Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Marine Le Pen là ai?, Christine Ockrent
lalan
post Sep 5 2017, 02:29 PM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country




Marine Le Pen là ai?


Tôi còn nhớ như in lần đầu ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen xuất hiện trên truyền hình. Đó là trước thềm cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2002 và tôi chịu trách nhiệm điều phối một cuộc tranh luận trên sóng truyền hình công cộng Pháp. Để cân bằng quan điểm chính trị, chúng tôi cần một đại diện từ Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, lúc đó do cha của Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, dẫn dắt. Bruno Gollnisch, người quản lý chiến dịch tranh cử và là người có vẻ sẽ kế nhiệm Jean-Marie, đã từ chối tham gia và đề nghị để Marine thế chỗ.

Đây rõ ràng là một món đòn không chỉ đối với một kênh truyền thông bị coi là thù địch, mà còn với chính Le Pen – đối thủ mà Gollnisch không ưa vì theo ông, bà được cha mình đề bạt một cách thái quá trong bộ máy của Đảng Mặt trận Quốc gia. Le Pen phần lớn vẫn là một luật sư vô danh 33 tuổi với kinh nghiệm non nớt dù rõ ràng bà có khiếu hài hước tinh tế. Cuối cùng, kế hoạch của Gollnisch lại phản tác dụng: chỉ vài ngày sau khi Le Pen xuất hiện, tiêu đề trên một tuần san viết rằng, “Đảng Mặt trận Quốc gia có gì mới? Marine!”

Ngày 21 tháng 04 năm 2012 – một ngày đáng nhớ của chính trị nước Pháp – Jean-Marie 73 tuổi giành được 17% số phiếu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống, và vì thế đánh bật cựu thủ tướng của Đảng Xã hội, Lionel Jospin, khỏi cuộc đua vào vòng hai. Nhưng sau đó người dân thuộc mọi đảng phái thông qua phong trào “mặt trận Cộng hoà” đã cùng phản đối Le Pen và giúp ứng cử viên bảo thủ Jacque Chirac giành được đến 82% số phiếu.

Mười lăm năm sau, Marine Le Pen còn toả sáng hơn cả cha mình khi đã thuyết phục được 21,3% cử tri Pháp chọn bà kế nhiệm François Hollande tại Điện Elysée. Nhưng, để chiến thắng trong vòng hai, bà phải đánh bại Emmanuel Macron, chính trị gia trung dung 39 tuổi dẫn trước bà trong vòng một với 24% số phiếu.

Điều đó không hề dễ dàng hơn so với thời của cha bà. Cả François Fillon của Đảng Cộng hoà lẫn Benoıt Hamon của Đảng Xã hội đều nhanh chóng ủng hộ Macron sau vòng bầu cử đầu tiên – Hamon gọi Le Pen là “kẻ thù của nền Cộng hoà” – một “mặt trận Cộng hoà” khác, tuy quy mô nhỏ hơn nhiều, có thể sẽ xuất hiện.

Nhưng Le Pen là một người gai góc và vô cùng tin tưởng vào vận mệnh của mình. Nỗ lực làm mới hình ảnh Mặt trận Quốc gia của bà đã khiến đảng này từ một phong trào bên lề thành một lực lượng chính trị lớn. Dù bà từ bỏ nỗ lực đặt lại tên Mặt trận Quốc gia thành “Bleu Marine” (Marine Xanh – Marine cũng có nghĩa liên quan đến biển, đại dương – NBT) vì thương hiệu cũ rất được lòng các cử tri lớn tuổi, nhưng cách tiếp cận này thể hiện một sự sùng bái cá nhân mà bà luôn dung dưỡng, thể hiện qua việc chèn ép các quan điểm bất đồng và ngay cả với cô cháu ruột, Marion Maréchal Le Pen, một ngôi sao chính trị đang lên.

Thành công của Le Pen cho thấy một dạng “tẩy rửa” ý thức hệ mà bà đã thực hiện với cố vấn thân cận nhất của mình, Florian Philippot, một “énarque” (cựu sinh viên Trường Hành chính Quốc gia Pháp – ENA) bóng bẩy và am hiểu truyền thông, người quả quyết rằng ông quyết định tham gia cùng Le Pen là vì tài năng chứ không phải tư tưởng của bà. Cặp đôi đã phủ lên Mặt trận Quốc gia những lớp màu tươi mới – xanh, trắng, và cả đỏ, đương nhiên.

