Welcome Guest ( Log In | Register )

3 Pages V   1 2 3 >  
Reply to this topicStart new topic
> TRUNG/TIỂU HỌC MINH ĐỨC Văn và Thơ, Phụ Trang GĐMĐ/LTPN Pleiku (Nội San #4- 5/31/08)
Bryce
post May 16 2008, 06:09 PM
Post #1


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



THƯ ĐỨC GIÁM MỤC MICAE HOÀNG ĐỨC OANH

TÒA GIÁM MỤC KONTUM

GỞI ANH CHỊ EM GIA ĐÌNH MINH ĐỨC




Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận KonTum, Việt Nam
Nguyên Giám Đốc Trường Trung Tiểu Học Minh Đức Pleiku



Kontum, ngày 22.5.2007


Thân gửi
Các Anh Chị “Gia Đình Minh Đức”

Trong thời gian vừa qua, tôi được biết các anh chị cựu học sinh Trung Tiểu Học Tư Thục Minh Đức đã quy tụ làm việc bác ái từ thiện, dưới danh hiệu “Gia Đình Minh Đức”. Nhiều người đánh giá cao công việc phục vụ của các anh chị.
Điều đáng quý trước tiên là các anh chị năng gặp nhau để biết hoàn cảnh sống của nhau, khích lệ, nâng đỡ nhau sống tốt. Cụ thể các anh chị đã quan tâm giúp đỡ các anh chị còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là giúp điều kiện cho các cháu nghèo được tiếp tục tới trường.

Ngoài ra, các anh chị “Gia Đình Minh Đức” còn biết hợp tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn giáo, bằng cách góp sức, góp tài vật giúp đỡ các trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, các anh chị em phong cùi tại nhiều buôn làng ở vùng sâu vùng xa. Các anh chị không quản ngại nhọc nhằn, không phân biệt sắc tộc hay tôn giáo.

Tôi trân trọng việc làm bác ái của các anh chị và mong muốn công việc này luôn được vun đắp ngày càng lớn mạnh. Có dịp xin vui lòng chuyển lời tôi kính thăm và cám ơn các quý ân nhân đã giúp các anh chị có điều kiện đến giúp đỡ các anh chị em thiếu may mắn trên miền đất Tây Nguyên này.

Nguyện Chúa ban muôn ân phúc cho các anh chị và qua các anh chị cho quý vị ân nhân xa gần.
Hiệp thông cùng các anh chị trong các chương trình mục vụ
Thân mến.




Trích từ Nội San Minh Đức Số 3
Gia Đình Minh Đức Việt Nam và Hải Ngoại
BLL Trung & Tiểu Học Minh Đức Pleiku


This post has been edited by Bryce: May 31 2008, 11:01 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:20 PM
Post #2


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Một kỷ niệm về

Cha Giám Đốc





Cố Linh Muc Gioan Nguyễn Trí Thức
Sáng Lập Trung Tiểu Học Minh Đức Pleiku
Cố Hiệu Trưỡng & Linh Mục Nhà Thờ Xứ



