Welcome Guest ( Log In | Register )

2 Pages V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> Những bài học trong chốn lao tù, Mục sư : Nguyễn Trung Tôn
NamQuoc
post Aug 14 2014, 12:42 PM
Post #13


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 13


"Không phải là chuyện nhỏ"

Đêm đầu tiên ở buồng 8 đã trôi qua, chúng tôi lại đón chào một ngày mới. Sau khi mở cửa là tới giờ buồng trưởng buồng vệ sinh đi chia mì tôm (mì tôm của các bị cáo, nhưng cán bộ quản lý, mỗi buổi sáng họ chỉ cho nhận 1 người 1 gói). Khi tới lượt buồng 8, chúng tôi nhận 5 người 5 gói. Cậu Ngọc Anh là vệ sinh trưởng yêu cầu chúng tôi bóc mì ra bát xong thì phải nộp vỏ và gói dầu trong mỳ ra cho cậu ta. Tôi thắc mắc tại sao lại phải nộp gói dầu cho cậu ta nên hỏi: Tại sao chú lại thu gói dầu của các anh? Ngọc Anh nói: Anh hỏi cán bộ ấy. Em chỉ làm theo lời cán bộ thôi, cán bộ nói là các anh lấy dầu để thắp đèn nên không cho các anh lấy. Tôi bảo vậy em lại gọi cán bộ Thành lại cho anh gặp. Ngọc Anh lại chỗ quản giáo Thành ngồi và nói gì đó, tôi nghe không rõ nhưng chỉ nghe Ngọc Anh lại nói với tôi rằng cán bộ không lại, em đã bảo rằng anh thắc mắc và muốn gắp nhưng ông ấy bảo là mặc kệ nó.

Chúng tôi nhận nước nóng pha mỳ tôm ăn xong, cậu Thái Bá Châu người Tân Kỳ đi rửa bát. Tôi đứng ra cửa buồng giam và gọi: Cán bộ Thành ơi, xin cho tôi gặp ông một chút. Quản giáo Thành đi lại và hỏi: Có việc gì đấy? Tôi nói: Việc đầu tiên là tôi không đồng ý với thái độ của cán bộ về việc làm ngơ không chịu lắng nghe ý kiến tôi muốn đề đạt. Thứ hai tôi muốn hỏi cán bộ, lý do vì sao các bị cáo của buồng vệ sinh đi thu hết dầu ăn trong gói mì của chúng tôi? Quản giáo Thành trả lời: Khi nãy anh muốn gặp nhưng tôi đang bận nên chưa gặp anh được. Việc vỏ bao mì tôm, gói dầu ăn tôi cho thu ra là bởi vì các anh để vỏ mỳ để đun nấu trong buồng, gói dầu thì các anh không nên ăn, vì kém chất lượng, nước pha mỳ lại không được nóng, nên các anh ăn vào sẽ đau bụng. Tôi nói lại: Báo cáo cán bộ, nếu là vì lý do mì tôm kém chất lượng và nước sôi không đảm bảo thì tôi đề nghị cán bộ có đề đạt với căn tin, nên thay loại mỳ đảm bảo chất lượng, nếu nước sôi không đảm bảo, mong ông có ý kiến với đội nhà bếp để họ đun sôi kỹ nước và đưa nước kịp thời khi còn nóng cho các bị can sử dụng. Chúng tôi ở tù, ăn uống đã rất thiếu thốn, nay có chút dầu ăn trong gói mỳ cũng bị thu đi không cho ăn thì còn gì để nói nữa? Chúng tôi đã phải mua mì tôm của căn tin giá đắt rồi mà lại phải ăn mì kém chất lượng sau đó còn bị thu cả dầu nữa là không được. Tôi đề nghị cán bộ cho tôi gặp Ban giám thị để trình bày.

Quản giáo Thành nghe xong, mặt đỏ bừng bừng bỏ đi, vừa đi ông vừa quát: Ngọc Anh đâu rồi? Kiểm tra sổ sách xem thằng Tôn còn bao nhiêu mì tôm đưa hết vào buồng cho nó. Ngọc Anh chạy ra lấy sổ kiểm tra lại, rồi báo cáo với quản giáo là tôi đã hết sạch mì trong kho. Cán bộ Thành nói lớn, không có mì nữa mà còn to miệng. Từ này trở đi các anh đi phát mỳ tôm nhớ mang theo kéo, các buồng để bát ra ngoài, các anh cắt mì, đổ ruột vào bát cho họ, ai ăn dầu thì cắt luôn đổ vào, không cho bất cứ ai đưa vỏ và dầu vào buồng. Trong lúc quản giáo đang bực bội với tôi thì trực trại Lê Tuấn Anh lại đưa lệnh vào trịch xuất tôi ra ngoài. Quản giáo Thành không thèm lại mở cửa buồng giam, mà đưa chìa khóa cho Ngọc Anh mở. Ngọc Anh vừa mở cửa vừa nói nhỏ: Cán bộ đang rất bực, buồng này coi chừng kiểu gì hôm nay cũng bị cắt thuốc lào.

Tôi bước ra khỏi buồng giam, đi theo trực trại ra cổng. Tới cổng trại thấy điều tra viên Phan Đình Huy tươi cười chào hỏi tôi thân thiện: Chào anh Tôn, anh khỏe chứ, chúng tôi có tin vui cho anh đây, lát nữa anh sẽ biết, làm xong thủ tục giao nhận bị can, Huy còng tay tôi vào xe máy và chở đi. Vào tới Cơ quan an ninh điều tra, Huy mở còng và dẫn tôi vào phòng khách rồi nói: Anh ngồi đây đợi tôi. (Có một chiến sĩ đứng canh tôi), Khoảng 10 phút sau tôi không tin nổi chính mình. Trước mặt tôi là vợ và 3 con của tôi. Đã hơn bốn tháng nay tôi mới được gặp lại, các con chạy lại ôm tôi, Thanh Thủy còn hát cho tôi nghe mấy bài thánh ca của thiếu nhi và đọc cho tôi nghe Thi thiên 23 trong kinh thánh mà cháu đã học thuộc lòng. Vợ và con tôi thông báo cho tôi biết về tình hình Hội thánh. Vợ tôi cũng cho biết rằng ngay sau khi tôi bị bắt được một tuần, chị gái tôi cùng vợ tôi có vào công an huyện Nam Đàn để đề nghị được gặp tôi nhưng công an không cho.

Sau tết ít hôm vợ tôi và một người hàng xóm cũng vào thăm nhưng không được. Từ đó vợ tôi không vào được vì bố tôi năm đó đã 85 tuổi, già yếu lại sốc vì nghe tin tôi bị bắt nên phát bệnh phải nhập viện dài ngày. Vợ tôi đã phải gửi tiền nhờ điều tra viên Văn Bá Thu hàng tháng gửi cho tôi 500.000 để có cái sinh hoạt. Lần này vào vợ tôi cầm 1.000.000 đồng đưa cho tôi và bảo: Anh cầm vào đó ăn gì thì mua nhé, trông anh xanh và người lở loét như vậy chắc sống trong đó vất lắm hả? Tôi cười và nói để động viên cho vợ và các con yên tâm: Em và các con yên tâm đi, anh không vất vả đâu. Không có ai đánh đập anh cả, chẳng phải lao động gì, ăn uống cũng tạm được, đừng lo cho anh lắm. Em cố gắng chăm sóc bố mẹ và các con cho tốt, nếu có thể thì chăm lo Hội thánh giúp anh, cứ nói với mọi người rằng anh không có tội. Anh sẽ về sớm thôi.

Tôi dặn dò các con cố gắng học hành ngoan ngoãn cho mẹ vui và hãy tự hào về bố nhé. Bố đang hi sinh cho các con có cuộc đời tươi đẹp hơn. Cậu con trai lớn tỏ ra lo lắng cho tôi, khi thấy người tôi có nhiều vết xước trầy trớt trên da. Trọng Nghĩa hỏi tôi: Sao người bố xây xước nhiều vậy? Bố bị họ đánh sao? Tôi khẳng định lại lần nữa: Bố không bị đánh đập gì cả, các bạn tù cũng quý bố. Những vết xước này là do trời nắng nóng quá rôm sẩy mọc nhiều, bố gãi ngứa khiến da bị xước ra sau đó tắm bằng nước giếng khoan mà nước ở đây là nước mặn nên nó vậy. Vừa nói chuyện tôi vừa rút 100.000 đồng ra khỏi nắm tiền vợ vừa đưa cho mình, cẩn thận cất dấu rồi trả lại cho vợ: Em cầm lấy tiền, vào gửi lưu ký cho anh, trong tù anh không được dùng tiền nên tiền phải gửi qua lưu ký. Hay em nhờ anh Thu và chú Huy đây cầm rồi khi khác vào gửi cho anh.

Vợ tôi nhận lại tiền và gửi điều tra viên tên Phan Đình Huy đang ngồi giám sát cuộc trò chuyện của gia đình tôi. Khi đếm lại tiền, thấy thiếu 100.000đ, vợ tôi thắc mắc không hiểu sao lại thiếu tiền. Tôi ra hiệu cho vợ là mình đã lấy, nhưng vợ tôi không hiểu nên lại hỏi lớn: Anh lấy 100.000đ rồi hả? Tôi nháy mắt ra hiệu nhưng miệng thì nói: Anh lấy làm gì? Vào đó có dùng được đâu mà lấy. Tôi mong vợ tôi hiều ý mình, nhưng vợ chẳng để ý, cô tiếc 100.000 nên cứ loay hoay tìm kiếm. Thấy thương vợ nhưng không biết phải làm sao tôi đành im lặng. Con trai tôi nói với điều tra Huy để xin chụp một tấm hình của tôi nhưng điều tra không đồng ý. Chia tay tôi, vợ và các con gạt nước mắt quay về còn tôi lại trở về nhà giam.

Về tới buồng giam, thấy không khí vốn đã ngột ngạt lại càng thêm ngột ngạt. Tôi không nói cho ai biết là mình vừa đi gặp người thân về, nên quản giáo và các bị can trong buồng chỉ cho rằng tôi vừa bị đưa đi cung về. Cửa buồng giam đóng lại. Anh Nguyễn Sỹ Hùng buồng trưởng bắt đầu nguyền rủa chỉ trích tôi gay gắt. Anh nói tôi phải tự biết mình là ai và đang ở đâu chứ. Anh nói rằng: Mày ở ngoài đấu tranh thế nào tao không biết, nhưng đã vào đây thì phải biết thân biết phận chứ, chỉ có gói dầu ăn thôi mà mày làm lớn chuyện để cán bộ soi cả buồng. Vì mày mà hôm nay buồng này bị cắt thuốc lào rồi. Hôm nay cán bộ gọi tao ra chửi một trận, ông ấy bảo rằng tao không biết dạy mày, để mày chống đối cán bộ. Nếu mày còn như vậy nữa đừng trách bảo sao anh không nói. Đấu tranh cái gì chúng mày! Chúng mày chỉ là bọn phản động chống đối chính quyền, vào đây rồi mà còn giữ thái độ đó thì chỉ có khổ thân thôi. Thấy không khí buồng giam căng thẳng nên tôi không tranh cãi lại ạnh Hùng làm gì, mà chỉ nói qua để anh biết: Mặc dù gói dầu ăn chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đối với em thì dù lớn dù nhỏ cũng là quyền lợi của chúng ta, không ai có quyền cắt xén với bất cứ lý do gì. Cán bộ cắt thuốc lào buồng giam này không cho các anh em thuốc lào nữa thì thôi chứ có sao, nếu vài ba ngày không có thì chừa luôn đi cho khỏe. Thấy tôi nói vậy, anh Hùng lại căng thẳng nói: Mày mà không tìm cách để anh em buồng này có thuốc lào hút thì phải liệu đó.

