỳ đóng góp được nhiều cho công cuộc cứu nguy dân tộc, dân chủ hoá đất nước nhưng không thể là chủ lực nữa bởi theo thời gian đã đi vào thoái trào và không thể trở lại dưới hình thức một chính phủ hay một quốc gia có lãnh thổ được. Chúng ta không thể nhìn về quá khứ mãi mà phải bắt đầu hướng về tương lai. Các đảng phái đã thành lập trước 1975 cần củng cố lại hàng ngủ và trẻ-trung-hoá lãnh đạo. Cương lĩnh, tôn chỉ, phương sách, đường lối cả thảy đều phải cập nhật. Các đảng phái được thành lập sau 1975 cần phải xây dựng uy tín, nhân sự, điều kiện đấu tranh từ ý thức đến cơ cấu và tài chánh. Các đảng phái quốc gia phải phối hợp lực lượng liên đảng để tạo thêm sức mạnh và tiếng nói cho đại cuộc. Mô hình tổ chức phải mở rộng để tiếp đón các hậu duệ, các thành phần di dân sau này kể cả các du học sinh, thành phần đối lập và những người từ bỏ đảng cộng sản để cùng chúng ta chủ trương dân chủ đa nguyên.

B) QUAN HỆ QUỐC TẾ – VIỆT NAM

Quan hệ quốc tế quan trọng hàng đầu của chúng ta phải là quan hệ với các nhân vật và tổ chức đối lập chống lại chính sách nhà cầm quyền độc tài cộng sản tại Việt Nam và Trung Hoa. Bởi vì các nhân vật này là mũi nhọn đâm thủng những tuyên truyền ngu dân, mị dân của cộng sản. Cùng với các tổ chức dân sự và mạng thông tin xã hội, tiếng nói của các nhà đối kháng sẽ tạo ấn tượng sâu sắc trên diễn đàn quốc tế và tạo chính nghĩa cho phong trào / đảng phái đấu tranh. Tuy nhiên, cá nhân những nhân vật này không tự tạo tiếng vang được và không đạt được chính sách nếu không có các chuyên gia và tổ chức chính trị tích cực yểm trợ và dẫn dắt. Họ cũng chỉ được xữ dụng trong giới hạn nào thôi nếu đã ra nước ngoài. Còn nếu ở lại trong nước thì phải có khả năng hoạt động chứ bị giam cầm thì khó mà đóng góp nhiều. Nên sự kín đáo rất ư là cần thiết và các nhân vật đấu tranh trong nước phải bảo mật danh tánh. Quan hệ với chính quyền quốc gia sở tại các cấp tối ư quan trọng để có lực lượng hậu thuẫn vững vàng và bền lâu. Chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng những quan hệ này và giữ liên lạc thường xuyên để cập nhật tình hình và để trực tiếp ảnh hưởng chính sách của chính quyền sở tại. Với sự ủng hộ của chính quyền sở tại, chúng ta có thể vương tới diễn đàn Liên Hiệp Quốc một cách dễ dàng. Khi đã đạt tới mực độ quốc tế rồi thì chúng ta phải nhất trí kế sách, diễn đạt được Tôn chỉ – Mục tiêu – Kế hoạch một cách nhanh, gọn, dễ hiễu đễ thuyết phục được ngay các đối tượng cần thiết. Khi có điều kiện, phải liên hệ với chính khách của các nước lân bang để gây ảnh hưởng.

C) QUAN HỆ VỚI TRUNG CỘNG

Bởi sự đồng hành giữa đảng cộng sản Trung Quốc và đảng cộng sản Việt Nam từ thuở ban đầu của cuộc cách mạng cộng sản cho đến nay, nên hai chế độ Trung cộng Việt cộng có sự gắn bó mật thiết gần như không thể tách rời dẫu có mâu thuẩn gì nữa chăng, hai nước cộng sản này sẽ như môi với răng cho đến khi cả hai đều tan rã. Như vậy, cách mạng dân chủ Việt Nam chỉ có thể thực hành đến chỗ thành công nếu có một phong trào tương tựa tại Trung Quốc đi đôi. Hiện nay những phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ tại Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn gần như bị bóp chết và không còn hy vọng phục sinh. Đồng thời các phong trào tại Việt Nam cũng bị đàn áp và các nhà đối kháng đã bị bỏ tù hoặc bị đày ra nước ngoài. Vấn đề chỉ là thời gian để Trung cộng thôn tính Việt cộng hoàn toàn nếu không có sự can dự của các thế lực toàn cầu từ bên ngoài giải vây cho Việt Nam thoát Trung. Người dân trong nước không đủ sức lực để lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam thì làm gì có khả năng đương đầu với cộng sản Trung Quốc to lớn và hùng mạnh gấp trăm lần? Chính vì vậy cho nên Trung cộng chỉ cần thực thi chính sách vừa vuốt vừa đe, lần lược mua chuộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và ru ngủ nhân dân Việt Nam để chấp nhận sự thống trị của Trung cộng mà không phản kháng. Họ đã thao túng mọi tầng lớp xã hội Việt Nam và giăng bẫy quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá trùng trùng điệp điệp để người Việt không còn lối thoát Trung, nhất là với sự đồng loả của đảng cộng sản Việt Nam gian ác xão trá luôn kèm hãm chính dân mình.