Ngày ấy, tôi là một học sinh lớp tư, trường tiểu học Minh Đức, trường xây bên kia đường Lê Lợi, bên này đường là nhà thờ Mông Triệu Thăng Thiên.
Đám học trò nhỏ, ngày thường đi học, chủ nhật đứa nào có đạo thì đi lễ, có một thời gian, thánh lễ trẻ em được dâng ở gian nhà ngang của trường tiểu học, buổi chiều khoảng 2 giờ là giờ giáo lý, học bên Hội Quán nhà xứ, và 3 gian nhà nhỏ, lúc ấy tôi đang học lớp giáo lý xưng tội rước lễ lần đầu, thường thì tụi tôi đến sớm hơn giờ học, chẳng phải siêng năng gì cho lắm nhưng là được cái sân rộng của nhà thờ và khu nhà xứ, tha hồ chơi, rượt bắt, đá banh, trốn tìm, bọn con gái thì nhảy dây, chơi ô quan, chơi thẻ…
Giờ chơi gần kết thúc, mỏi mệt vì chơi những trò vận động, đứa nào đứa nấy mồ hôi nhể nhại, tranh thủ chạy lên sàn gác sau lưng nhà cha xứ, nhà xứ khi ấy là nhà sàn, kiểu nhà của người dân tộc, nhưng sàn thì thấp hơn, cũng đủ cho chúng tôi chui vào sàn đùa nghịch, nhặt nhạnh nhứng thứ vụn vặt như kẹp giấy, tiền xu, rơi xuống từ khe sàn, lẫn trong bụi cát, Cha xứ là người sáng lập ra trường tiểu học Minh Đức của chúng tôi, xây trên đất của giáo xứ; ở đó có một vòi nước cha dùng vệ sinh buổi sáng, cứ nhào lên vặn vòi mà uống, nhà xứ không có bơm điện như ngày nay, nước được bơm lên “sa-tô-đô” bằng cái bơm lắc tay như mấy chỗ bán xăng lẻ ngày nay,
Tôi đến sau cùng, yên tâm như mọi bạn khác, thong thả vặn “rô-bi-nê” cho nước chảy rồi vốc tay mà uống, rửa mặt mũi xong, khóa lại thì than ôi, cái vòi nước trở chứng, nó không khóa lại được nữa, tôi hoảng quá, để yên như thế nước sẽ chảy hết, mà khóa lại thì không được, tôi loay hoay vặn trái rồi vặn phải, bụm, bịt, không thể nào được cả, hốt hoảng, đổ mồ hôi trở lại, tôi không biết phải làm sao, thì lúc ấy, bà giúp việc, nấu cơm nước cho cha xứ xuất hiện, có lẽ tôi nhớ không lầm tên là bà Nga, bà chỉ hứ lên một tiếng rồi nắm lấy lỗ tai tôi, miệng tru tréo “ ái chà mày phá hư cái rô-bi-nê …giờ làm sao đây, …con nhà ai mà phá thế này hỡi giời…” vừa la mắng vừa nhấc dần lỗ tai tôi lên, đau quá tôi chẳng biết phải làm gì, chỉ khóc thét lên, tôi van xin bà và nói nhiều đứa vặn vòi nước chứ không phải mình tôi, bà chỉ nói “tao bắt tận tay mày đây còn cãi gì nữa…” quả thực nhiều đứa vặn mở rồi đóng lại chẳng sao cả, mà sao tới phiên tôi nó lại bị thế này, tôi chắc chắn là trước đó nó vẫn tốt, mà tôi mở cũng đúng cách chứ có sai cách đâu, vì tôi cũng đã dùng vòi này giải khát nhiều lần rồi mà. Bà càng lúc càng kéo lỗ tai tôi lên cao và gắt hơn, một tay tìm cách vặn vặn vòi nước, nhưng vẫn không được, đau quá tôi khóc rống lên, cái vô tư khóc của thằng bé 8 tuổi vang đến phòng cha xứ, cha ra xem chuyện gì, bà nói với cha