Sáng ngày hôm sau tôi láy tờ 100.000 đồng mà tôi đã cất dấu đưa cho Sơn đen và nói: Tình hình này có vẻ căng thẳng đây! Anh có 100.000đ chú cầm có thể “đi chợ” với ai đó cho anh em mua được gì thì mua. Sơn nói: Anh đưa đây em, nếu hôm nay ông Thông quản giáo nhà A1b mà xuống đây em sẽ đưa cho ông ấy để mua thuốc lào. Tôi đưa cho cho Sơn tờ tiền mà tôi định để dành nhờ người mua giúp mấy cái dao cạo, nhưng thấy anh em có vẻ oán trách mình nên để họ mua thuốc lào họ hút cho xong. Không ngờ hôm đó quản giáo Thành nghỉ trực nên có người khác trực thay. Quản giáo nhà A1b là Nguyễn Trung Thông cũng nghỉ (Quản giáo Thông vẫn thường hay bán trộm thuốc lào cho các bị can nhà A1a). Vậy nên Sơn không mua được thuốc lào. Buổi trưa, vào lúc đóng cửa buồng, Anh Hùng gọi riêng cán bộ trực thay lại và đưa tờ tiền nhờ người này mua thuốc nhưng cán bộ này không nhận. Không biết có phải do quản giáo Thành bật đèn xanh không nhưng ngày hôm đó buồng chúng tôi không được bơm nước. Tôi hỏi cậu Ngọc Anh sao không bơm nước cho phòng chúng tôi, thì cậu trả lời là máy bơm hỏng. Trời nắng nóng nước tắm không có, nước sinh hoạt cũng không, buồng giam bốc mùi hôi thối. Ăm cơm trưa xong cũng không có nước rửa bát. Bữa chiều khi chia rau cho chúng tôi, cậu vệ sinh trưởng mang rau tới, tôi nói với cậu ta rằng buồng chúng tôi không có nước rửa bát, nên bây giờ không có chậu để đựng rau, đề nghị cậu báo cán bộ mở của buồng cho chúng tôi đi xách nước về sinh hoạt. Cậu ta không biết đã nói với cán bộ chưa nhưng chẳng thấy cán bộ động tĩnh gì. Thấy tình hình càng ngày càng căng thẳng, bởi các bị can trong buồng đều đổ hết lỗi lên đầu tôi, họ tin rằng chỉ vì tôi đã phản đối quản giáo chuyện dầu mỳ tôm hôm trước nên khiến họ phải chịu khổ theo. Chúng tôi không có đồ để đựng rau, nên cậu vệ sinh trưởng lại nói: Buồng 8 có lấy rau không? Nếu không lấy là tôi đổ đi để lấy thùng này. Tôi nói: Chúng tôi có lấy nhưng không có cái đựng, để nghị các cậu bơm nước cho chúng tôi rửa chậu và bát thìa mới có cái để dùng buổi tối. Cậu Ngọc Anh văng tục chửi tôi và giơ nắm tay đấm tôi qua song sắt, nhưng không trúng. Tôi bực mình gọi quản giáo trực thay lại báo cáo sự việc. Cán bộ này còn trẻ, tên là Trung. Đi lại buồng 8 hỏi có chuyện gì đấy? Tôi đã trình bày lại chuyện buồng chúng tôi bị cắt nước, tôi thắc mắc lại bị cậu Ngọc Anh vệ sinh trưởng dọa đánh. Thay vì giải quyết chuyện nước nôi cho chúng tôi thì quản giáo Trung lại quát nói: Tờ tiền đâu đưa ra đây! Các anh đã vi phạm nội quy, lưu trữ tiền mặt. Quản giáo chỉ vào mặt anh Hùng và nói: Thằng buồng trưởng đưa tờ tiền ra đây. Anh Hùng chỉ vào Sơn đen, Sơn đen run run vào lận cạp quần lấy tờ 100.000đ đưa cho quản giáo. Quản giáo Trung mở cửa buồng đưa Sơn ra ngoài lấy lời khai và lập biên bản vi phạm. Sơn khai là tiền của tôi gửi, nên cậu ấy được cho vào. Quản giáo lại buồng chỉ vào mặt tôi quát: Mày đã vi phạm nội quy trai giam mà còn to miệng, tao sẽ báo việc này với Ban giam thị.

Vậy là một ngày trôi qua nữa không khí hết sức nặng nề, lại thêm buồng giam không có nước để làm vệ sinh nên nồng nặc mùi nước tiểu, mùi hơi người khiên càng thêm ngột ngạt. Anh Hùng bực tôi lắm nhưng không dám đánh tôi mà chỉ dùng những lời nguyền rủa và trách móc. Sang ngày mai, quản giáo Thành đi làm trở lại. Quản giáo gọi tôi ra và hỏi: Anh lấy đâu ra tiền mặt mà tàng trữ vậy? Tôi trả lời: Nhưng cán bộ cũng đã biết! Tôi bị giam đã hơn bốn tháng nay, chưa gặp gia đình (Việc tôi gặp gia đình năm bên ngoài trại giam nên quản giáo và trại giam không biết), hơn nữa khi vào đây tôi đã bị kiểm tra rất kỹ rồi, thì làm sao có tiền được. Quản giáo hỏi tiếp: Vậy 100.000đ hôm qua anh lấy đâu ra. Tôi trả lời: Sáng nay tôi nhặt được trước của buồng giam, tôi không biết của ai, nên đưa cho anh Hùng buồng trưởng cầm để nộp cán bộ, nhưng khi gọi cán bộ Trung để nộp thì cán bộ lại không nhận, chiều qua lấy cớ tôi thắc mắc chuyện nước nôi nên cán bộ Trung làm lớn chuyện lên. Quản giáo Thành hạ giọng nói: Anh nói vậy thì tôi biết vậy, nhưng tôi tin rằng chẳng có ai đánh rơi tiền trước buồng giam cho anh nhặt! Thôi chuyện đó tôi cho qua, nhưng tôi nói để anh biết, tôi không muốn làm khó dễ gì anh đâu. Anh phải hiểu rằng từ khi anh vào đây tới giờ tôi đối xử với anh ra sao chứ. Trong thời gian mới vào sự việc còn phải theo dõi nên ban giám thị chỉ đạo phải giam anh trong buồng 9 có camera theo dõi. Thấy anh sống có kỷ luật tốt, tôi cũng quan tâm tới anh, nên mùa này nắng nóng tôi đã đề nghị ban giám thị cho anh sang buồng 8 rộng và thoáng hơn. Anh không hiểu cho tôi mà còn gây ra căng thẳng. Tôi trả lời, tôi cám ơn cán bộ đã suy nghĩ tốt cho tôi, nhưng tôi không hiểu sao ông lại thu dầu ăn của chúng tôi? Quản giáo nói: Lâu nay anh ở buồng 9 có điện sáng nên không biết, các buồng khác họ hay lấy dầu ăn trong gói mỳ để thắp đèn, các cán bộ trực đêm phản ánh lại nên tôi phải thu ra, tránh các anh vi phạm làm ảnh hưởng tới tôi. Nếu các anh ăn thì ai cấm làm gì, nhưng tại các anh không ăn mà để đốt đèn.

Tôi nói vậy thì cán bộ nhắc nhở để mọi người biết chứ, nếu họ tái phạm thì hãy thu ra chứ. Đằng này quản giáo làm vậy tôi thấy hơi quá đáng. Quản giáo nói: Nhà giam này đâu phải chỉ có mình anh, phạm nhân nhiều người nhiều kiểu khác nhau, tôi đã 30 năm trong nghề nên tôi biết. Anh không hiểu cho tôi mà lại làm lớn chuyện. Tôi thấy cán bộ Thành nói thật lòng và dường như ông cũng hiểu được gì đó về tôi nên cũng đang tìm cách để tình hình bớt căng thẳng. Tôi nói: Tôi thành thật xin lỗi cán bộ về chuyện gói dầu ăn hôm qua, nếu tôi làm cán bộ buồn, mong ông bỏ qua, nhưng hy vọng ông xem xét lại lời đề nghị của tôi, đừng để mấy cậu vệ sinh tự ý cắt nước hay làm gì gây khó cho buồng giam chúng tôi, nếu tình trạng này kéo dài thì ông biết rằng tôi không thể ngồi im. Quản giáo Thành nói thôi anh về buồng đi, lần sau rút kinh nghiệm có gì cứ ra ngoài gặp tôi trao đổi, đừng làm lớn chuyện trước mắt các bị can khác. Sau buổi nói chuyện ngắn với quản giáo Nguyễn Văn Thành, tôi thấy quản giáo đã có cái nhìn tốt về tôi và thực ra ông cũng không muốn căng thẳng với tôi, nhưng buộc ông phải làm vậy để lấy uy mà trị những tù phạm khác.

Tôi trở về buồng giam, vòi nước bơm đang chảy vào bể, mọi sinh hoạt trong buồng trở lại bình thường. Gói dầu ăn của buồng chúng tôi từ đó không bị thu ra nữa. Không khí buồng giam số 8 dần vui vẻ trở lại. Tạ ơn Thiên Chúa đã thương xót.

(Còn nữa!)

Thanh Hóa, ngày 22/07/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716


Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 14 2014, 12:44 PM
Post #14


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 14)


"Buồng trưởng Nguyễn Sỹ Hùng"

Tháng ngày cứ chầm chậm trôi qua, vậy là tôi đã làm quen với: "căn hộ mới” với những người bạn tù lần lượt thay nhau, người bị đưa đi xử và chuyển trại, người mới bị bắt lại nhập vào. Anh Hùng buồng trưởng cũng không còn căng thẳng với tôi nữa, vì mọi chuyện đã ổn định trở lại.

Các anh em trong buồng giam bắt đầu quý trọng tôi, khi nghe tôi kể cho họ nghe những câu chuyện trong Kinh thánh, từ câu chuyện Sáng tạo, chuyện Sa ngã của loài người, rồi chương trình cứu chuộc nhân loại của Thượng đế, tới câu chuyện về cuộc đời vua Đa-Vít tới chuyện Chúa Giê Xu bị khổ hình và sống lại từ kẻ chết. Cứ tối lại là tôi lần lượt kể cho mọi người nghe từ 1 tới 2 câu chuyện. Mặc dù anh Hùng rất ghét nghe những câu chuyện tôi kể, nhưng các anh em khác thì lại thích nghe. Họ chăm chú lắng nghe, có hôm anh Hùng quát tôi và bảo: Thôi! Mày im đi; đừng truyền đạo ở đây. Tao mà báo cán bộ là mày chết đấy. Mấy bị can khác thấy anh Hùng nói vậy họ phản đối lại: Ai truyền đạo đâu mà truyền đạo? Những câu chuyện này nghe hay mà có ý nghĩa cho cuộc sống, ông không nghe thì nút tai lại.

Không biết từ bao giờ, anh Hùng tuy mang tiếng là trưởng buồng nhưng chẳng ai trong buồng nể sợ, hầu hết mọi người liên kết lại với nhau, thực hiện quyền dân chủ trong buồng. Anh Hùng không có quyền quyết định gì nữa. Nhưng tính nào tật nấy, thấy mất uy tín với những người cũ trong buồng, khi có bị can mới bị bắt đưa vào buồng là anh Hùng ra tay uy hiếp để đe dọa làm họ sợ.

Tôi nhớ có lần anh Nguyễn Hữu Phương người xã Tiên Kỳ huyện Tân Kỳ mới vào. Anh Hùng làm thủ tục thông tai thông ngực, rồi uy hiếp anh, có hôm lấy nước nóng pha mỳ tôm còn dư, dùng để pha nước chè. Anh Hùng sai anh Phương mang ủ trong chăn. Anh Hùng vô tình kéo chăn làm đổ nước. Vậy là anh Hùng đổ lỗi cho anh Phương. Buổi trưa vừa đóng cửa buồng, anh Nguyễn Sỹ Hùng buồng trưởng bắt anh Phương ngồi xuống Xa lộ hai tay úp xuống, mông ngồi chận lên, rồi bắt anh Phương tự đập đầu vào bục nằm. Anh Phương buộc lòng phải tự đập nhè nhẹ vào bục. Tôi nói với anh Hùng rằng: Việc nước chè bị đổ không phải do lỗi của anh Phương mà là do anh Hùng kéo chăn đổ, anh Hùng bực lên túm tóc gáy anh Phương đập mạnh đầu anh ấy xuống bục. Miệng nói: Sao mày lại ủ nước vào chỗ tao nằm nên tao mới lôi đổ?. Anh Hùng đập đầu anh Phương liên tục ba lần vào bục, máu chảy lai láng trên mặt mới thôi.

Buổi chiều quản giáo Thành mở cửa buồng thấy trán anh Phương có vết thương nên hỏi: Thằng Phương bị sao vậy? Anh Hùng nhanh nhảu trả lời: Dạ tối hôm qua trời tối quá nó mới vào buồng chưa quen lối đi nên bị trượt chân ngã, đầu đập vào cạnh bể nước. Quan giảo hỏi anh Phương: Có phải vậy không Phương? Anh Phương trả lời: Vâng ạ! Quản giáo không tin và nói: Trượt gì mà trượt. Thằng Hùng già lát nữa ra gặp ông nhé. Còn thằng Phương từ này ngồi trong buồng, đừng ra ngoài này lỡ có Ban giám Thị hay Viện tới mà thấy thì chết.

