Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Hiểm họa khôn lường từ thú vui thả diều, Thi Trân
VanAnh
post Mar 18 2015, 08:31 AM
Post #1


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country




Hiểm họa khôn lường từ thú vui thả diều


Hàng năm có rất nhiều tai nạn xảy ra do dây diều vô tình vướng vào xe và người đi đường. Trẻ em thả diều có thể bị tai nạn giao thông do bất cẩn khi băng qua đường.

Thả diều là thú vui lành mạnh của cả trẻ em và người lớn từ xưa đến nay. Ở một số nước như Thái Lan, Lào, thả diều còn được xem như một nghi thức cầu bình an, may mắn, tài lộc. Khi tiết trời bắt đầu trở gió, hàng loạt cánh diều đủ màu sắc, hình dáng, kích thước căng mình trên bầu trời trong những lễ hội diều rực rỡ.

Tuy nhiên hàng năm trên thế giới cũng ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn đau lòng xảy ra do trò chơi thả diều. Sẽ là hiểm họa khôn lường khi người chơi phớt lờ các quy định an toàn, gây bi kịch thương tâm không đáng có cho chính mình và những người xung quanh.

Theo ghi nhận của ông Hoàng, có 7 sai lầm mà người chơi diều ở thường vi phạm là:

1. Thả diều gần đường

Thả diều ở những nơi gần đường có nhiều xe cộ qua lại ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Dây diều rất dễ vướng vào người tham gia giao thông hoặc rơi giữa nơi xe cộ đông đúc gây mất trật tự. Hàng năm có rất nhiều tai nạn xảy ra đối với người đi xe máy do bị dây diều vô tình vướng vào xe và các bộ phận trên cơ thể người điều khiển như cổ, vai, chân, gây tổn hại nghiêm trọng về người và của. Trẻ em thả diều gần đường phố có thể bị tai nạn giao thông do bất cẩn khi băng qua đường.


Con diều khổng lồ đã cuốn bé trai lên trên cao khoảng 20 mét khiến đứa trẻ tử vong. Tai nạn hy hữu này xảy ra ở cánh đồng diều Hóc Môn mới đây gây chấn động dư luận. Ảnh: Bạn đọc cung cấp.

2. Diều vướng vào dây điện

Tuyệt đối không được thả diều gần đường dây điện. Các loại cáp điện có thể truyền dẫn hiệu điện thế lên đến 7.000 V, tùy theo chất liệu diều, dòng điện truyền đến có thể thiêu cháy bạn ngay lập tức. Thông thường khi diều bị vướng vào dây điện, rất nhiều người, nhất là trẻ nhỏ cố tháo gỡ bằng cách kéo, trèo lên cột điện hoặc dùng cây chọc, kể cả thanh kim loại nên dễ bị giật điện hoặc té.

3. Thả diều khi trời sắp mưa

Ben Franklin, nhà khoa học nổi tiếng bị sét đánh khi thực hiện cuộc thí nghiệm thả một cánh diều trong cơn bão. Ông đã rất may mắn thoát chết và cũng chính nhờ thí nghiệm ấy, Franklin đã phát minh ra cột thu lôi chống sét sau này.

Một điều mà những người chơi diều chuyên nghiệp luôn thuộc nằm lòng là không bao giờ được thả diều lúc sắp mưa bão. Trên thực tế nhiều người chơi diều lại muốn tận dụng thời khắc gió thổi mạnh trước lúc mưa bão để đưa diều bay cao. Họ không biết rằng sét mang dòng điện khổng lồ, mạnh hơn bất cứ dòng điện nào, có thể tấn công con diều và cả người thả. Các nhà khoa học cảnh báo người thả diều trong lúc sắp mưa bão chẳng khác nào tự biến mình thành một cột thu lôi, gây nguy hiểm cho tính mạng của mình và những người xung quanh.

4. Thả diều trên sân thượng, ban công


Thành thị đất chật người đông, thế nên nhiều trẻ em, thậm chí cả người lớn thả diều ngay trên ban công, sân thượng nhà mình. Diều rơi có thể gây nguy hiểm cho những người ở bên dưới, nhất là những người đang di chuyển bằng các phương tiện giao thông. Một số tai nạn chết người từng xảy ra khi trẻ em thả diều mất thăng bằng và ngã từ trên lan can xuống.

5. Diều đâm vào máy bay


Có thể bạn không tin nhưng những cánh diều có diện tích lớn và dây thả dài hoàn toàn có thể "chạm trán" chiếc phi cơ khổng lồ bay ở cự ly gần. Ở một số nước có quy định đặc biệt cấm thả diều trong vòng 3,2 km xung quanh sân bay và dây diều không được phép vượt quá chiều dài 500 m. Các loại “diều khủng” cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tổn hại đến máy bay khi đối đầu, thậm chí gây nguy hiểm cho chính người thả khi cánh diều bất ngờ đổi hướng.

6. Diều đâm vào người

Hãy quan sát môi trường xung quanh bãi thả diều và lưu ý đến sự an toàn của mọi người xung quanh. Quan sát cẩn thận và tránh xa những chướng ngại vật ở gần bạn và trong khu vực sân thả như túi xách, hàng rào, ghế, bụi rậm và cả trẻ nhỏ. Một khi đã bay lên, vận tốc của những cánh diều vượt quá 80m/h, có thể gây tử vong nếu va trúng người ở tốc độ này. Dây diều ở một độ căng nhất định sẽ trở nên cực kỳ sắc bén, có thể gây ra những vết cắt sâu, bỏng hoặc bầm tím trên cơ thể người tiếp xúc, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.

7. Diều khổng lồ không được thả ở nơi đông người


Cánh diều có diện tích rộng có thể đạt độ nâng tương đối cao, chúng cuốn theo các vật thể trên đường bay rồi bất ngờ "nhả" xuống gây nguy hiểm cho những người ở bên dưới. Nghiêm trọng hơn, trẻ em và cả người lớn có thể bị diều khổng lồ cuốn và nhấc bổng lên cao rổi thả xuống đất dẫn đến chấn thương, thậm chí tử vong. Những cánh diều này chỉ nên thả ở một khu đất riêng và cấm trẻ em đến gần.

"Giữ an toàn cho người xung quanh là trách nhiệm của những người chơi diều chân chính. Bạn nên lịch sự hướng dẫn người xem giữ khoảng cách an toàn khi diều cất cánh, kể cả những người ở ngoài tầm bay của diều cũng có thể gặp nguy hiểm nếu diều bị đứt dây", ông Hoàng nói.

Phụ huynh khi đưa con đi chơi diều cần kiên nhẫn giải thích các quy định an toàn dành cho người chơi và người ngắm diều. Thực tế nhiều đứa trẻ chỉ vì tò mò muốn đến thật gần để chiêm ngưỡng những cánh diều rực rỡ mà không nhận thức được những hiểm họa đang rình rập ngay bên. Cánh diều xinh đẹp tưởng chừng như vô hại có thể làm chết người khi những nguyên tắc an toàn bị phá vỡ.

Thi Trân



--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd April 2024 - 08:38 PM