- thưa cha, thằng ôn này nó phá hư cái vòi “rô-bi-nê” của nhà xứ rồi cha…
Cha xứ bước lại nhìn, vặn vặn 1 lát rồi nhìn tôi, kéo tôi vào lòng và nói với bà
- à…cái này…à tôi làm hư từ sáng,…từ lâu rồi, không phải nó làm đâu…thôi bà buông nó ra.
Cha ôm tôi vào lòng, lấy khăn lau nước mắt cho tôi, vỗ về tôi, như được giải nỗi oan, tôi càng rống to, cha dắt tôi vào phòng, ôn tồn nói với tôi : cha chịu tội thay cho con rồi, con khóc làm gì nữa, lát nữa có người đến sửa ngay thôi.
Đợi cho tôi hết tức tưởi, cha nói : thôi con về phòng học giáo lý đi, con đừng lo nghĩ nữa, cha đã nhận rồi…
Cha nhận hết lỗi về phần mình, cũng có thể cái vòi ấy đã hư, hoặc tôi làm hư, chứ cha đâu có làm mà cha nhận lỗi cho tôi.
Từ hôm ấy, tôi mỗi khi nhìn thấy cha đi tới đi lui trước hiên nhà đọc sách, hoặc những buổi tôi không tham gia chơi với các bạn, ngồi bên hiên nhà xứ nghe tiếng máy đánh chữ lách cách trong phòng cha vọng ra, tôi quý cha biết mấy, một người làm gương sáng cho tôi, biết tha thứ và nhân lỗi, thủa ấy tôi học giáo lý, có giáo điều Chúa chuộc tội cho thiên hạ, tôi nghĩ cha theo gương Chúa, mà thâm tâm dự tính ngày sau, tôi cũng sẽ học theo cách của cha để sống. Với tôi, cha như một ông tiên hiền dịu, vì thế, khi cuốn Giáo Lý Diễn Ca của cha soạn ra, tôi là thằng mê mệt học thuộc lòng, và vẫn còn nhớ rất nhiều bài cho tới ngày nay, năm 2005 vừa qua, tôi có tìm ra 1 bản cũ, đánh máy rồi in lại những tập nhỏ, phát cho đám con cháu, kể cho chúng nghe về việc kể trên, khuyến khích tụi nhỏ học như tôi từng học,
Kính trọng cha, tôi mượn được cuốn Thánh Hóa Đại Cương dày mấy trăm trang của cha biên soạn, ngồi miệt mài đánh máy lại, cũng đã hoàn chỉnh, để đợi lúc nào đó sẽ in ra cho con cháu học.
Ngày cha mất, nỗi buồn vì trường trung tiểu học Minh Đức của giáo xứ, nhất là trường trung học, là tiền dùng xây dựng nhà thờ, bỏ ra đầu tư vào giáo dục trước để xây dựng nhà thờ mới sau, nay giao cho nhà nước quản lý, mà nhà thờ cũ cũng đã đập phá chưa xây lại được, lo lắng và đau ốm, giai đoạn thuốc thang hiếm hoi, cha đã không qua khỏi, một điều tiếc nuối trong đời, tôi vì công việc ở xa không về để đưa cha được 1 bước đường, bước cuối cùng ở thế gian.
Hôm nay viết mấy dòng, nhân ngày giỗ thứ 30 của cha, để tưởng nhớ vị linh mục dịu hiền in dấu mãi trong đời tôi.