Một lát sau quản giáo cho người tới mở cửa và gọi anh Hùng ra ngoài gặp, chắc là để nhắc nhở việc đánh anh Phương làm chảy máu trên trán (Ở trong tù, quản giáo có thể bật đèn xanh cho các buồng trưởng thủ tục các bị can mới vào nhưng không được để lại vết tích). Sau lần đó anh Hùng có vẻ đỡ đánh đập hay uy hiếp anh em hơn. Có lần cậu Lê Văn Dũng người xã Diễn Xuân huyện Diễn Châu vào buồng, sau những thủ tục nhập buồng, anh Hùng thấy Dũng hiền lành hơi khờ khạo nên hay bắt nạt nhưng không đánh vào mặt như đã đánh anh Phương. Anh kiếm cớ gây sự. Dũng mới vào buồng nên phải chịu trách nhiệm rửa bát. Có hôm anh Hùng cầm cả chậu bát lắc vào hô vộ sinh, rồi bắt Dũng quỳ gối trong đó. Anh Hùng nói rằng Dũng rửa bát không sạch. Vậy là ngoại trừ tôi ra, không một bị can nào vào buồng 8 mà không bị anh Hùng hành hạ.

Cậu Sơn đen kể lại, khi mới vào buồng vào lúc trời rét mà anh Hùng bắt cậu Sơn cởi trần, quỳ gối gục đầu vào hố vệ sinh đếm từ 1 tới 1000 rồi lại đếm từ 1000 lùi lại 1. cứ đếm đi đếm lại như vậy cả buổi trưa. Anh Hùng cho một người ngồi cạnh, nếu thấy Sơn dừng đếm thì lấy nước dội lên đầu. Bởi cách đối xử tàn nhẫn của anh Hùng với mọi người nên ai cũng ghét. Có lần cậu Sơn Đen và cậu Phú người Thanh Chương bàn nhau trùm chăn lại đập cho anh Hùng một trận, nhưng tôi can họ ráng bỏ qua, vì họ cũng sắp ra Tòa và chuyển đi nơi khác rồi. Lại có lần Cậu Trần Văn Thiện và cậu Nguyễn Văn Phúc người Tân Kỳ, cùng nhau phản kháng lại anh Hùng khi anh Hùng chưởi Thiện mà lôi cả bố mẹ Thiện ra để chưởi tục. Hai cậu này túm tay túm chân anh Hùng nhưng chưa đánh. Tôi bảo họ dừng lại, phải kiềm chế nếu không lại lôi thôi. Tuy chưa đánh anh Hùng nhưng kể từ đó anh Hùng không dám thể hiện cái uy trưởng buồng. Mọi sinh hoạt mua bán, anh em đều hỏi ý kiến của tôi. Họ xem tôi như một người điều hành sinh hoạt trong buồng.

Đối với các bị can trong buồng, anh Hùng là một tay độc ác, đối với cán bộ thì anh ta lại là một con Thỏ hèn nhát. Anh Hùng nghiện nước chè, nên tối nào cũng lúi húi đun nước để pha trà. Buồng chúng tôi có một cỗ bài Tú lơ khơ nên tối chúng tôi lại thắp đèn để đánh bài quỳ giết thời gian. Dùng dầu ăn trong gói mỳ tôm, và có hôm nhịn ăn miếng thịt khẩu phần ăn bữa trưa, tối lại đốt lấy mỡ để thắp đèn. Một hôm, buồng chúng tôi mua một cái xô nhựa dùng để đựng nước. Tối lại anh Hùng lấy cái quai xô để làm nhiên liệu đun nước. Sáng mai ra, vô tình khi mang xô ra đựng nước uống, bị quản giáo phát hiện xô không có quai, nên hỏi anh Hùng: Thằng Hùng này mày ăn quai xô hay sao mà mới mua hôm qua, mà hôm này đã mất quai rồi? Anh Hùng luống cuống chỉ sang tôi: Ông hỏi thằng Tôn này. Cán bộ hỏi: Quai xô đâu anh Tôn? Tôi trả lời: Chúng tôi cắt ra để mài tăm và móc tai rồi. Quản giáo nói: Vậy còn lại đưa ra đây. Làm tăm thì sao hết cả quai xô được!? Tôi trả lời: Sáng này đã vứt cả vào soạt rác rồi cán bộ ạ. Quản giáo gọi người cầm chìa khóa tới, bất ngờ mở cửa buồng để vào trong kiểm tra. Vào nới, phát hiện hai chai nhựa anh Hùng dùng đun nước còn buộc vào nhau, treo trên bức tường lửng trong hố vệ sinh. Quản giáo cầm hai chai nhựa đen xì quắc vào cổ anh Hùng và bắt đi khắp cả dãy nhà giam. Khi đi khắp vòng trở về. Anh Hùng vẫn đeo hai chai nhựa đứng vào hàng. Quản giáo Thành không nói: Thằng Hùng xong rồi, lần lượt tới thằng tiếp theo, cả 6 thằng mỗi thằng đi một vòng. Anh Hùng cầm chai đó đeo vào cổ tôi, nhưng tôi gạt ra và cầm lấy hai cái chai, quấn dây lại ném vào soạt rác và nói: Báo cáo cán bộ; nếu cán bộ xét thấy chúng tôi vi phạm kỷ luật tới đâu thì cứ xử lý theo quy định, còn dùng nhục hình xỉ nhục chúng tôi thế này tôi không chấp nhận. Quản giáo nhìn tôi cười và cho cả buồng vào trong. Vào buồng mấy anh em khác bảo nhau: May mà chúng ta đứng sau anh Tôn, không thì hôm nay phải chịu nhục quá.

Lại nói lại về anh buồng trưởng Nguyễn Sỹ Hùng: Anh Hùng sinh năm 1958 quê ở Nghi Lộc Nghệ an. Vào khoảng năm 1980 trong thời gian đang làm nghĩa vụ trong quân đội, nhân dịp về phép cưới vợ. Anh Hùng mang theo về một con Lê đi chơi ở đâu anh cũng mang theo. Một một buổi tối do có mâu thuẫn trong xích mích khi đi xem chiếu phim màn ảnh rộng, anh đã dùng Lê đâm chết một người. Vì vụ đó anh bị đưa ra tòa anh binh tước quân tịc và xử tù với mức án Trung thân. Thi hành án được 10 năm tại trại giam số 3 Tân Kỳ khi anh vừa mới được giảm án từ trung thân xuống 30 năm thì anh trốn trại tù. Chuyến vượt ngục của anh đã thành công, anh vào Đắc Nông thay tên thành Nguyễn Đức Vinh> Anh lấy vợ và lập nghiếp tại Đắc Nông, với giấy tờ giả đó anh đã khoác cho mình chiếc áo đảng viên đảng Cộng sản, một Cựu chiến binh Việt nam. Anh Hùng đã làm tới chức chủ tịch hội cựu chiến binh xã và đang được giới thiệu ra ứng cử chức Chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Vào một ngày định mệnh, khi anh đang ngồi họp trong văn phòng của Ủy ban nhân dân xã thì bất ngờ lực lượng công an ập vào đọc lệnh bắt khẩn cấp, họ đưa anh về trại 3 Tân kỳ, nời anh đã từ đó trôn đi. Tại đây họ kỷ luật anh với hình thức cùm chân. Không biết anh bị cùm chân bao lâu, nhưng khi đưa về trại tạm giam thì chân anh đang bị léo sâu tới tận xương, gia đình phải gửi thuốc kháng sinh vào để anh uống. Khi xem bản kết luận điều của anh tôi mới biết ngoài việc giết người trong nông nổi thiếu hiểu biết thời thanh niên (như anh đã từng nói), thì sau khi trốn trại “thành công” anh đã có 20 năm để gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi với gia đình, quê hương và đất nước. Vì muốn trốn tránh sự tuy nã của công an mà anh đã nguy tạo giấy tờ giả. Thậm chí còn làm cán bộ hội Cựu chiến binh, làm chế độ chính sách giả để nhận không tiền huân huy chương của nhà nước.

Ai? Ai có thể giúp Nguyễn Sỹ Hùng lột xác thành Nguyễn Đức Vinh? Ai đã bao che cho một tên tù trốn trại? Nếu không có việc đưa con gái của anh Hùng về quê Nghệ an sống với bà nội rồi vào nhập học trong một trường đại học ở Vinh thì chắc có lẽ chẳng ai lần ra Nguyễn Sỹ Hùng đâu cả. Tuy nhiên công sức truy tìm để bắt được anh Nguyễn Sỹ Hùng là đáng được ghi nhận, nhưng tôi lại thấy thất vọng vô cùng khi mà nghe anh Hùng nói rằng gia đình đã bỏ ra tới bốn trăm triệu đồng để chạy án cho anh lần này. Đáng lẽ vụ án trốn trại của anh sẽ được thụ lý bởi cơ quan công an huyện Tân kỳ, nơi anh đã trốn trại nhưng do gia đình có quan hệ với Viện kiểm sát tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Nghệ an nên hồ sơ của anh đã được chuyển lên tỉnh để lược bỏ những tình tiết quan trọng, Anh nói với chúng tôi rằng: Nếu các Sếp tại Viện Kiểm sát và Cơ quan CSĐT tỉnh mà không lược bỏ những tình tiết quan trọng khỏi vụ án và xử anh với mức án nhẹ thì chính họ cũng sẽ dính líu vào vụ án, Bởi trong hai cơ quan này có người đã âm thầm tiếp sức cho anh lột xác và họ cũng đã nhận của anh khá nhiều tiền từ trước tới nay, nên nay việc “giúp” anh Hùng cũng chính là họ đạng tự cứu mình.

Anh Hùng đã không bị truy tố các tội danh như: Lừa đảo, Giả mạo giấy tờ… Hay bất cứ một tôi danh nào mà chỉ bị xử với tội trốn trại, theo anh dự đoán thì anh chỉ bị xử mức an 4 tháng tù giam về hành vi trôn trai. Mà thức ra khung hình phạt của tôi danh này nhẹ nhất là từ 6 tháng tới 3 năm. Chúng tôi không ai tin rằng anh lại chỉ xử nhẹ dưới khung hình phát. Nhưng anh Hùng cứ khăng khăng khẳng định rằng: Tạo nói thật với chúng mày; trong xã hội này chẳng có gì là không thể. Cứ có tiền có quyền là giải quyệt được.

Có lần tôi thẳng thắn nói với anh Hùng: Xã hội này còn tồn tại những người như anh và những kẻ mà anh mua chuộc thì không bao giờ tốt đẹp được. Mà một khi đảng Cộng sản còn cầm quyền thì không thể nào diệt trừ được loại người đang ngày đêm làm hại Đất nước và Nhân dân. Tôi đọc một đoạn Kinh Thánh trong Thi thiên cho mọi người trong buồng nghe.

“ Phước cho người nào chẳng đi theo mưu kế của kẻ ác, chẳng đứng trong đường tội nhân, không ngồi chổ kẻ nhạo báng. Nhưng vui vẻ về luật pháp của Đức Giê Hô Va ( Đức Chúa Trời) và suy ngẫm luật pháp ấy ngày và đêm. Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước. Sinh bông trái đúng mùa đúng tiết, Mọi việc người làm đều được thịnh vượng. Kẻ ác chẳng như vậy đâu. Nhưng chúng khác nào rơm rác gió thổi bay đi. Vì thế, kẻ ác chẳng đứng nỗi trong ngày phán xét, tội nhân cũng không được vào hội người Công chính. Vì Đức Giê Hô Va, biết đường lối người công chính, nhưng đường lối kẻ ác sẽ bị diệt vong”. (Thi 1:1-6)

Thanh hóa ngày 27/07/2014


Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 14 2014, 12:46 PM
Post #15


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 15)


Có phải họ đã “gắp lửa bỏ tay người”?

"...Tháng 8 ở Miền Trung thời tiết thất thường luôn rình rập muốn đổ lên đầu người dân nơi đây những “cơn giận của Thượng Đế”. Tháng 8 ở Việt Nam khi mà ngày khai sinh chế độ Cộng sản Việt Nam và cũng là ngày khai tử cha đẻ của nó sắp tới, không biết còn có bao nhiêu người dân thường bỗng dưng trở thành tội phạm khi mà Đảng tiếp tục phát động “thi đua lập thành tích để chào mừng…”?"