Ban đầu, Le Pen vận động tranh cử giống như cha bà: tận dụng vóc người đậm và khuôn mặt nhăn nhó để doạ nạt đối thủ, gượng ép chất giọng khàn khàn của người hút thuốc để trình bày quan điểm, không bao giờ dùng “chiêu bài giới tính.” Nhưng cuối cùng bà cũng nhận ra mình có thể chơi theo cách khác. Thon gọn hơn, ăn mặc chải chuốt hơn, và dịu giọng hơn, bà đã xây dựng một loại sức hút cho phép bà thu hút được nhiều người ủng hộ hơn, từ thanh niên thất nghiệp đến tầng lớp trung lưu vỡ mộng, từ những viên cảnh sát lo ngại mất đi quyền kiểm soát đối với các thế hệ người nhập cư đời thứ hai hoặc thứ ba và mong muốn đóng cửa nước Pháp đối với người nước ngoài.

Tiến trình lấy lại hình ảnh tích cực cho Đảng Mặt trận Quốc gia đòi hỏi Le Pen không chỉ phải loại bỏ luận điệu tiêu cực do cha bà để lại mà còn phải gạt ông ra khỏi đảng. Mùa hè năm 2015, Marine khai trừ Jean-Marie ra khỏi chính đảng do ông thành lập năm 1972. Ông đã kiện Marine ra toà, chỉ để chấp nhận thất bại vài tháng sau đó.

Dĩ nhiên, ngay cả khi loại bỏ những khẩu hiệu bài Do Thái, giọng điệu hoài niệm về nước Pháp thời Vichy, những hồi tưởng đầy tự hào về Chiến tranh Algerie, và thậm chí cả cha mình, Le Pen vẫn tiếp tục châm dầu vào ngọn lửa dân tuý. Bà phê phán vấn đề nhập cư, đạo Hồi, toàn cầu hoá, chủ nghĩa đa văn hoá, NATO, giới tinh hoa, “hệ thống,” thị trường, truyền thông, và trên hết là Liên minh châu Âu (EU) – con quái vật gây ra mọi căn bệnh cho nước Pháp.

Không cần bận tâm đến việc cả 23 thành viên Đảng Mặt trận Quốc gia ở Nghị viện châu Âu đều được trả lương bằng tiền của EU, hay chính bản thân Le Pen đang phải trải qua một cuộc điều tra pháp lý về việc biển thủ các khoản trợ cấp dành cho các thành viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng mình. Với nhiều người Pháp, nỗi lo lắng về địa vị xã hội, cơn phẫn nộ với nền kinh tế, và nỗi lo sợ chủ nghĩa khủng bố mới là những điều đáng quan tâm hơn nhiều.

Le Pen cũng đã làm hết sức để xây dựng vị thế quốc tế cho mình. Hồi tháng 1, bà chờ đợi trong vô vọng ở New York với hy vọng nhận được sự ủng hộ từ Donald Trump – người mà bà cho là đã sao chép phần nào công thức chính trị của bà để đắc cử tổng thống Mỹ. Ở Moskva, bà đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin – không phải để đề nghị hỗ trợ tài chính, các quan chức trong đảng nhanh chóng cho biết, mà là để thảo luận tình hình thế giới.

Dẫn đầu các bảng thăm dò ý kiến từ tuần này sang tuần khác, Le Pen và Đảng Mặt trận Quốc gia mới của bà dường như đã giải quyết xong mọi chuyện. Nhưng hai tuần trước, lớp vecni ngoài đã bắt đầu rạn nứt. Các cuộc họp của bà trở nên căng thẳng, lời lẽ của bà trở nên gay gắt. Cũng giống như người cha phủ nhận Holocaust của mình, bà khẳng định nước Pháp không phải chịu trách nhiệm cho việc trục xuất người Do Thái đến các trại tập trung của Đức Quốc xã. Liệu đây là loạn ngôn, mệt mỏi do cuộc tranh cử, hay là một nỗ lực có chủ ý nhằm trấn an những người ủng hộ Đảng Mặt trận Quốc gia rằng lãnh tụ của họ vẫn chưa lạc lối?

Bất kể là trường hợp nào thì đến nay đã có khoảng 7,6 triệu cử tri công nhận Le Pen là người thích hợp để lãnh đạo nước Pháp (con số có lẽ đã tăng lên đáng kể nhờ vụ tấn công khủng bố vào Đại lộ Champs Elysées ba ngày trước cuộc bỏ phiếu). Và dù sự kết hợp giữa việc tái định vị thương hiệu với việc tạo nên hỗn loạn có lẽ sẽ không đủ để bà đắc cử, bà cũng đã chuyển đổi thành công bộ mặt và tinh thần nước Pháp trong một thời gian dài sắp tới.

Christine Ockrent nguyên là Giám đốc Điều hành của France 24 và RFI.

Nguồn: Christine Ockrent, “Who Is Marine Le Pen,” Project Syndicate, 24/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Copyright: Project Syndicate 2017 – Who Is Marine Le Pen

Who Is Marine Le Pen?

Christine Ockrent

Christine Ockrent, a Paris-based journalist and writer, is the producer of Affaires Étrangères for France Culture radio.