D) QUAN HỆ VỚI NGA

Tuy Việt Nam vẫn còn chút gì gọi là độc lập trong quan hệ ngoại giao, nhưng chỉ rất giới hạn và chỉ với sự chấp thuận của Trung cộng trong những vấn đề lớn tầm cở quốc tế. Việt Nam muốn đi hai hàng với Nga Tàu nhưng Nga là đồng minh lớn của Trung cộng và sau khi rút khỏi Cam Ranh, Nga coi như không tranh chấp những quyền lợi biễn đông hay Đông Nam Á với Trung cộng. Nga chỉ là đối tác giới hạn của Việt Nam trong vấn đề kinh doanh, buôn bán vũ khí, cung cấp dịch vụ chuyên môn, trao đổi hàng hoá xuất nhập cảng và cố vấn cho Việt Nam trong những vấn đề liên quan đến các nước Âu Châu và Mỹ. Nga không phải là đối trọng của Trung cộng tại Việt Nam và không có nhu cầu nhảy vào Đông Nam Á nếu có chiến tranh giữa Việt cộng và Trung cộng tái diễn như thời 1979 với chiến tranh biên giới Việt-Hoa. Như vậy, quan hệ giao hảo Nga-Việt không thể giúp Việt Nam thoát Trung mà chỉ đủ để lót túi các quan thầy Nga với đồng tiên “mua thời gian” cầm chân Trung cộng không nuốt chửng biễn đông quá lẹ hay thôn tính Việt Nam một cách quá thô bạo.

E) QUAN HỆ VỚI HOA KỲ

Việt Nam vẫn mong muốn Hoa Kỳ trở lại như một đồng minh lớn sau giai đoạn “đối tác toàn diện” như Việt cộng vẫn thường rao reo. Nhưng Hoa Kỳ thì không có ý định này, mà vẫn tiếp tục nhỡn nhơ phó mặc Việt Nam cho Trung cộng quản lý bởi vì đây là chính sách của Hoa Kỳ từ sau khi quyết định ruồng bỏ Nam Việt Nam, chưa có gì thay đổi. Trung cộng có thể làm chủ biễn đông miễn là những quyền lợi của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương không bị xúc phạm. Hoa Kỳ sẽ không can dự bảo vệ quyền lợi / chủ quyền của Việt Nam tại biễn đông hay trên đất liền. Qua kinh nghiệm suốt 20 năm tại chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ hiểu rằng, không cách chi đạt được thắng lợi tại Việt Nam dẫu có tài tình cở nào về mặt quân sự, chính trị lẫn cả kinh tế. Việt Nam muôn đời là bãi sa lầy, là tử địa của người Mỹ, họ không dại gì dấn thân vào mê hồn trận này để tiêu hao nhân mạng tiền của như thời chiến tranh Việt Nam. Họ cũng không có nhu cầu giúp Việt Nam thoát Trung hay dân chủ hoá Việt Nam bởi vì đó chỉ là lý tưởng mà chính người Việt phải tranh đấu đổ máu mà có. Từ sau khi bình thường hoá ngoại giao, Hoa Kỳ chỉ muốn “rữa mặt” hay nén mặt làm vui với cựu thù cộng sản Việt Nam để thế giới bớt chê cười chứ thâm tâm không muốn giúp đở gì. Cộng sản Việt Nam vẫn biết điều này nhưng không còn chọn lựa nào khác ngoài việc cố bu bám theo Mỹ để xin tí quyền lợi hay đặc ân nào đó.