Thật đúng như câu ca mà người xưa truyền lại “Tháng tám năng nám trái Bưởi”, thời tiết vùng Nghệ An thuộc Miền Trung Việt Nam vào tháng 9, tức tháng 8 âm lịch, rất thất thường, khi nắng khi mưa. Khi nắng thì nắng “cháy da người”, khi mưa thì “Mưa thối đất luổn cỏ”.

Vào một buổi chiều cuối tháng 9 buồng chúng tôi đón nhận thêm một thành viên mới. Cậu tên là Lê Văn Dũng, quê ở xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, Nghệ An, quê hương của cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển. Lê Văn Dũng, sinh năm 1977, kém tôi 6 tuôi. Dũng có nước da ngăm đen, dáng người cao mảnh khảnh, với khuôn mặt khắc khổ của một người nông dân thứ thiệt. Bước vào buồng giam, Dũng khúm núm ôm bọc tư trang đầu cúi xuống chào chúng tôi. Không biết vì lý do gì mà bắt đầu từ khi Dũng bước vào buồng thì vẻ mặt của anh Nguyễn Sỹ Hùng đã thấy gầm gừ như muốn ăn tươi nuốt sống cậu ta. Cửa buồng giam đóng hẳn sau 16h ngày hôm đó. Anh Hùng tiến hành làm “thủ tục nhập buồng” cho Dũng. Sau khi trải qua những thủ tục “Bắt buộc” màu da đen xám nắng của Dũng trở nên xanh dợt vì sợ hãi. Mặt Dũng tái nhợt khúm núm run rẩy vì lo sợ. Dũng được anh Hùng xếp cho nằm ở cuối bục, gần hố vệ sinh.

Sáng ngày hôm sau, thấy Dũng có vẻ sợ hãi rụt rè, tôi tìm cách tiếp cận để tâm sự, tạo cho Dũng một không khí thân thiện. Thấy tôi gần gũi trò chuyện tâm tình, Dũng có vẻ an tâm hơn. Kể từ hôm đó tôi đổi chổ nằm lại nằm gần Dũng để có thể an ủi và âm thầm cầu nguyện cho Dũng. Dũng nói với tôi: Anh ơi! Ngực em đau lắm, hình như mấy cái xương ngực gãy hết hay sao ấy? Sau trận đòn nhập buồng em thấy rất khó thở và các xương ngực rất đau, rờ tay vào lại càng đau anh ạ. Tôi chia sẻ cho Dũng về niềm tin nơi Thiên Chúa, quyền năng của Ngài và đặt tay cầu nguyện cho Dũng để hy vọng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài chữa lành cho Dũng. Nhiều đêm, khi tôi tỉnh giấc, thấy Dũng đang ngồi thù lù khóc thút thít. Tôi hỏi Dũng: Sao vậy em? Nằm ngủ đi chứ! Em cứ thế này nếu anh Hùng mà biết lại khổ thân em ra. Có gì khiến em buồn thì hãy chia sẻ cho anh biết. Tôi lại đặt tay cầu nguyện cho Dũng và khuyên cậu ấy nằm xuống ngủ. Ngày tháng cũng dần trôi qua, Dũng quen dần với cuốc sống lao tù. Dũng bắt đầu tâm sự với tôi về cuộc sống gia đình của Dũng.

Dũng nói rằng gia đình Dũng nghèo lắm. Vợ Dũng thì bệnh tật đau ốm liên miên. Dũng có 2 cô con gái. Bé lớn học lớp 2, bé nhỏ còn học mầm non. Gia đình nội ngoại hai bên đều nghèo. Vợ chồng Dũng phải bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Ngoài việc làm mấy sào ruộng, vợ Dũng tuy hay ốm đau nhưng vẫn cố gắng xin đi làm phụ cho một xưởng mộc gần nhà. Khi ốm thì nghỉ, khi khỏe thì đi cò Giấy Ráp trên các sản phẩm mộc. Mỗi ngày chủ xưởng trả cho 50.000 đồng. Dũng đi làm thuê khắp nơi, nhưng không đi đâu lâu được, vì hoàn cảnh éo le của gia đình. Cuôi cùng, cậu chọn làm nghề xe ôm để vừa tranh thủ kiếm tiền vừa gần gũi vợ và các con, khi họ cần chăm sóc. Dũng mua lại một chiếc xe máy cũ với giá 2 triệu đồng. Mỗi khi có thời gian thì tranh thủ ra Ngã ba Cầu Bùng đứng bắt khách. Dũng nói: Em không phải là dân xe ôm chuyên nghiệp nên khi tới Ngã ba này bắt khách cũng không ai cho, vì là “lãnh thổ” của người khác. Nếu muốn gia nhập cùng để làm ăn tại đây thì phải có tiền để xin nhập hội với họ, nhưng em không có tiền vả lại em chỉ đi tranh thủ chứ không chuyên nghiệp nên nếu bỏ tiền xin nhập hội xe ôm cũng lãng phí. Vậy nên em chỉ lén lút đứng ở những nơi mà những dân xe ôm chuyên nghiệp không đứng và chở khách với giá rẻ.

Khổ thân em! Vào một ngày gia đình bên ngoại có giỗ, em bảo ba mẹ con cứ sang ngoại trước, để em ra đường may ra kiếm được khách lấy tiền đi đám. Vừa ra tới Nga ba Cầu Bùng, được khoảng 15 phút, có một người khách đeo khẩu trang bịt kín mặt lại hỏi giá đi Cầu Dinh. Em bảo anh giá 60.000 đồng. Anh ta đồng ý lên xe. Em đưa mũ bảo hiểm cho anh ta đội và đi luôn, lòng thầm mừng vì đã có tiền chi cho đám giỗ 50.000 đồng, còn 10.000 mua xăng. Khi chạy gần tới Cầu Dinh. Người khách nói với em: Anh cho tôi gửi gói thuốc lá, tôi có điện thoại. Miệng nói, tay anh ta đút gói thuốc lá vào bao áo em, rồi rút điện thoại nghe. Em vô tư không nghĩ ngợi gì.

Đi thêm một quãng, anh ta bảo em dừng xe. Xe vừa dừng lại thì thấy Công an ập tới, trật tay em ra phía sau, họ lục túi áo em lôi ra gói thuốc lá mà người khách mới đút vào. Công an kiểm tra thì thấy trong gói thuốc có 12 điếu thuốc lá và một gói bột màu trắng, mà theo họ thì đó là hê-rô-in.

Em hốt hoảng nói: Tôi không biết gì, gói thuốc này là của người khách ngồi sau tôi đút vào. Công an nói: Người anh nói đâu rồi? Em quay lại phía sau thì người khách đã biến đi đâu không rõ. Vậy là em mất luôn cả cái mũ bảo hiểm mới mua 100.000 đồng. Không tìm được người ngồi sau, công an gọi một số dân chúng có mặt tại đó tới làm chứng về việc em có tàng trữ hê-rô-in trong người, sau đó bắt em về công an huyện Diễn Châu.

Tại đây em khóc kêu oan, nhưng bị họ đánh rất đau nên em sợ lắm. Sau đó họ cho một công an đứng tuổi tới nói chuyện nhẹ nhàng với em, người này khuyên em nên nhận tội, anh ta sẽ tìm cách cho em sớm được về với gia đình. Em nói: Nhưng em không biết gì về hê-rô-in và em bị người khách kia bỏ vào bao thì nhận tội sao được? Muốn khai cũng có gì để mà khai. Người công an kia nói: Anh sẽ giúp em: Em cứ làm theo những gì anh hướng dẫn là được. Em tin những gì anh ta nói nên chấp nhận. Vậy là anh ấy đọc cho em viết theo những gì anh ấy đã chuẩn bị trước. Vậy là sau khi em viết xong “bản tự nhận tội”. Họ ra lệnh tạm giam em và sau đó chuyển em xuống đây.

Tôi bảo Dũng: Vậy thì khi ra Tòa án em hãy phản cung và phủ nhận bản cung đó, em hãy nói hết nội dung câu chuyện mà em vừa nói với anh cho Toà nghe. Dũng nói: Chẳng được đâu anh! Em học hành chẳng tới đâu, lỡ ra Tòa phản cung, họ bực mình lại tăng thêm cho vài năm tù nữa thì em chết mất: Chắc án em cũng chỉ khoảng 2 năm, em cố gắng cải tạo tốt thì có thể được giảm 3 tháng, thôi em chấp nhận cho xong anh ạ, coi như đây là một kiếp nạn vậy. Em tin anh nên kể cho anh nghe, khi nào về anh nhớ cố gắng làm gì đó có thể mình oan cho em nhé.

Thương Dũng quá nhưng tôi chẳng biết phải làm sao. Mặc dù không biết câu chuyện Dũng kể chính xác bao nhiêu phần trăm, nhưng qua quan sát Dũng sống trong buồng thì tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng vào thời điểm đó Dũng không phải là người nghiện ma túy. Ngay cả thuốc lá thuốc lào cậu cũng không biết hút. Dũng không hề có biểu hiện của một con nghiện như nhiều người khác. Dũng không phải là người nhạy bén, “khôn khéo” như những người khác. Cậu chân chất thật thà đúng bản chất của một nông dân, bởi vậy nên anh Hùng hay bắt nát cậu, mỗi khi bị anh Hùng uy hiếp thì tôi đều phải lên tiếng để bảo vệ.

Chắc bây giờ Dũng đã hết án trở về nhà, không biết Dũng có còn nhớ tới tôi không! Tuy nhiên tôi vẫn còn canh cánh trong lòng lời hứa của mình đối với Dũng. Theo tôi nghĩ thì Dũng chính là nạn nhân của căn bệnh thành tích trong ngành Công an Việt Nam. Trong những dịp Tết Nguyên Đán, hay 30/4 hoặc 02/09 hay bất cứ một dịp nào đó, các đơn vị đều phát động “Lập thành tích chào mừng…” và chỉ tiêu được đặt ra cho các tổ công tác. Bởi vậy, để đạt được chỉ tiêu, các tổ công tác buộc phải tìm mọi cách để tạo ra những vụ án tương tự như của Dũng. Bởi lẽ những tội phạm thực sự đã được bảo kê quá nhiều nên không dễ gì bắt được.

Tháng 8 ở Miền Trung thời tiết thất thường luôn rình rập muốn đổ lên đầu người dân nơi đây những “cơn giận của Thượng Đế”. Tháng 8 ở Việt Nam khi mà ngày khai sinh chế độ Cộng sản Việt Nam và cũng là ngày khai tử cha đẻ của nó sắp tới, không biết còn có bao nhiêu người dân thường bỗng dưng trở thành tội phạm khi mà Đảng tiếp tục phát động “thi đua lập thành tích để chào mừng…”?

Thanh hóa ngày 13/8/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
Email:nguyentrungtonth@gmail.com


Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 20 2014, 10:25 AM
Post #16


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 16)


Câu chuyện của Nguyễn Đình Tình – Người bạn tù lâu nhất của tôi

"...Tình nói rằng công an điều tra treo tay cậu ta lên xà nhà, hai ngón chân cái rướn xuống thì gần chạm đất. Dùng roi điện, nịt lưng quất mạnh vào thân thể, thỉnh thoảng họ dừng lại và lại hỏi Tình về một vụ án nào đó mà họ nghi là nhóm của Tình đã tham gia...". "...Họ lột quần Tình ra, dùng bật lửa ga bật lên và đưa vào phần kiến, đốt trụi cả lông, lửa cháy xèo xèo, Tình vùng vẫy, càng vùng vẫy thì tay treo trên xà nhà càng đau..."

Vào khoảng tháng 5 năm 2011 Quản giáo Thành chuyển Nguyễn Đình Tình từ buồng 7 sang buồng 8 ở cùng chúng tôi và chuyển Thái Bá Châu từ buồng chúng tôi sang buồng 7 để lập buồng 7 làm buồng dành cho những phạm nhân ở độ tuổi dưới 18.