Pleiku, ngày 23 tháng 05 năm 2007
Tưởng nhớ ngày giổ thứ 30 của Đức Cha
Nguyễn Phúc, Cựu Học Sinh TH Minh Đức


This post has been edited by Bryce: May 19 2008, 01:49 PM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:25 PM
Post #3


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country




CÚC QUỲ VÀNG




Cúc Quỳ Vàng Pleiku (hình do Phạm T. Mai, Lớp 12B/PHT NK:74-75)



Năm 1974. bố chuyển công tác và tôi theo gia đình từ Sàigòn để đến một nơi sau này trong tôi đầy kỷ niệm, đầy lưu luyến, tôi gọi đó là quê hương thứ hai, quê hương của hoa dã quỳ vàng.
Vừa bước ra khỏi cánh cửa của chiếc bán phản lực Air Việt Nam, tôi rùng mình rụt cổ lại. Pleiku đây ư ? Lạnh quá, Sân bay gì kỳ cục, không giống như Tân Sơn Nhất, chung quanh toàn là cỏ và núi đồi, nhưng có một thứ làm cho tôi trố mắt ngạc nhiên vì vẻ đẹp của nó : “ hắn” màu vàng, không phải là cúc, không phải là hướng dương, hoang dại nhưng rực rỡ, nở vàng rộ cả một vùng…
Tôi theo đoàn người lên xe buýt vào thành phố, nhìn phía trước tôi thấy con đường ngoằn nghoèo như con rắn đen xì thật dài đang bò trên triền đồi xanh mướt, hai bên đường “hắn” rạp mình dưới những cơn gió , hắn vàng rực dưới ánh mặt trời, hắn là cô sơn nữ kiêu sa trong ánh mắt của tôi , sau này tôi mới biết hắn tên là cúc quỳ, dã quỳ. Hắn là người bạn đầu tiên của tôi trên phố núi này.
Bố xin cho tôi học tại trường Minh Đức, lần đầu tiên đến trường, và cái đầu tiên đập vào mắt tôi là màu vàng của ngôi trường, tuy không vàng rực như màu dã quỳ nhưng tôi vẫn thầm nghĩ “ sao cao nguyên nhiều màu vàng thế, cái trường này chắc đặt tên là dã quỳ cho lãng mạn…”,
Tôi vào lớp mới bằng những bước chân rụt rè, xa lạ, cúi mặt ái ngại dưới ánh mắt của những ngườ cũ trong lớp, không dám nhìn lên, cảm giác bơ vơ lạc lỏng làm tôi muốn khóc, bất chợt hình ảnh thầy cô cũ ở Sàigòn làm tôi nhớ đến quay quắt.
- Em xuống chỗ ngồi đi
Giọng cô giáo mang âm sắc Huế nhẹ nhàng bảo tôi sau khi nhận giấy giới thiệu từ văn phòng đưa tôi đem lên, cuối giờ tôi biết tên cô qua cô bạn mới quen ngồi cạnh, cô Phan thị Lựu, đang làm chủ nhiệm lớp 11A2.
Cô bạn ngồi cạnh tôi mặc chiếc áo len màu vàng nhạt, lại là màu vàng, sao cái xứ thượng này lại khoái màu vàng đến thế nhỉ ?
Cô bạn mới của tôi tên K’sor H’ton ( Sa Tiên ), người dân tộc Jarai, cô sơn nữ của núi rừng, Tiên rất hiền và mộc mạc như hoa Cúc quỳ vàng, dã quỳ vàng,
Có lần tôi theo Tiên về làng của Tiên, nhà sàn, đàn heo và con đường làng đất đỏ, tất cả thật lạ lẫm đối với tôi. Tiên cho tôi ăn xoài rừng, chua đến chảy mồ hôi râu, trái trâm tim tím, ăn xong miệng đen nhẻm như đóng phim ma, uống rượu cần nữa chứ, ngọt lịm cả đầu lưỡi. tôi như Kha Luân Bố đang khám phá vùng đất mới, cổng nhà Tiên có rất nhiều cúc quỳ, đương lên qua đồi ngập hoa cúc quỳ mà tôi đặt tên là đường dã cúc.
Từ những bước chân đầu tiên lạ lẫm, Pleiku đã đi vào hồn tôi một cách sâu lắng. Mãi đến bây giờ, dù Thầy cô, dù bạn bè, dù Sa Tiên mỗi người mỗi nơi trong dòng đời. nhưng hình ảnh của tất cả vẫn còn đọng mãi trong tôi thật rõ nét, thật sinh động, chỉ cần nhắc đến Pleiku, đến Minh Đức, tôi vẫn cảm thấy tất cả như đang hiện diện trước mặt tôi thật sáng ngời và vàng rực như đóa cúc vàng.

Mùng Bốn Tết Đinh Hợi
Trần Thị Bích.
Cựu H/s Minh Đức, Lớp 11A2 NK: 71-72


This post has been edited by Bryce: May 22 2008, 05:22 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:28 PM
Post #4


