Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tại sao Anh lại rời EU, Sưu tầm
BienHo
post Nov 16 2019, 02:30 PM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,105
Joined: 25-April 08
Member No.: 50
Country




Tại sao Anh lại rời EU


Euro là đồng tiền được dùng bởi hầu hết các nước châu u. Thế nhưng, một trong số ít các ngoại lệ là Anh, khi nước này vẫn trung thành với đồng Bảng của mình dù gia nhập EU đã lâu.

Vậy tại sao Anh lại hờ hững với đồng Euro?

Để có một đồng tiền chung bền vững, tất cả các nước sử dụng phải có nền kinh tế phát triển đồng đều nếu không nhiều hệ lụy sẽ xảy đến. Và vì kinh tế Anh mạnh hơn hầu hết các nước khác trong Eurozone và họ không muốn phải san sẻ gánh nặng với những nước khác. “Anh vui Anh đứng một mình vẫn vui” mà, đúng không?

Để thể hiện rõ quan điểm của mình, Anh đã đưa ra 5 yêu cầu khắt khe với đồng EU, gồm:
-Lãi suất của Eurozone phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của Anh.
-Đồng euro phải linh hoạt để Anh có thể ứng phó khi nền kinh tế không ổn định.
-Việc đưa đồng euro vào sử dụng phải thu hút đầu tư nước ngoài.
-Đồng Euro sẽ duy trì vị trí ngành dịch vụ tài chính của Anh trên thị trường quốc tế.
-Việc sử dụng đồng euro phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định việc làm.
Và rõ ràng rằng đồng tiền này đã làm Anh thất vọng.

Đầu tiên, đưa đồng Euro vào sử dụng nghĩa là Anh phải chấp nhận mức lãi suất của ngân hàng Trung ương Châu u (ECB). Tuy nhiên, mức lãi suất này không phù hợp với cơ cấu kinh tế Anh. Anh có một nền kinh tế khá đặc thù khi dịch vụ tài chính là ngành tạo ra nguồn thu ngân sách lớn nhất cho nước nước này. Việc thiếu tự chủ về lãi suất sẽ kéo theo hàng loạt biến động và khó thể thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngoài ra, còn phải kể đến thị trường nhà đất. Theo thống kê từ “Bank of England”, hiện ⅔ dân số nước này sở hữu nhà đất, trong đó một nửa là vay thế chấp ngân hàng. Nhằm thu hút người dân vay tiền mua bất động sản, ngân hàng trung ương Anh đã duy trì mức lãi vay thấp (0.25%). Người dân càng đổ xô đi mua nhà, giá nhà càng leo thang. Nếu ECB không duy trì được mức lãi suất thấp này, Anh không thể tự hào là top 2 thị trường bất động sản đắt nhất thế giới.

Thứ hai, Anh được biết đến là top 7 những nước có chi tiêu chính phủ cao nhất thế giới (46.871% năm 2010). Chi tiêu này luôn được ưu tiên cho an ninh-quốc phòng, sức khỏe, giáo dục,...Khi nền kinh tế chuyển biến xấu, Anh một phần phải ưu tiên cho khoản chi này nhằm ổn định xã hội, một phần phải vung tiền cứu các doanh nghiệp đang trên đà phá sản. Thế nhưng nếu tham gia Eurozone, Anh không được để ngân sách thâm hụt quá 3% GDP. Quy định này khiến Anh không thể mạnh tay chi tiền và buộc phải bỏ một số khoản chi phát triển xã hội, hoặc phải bỏ một số khoản chi tái đầu tư cho doanh nghiệp. 🤨🤨🤨

Tóm lại, Anh không tham gia Eurozone đơn giản là gì những rắc rối mà họ phải gánh nhiều hơn lợi ích mà họ có thể tận dụng được từ đồng tiền này.

Sưu tầm


--------------------
*****
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 26th September 2024 - 09:28 PM