Nguyễn Đình Tình sinh năm 1989, quê ở xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi Tình sang buồng 8 thì anh Nguyễn Sỹ Hùng vẫn đang làm buồng trưởng. Do Tình đã ở tạm giam cũng khá lâu, nên anh Hùng không “làm thủ tục nhập buồng” mà chỉ căn dặn Tình phải “xem đó mà sống”! Ở cũng nhau được một thời gian, Tình đã nghe khá nhiều những câu chuyện Thánh kinh mà tôi vẫn hàng ngày kể cho các bị can cùng buồng nghe. Tình là người rất quan tâm tới từng nội dung câu chuyện và thường hay hỏi tôi những câu hỏi về lẽ đạo. Tình và tôi trở nên thân mật gần gũi. Tình kể cho tôi nghe rất nhiều về những câu chuyện của Tình. Trong đó có những câu chuyện mà tôi không thể nào quên. Nay xin được tóm lược lại để quý đọc giả tỏ tường.

Tình sinh ra trong một gia đình có truyền thống “Cách mạng”. Ông ngoại của Tình là cán bộ lão thành, quê ở Miền nam, tập kết ra Bắc, bố của Tình là một đảng viên đảng Cộng sản, Cựu chiến binh, thương binh, tham gia trong cuộc nội chiến tại phía Nam, về địa phương có khi làm trưởng thôn, có khi làm công an viên của xã. Tình tham gia nghĩa vụ quan sự về, gia đình cho cậu theo học trong một trường nghề tại thành phố Vinh. Tình làm quen với khá nhiều bạn bè mới và bắt đầu tham gia vào những cuộc chơi bời thâu đêm và rồi Tình bỏ học, ăn chơi lêu lổng. Tình thường cùng các bạn của mình bỏ nhà lên thành phố Vinh thuê nhà nghỉ, ngày thì đi cướp dựt dây chuyền, túi xách của người đi đường vào những giờ cao điểm. Tiền cướp được cả nhóm chi cho tiền thuê phòng và ăn chơi trác táng. Tình kể rằng nhóm bạn của cậu thường rủ thêm nhiều “bạn gái” có cả những cô nữ sinh cấp 3 tới nhà nghỉ cùng nhau dùng Ma tuy đá rồi đánh bạc và quan hệ tình dục kiểu bầy đàn.

Cuộc sống sa độ của Tình chưa lâu thì Tình và đồng bọn bị sa lưới trong một vụ cướp dây chuyền vàng. Cậu và đồng bọn bị đưa về nhà tạm giam công an thành phố Vinh. (những người tù ở đây quen gọi là Đồn thành). Tại đây nhóm của Tình bị tra tấn rất nhiều để khai thác thêm thông tin về những vụ cướp khác trong khu vực TP Vinh và các huyện lân cận. Tình nói rằng công an điều tra treo tay cậu ta lên xà nhà, hai ngón chân cái rướn xuống thì gần chạm đất. Dùng roi điện, nịt lưng quất mạnh vào thân thể, thỉnh thoảng họ dừng lại và lại hỏi Tình về một vụ án nào đó mà họ nghi là nhóm của Tình đã tham gia. Nếu thừa nhận thì họ hạ dây treo xuống cho chân chạm đất để khai báo, nếu không chịu thừa nhận thì họ tiếp tục tra tấn. Cũng có khi họ lại cho một công an có vẻ “nhân từ, hiền hậu” vào nhẹ nhàng khuyên nhủ: Hãy khai ra đi cháu, mày không khai ra thì chỉ khổ thân thôi! Mấy đưa kia khai hết rồi! Chú thương mày nên chú nói thật đấy! Nếu mày không khai thì mấy công an trẻ họ không kiềm chế được lại đánh cho khổ cái thân. Tình thú nhận rằng cậu có tham gia một vài vụ cướp gần thời điểm bị bắt, còn những vụ trước Tình không biết, vì Tình chỉ mới nhập bọn, chứ nếu biết thì chắc cũng đã khai hết ra. Ấy thế nhưng công an không tin nên họ tiếp tục tra tấn. Họ treo Tình lên xà nhà như những lần trước, đánh đập làm cho thân thể bầm dập nhưng Tình có biết gì nữa đâu mà khai!

Họ lột quần Tình ra, dùng bật lửa ga bật lên và đưa vào phần kiến, đốt trụi cả lông, lửa cháy xèo xèo, Tình vùng vẫy, càng vùng vẫy thì tay treo trên xà nhà càng đau. Khi lông cháy trụi, lửa tự tắt, họ lại tiếp tục tra hỏi Tình về một người tên là Bùi Hưng Th, Họ hỏi Tình có quen biết Bùi Hưng Th và cùng tham gia vụ cướp nào với Th không. Tình nói không biết thì họ lại bật lửa và hơ bên dưới “Ngọc hành”. Nóng quá không thể chịu nỗi, Tình đành khai đại là có quen Bùi Hưng Th, nhưng không tham gia cùng Th vụ cướp nào. Từ nhiều nguồn thông tin do khai thác từ các đồng phạm của Tình nên Công an đã phục bắt được Bùi Hưng Th trong một lần Th cùng một người khác đang đi trên thành phố Vinh. Người đi cùng Th bỏ chạy còn Th bị bắt về Đồn Thành. Tình nói rằng Th bị tra tấn rất khốc liệt. Nhiều hôm nửa đêm khi đang trong giấc ngủ thì nhà giam lại bị đánh thức vì Công an vào đưa Th đi cung. Có lần đi cùng về Th bị bất tỉnh, Công an phải dìu Th vào buồng giam và vứt xuống nền nhà. Sau mấy ngày tạm giữ, không khai thác gì được từ nơi Th nên Công an buộc phải thả Th ra. Nhưng Công an đã không bỏ cuộc, họ tiến hành phục bắt được người bạn khác của Th để tiến hành tiếp tục khai thác. Khi có được những lời khai từ những đồng phạm của Th, họ lại phát lệnh và bắt Th trở lại. Cũng vì Bùi Hưng Th không chịu khai nhận nên vụ án này kéo dài thời gian điều tra tới 8 tháng, và Tình bị chuyển về Trại tạm giam tỉnh Nghệ an ở cùng buồng với tôi tới 6 tháng.

Tình là người bạn tù lâu nhất của tôi trong thời gian bị giam giữ tại Nghệ an, cũng là người đầu tiên gọi tôi bằng “thầy”. Không biết do Tình quý trọng tôi bởi những câu chuyện tôi kể khiến Tình tỉnh ngộ, nên cậu gọi tôi như vậy để tỏ lòng tôn trọng hay cậu gọi vậy để lấy lòng tôi!? Kể từ đó các bị can trong buồng 8 đều gọi tôi bằng “thầy” một cách thân mật. Sau khi anh Hùng bị đưa đi xử và chuyển đi giam nơi khác thì buồng giam số 8 chúng tôi trở thành một “Hội thánh” nho nhỏ với 7 người. Chúng tôi thường cùng nhau cầu nguyện, học Kinh Thánh và hát thánh ca, mà không hề có kinh thánh hay sách vở gì. Qua nhưng buổi nhóm sinh hoạt, có lần Tình òa khóc và nói với mọi người. Tôi rất ân hận và xấu hổ vì đã biến mình thành một người con bất hiếu. Tôi mong rằng sớm được trở về để có thể ở bên cạnh gia đình, thỉnh thoảng đấm lưng, xoa bóp cho bố tôi mỗi khi trái gió trở trời ông bị đau bởi vết thương cũ. Tôi thương mẹ tôi quá, cả đời mẹ lam lũ vì tôi. Vậy mà nhiều lần tôi chửi lại mẹ chỉ vì mẹ không cho tôi lấy xe máy đi chơi với bạn bè xấu. Tôi thấy xấu hổ vì mình đã khước từ sự che chở của người thân để muốn chứng mình bản lĩnh của mình bằng con đường sa ngã. Tôi giống như đứa con hoang đàng trong câu chuyện Kinh Thánh. Tôi muốn trở về nhà ngay bây giờ để nói với những người thân của tôi một lời xin lỗi để họ cho tôi tiếp tục được làm con của bố mẹ tôi và có cơ hội đáp đền công ơn nuôi dưỡng và chuộc lại những lỗi lầm.

Nghe những gì Tình buột miệng nói ra từ sâu thẳm tấm lòng, sau khi nghe tôi kể về câu chuyện “Người con trai hoang đàng” trong Kinh thanh Lu Ca đoạn 15. Tôi tin rằng Tình thực sự đã được khai sáng tâm linh, mặc dù lúc này Tình vẫn chưa bằng lòng tiếp nhận Chúa! Cho mãi tới Nô en năm 2011 trước khi bị đưa ra tòa xét xử, Tình mới nói với tôi: Thầy ơi! Con đã nghe nhiều câu chuyện thầy kể trong Kinh thánh, con đắn đo mãi và bây giờ con quyết định tiếp nhận Chúa Giê-su làm cứu Chúa của con. Thầy hãy hướng dẫn con và cho con tiếp nhận Ngài, xin hãy làm phép Báp Têm (phép rửa theo cách gọi của người Công giáo) cho con. Kể từ nay con xin dâng cuộc sống này nguyện đi theo Chúa. Tôi vui mừng vì Tình đã có một quyết định khôn ngoan vào thời điểm mà chúng tôi sắp chia tay. Tôi tiến hành các nghi thức nhập đạo cho Tình ngay trong buồng giam một cách đơn sơ nhưng đầy thiêng liêng và mang nhiều kỷ niệm.

Tình bị kết án 3 năm tù giam về hành vi cướp dật tài sản. Sau khi ra tù Tình vẫn nhớ số điện thoại của vợ tôi nên gọi vào để hỏi thăm về tôi. Kể từ đó tới nay, mặc dù chưa gặp lại nhau nhưng Tình vẫn thỉnh thoảng gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho tôi qua Facebook để hỏi thăm sức khỏe. Tình cho tôi biết cậu đã về nhà và hiện nay đang làm nghề lái xe tải, chở hàng cho khách. Hy vọng Tình vẫn còn nhớ những gì Tình hứa với Chúa lúc còn ở trong nhà giam. Gần đây Tình cho biết cậu đã có bạn gái và có thể gần cưới vợ Tình muốn mời tôi vào tham dự hôn lễ, nhưng có lẽ tôi đành phải cáo lỗi với em vì tôi vẫn còn bị canh giữ bởi một bản án phi lý những vẫn có hiệu lực trong chế độ toàn trị này.

Hẹn em sau 5 tháng nữa nhé Tình!

Thanh hóa ngày 16/8/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

(Ghi chú: Vì lý do an toàn của nhân vật chính trong câu chuyện nên tôi xin tạm thời dùng tên giả của cậu ấy)


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 20 2014, 10:29 AM
Post #17


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 17)


"Vào buổi một ngày cuối tháng 5 năm 2011. Sau khi anh Nguyễn Sỹ Hùng bị đưa đi xét xử thì quản Giáo Thành gọi tôi ra và giao cho tôi làm buồng trưởng buồng 8. Cũng vào thời gian đó; qua bức tường phân tách giữa buồng 7 và buồng 8 tôi nghe tiếng uỵch uỵch liên hồi rồi tới tiếng la oai oái, tiếng quán vọng sang. Tôi đoán rằng bên buồng 7 chắc lại đang có sự kiện, “Đại bàng” vồ “chim sẻ”. Tuy cách một bức tường nhưng lòng tôi vẫn thấy đau. Không biết chú “Chim sẻ” kia đã làm gì nên tội, mà sao “Đại bàng” “ôn thủ tụ” mãi chưa xong!? Tôi định bụng sẽ xin gặp quản giáo Thành để đề nghị xem xét lại hiện tượng này..."

* * *

Ngoài xã hội, người người đang tấp nập.
Bao kẻ ngược xuôi chen lấn giữa dòng đời.
Kẻ bần hàn lo miếng cơm manh áo.
Kẻ giầu sang, lo chạy chọt tiến thăng.
Nới góc nọ, có người năm chết đói.
Biệt thự kia, có kẻ tắm trong bia.
Ta ngồi đây nhìn đời sau song sắt.
Ngày tháng trôi qua chầm chậm đến nao lòng.
Cũng là tù những mỗi người mỗi khác.
Kẻ huênh hoang vỗ ngực “Đại bàng”.
Người co ro xem mình là “Chim sẻ”.
Sau song sắt “Đại bàng” là trên hết.
“Chim sẻ” cần gì cũng phải bẩm thưa.
“Đại bàng” không cho thì đừng hòng đụng tới.
Nếu không nghe thì chỉ có ăn đòn.
Cũng là tù những “Đại bàng” vẫn khác.
Có kẻ đấm lưng, múc nước đưa tăm.
Không vừa ý có quyền “ôn thủ tục”
“Chim sẻ” có ro, khúm núm biết phận mình.