F) QUAN HỆ VỚI ÂU CHÂU

Quan hệ với Âu Châu gói ghém trong ba phương diện: 1. Xây dựng quan hệ tốt với Pháp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu như đối tác kinh tế để bán hàng sang Âu Châu. Việt Nam cam chịu làm nước đàn em miễn các cường quốc Âu Châu đừng quá đáng như thời thực dân và đừng nuôi dưỡng tham vọng thực dân mới. 2. Duy trì quan hệ với các nước Đông Âu cựu cộng sản để trao đổi kiến thức – kỷ nghệ, buôn bán. 3. Mở mang những quan hệ mới với các nước Âu Châu trước đây chưa khai thác quan hệ tốt được như Đức, Anh, Bỉ, Ái… Nói chung là mở rộng quan hệ để tránh bị cô lập hay bị lệ thuộc vào một cường quốc nào. Dĩ nhiên các nước Âu Châu này đều muốn trao đổi với Việt Nam nhưng không có nước nào muốn làm phật lòng Trung cộng hay dẫm chân trên chính sách xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

G) QUAN HỆ VỚI ẤN ĐỘ VÀ CÁC NƯỚC Á CHÂU

Quan hệ với Ấn Độ cũng chỉ nhằm căng bằng ảnh hưởng của Trung cộng. Tuy nhiên Ấn Độ không nhận thấy có quyền lợi gì đáng kể để đeo đuổi tại Việt Nam. Những kế hoạch hợp tác khai thác tài nguyên tại biễn đông quá ư là phiêu lưu và không mấy gì hấp dẫn đối với Ấn Độ. Tình trạng này cũng tương đối đúng với các nước Á Châu như Nhật, Hàn, Phi, Úc… Đều là những nước có thiện chí với Việt Nam nhưng không có nhu cầu liên minh hay quan hệ mật thiết để đi đến những hiệp ước về an ninh, quân sự hay chính trị. Về mặt ngoại giao thì các nước ASEAN và Á Châu vẫn mong muốn đứng chung một khối để đối trọng Trung quốc, nhưng vì quyền lợi đơn lẻ và đặc biệt của từng nước, các hiệp hội Á Châu chỉ là những chiếc đũa để Trung cộng bẽ từng cây khá dễ dàng bởi vì các nước nhỏ này không mấy gì thống nhất hay đoàn kết.