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country




NGŨ DZỊ


Nguyễn Quang Trung



Tui có thằng bạn, nó nói tui viết một vài trang cho Nội San Minh Đức, mà từ những ngày còn đi học, tui vốn là thằng học sinh luôn bị thầy Phan Ngọc Nguyên, thầy Nguyễn Vận, thầy Thái Văn Duy chấm những con điểm môn văn quá thấp, chưa kể đôi khi bị thầy phê vào chỗ ghi lời phê của thầy mà không chấm điểm ( chắc là không thể cho mãi con số 1, mà hột vịt về môn văn thì hầu như không có bao giờ, dẫu sao tôi cũng viết được vài đoạn mà không sai chính tả, chứ không dám nói về chuyện hành văn ) chỉ có những chỗ sửa chữa, phê bình gần như đầy lấp cả bài luận văn của tui, nói như vậy là bạn đã biết tui là thứ hạng nào rồi, không những thế, tui chơi bida giỏi hơn làm toán, đá banh giỏi hơn mấy vụ hỏi đáp vật lý hóa học, đến độ chán nản chuyện vào lớp vì e cũng chẳng tiếp thu được gì nên hay cúp cua ra bi da Xuân Lợi cho chắc, nay nói tôi viết thì làm sao đây ?! Mỗi ngày qua như mọi ngày qua, 365 ngày với cây cuốc lầm lũi trong rẫy cà phê, rẫy mì kiếm cái ăn, lo cho con đi học với những đợt đóng góp các loại phí, xây dựng trường, quỹ hội phụ huynh, rồi lễ tết thầy cô giáo, điên cuồng với những đứa làm nông như tui, đầu óc chữ nghĩa đâu mà viết, dẫu cho rằng thủa ấy tui cũng vượt qua được cái ngưỡng tú tài với mãnh bằng “THỨ VỚT do chiến cuộc” khiêm tốn, giống điểm thêm vùng nông thôn của con tui, hay điểm của mấy cô cậu học trò mà báo chí, TV gọi là ngồi nhầm lớp bây giờ; nó lại bảo cứ viết, với những gì xảy ra trong cuộc đời học sinh của mình, kỷ niệm, bạn bè, sau đó mấy đứa nó sẽ tìm cách sửa lại chút đỉnh, miễn hồ là đừng viết chính trị, phản động…và nó bảo chẳng ai phê bình văn chương gì đâu vì đây là sân chơi của anh chị em nay đã về già, viết gợi cho nhau kỷ niệm thủa còn cắp sách đến trường, như những ông cụ kháng chiến về hưu làm thơ, chỉ có đề tài chứ có vần điệu gì đâu, đầu một nẽo đuôi một nơi, cứ thứ bảy chủ nhật gặp nhau ly rượu khề khà, đọc cho nhau nghe xong cùng vỗ tay tán tụng lẫn nhau cho vui thế thôi, hê hê, thế thì được, tôi cố gắng viết cho nó mấy trang, hỏi thử có nhuận bút không, hắn bảo mày phải đóng thêm tiền chứ làm gì có nhuận bút, tiền này là tiền nhờ người ta sửa bài (!) và ủng hộ có kinh phí để in ra !!!, nói xong hắn cười ha hả, chả biết thực hư thế nào.

Nghĩ mãi mà không có đề tài nào, vì suốt thời đi học ngoài chuyện trốn học đi thụt bida, phá phách trong trường, viết ra chỉ làm gương xấu cho con cháu mà thôi, nghĩ mãi rồi cũng ra được chuyện nhóm ngũ dzị của chúng tôi,
Ngũ dzị có nghĩa là năm thằng khác người, chả giống ai cả, học hành thì mỗi đứa một trình độ, đứa giỏi chuyện học, đứa giỏi chuyện phá phách, đứa giỏi chuyện thể thao, còn lại là thằng tui, giỏi một chuyện như đã nói trên, lặp lại chỉ nêu gương xấu cho con cháu, nhưng chẳng hiểu vì sao mà bổng góp nhau chơi chung có vẻ tâm đầu ý hợp, ngũ dzị đó là :

Minh cà rê, hắn là thằng to con nhất đám, võ học ở nhà võ sư Hoàng Anh Tuấn, đấm đá ở võ đài chẳng biết ra sao mà chỉ có là giỏi ăn hiếp tui với mấy đứa gầy yếu hơn nó, sở dĩ có cái tên ca rê là vì hắn luôn hớt mái tóc ca rê, giống cái đầu của thằng Piere Vincent, nhân vật chính trong cuốn Cour de Langue et …gì đó, quên rồi, cuốn sách Pháp văn chúng tôi học khi ấy, là một cây thể thao, đá banh, đấm võ, nhà hắn trong chợ nhỏ gần trường nên đi học thường đến sớm, là con trong gia đình theo đạo Phật nhưng bố mẹ tin tưởng việc dạy học ở trường của các cha xứ mở nên xin cho vào học, tui thấy trong thời khóa biểu của hắn ghi…6g dậy…6g20 tụng kinh….7g đến 9 g tối học, 9g30 tụng kinh, thế nhưng nghịch ngầm không ai chịu nỗi, nhà gần trường, đến sớm dễ nghịch phá vì trường vắng, chẳng ai biết, lại thích đấm mấy thùng rác nhà trường mới đóng để trong mỗi lớp, mà nó đấm vỡ thật, có lần thầy giám thị Long bắt gặp, lôi lên văn phòng cốp cho mấy cây thước nhôm, nghĩ là chừa tới già, nhưng không, hắn bèn mang theo cái dụng cụ để người ta xăm mứt, một đoạn gỗ nhỏ trên có ghim mấy cái đinh cúc nhỏ, lấm léc, len lén trả thù mấy cái thước nhôm của thầy giám thị, bằng cách rình rồi xăm cái lốp xe đạp của thầy, xẹp lép mà không thể nào vá được, báo hại thầy phải thay ruột xe vì nếu vá thì tiền vá nhiều hơn tiền mua ruột mới. Tuy nhiên hắn học giỏi, không ít lần lãnh bảng danh dự và phần thưởng trong mỗi năm học,.