Vào buổi một ngày cuối tháng 5 năm 2011. Sau khi anh Nguyễn Sỹ Hùng bị đưa đi xét xử thì quản Giáo Thành gọi tôi ra và giao cho tôi làm buồng trưởng buồng 8. Cũng vào thời gian đó; qua bức tường phân tách giữa buồng 7 và buồng 8 tôi nghe tiếng uỵch uỵch liên hồi rồi tới tiếng la oai oái, tiếng quán vọng sang. Tôi đoán rằng bên buồng 7 chắc lại đang có sự kiện, “Đại bàng” vồ “chim sẻ”. Tuy cách một bức tường nhưng lòng tôi vẫn thấy đau. Không biết chú “Chim sẻ” kia đã làm gì nên tội, mà sao “Đại bàng” “ôn thủ tụ” mãi chưa xong!? Tôi định bụng sẽ xin gặp quản giáo Thành để đề nghị xem xét lại hiện tượng này. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, không biết có nên không!? Mình nói ra mà mắt mình không trông thấy, thì biết nói sao đây! Lỡ như cậu “Chim sẻ” kia vì sợ nên không dám thừa nhận đã bị đòn thì mình lại tự rước họa vào thân! Cái suy nghĩ đó cứ dằn vặt tôi suốt mấy ngày trời. Tôi cầu nguyện với Chúa để Ngài bày tỏ cho tôi phải chọn cách nào tốt nhất để giải cứu cậu “Chim sẻ” kia ra khỏi cái hang “Đại bàng” hung dữ.

Rồi một hôm vào buổi sáng mới mở cửa buồng giam; hôm đó quản giáo Thành nghĩ trực, một quản giáo khác trực thay. Vẫn là người quản giáo trẻ có tên Trung. (Sau này tôi biết ở trại giam này tù nhân gọi người này là Trung Trắng, để phân biết với một người tên Trung khác gọi là Trung đen). Khi mở cửa buồng giam xong, quản giáo này đi lượn qua các buồng giam một vòng. Tôi nghe quản giáo Trung, hỏi ở bên buồng 7: “thằng kia! Sao mày ngồi trong đấy? Ra đây tao hỏi! Có thằng nào bắt mày ngồi như vậy hả? Lại bị “Đại bàng” bắt nạt hả? Tiếng trả lời của một bị can từ bên trong buồng 7: Dạ không đâu ông ạ! Hắn tự ngồi thế chứ không ai bắt hắn vậy đâu ạ! Tiếng quan giáo nói: Tôi không hỏi anh! Anh kia ra đây mau! Anh gấp tư trang để đi buồng khác bây giờ! Lại nghe tiếng nói của bị can từ buồng 7: Xin ông cho con ở lại buồng này, con không muôn chuyển buồng nữa ông ạ! Quản giáo nói: Anh cứ ra đây, đi buồng khác ngay. Cửa buồng 7 mở liễng xiễng, bước ra khỏi buồng là một bị can cao to, da đen. Quản giáo dẫn cậu ta sang buồng 8, mở cửa buồng và bảo anh ta: Anh vào buồng này. Chúng tôi chỉ biết đứng nhìn; vì đâu có quyền gì mà nói! Cảnh cửa buồng đóng lại, người mới bước vào cứ trong buồng giam khúm núm ôm tư trang đứng dưới “Xa lộ”. Tôi bảo: Bỏ đồ lên bục rồi đi tắm ngày đi em, nước đang bơm đó tắm đi! Buồng này anh em tắm cả rồi. Tắm xong rồi mình nói chuyện sau. Cậu ta nói: Vậy xin phép các anh cho em được tắm. Tôi nói tiếp: Tắm đi! Cậu ta đi tắm xong lại chạy ra hỏi: Xin phép các anh cho em đi vệ sinh. Tôi cười nói: Thằng này mày sao vây? Đi vệ sinh thôi mà cũng xin phép à? Đi đi, cứ tự nhiên như ở nhà ấy. Đi vệ sinh xong cậu ra“Chuồng cọp” ngồi với chúng tôi và giới thiệu tên tuổi. Thưa các anh: Tên em là Nguyễn Xuân Thìn quê ở Diễn Châu, hiện sống ở Thanh Đức, Thanh Chương ạ. Em bị bắt vì cướp dật điện thoại di động. Em mới vào buồng, có gì mong các anh chỉ bảo. Tôi nói: Thôi biết vậy là được rồi! Cứ sinh hoạt tự nhiên, nhìn nhau mà sống cho vui vẻ. Sau vài ngày sống với nhau quen dân, Thìn bắt đầu kể cho chúng tôi nghe khá nhiều chuyện.

Thìn sinh năm 1988 Có bố mẹ làm ở Tổng đội thanh niên xung phong 2 đóng trên địa bàn xã Thanh Đức. Có lần Thìn về quê Diễn Châu chơi với ông bà Ngoại, vào một buổi tối, Thìn cùng Tài (người anh con của chị gái mẹ Thìn) đèo nhau đi chơi bằng xe máy. Đang đi thì thấy trước mặt có một người đi xe đạp đang nghe điện thoại, Tài bảo Thìn đánh lái ghé lại gần, Tài dật chiếc điện thoại của người đó rồi rồ ga bỏ chạy. Về tới nhà mới phát hiện chỉ là một chiếc điện thoại củ, Thìn mang bán cho chú của mình được 2 trăm ngàn, nhưng do không có cục sạc pin nên phải bớt cho chú 2 mươi ngàn. Không ngờ chú của Thìn mang điện thoại ra dùng thì lại bị chủ nhân chiệc điện thoại là người gần nhà chú phát hiện ra, rò hỏi chú, chú cho biết là mua của Thìn và Tài. Thế là Công an huyện Diễn Châu triệu tập cả hai lên để thẩm vấn. Lúc này chủ nhân của chiệc điện thoại biết thủ phạm chính là người quen, nên đã xin rút đơn trình báo hôm trước nhưng không được chấp nhận. Với lý do: Đơn đã được xem xét đang tiến hành điều tra nên không thể rút lại.

Vào công an huyện Thìn và Tài đã khai hết sự thật. Sau khi đã lấy cùng xong thì chú họ của Thìn (một công an của huyện Diễn Châu) mới biết là cháu của mình đang bị bắt giam, nên tới gặp gỡ. Sau khi trao đổi thì Thin biết rằng mình không có thể được trả về vì hành vi cướp dật tài sản. Chú họ Thìn nói rằng: “Cháu phải chấp nhận ở đây một thời để chú và gia đình lo liệu, trước mắt cháu phải nhận hết tội về mình để cho thằng Tài nó được thả, vì nó mới thi đậu đại học an ninh. Bây giờ mà dính vào vụ này thì coi như sự nghiệp của nó sẽ chấm hết. Thìn đồng ý như vậy nên Công an đã cho Thìn và Tài gặp nhau bàn bạc theo sự hướng dẫn của điều tra viên, sau đó thay đổi bản cung để cho Tài vô tội. Tài được thả về, Thìn bị tạm giam 3 tháng chờ điều tra xét xử. Thìn bị chuyển vào buồng 7 một tuần trước khi được chuyển sang buồng 8. Thìn nói: Khi vào buồng đó Anh Ngọc Anh buồng trưởng cấm không cho em đi lại trong buồng, ăn xong là em phải ngồi bó gối dưới “Xa lộ”, muốn đi tiểu hay đi đại tiện đều phải xin phép. Một ngày hai lần anh ấy bắt lỗi và thông ngực em. Trước khi sang đây, em chưa được tắm một lần cho sạch, vì mỗi lần tắm anh Ngọc Anh chỉ chia cho em có nửa xô nước, em xin phép đi đại tiện, nhưng cứ ngồi vào được một chút chưa đi được thì anh ấy đã quát em nhanh lên, vì em bị nhiệt quá không thể “giải quyết” nhanh được, sợ quá em lại phải đứng dậy. May mà em được chuyển sang đây chứ nếu em ở thêm bên đó chỉ 3 ngày nữa chắc em chết vì trướng bụng! Thìn nói tiếp: Mỗi bửa sáng Ngọc Anh chỉ múc cho em 2 thìa mì tôm vào bát và bắt em ngồi nhìn anh ta ăn, quản giáo có đi ngang cũng không biết là em không được ăn, vì trong bát em vẫn có dấu mì. Mặc dù khi vào buồng trong sổ của em có 20 gói mì tôm, nhưng em chẳng được ăn. Mà nói thất nếu có được ăn mà không được đi đại tiện thì cũng chết anh ạ! Đã thế ngày nào cũng bị đánh. Tôi hỏi: Sao hôm cán bộ bảo em lấy tư trang chuyển buồng mà em vẫn còn xin ở lại đó? Thìn nói: Em rất sợ đi buồng khác em lại tiếp tục chịu “thủ tục” một lần như ở bên đó thì em chết thật, nên em nghĩ chấp nhận ở lại đó vẫn hơn. May sao cán bộ cho em vào buồng này, thật là em có phúc lắm rồi! Chỉ sau 3 ngày vào buồng 8 Thìn đã mau chóng tiếp nhận Chúa và sau 10 ngày nữa cậu đã chịu phép Báp Têm, Thìn là người đầu tin tôi cải đạo được ở trong tù đã bằng lòng Báp Têm.

Thìn bị đưa ra tòa xử mức án 3 năm, do được giảm án nên Thìn ra tù vào dịp ngày 2/9/2013 vừa qua. Thìn có liên lạc và ghé nhà tôi chơi một lần nhưng trong hoàn cảnh cậu đi đánh bạc bị thua nên vay nặng lãi tại xới bạc, không ngờ vẫn trắng tay. Không hiểu sao Thìn bị người ta đánh cho “toác cả đầu”. Ngày hôm đó tôi báo cáo công an xã để đưa con gái đi bệnh viện điều trị thì nhận được điện thoại. Tôi bấm máy nghe thì nghe tiếng Thìn: Thầy ơi cứu con thêm lần nữa. Con cần thầy cứu giúp con! Tôi hỏi có việc gì vậy? Thìn nói thật với tôi là đã lỡ tham gia đánh bạc và vạy nặng lãi bây giờ không có trả; họ đang giữ cả Thìn và bạn cậu ấy lại. Tôi nói với Thìn: Thầy rất buồn khi nghe tin em như vậy! Nhưng thầy không có tiền để chi cho em đi cờ bạc. Hơn nữa con gai thầy đang nằm viện, thầy lại đang bị quản chế đâu có tiền mà giúp. Thìn nghe tôi nói vậy thì lại khẩn khoản nói: Thầy ơi! Ngoài thầy ra con không biết nhờ ai được mong thầy hãy cứu con. Tôi hỏi: Vậy em nợ họ bao nhiêu có thể thầy nhờ người tới bảo lãnh cho con được không? Thìn nói: Con chỉ nợ có 9 triệu thôi, con đã gọi điện và nhờ chú con cho con vay được 6 triệu, thầy có cho con vay thêm 3 triệu nữa là được. Thầy cứu con thầy nhé! Rất bực mình với cậu “Học trò” hư hỏng, nhưng thấy giọng khẩn khoản của Thìn nên tôi lại thương. Tôi bảo: Cứ bắt xe ra đây, thầy sẽ vay tạm đâu đo cho. Thìn bắt xe đi tới gặp tôi, Ngồi nói chuyện, Thìn mở mũ cho tôi xem, tôi thấy một vết toác trên đầu cậu ta, máu chảy đã khô. Tôi vội vàng đưa Thìn vào viện khâu 9 mũi khâu, lấy cho cậu ít thuốc sau đó đưa về nhà mình. Tôi gọi điện thoại cho mấy người bạn vay tạm 3 triệu đồng đưa cho Thìn. Thìn vội vã lên xe về Nghệ An ngay, chưa kiệp nói chuyện nhiều. Sau đó Thìn có liên lạc với tôi vài lần nhưng rồi dần mất tin. Tôi gọi điện thoại mà không liên lạc được. Không biết hoàn cảnh cuộc sống của Thìn bây giờ ra sao rồi? Tôi có nhờ Nguyễn Đình Tình tìm cách liên lạc với Thìn giúp tôi, nhưng Tình cũng không liên lạc được.