VIỆT NAM DÂN CHỦ THỐNG NHẤT – CƯƠNG LĨNH VÀ TÔN CHỈ

Trong tình huống nêu lên bên trên, quả dưng Việt Nam đang nguy ngập. Quan hệ chính của cộng sản Việt Nam là đối với Trung cộng trong tư thế một nước chư hầu, lệ thuộc quan thầy Trung cộng về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và kể cả quân sự bởi vì Trung cộng đã và đang khống chế Việt Nam với những trận đồ trên biễn, trên bờ và trên không. Trên biễn, đường lưỡi bò chín đoạn đã bao trùm biễn đông và Trung cộng đã chiếm hầu hết các đão Trường Sa Hoàng Sa, chỉ nhường một vài đão mà họ sẽ cưỡng chiếm trong nay mai. Thực tế là cộng sản Việt Nam không có đủ sức mạnh hải chiến đối với Trung cộng để bảo vệ chủ quyền trên biễn đông Trường Sa Hoàng Sa; không thể ra khơi đánh cá và không bảo vệ được hợp đồng khai thác dầu hoả khí đốt mà chỉ cậy vào luật quốc tế UNCLOS và Hoa Kỳ làm lá chắn. Nhưng Hoa Kỳ chỉ bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ mà không bén mạng gì đến chủ quyền của Việt Nam– xem như con số zero. Trên bờ, cộng sản Việt Nam nhượng bộ nhiều phần đất ký kết cho Trung cộng khai thác theo hợp đồng 50, 75, 100 năm. Xem như đã là thuộc địa của Trung cộng ít nhất là tại những vùng đất này khắp nước Việt Nam. Đây không chỉ là những khu vực đặc quyền kinh tế của Trung cộng mà còn là đồn trú quân sự để kiểm soát, kèm kẹp và tấn công Việt Nam bất cứ lúc nào. Trên không thì Trung cộng áp đặt khu nhận diện không gian ADIZ (Air Defense Identification Zone), khống chế Việt Nam và các nước Á Châu từ không gian với chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, vệ tinh có vũ khí tia sáng laser và làm chủ không gian ảo cyberspace. Với kỷ nghệ thấp và vốn ít, Việt Nam không thể nào chạy đua vũ khí với Trung cộng. Chế độ độc tài tham nhũng cộng sản Việt Nam đã mất lòng dân cho nên nếu chiến tranh xãy ra giữa Việt cộng và Trung cộng, nhân dân Việt Nam sẽ không còn tinh thần phấn đấu chống ngoại xăm để bảo vệ đảng cộng sản hay để duy trì Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Như vậy, biện pháp duy nhất cho Việt Nam là: Chấp nhận dân chủ hoá đa nguyên đa đảng dưới sự lãnh đạo của các thành phần người Việt hải ngoại được các siêu cường quốc và các thế lực toàn cầu yểm trợ để trở về nước chấp chánh, thay thế đảng cộng sản Việt Nam trong vai trò lãnh đạo đất nước, đoàn kết và thống nhất người Việt trong và ngoài nước trong tinh thần dân chủ tự do tôn trọng nhân quyền, hàn gắn những mâu thuẩn giữa các giai cấp, các thành phần xã hội, xử lý các bất công và giải quyết những tệ nạn xã hội để trấn an lòng dân và mang lại chính nghĩa diệt trừ nội gian, phòng chống ngoại xăm và vô hiệu quả tất cả các thù địch. Để thực hiện biện pháp nay gọi là: VIỆT NAM DÂN CHỦ THỐNG NHẤT, đảng Việt Nam Dân Chủ Thống Nhất sẽ xúc tiến những bước sau đây: A) Tập hợp các thành phần yêu nước tại hại ngoại còn khả năng và lý tưởng đấu tranh dân chủ hoá Việt Nam, thống nhất dân tộc và đất nước thật sự; B) Tập hợp các đảng phái người Việt quốc gia thành lập trước và sau 1975, chấp nhận dân chủ đa nguyên, hoạt động trong những cơ chế mới để tạo một Lực Lượng Liên Đảng đủ sức mạnh và tầm vóc để quốc tế vận và để đối đầu trực diện với cộng sản Việt Nam; C) Vận động các quốc gia sở tại ủng hộ lập trường chống cộng sản, thúc tiến cách mạng dân chủ tại Việt Nam nói riêng và tại Đông Nam Á – Á Châu nói chung; D) Vận động các thế lực toàn cầu (Globalists) cùng với Liên Hiệp Quốc để bất-hợp-pháp-hoá (Delegitimize) đảng cộng sản Việt Nam và chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa đồng thời công nhận chính nghĩa của các tổ chức người Việt quốc gia đấu tranh co Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền tại Việt Nam, cùng chính nghĩa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hãi Việt Nam và nguyện vọng liên minh với các quốc gia trong Thế Giới Tự Do để chống ngoại xăm, phá vỡ thế trận đồ của Trung cộng bao trùm trên Việt Nam và các nước Đông Nam Á – Á Châu Thái Bình Dương; E) Tạo dựng thế liên minh với các lân bang và các cường quốc xa gần để bảo vệ Hoà Bình, An Ninh và Ổn Định cần thiết cho việc phát triển, xây dựng một quốc gia phú cường, thịnh vương. Trong đại cuộc này, tất cả thành phần người Việt trong và ngoài nước đều có quyền và có trách nhiệm đóng góp trong tư cách con dân Việt yêu nước, kể cả những người từng là cộng sản nhưng nay ly khai với đảng cộng sản để quay về với dân tộc mà phục vụ lý tưởng và chính nghĩa THỐNG NHẤT VÀ DÂN CHỦ HOÁ VIỆT NAM. Những con dân ưu tú Việt sẽ được lãnh đạo bởi các nhà Lãnh đạo Tinh thần các Tôn giáo, các Sĩ phu mang tinh thần Từ bi – Dũng cảm – Trí tuệ, các nhà Kinh doanh Lương tri Đạo đức, các Thanh niên Sinh viên chấp nhận Dấn thân và Hy sinh, các Chuyên viên Khoa học Kỷ thuật đầy Kiến thức và Tiềm năng và các nhà Chính khách Anh minh – Khoán đại, Sáng suốt và Vị tha, sẵn lòng chiêu hiền đãi sĩ để cùng chung gánh vác Đại Nghĩa. Đây là Cương L ĩnh và Tôn Chỉ của Việt Nam Dân Chủ Thống Nhất Đảng. Mong quí vị hưởng ứng và tiếp tay xây dựng một thể chế lớn hơn, mạnh hơn, tốt hơn để phục vụ mưu đồ Cứu Dân, Cứu Nước và xây dựng Đại Việt Nam hùng mạnh – thịnh vượng xứng đáng với cơ đồ vĩ đại đã di chúc với Thiên Mệnh cho giống giòng Bách Việt.

Tiến sĩ JOSEPH T. ĐỖ VINH, JurisDoctor.


--------------------
*****
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 12:35 PM