Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cà phê bò sát, DU
AnAn
post May 4 2016, 02:22 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Cà phê bò sát


Đối với người trong nước, khi nói đến thiên đường thời trang người ta thường nghĩ ngay đến Milan, khi nói đến thiên đường mua sắm người ta thường nghĩ đến Hồng Kông, khi nói đến thiên đường của tự do thì chắc chắn 99% mọi người đều nghĩ ngay đến xứ cờ hoa, Mỹ quốc. Có một điều thú vị, bạn có nghĩ Sài Gòn của chúng ta là thiên đường của các quán cà phê?!

Sài Gòn, trăm mét vuông đất có chục quán cà phê. Mỗi ngày đi một quán cà phê khác nhau, trong 2 năm bạn cũng không thể đi hết các quán cà phê trong địa bàn Sài Gòn. Đủ thể loại, hình thức. Người ta đi đến quán cà phê không chỉ để uống cà phê, thực tế là 60% người đi uống cà phê hàng ngày không biết uống cà phê, họ có thể uống nước trái cây, nước đóng chai hoặc các loại nước được điều chế riêng tại quán. Mục đích đến quán cũng đa dạng, người thì do thói quen, do công việc, do chỗ ngồi, do chủ quán, nhân viên của quán hoặc đó là nơi tập trung nhiều người bạn cùng sở thích, đôi khi không biết đi đâu.


Ông chủ trẻ, Tuấn

Gần 2 năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam bắt đầu “phát hiện” ra một loại quán “cà phê ôm”… kiểu mới. Phong trào rộ lên từ phố núi Ban Mê. Sài Gòn cũng nhanh chóng xuất hiện kiểu kinh doanh cà phê này, không gian ở các quán này khá nhỏ nhưng luôn đông khách, nhất là giới trẻ tuổi teen. Đây cũng là phân khúc khách hàng mới của ngành cà phê. Họ đến đây chơi, ôm, nựng và học ngoại ngữ cùng các nhân viên đặc biệt của quán. Những bạn nhân viên này đa số đến từ ngoại quốc, xinh đẹp, đáng yêu cũng có mà xấu xí, đáng sợ cũng có, quấn quít cũng có mà kiêu kỳ cũng có, các bạn đều được huấn luyện đầy đủ các kỹ năng tiếp khách nhưng đôi khi cũng… quên. Không sao, luôn có những người quản lý bên cạnh để kịp sửa chữa lỗi lầm. Các bạn chính là những cô/chú bò sát đắt giá, kiêu kỳ. Khách hàng đến các quán đều sẽ được chủ quán cùng những người quản lý giới thiệu, giải thích tiểu sử, giá trị của từng bạn, cách chơi với các bạn, nếu thích cũng có thể mang bạn về sau khi thanh toán “giấy bán thân”. Tất nhiên giá trị các bạn bò sát ở đây đều đắt hơn thị trường vì chúng được chăm sóc tốt, khách hàng cũng phải là người có điều kiện. Còn thích mà hông thể mang về có thể xin vào đây mần nhân viên của các bạn nhân viên bò sát.


Một số bạn nhân viên của Babo quán.

Cà phê Babo khá nổi tiếng với các bạn có niềm đam mê với các loài bò sát và thích cảm giác mạnh. Nhân viên ở đây có ngoại hình tuy hơi đáng sợ như trăn, rắn, nhện, rồng Nam Mỹ, rồng Nam Phi, kỳ đà, cú… nhưng “nghe đồn” rất “thân thiện với môi trường”.


Tôi lần đầu vô quán, không chuẩn bị sẵn tâm lý, bị sốc vì vừa ngồi không được bao lâu đã có một bạn nhân viên rồng Nam Mỹ khá đô con chậm chạp tiến tới, đu lên chân, rón rén bò lên người ngó nghiêng rồi từ người tôi bò lên bàn rồi từ bàn bò xuống đất. Người tôi đã đông cứng như bị “điểm huyệt” hơn 10 phút. Có lẽ đây là màn chào hỏi khách sáo của bạn. Cách này hơi mới lạ và mang cho người được chào một cảm giác đầy… cảm xúc. Mọi người xung quanh cười rộ lên khi một bạn thanh niên trẻ tuổi nói:


Nó chọc chị đó!