Chấn dòi, ôi cha cái tên này là do thằng bạn xấu số Học sún đặt cho, trong buổi đi chơi dưới vườn nhà hắn, cái xưởng cưa Thanh Bình to đùng trên Trà Bá, mấy đứa lặn lội trong vườn lấm lem, có lẽ thấy hắn chân tay lúc đó lem luốc hay thế nào đó mà thằng Học sún đặt cho cái tên kèm là dòi, không giận mà còn khoái trá, và rồi cái tên đó nó theo Chấn suốt những năm học cho đến ngày chia tay với trường, chuyện học chuyện chơi của Chấn thì nhiều lắm, nhưng nó cũng như tui, cứ tà tà, nhà có xưởng cưa nên nhiều lúc đỡ hơn tui chuyện tiền bạc cà phê thuốc lá (dù cha Hiệu trưởng cấm tuyệt đối, các thầy răn đe mãi), những buổi được “nghỉ 2 giờ sau”, ngồi quán Kim Liên, uống cà phê, che che dấu dấu điếu thuốc pall mall, gật gù như mấy ông cụ non, thổi khói chữ O, nhịp nhịp chân theo dòng nhạc, thanh toán tiền là Chấn chịu phần nhiều, con nhà giàu so với tụi tui, một lũ con nhà nông, “chạy cơm từng bữa toát mồ hôi”, rũi hôm nào cháy túi “ngồi đồng”, chờ cô Lân, bạn học cùng lớp, lại là nhóm bạn thân, con của chủ quán về, rủ rỉ năn nỉ cho ký sổ, lăn tay, để hôm khác có tiền trả, mà rồi hầu như chưa bao giờ trả, vì lần sau đến thì cũng đủ tiền cho mấy ly cà phê mới mà thôi, mà Lân rồi cũng dần quên mất !!…
Phần tui có cái suzuki, mấy đứa có xe hay dựa dẫm bạn con ông chủ xưởng cưa, lên xin xăng dùng chạy máy cưa, đổ đầy bình xe để đi chơi trong dịp nghỉ lễ hay chủ nhật
Một dịp ăn tất niên ở xưởng cưa nhà Chấn, tụi tui bị mấy ông thợ cưa ép uống, thịt quay thì ngon nhất là cái da chín dòn rụm, Học ăn quá lố, sau lại say rượu, “sứa” ra tùm lum, nên kỷ niệm đó gọi là “đêm sứa da heo”. Những đêm dạo chơi, khi đói, Chấn thường rủ tụi tui tới đường Tăng Bạt Hổ, Ông bác của Chấn có lò bánh mì hiệu Tân Tiến ở đó, kiếm mấy ổ nóng hổi mà ăn thú vị biết mấy, còn gì bằng nhấm nháp bánh mì nóng hổi trong đêm lạnh của Pleiku.