PARIS – I vividly remember French presidential candidate Marine Le Pen’s first appearance on television. It was just before the 2002 presidential campaign, and I had to moderate a debate on French public television. For political balance, we needed a representative of the far-right National Front (FN), then led by Le Pen’s father, Jean-Marie Le Pen. Bruno Gollnisch, the manager of Jean-Marie’s campaign and his heir apparent, turned us down, offering to send Marine instead.

It was obviously a trick played not just on a media viewed as hostile, but also on Le Pen herself – a rival whom Gollnisch resented for having been, in his view, unduly promoted by her father in the FN apparatus. Le Pen was a largely unknown 33-year-old lawyer with little practice, though she had an obvious instinct for the punch line. In the end, Gollnisch’s plan may have backfired: a few days after Le Pen’s appearance, the headline in a weekly magazine read, “What is new with the FN? Marine!”
DONATE NOW

On April 21, 2002 – a date that still resonates in French political memory – the 73-year-old Jean-Marie received 17% of the vote in the first round of the presidential election, thus knocking the former socialist prime minister, Lionel Jospin, out of the second-round runoff. But citizens of all persuasions then rallied against Le Pen in a so-called “Republican front,” giving the conservative candidate Jacque Chirac a massive 82% of the vote.

Fifteen years later, Marine Le Pen has outshone her father, convincing 21.3% of French voters to choose her to succeed François Hollande at the Elysée Palace. But, to win the second round, she will need to defeat Emmanuel Macron, the 39-year-old centrist who finished ahead of her in the first round, with 24% of the vote.

That will be no easier for her than it was for her father. With both the Republican François Fillon and the Socialist Benoît Hamon quickly endorsing Macron after the first round – Hamon called Le Pen an “enemy of the Republic” – another “Republican front,” albeit a much smaller one, could well be emerging.

But Le Pen is tough, and a great believer in her own destiny. Already, her efforts to revamp the FN’s image have transformed it from a fringe movement into a major political force. Although she abandoned a push to rebrand the FN “Bleu Marine,” owing to the original brand’s enduring appeal to its older voters, that approach reflects the personality cult that she has fostered, characterized by the suppression of dissent and even of her own niece, Marion Maréchal Le Pen, a rising political star.

Le Pen’s success reflects a kind of ideological laundering, which she has conducted with her closest adviser, Florian Philippot, a polished, media-savvy “énarque,” who swears he decided to join Le Pen for her talent, not her ideology. Indeed, the pair has coated the FN with several layers of fresh paint – all blue, white, and red, of course.

Early on, Le Pen would campaign like her father: using her heavy frame and heavy frown to intimidate opponents, forcing her smoker’s voice to make her point, never playing the “woman card.” But she eventually found out she could play another part. Thinner, better dressed, and more soft-spoken, she developed a kind of charisma that enabled her to appeal to a wider variety of supporters, from unemployed young people to the disenchanted middle class, from policemen wary of losing control to second- or third-generation immigrants who wanted to close France’s doors to foreigners.

The process of “de-demonizing” the FN required Le Pen to drop not just the putrid rhetoric bequeathed by her father, but also her father himself. In the summer of 2015, Marine expelled Jean-Marie from the party he founded in 1972. The old man sued her in court, only to surrender a few months later.

Of course, even as Le Pen has dropped the anti-Semitic blurbs, vocal nostalgia for Vichy France, proud reminiscences of the Algerian war, and even her own father, she has continued to fuel the populist bonfire. She has railed against immigration, Islam, globalization, multiculturalism, NATO, the elites, the “system,” the markets, the media, and, above all, the European Union – the monster supposedly responsible for all of France’s ills.

Never mind that all 23 FN members of the European Parliament are paid with EU money, or that Le Pen herself is under a judicial investigation for misappropriating her MEPs’ subsidies. For many French, status anxiety, economic anger, and fear of terrorism are far more salient.

Le Pen has also worked hard to build up her international status. In January, she waited in vain in New York, hoping to be embraced by Donald Trump – a man who, she said, had copied some of her own political formula to win the US presidency. In Moscow, she met with Russian President Vladimir Putin – not to ask for money, party officials were quick to point out, but to discuss the state of the world.

Leading in opinion polls week after week, Le Pen and her new FN seemed to have things figured out. But, two weeks ago, the varnish began to crack. Her meetings became more electric, her discourse more brutal. Channeling her Holocaust-denying father, she claimed that France was not responsible for deporting Jews to Nazi concentration camps. Was it a Freudian slip, campaign fatigue, or a deliberate attempt to reassure old FN troopers that the chief had not gone astray?

Whatever the case, some 7.6 million voters have now acknowledged Le Pen as the right person to lead France (a total probably boosted by a terrorist attack on the Champs Elysées three days before the vote). And while her combination of rebranding and rabble-rousing probably will not be enough to win her the presidency, she has already succeeded in transforming the face and the psyche of France for a long time to come.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 5th November 2024 - 07:12 PM