Tôi thấy lo cho em lắm! Thìn là người có tính rất bộp chộp không khôn khéo, nhưng lại thích thể hiện mình. Không khéo giờ này lại đang ngồi trong nhà giam đâu đó để tập làm “Đại bàng” cũng nên! Vì khi ở trong tù mặc dù tôi đã khuyên Thìn phải biết sống yêu thương, không thù hận, nhưng nhiều khi Thìn vẫn nói rằng: Tha thứ cho ai thì được nhưng nếu bảo con tha thư cho buồng trưởng Ngọc Anh thì rất khó. Ra xã hội con gặp ở đâu con sẽ trị ở đó. Tôi bảo Thìn rằng khó mấy cũng phải cố không được nuôi ý định trả thù, vì việc trả thù thuộc về Chúa.

Hy vọng Thìn vẫn bình an trong tay Chúa! Chúa ơi cầu xin Ngài hãy tiếp tục thương xót và đưa Thìn trở lại với tình yêu mà Ngài đã dành cho cậu ấy. Xin đừng để cậu ấy lại một lần nữa sa vào chốn tù tội như trước đây.

Thanh Hóa ngày 19/8/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162-8387-716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com

Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 22 2014, 09:40 AM
Post #18


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 18)


Roi “Thánh Gióng” trong tù và nguy cơ lây nhiễm HIV

Quản giáo Hùng quát lớn: Các anh định làm loạn nhà giam hả? Bộp, bộp... Tiếng gậy cao su đập vào người Châu kêu liên tiếp lẫn vào tiếng gầm thét của các công an cùng tiếng van xin của các bị can “Con xin ông ạ, con biết lỗi rồi!”. Họ bắt tất cả 7 bị can trong buồng 7 cùng ra ngoài. Bắt nằm sấp xuống. Tiếp theo họ lấy khăn mặt của các bị can, bắt họ ngậm vào miệng cho khỏi la và khỏi cắn phải lưỡi. Dùng gậy cao su quất vào mông mỗi người từ 5 tới 7 gậy. Ngoài ra Thái Ba Châu là buồng trường còn bị quản giáo Hùng dùng chân đá liên tục vào bụng, sau đó lần lượt bắt từng người bò vào buồng...

*

Vào một buổi tối bình thường như mọi buổi tối khác trong nhà A1a Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ an; khoảng trung tuần tháng 8 năm 2011. Buồng chúng tôi vẫn nhè nhẹ hát thánh ca, cầu nguyện và chia sẻ tâm tình cùng nhau. Nhưng hôm đó có sự kiện đặc biệt hơn những hôm khác, vì buồng chúng tôi sẽ chia tay Nguyễn Duy Ngọ, bởi sáng ngày kia cậu sẽ phải ra tòa và biết chắc kết quả là cậu sẽ được thả về ngay tại tòa. (Gia đình đã thông báo cho Ngọ biết vậy!) Vì thế tôi dành nhiều thời gian hơn cho cậu ta; dặn dò tỉ mỉ nhiều điều để sau khi trở về Ngọ có thể sống tốt hơn. Tôi cũng gửi gắm cậu vài điều.

Bên buồng 7 cũng có mấy người có lịch ra tòa vào ngày đó. Vậy nên họ gọi sang buồng chúng tôi để chào tạm biệt, vì biết chắc chiều ngày mai công an các huyện sẽ tới đưa bị can về huyện để chuẩn bị cho phiên xử ngày kia. Cậu Thìn buồng tôi có hát tặng anh em một bài hát gì đó, tôi không nhớ rõ. Sau đó phía buồng 7 cũng hát tặng lại để chào tạm biệt. Không gian trở nên ồn ào khi cả buồng 7 cùng hát đồng ca và dùng sô nhựa làm trống để hòa nhạc cùng bài hát.

Thình lình, chúng tôi nghe tiếng bước chân dồn dập bên ngoài, tiếng chia khóa liểng xiểng mở cửa buồng chúng tôi, đèn pin dọi vào trong buồng. Tôi lại nghe tiếng trực trại Lê Tuấn Anh nói: Không phải buồng đó mà là buồng này! Tiếng chìa khóa chuyển vị trí sang buồng 7. Cửa buồng mở ra, tiếng quát thoát của các công an trở nên ồn ào. Qua ô cửa nhỏ tôi nhìn ra thấy có khoáng 5 hay 6 công an quản giáo, có người mặc đồng phục, có người cởi trần mặc quần đùi. Tôi nhận ra Trung tá Hà là Đội trưởng đội quản giáo, nhưng các phạm nhân vẫn quen gọi ông là “Ban Hà” (Tức là cán bộ trên ban giám thị), Trực trại Lê Tuấn Anh, quản giáo nhà A1b tên là Hùng (Có biệt dành là: Hùng Sát Thủ) và vài ba người tôi không biết tên.

Tiếng quản giáo Hùng gầm lớn: Thằng nào? Thằng nào làm buồng trưởng?

Tiếng phạm nhân Thái Bá Châu run run nói: Dạ thưa ông là con ạ!

Anh ra đây!

Thái Bá Châu bước ra khỏi buồng.

Quản giáo Hùng quát lớn: Các anh định làm loạn nhà giam hả?

Bộp, bộp… Tiếng gậy cao su đập vào người Châu kêu liên tiếp lẫn vào tiếng gầm thét của các công an cùng tiếng van xin của các bị can “Con xin ông ạ, con biết lỗi rồi!”.

Họ bắt tất cả 7 bị can trong buồng 7 cùng ra ngoài. Bắt nằm sấp xuống. Tiếp theo họ lấy khăn mặt của các bị can, bắt họ ngậm vào miệng cho khỏi la và khỏi cắn phải lưỡi. Dùng gậy cao su quất vào mông mỗi người từ 5 tới 7 gậy. Ngoài ra Thái Ba Châu là buồng trường còn bị quản giáo Hùng dùng chân đá liên tục vào bụng, sau đó lần lượt bắt từng người bò vào buồng.

Tưởng như vậy là xong. Không ngờ sáng ngày hôm sau, quản giáo Thành đang trong thời gian nghĩ trực dài ngày, nên một quản giáo tên Nguyễn Thanh Sang phụ trách trực nhà A1a. Quản giáo Sang đi tới nhà giam, tay cầm theo cây gậy “Thánh Gióng” (Một loại công cụ của các quản giáo dùng để trị tù, làm bằng thép B 40 gắn đôi, xoắn vào nhau, trên thân của sợi thép được chặt nhớm tạo thành những chiếc gai. Một đầu được gắn vào cán gỗ để cán bộ cầm). Các buồng giam được mở cửa như thường lệ. Cửa buồng 7 và buồng 8 mở sau cùng. Quản giáo yêu cầu cả buồng 7 bước ra ngoài, cởi hết áo, nằm sấp xuống nền nhà, lột luôn quần đùi xuống, để lòi mông ra, miệng ngậm khăn mặt. Quản giáo Sang dùng roi “Thánh Gióng” hết sức mạnh quất vào mông và lưng một người từ 5 tới 7 roi. Máu chảy ra trên các dấu roi quất vào, cứ thế lần lượt từ người này sang người khác. Sau đó cho họ vào buồng.

Tiếng chìa khóa lại chuyển sang buồng 8.

Quản giáo Sang gọi: “Anh Tôn ra ngoài gặp ban giám thị!”

Tôi mặc quần áo dài và đi ra. Có một người là phó ban giám thị (Ban Thìn) tới đưa tôi ra ngoài nhà cung. Tại đây phó giám thị hỏi tôi rằng:

“Anh ở đây đã lâu, anh thấy chế độ nhà giam thế nào? Có gì thắc mắc không? Nếu có gì cần đề xuất anh cứ trao đổi thẳng thắn với tôi. Nếu thấy có thể đáp ứng được tôi sẽ đề nghị ban giam thị xem xét cho anh”.

Tôi có đề nghị một vài vấn đề về chế độ ăn uống, nước nôi, nhưng quan trọng nhất là tôi đề nghị được nhận và đọc Kinh thánh.

Ông phó giám thị nhận lời sẽ xem xét đề nghị của tôi. Ông hỏi tôi tiếp: “Tại sao tôi qua buồng 7 và buồng 8 của anh lại vi phạm kỷ luật, gây mất trật tự nhà giam”?

Tôi trả lời rằng buồng 8 chúng tôi không gây ồn ào gì cả, chúng tôi chỉ hát nhè nhẹ trong buồng để chia tay mấy người sắp đi xử thôi.

Khoảng 30 phút sau Phó giám thị dẫn tôi trở lại buồng. Về tới nơi, quản giáo Sang chỉ vào tôi và nói:

“Còn anh nữa! Tôi sẽ tính tới anh sau!

Cửa buồng 8 mở ra. Tôi bước vào buồng. Than ôi! Đập vào mắt tôi là 6 đôi mông bê bết máu, với những lằn roi “Thánh Gióng” hằn lên. Các bị can không mặc được quần vì đau. Họ nằm sấp xuống bục.

Tôi hỏi: Các em vừa bị đánh hả?

Cả buồng đồng thanh: “Vâng ạ! Họ không có ý định đánh anh và cũng không muốn cho anh chứng kiên nên đã gọi anh ra ngoài. Các em bị mỗi đứa 3 roi, riêng Phan Văn Hồng bị thêm 2 roi vì là đã đi tù tăng 2”.

Thương các em quá, nhưng biết làm thế nào! Tôi cố gắng động viên mọi người chịu đựng, mặc quần vào cho quen đi, chỉ đau chút ngoài da thôi, nếu như là họ đánh bằng gậy cao su tuy không chảy máu nhưng còn đau cả phần thịt phần xương.

Tuy nói vậy để động viên mọi người, nhưng tôi không khỏi lo lắng cho họ, vì chiếc roi “Thánh Gióng” này đã được dùng để đánh rất nhiều người, biết đâu trong số đó có người nhiễm vi rút HIV thì nguy cơ lây nhiễm vào các em là rất cao! Tôi không dám nói ra suy nghĩ của mình với các em, vì không muốn gây thêm sự buồn lo cho các em. Tôi đã định bụng sẽ gặp Ban giám thị để đề nghị chấm dứt việc dùng loại roi này để đánh các bị can, nhưng đâu có cơ hội, vì việc gặp Ban giám thị là rất khó đối với chúng tôi.

Biết chắc chiều hôm đó, Nguyễn Duy Ngọ sẽ bị đưa về công an huyện để ngày mai ra tòa xét xử và được trả tự do. Tôi dặn Ngọ khi về nhà hay dùng máy ảnh chụp lại thương tích và lưu giữ lại khi nào tôi về hãy đưa cho tôi làm tư liệu tố cáo. Thật tiếc khi tôi ra tù, Ngọ gọi điện cho tôi và nói rằng cậu đã làm theo lời tôi dặn, dùng điện thoại chụp lại hình ảnh đó, nhưng không may là chiếc điện thoại đó lại bị rơi mất. Ngọ có liên lạc với tôi vài lần, và hẹn sẽ ghé thăm tôi, nhưng không hiểu vì lý do gì cậu ta cắt hẳn liên lạc với tôi. Khi tôi gọi điện thoại cho cậu ta thì người trả lời là bố của cậu. Ông khuyên tôi không nên liên lạc với Ngọ nữa vì gây thêm phiền phức cho cậu ta. Vậy là tôi có thể đoán được nguyên nhân có nhiều người sống chung với tôi trong tù, tình cảm anh em gắn kết như thầy trò thật sự. Ai cùng thề thốt sẽ không bao giờ quên nhau, không bao giờ từ bỏ đức tin nơi Chúa, nhưng nay thì hầu hết họ đã cố tình lãng tránh tôi. Xót xa đau đớn vô cùng! Tôi đâu có ý định gì xấu xa khi muốn giữ liên lạc với những người này. Thật ra tôi muốn giúp họ hiểu biết hơn về cuộc sống. khuyên răn họ sống sao cho cuộc đời có ý nghĩa hơn thôi. Nhưng có lẽ trong số họ có nhiều người đã bị uy hiếp từ một thế lực nào đó, nên đã phải cắt liên lạc với tôi! Hay có thể có người đã nhiễm HIV và đột ngột qua đời cũng có thể vì một lý do khách quan nào đó!? Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng các em không phải trở lại chốn lao tù đầy nguy hiểm đó nữa.

Các em của anh ơi! Lằn roi “Thanh Gióng” chắc vẫn còn hằn trên thân thể các em, nó cũng vẫn còn in sâu trong tâm trí của anh, hy vọng rằng các em không ai bị lây nhiễm thứ vi rút quái ác kia! Bằng mọi giá anh sẽ tìm gặp lại các em để thực hiện những gì anh đã hứa.