Dần quen với không khí và yên tâm hơn khi xung quanh có rất nhiều người, tôi nhận thấy các con vật ở đây rất chuyên nghiệp trong kỹ năng giao tiếp khác hẳn với ngoại hình xù xì gai góc. Khách của quán rất thích thú sờ, ẵm, bồng, truyền tay nhau tìm hiểu. Cũng có bạn nhanh tay đặt hàng, mang về cho mình một em. Giá mỗi bạn cũng tăng dần theo chủng loại và ngoại hình, số tuổi.


Bạn Tuấn, 28 tuổi, người vừa trêu tôi cũng là chủ quán cà phê này tâm sự: “Hầu hết người Việt coi bò sát là đáng sợ, các bậc phụ huynh dạy con cái gặp rắn phải đập đầu, đốt, không thì nó sẽ trả thù mà không cần biết nó có phải rắn độc không, nó là loài gì, có nguy hiểm không. Rất nhiều loài bò sát của Châu Á phân bố tại Việt Nam và các nước khác nay chỉ còn nhiều ở nước bạn Lào, Cambodia… do quan niệm gặp là đập; vì nó hung dữ nên nó không được quyền sống, sinh ra để vào hũ rượu, để lên bàn tiệc, để thành đặc sản. Việc một con rắn hay kỳ nhông bị đập, bị nướng trở nên hiển nhiên, bình thường vì nó dữ, nó làm người ta sợ, nó cắn bạn. Số lượng bò sát ngày càng ít đi, những loài đặc hữu không còn nhiều do quan niệm đó. Quán chúng tôi sinh ra không phải chỉ để kinh doanh bò sát, chúng tôi là người yêu thích và nuôi bò sát, quán muốn cho các bạn xem bò sát cũng hiền lành, bò sát không cắn bạn khi đã tin tưởng bạn, nó không sinh ra để bị giết, bị đập. Dành rất nhiều tình cảm cho loài bò sát, chúng tôi hy vọng sẽ truyền đầy đủ kiến thức nhất về bò sát, tập tính, tạo thiện cảm cho các bạn để không còn nghe rượu rắn hổ, kỳ tôm nướng muối ớt, rắn mối nướng, tắc kè ngâm rượu, để không có một con rắn hay kỳ nhông vào nhà bạn lại đập chết theo phản xạ nữa. Vì chúng tôi hiểu để bảo vệ một loài nào ở Việt Nam thì phải cho mọi người hiểu về nó theo một cách khác.”


Với số vốn hơn 200 triệu mỗi người, nhóm của Tuấn đã gầy dựng lên sân chơi này, vừa thỏa mãn đam mê vừa tăng thêm thu nhập. Tuy đã chuyển chỗ 2 lần vì chủ nhà lấy lại mặt bằng nhưng khách vẫn đi theo ngày một đông. Từ đó cũng kết nối được nhiều hội nhóm bò sát, những bạn trong hội cũng có đến gửi nhờ Tuấn bán dùm hoặc trao đổi, mua bán tại đây như một “đại bản doanh” về bò sát.


Lúc nào bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn, và hôm nay cũng vậy, Tuấn bảo lợi nhuận tăng đôi khi không đủ bù lỗ vì thú bệnh, chết. Những con vật này tuy đã thuần hóa nhưng bản chất vẫn là hoang dã. Chúng không quen với cuộc sống sạch sẽ của con người, rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Sau khi ăn no chúng phải được nghỉ ngơi một ngày, bị sờ bụng chúng sẽ bị tiêu chảy, bị hắt hủi, chèo kéo chúng cũng sẽ bỏ ăn… Nhưng phần lớn khách đến đây là các bạn trẻ, Tuấn và các quản lý không thể kèm cặp từng đứa được. Rất dễ gây ra chuyện đáng tiếc nên phải “lên lịch” giấu bớt đi để các bạn bò sát nghỉ ngơi, chia ca để các bạn phục vụ khách. Mà kẹt nỗi khách đến thấy ít bò sát cũng sẽ bỏ về.


Nhìn các con vật đủ màu sắc truyền từ tay người này đến tay người kia, người cười hô hố, kẻ chụp hình, người rụt rè kẻ bạo dạn tay chân, tôi hỏi Tuấn:


Những bạn bò sát ở đây đều hiền, thân thiện; khách thích ôm, nựng; nhưng nếu lỡ đôi khi chúng buồn buồn cắn khách thì sao?

Chàng giơ chú Rồng Nam Mỹ vừa nãy chào hỏi tôi lên và nhẹ nhàng cười, trả lời:

– Thì… cái gì cũng phải có giá của nó!

DU


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 25th May 2024 - 09:06 AM