Qua bài viết ngắn này tôi cũng muốn nhắn nhủ tới những người có trách nhiệm trong các nhà tù trên cả nước. Đề nghị các vị hãy chấm dứt ngay những hình thức tra tấn tù nhân theo kiểu tàn độc nói trên.

Thanh Hóa ngày 20/8/2014
ĐT: 0162-8387-716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com


Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Aug 23 2014, 09:13 AM
Post #19


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 52
Country







Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 19)


Chế độ ăn uống và chữa bệnh trong trại tạm giam

“Sáng thịt, chiều rau, ốm đau báo thuốc”. Đây là câu tuyên truyền của các cán bộ dành cho các thân nhân bị can ở trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ an (Trại giam Nghi Kim) mà hầu hết các thân nhân đều được nghe. Các bị can hầu như có thể ai cũng thuộc.

Họ nói rất đúng không hề sai đâu!

Sáng khoảng 9h chúng tôi đã được nhận cơm trưa. Cơm được đựng trong chiếc gô nhựa có đậy nắp, mở nắp ra sẽ thấy một miếng thịt lớn bằng 2 ngón tay, dày hơn lưỡi lam cạo râu khoảng 5 lần và một ít nước có chế chút bột màu vàng vào, (gọi là nước thịt) những cũng có khi còn có khi không, vì trong quá trình vận chuyển có thể đã bị đổ, có thể do ngăn đựng đồ ăn trong gô bị vỡ nên loại nước màu vàng đó đã chảy mất.

Buổi chiều thì vào khoảng 15 giờ chúng tôi được nhận rau, tùy theo mùa nào rau nấy. Nhưng đa phần là rau muống. Loại rau muống mà chúng tôi nhận có cả cái cả nước, ngọn vừa to vừa dài, trong rau có cả bèo tấm lại lẫn nhiều thứ cỏ, đôi khi có thêm một vài chú sâu to hoặc chú Đỉa. Chúng tôi vớt rau ra khỏi nước, cố gắng nhặt lấy những ngọn có thể nhai được, còn lại thì đổ vào sọt rác, nước luộc rau thì để trong chậu cho nó lắng thứ cặn bã màu đen xuống rồi chắt lấy nước trong, dùng thìa gợt những cánh bèo ra ngoài, bỏ chút bột canh vào để nuốt cho trôi miếng cơm. Có khi thì là canh củ đậu, nhưng nhà bếp chỉ đun nước sôi rồi đổ củ đậu vào và múc chia cho chúng tôi. Nước canh thì trong như nước uống, củ đậu lạt đớ không ai ăn được, nếu ai vì tiếc mà cố ăn thì phải chấm với đường; nhưng ăn nó vào thì tha hồ mà đi tiểu đêm. Vì vậy mà loại củ đậu này cũng thường được đổ vào sọt rác.

Cơm mà chúng tôi nhận mỗi xuất được lưng gô; theo cán bộ nói thì tiêu chuẩn cơm của chúng tôi là mỗi người được 0,5 kg, nhưng có ai có cân đâu mà biết chính xác đủ hay thiếu. Có lần tôi thắc mắc cơm ít quá, quan giáo đã mang cân lại cần trước cửa buồng tôi cho tôi chứng kiến và cả cậu nhà gánh cơm nhìn, thấy gô cơm cân được 4,5kg. Quản giáo đã cảnh cáo cậu này và yêu cầu lần sau phải lấy cơm vào gô cho đầy đủ. Loại cơm mà chúng tôi ăn có khi vàng, khi trắng, nhưng hầu hết mang một thứ mùi đặc trưng của gạo tồn kho quá hạn. Trong cơm có điểm thêm nhiều hạt thóc vàng hay đá sỏi. Bới vậy để có thể ăn được thứ cơm này; chúng tôi phải đổ từng gô ra chậu nhựa, dùng thìa đánh cho tơi rồi nhặt thóc và đá sỏi ra ngoài, vì cơm nhão nên muốn nhặt một hạt thóc thì nó lại dính theo mất ba hạt cơm. Nên thứ cơm này chúng tôi cũng đổ vào thùng rác. Thế mới có chuyện “Ở tù tạm giam mà cơn canh ăn thưa thải”.

Nói về ốm đau có thuốc thì cũng không sai! Mỗi buổi sáng sau khi mở cửa buồng giam thì quản giáo trực tiếp hoặc sai vệ sinh trưởng đi lấy danh sách các buồng xem có ai báo ốm đau gì thì ghi vào sổ và nộp cho các cán bộ bác sỹ bệnh xá. Buổi chiều, có bác sỹ trạm trưởng là thiếu tá Dũng, hoặc nữ bác sỹ - thiếu tá trạm phó tên Hoan dẫn theo một tù nhân tay xách theo khay thuốc, tới nhà giam. Nếu bị can nào chỉ báo cáo là mình bị các bệnh đơn giản như: đau đầu, đau bụng, cảm cúm thì sẽ nhận được hai loại thuốc, một loại màu vàng và một loại màu trắng, ai bị ho hay cảm cúm thì sẽ được vệ sinh trưởng hoặc người tù đi theo các bác sỹ, nhỏ vào mũi từ 2 tới 3 giọt “nước tỏi”, khi nhỏ loại nước vào, bị can sẽ hắt hơi liên tục và thế là khỏi bệnh. Bọn tù chúng tôi gọi thứ “nước tỏi” đó là “Nước tiểu bà Hoan”. Nếu như ai không may bị đau bụng đi ngoài hay ốm đau nặng, không phải chỉ đau đầu đau bùng đơn thuần thì quản giáo mở cửa cho ra ngoài để bác sỹ khám. Có lần tôi cảm thấy bên thận trái của mình đau, lại thêm lồng ngực tôi cũng vậy (do trước khi bị bắt, tôi vừa phải chịu một trận đòn nhừ tử bởi bọn Công an, đầu gấu vào hôm đi tổ chức lễ giáng sinh). Bệnh viện kết luận tôi đã bị tổn thương phổi. Tôi xin được ra khỏi buồng giam để nhờ bác sỹ khám thử xem sao. Những người ra gặp bác sỹ Dũng khám bệnh, phải xếp hàng đứng cách xa ông khoảng 3m. Gọi tới ai thì tiến lại gần để bác sỹ khám bệnh.

Tôi chứng kiến cách khám bệnh của bác sỹ Dũng và có nhận định: Ông còn giỏi hơn cả các ngự y thời phong kiến Trung Quốc rất nhiều!

Bác sỹ Dũng ngồi trên ghế, bệnh nhân khúm núm đứng cách khoảng 1m trước mặt, bác sỹ.

Bs hỏi: Bệnh gì?

Bn: Dạ thưa ông; Con bị đau bụng đi ngoài.

Bs: Bị lâu chưa?

Bn: Dạ từ tối hôm qua ạ!

Bs: Vậy đi mấy lần rồi?

Bn: Dạ từ đêm tới giờ con đi khoảng 7-8 lần ạ!

Bs kết luận: Như vậy thì hết phân rồi còn gì! Vào đi! Đi hết phân là khỏi thôi mà!.

Người tiếp theo được gọi bước tới. Cũng những câu hỏi tương tự.

Bs: Bệnh gì?

Bn: Dạ thưa cán bộ con bị đau bụng đi ngoài ạ!

Bs: Bị lâu chưa?

Bn: Dạ thưa từ tôi qua tới giờ ạ!

Bs: Đi mấy lần rồi?

Bn: Dạ thưa khoảng 3-4 lần ạ!

Bs: Không sao đâu! Như vậy là bình thường thôi mà! Tối nay đi thêm vài lần nữa sẽ khỏi.

Lại tới người khác tiếp theo.

Bs: Bệnh gì?

Bn: Dạ con thấy đau trong vùng bụng, tức khó chịu, mỗi khi ho hay thấy nhói đau ạ!

Bs: Anh đau chỗ nào chi tay vào đó tôi xem!

Bn: Chỗ này ạ! (Lấy tay chỉ vào chỗ đau).

Bs: Chỗ này có đau không? Chỗ này thì sao? (Đưa chân lên lấy mũi dầy nhúi nhúi vài cái vào nơi bệnh nhân chỉ)

Nếu không dùng mũi dầy thì bác sỹ cầm cây bút trên tay, lấy bút nhúi nhúi vài cát và kết luận: Bệnh này không chết được đâu về buồng đi!

Bác sỹ bảo người tù đi cùng, gói vài viên thuốc Vàng vàng, trăng trắng gì đó đưa cho bệnh nhân rồi trả vào buồng giam.

Tôi đứng sau cùng để có cơ hội quan sát. Bác sỹ khám nhiều loại bệnh chỉ bằng mũi dày và chui bút mà phát chóng cả mặt.

Tới lượt tôi!

Bs: Bệnh gì?

Tôi: Dạ tôi thấy đau ngực khó thở và hình như Thận cũng bị đau nên thắt lưng đau lắm ạ!

Bs: Bị lâu chưa?

Tôi: Dạ tôi bị đau ngực trước khi vào đây; do bị Công an và côn đồ đánh ạ!

Bs: Sao lại bị đánh?

Tôi: Dạ tôi đi tổ chức lễ mừng Chúa giáng sinh nhưng họ không cho nên họ đánh ạ!

Bs: Thế đã khám ở bệnh viện chưa?

Tôi: Dạ chụp phim và có kết luận là bị tổn thương phổi ạ!

Bs: Thế thận bị lâu chưa?

Tôi: Dạ tôi chỉ đoán vậy thôi; ở nhà tôi không bị bệnh này, nhưng vào đây thì thấy dấu hiệu có thể là bệnh thận ạ!

Bs: Bệnh này là bệnh xã hội, hết án về xã hội mà chữa, ở đây không điều trị bệnh này! Riêng thận thì anh cứ ăn nhiều rau, uống nhiều nước vào là ổn! Thôi về buồng đi!

Tôi trở về buồng mà thấy ngao ngán, thề rằng sẽ không bao giờ báo ốm để ra khám bệnh nữa.

Tuy vậy nhưng cũng có lần ở nhà C2 trong thời gian kháng án, vào ban đêm, tôi đau đầu quá, phải nhờ anh em gọi cấp cứu, khoảng 30 phút sau có trực trại Lê Tuân Anh vào hỏi xem ai bị làm sao. Sau khi biết người bị bệnh là tôi, Trực trại đi gọi Nữ bác sỹ Hoan tới khám cho tôi. Cửa buồng mở ra, anh em trải một chiếc chiếu cho tôi nằm, Bác sỹ Hoan đo huyết áp cho tôi, sau đó đưa cho tôi một liều thuốc và yêu cầu tôi phải uống ngay. Tôi làm theo bà bảo, lại hỏi xin thêm lều nữa nhưng bà không đồng ý; mà bảo tôi: Nếu chưa thấy khỏi thì gọi tiếp tôi sẽ gửi thuốc cho chứ không cấp thuốc quá liều dùng. Tôi uống thuốc vào khoảng 30 phút nằm ngủ yên và thấy không còn đau nữa. Thì ra thuốc bà Hoan đưa cho tôi uống cũng có công hiệu thật chứ không phải loại vàng vàng, trăng trắng như thuốc phát hàng ngày!

Với môi trường sinh hoạt chật chội, nước nôi thiếu thốn, ăn uống mất vệ sinh như vậy, lại thêm lối “chăm sóc sức khỏe đặc biệt” của trại giam như trên thử hỏi có ai sau khi ở nhà tù trở về mà lại không mang trong mình bệnh tật đủ loại!?

Nhưng hình thì câu tuyên truyền của trại giam là “Sáng thịt, chiều rau, ôm đau báo thuốc” vẫn có sức thu hút! Hàng ngày đoàn người vẫn kéo vào đấy để “được hưởng chế độ của Nhà nước”. Không ngày nào là ngày mà trại giam không tiếp nhận bị can mới vào.

Tôi viết lại câu chuyện này để các độc giả trong và ngoài nước, đặc biệt là những thân nhân của các tù nhân được rõ và hãy cùng nhau lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam phải có chính sách cụ thể để cải thiện cuộc sống chốn lao tù tốt hơn. Có cải thiện được môi trường sống và thái độ đối xử của các cán bộ công an trong nhà giam thì mới có thể cảm hóa được lương tâm của những người đã từng lầm lỡ (trong số đó không bao gồm tôi và những người yêu nước).

Thanh Hóa ngày 21/8/2014


Nguyễn Trung Tôn


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Pages V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 12:32 PM