Học sún, dĩ nhiên vì hắn có cái răng cửa sún, nên tên cũng đeo theo hắn, cũng nhờ cái răng sún này, nên hắn phát âm tiếng Anh có lẽ chuẩn hơn tụi tui, chắc là nhờ có nhiều “tiếng gió”! nên năm lên lớp mười hắn học ở ban C, luôn được khen về sinh ngữ anh lẫn pháp, nhà buôn bán tạp hóa nhỏ trong xóm, ba hắn lái xe lam, nên không có gì dư dã, vì thế chuyện ăn chơi là không có, chăm học hơn tụi tui, có cái nét sang sang trong cách ăn nói, hắn bảo ngày xưa ông ngoại hắn là quan huyện của huyện An Khê, giòng dõi quan…có giọng hát hay, người thì gầy, mỗi lần hắn ôm cây guitar là tui nghĩ đến cái bức tranh ông Pi-cát-xô vẽ ông già với cây đàn, chuyện tình ái vẫn vơ là nhất ông này, nhờ cái mã coi cũng bắt mắt, lại giọng hát hay mà chuyện học chẳng thua kém ai nên bạn gái có vẻ có cảm tình với hắn nhiều hơn tụi tui… Năm lớp 10 vào Ban Đại Diên Học Sinh với chức danh trưởng ban văn nghệ trường, cũng khéo cùng các thầy cố vấn tổ chức những đêm thơ nhạc, hoặc phụ các thầy cố vấn những lần văn nghệ toàn trường dịp Noel hay phát thưởng hè, món ruột là bài hát Làng tôi của Văn Cao, từng với cô bạn Liên Hương song ca, mà trục trặc cái micro thế nào đó, nên sau khi hát, Liên Hương nước mắt chảy quanh thề với bóng đèn là sẽ không bao giờ hát chung với Học nữa, nhưng rồi lại thấy hát tiếp, quên mất lời thề trước…bóng đèn. Thỉnh thoảng cả bọn tui kéo nhau tới quán Sông Hương, nhà cô nàng ăn bún thịt nướng, bác Tự gái nấu ăn ngon tuyệt. Thủa ấy anh chàng lãng mạn lắm lắm, đi với cô bạn gái học dưới một lớp, tối thứ bảy, hay lên cà phê Thiên Lý, quán Tranh, cà phê Hồng để ôm đàn hát nhạc Trịnh Công Sơn, thay cho nhạc băng Anna hay Selection gì đó trong quán, không phải để kiếm tiền mà vì máu văn nghệ, hay đôi khi có người bắt gặp cúp cua, ngồi trên đồi Hoa Lư, nhìn xuống thung lũng với cô bạn gái, ôm đàn hát, trong gió tóc bay. Sau tú tài, khoác trây-di vì tới tuổi, vắn số nên sớm chia xa bè bạn mẹ cha vào mùa nhập học năm 74, bạn bè, thầy cô đến tiễn đưa lần cuối khóc sướt mướt.

Phúc hèm, à, anh chàng có cái tên hèm này là con nhà nấu rượu, hắn có thói quen rủ tụi tui về nhà chơi, chờ lúc mở nồi rượu mới nấu xong, múc lấy mấy chén hèm nóng bốc khói, cho đường táng đen vào rồi ngồi húp, ngọt ngọt chua chua, hắn bảo nhờ thế mà hắn không bị sán lãi, tụi tui ăn theo dần cũng quen, lại lâu lâu chế biến món ốc bươu mà tụi tui mà bắt ở đám ruộng sau nhà hắn, ngâm nước hèm cho nó nhã bùn rồi luộc lại với nước hèm, ăn cắp của nhà xị rượu, đem xuống vườn ngồi dưới gốc mít mà chén, đỏ mặt líu lưỡi mà ca hát, xong về nhà, mỗi đứa cầm chắc là bị ăn roi mây, nhưng vẫn thích, đôi khi đổi món, chơi thịt bò nhúng hèm thay cho món nhúng dấm; từ đó mà có cái tên cúng cơm Phúc hèm; chuyện học hành thì ba ngày bị đuổi, năm bữa lại bị đuổi vì chuyện nghịch phá trong trường, đánh lộn với bạn khác lớp, báo hại ông cụ thân sinh đã bệnh hoạn (bị tai biến, liệt nửa người) lại phải lê chân mãi đến trường năn nỉ nhà trường xin cho vô học lại mấy bận, có cái học cũng không là tệ, đã phá phách mà môn giáo lý hay về nhất, năm nào cũng có phần thưởng, một đặc điểm mà tui luôn nhớ, hắn hình như không có cái áo sơ mi trắng nào để đi học, nên suốt năm chỉ mặc áo len, cái áo ấm nỉ màu ôliu, may mấy cái cổ áo trắng cài vào trong, thò cổ áo lên trên một cách bình thường, có khi mặc trong 1 cái maiô, có khi lại trụi lũi vì maiô đã giặt chưa khô, xem ra chẳng ai biết ngoài chúng tôi, nhưng có lần vô phúc, khi cha hiệu trưởng buộc tất cả học sinh phải bỏ áo trong quần, mấy ông mãnh hay nghịch thường mặc thêm áo khoác ngoài, thỉnh thoảng bị kiểm tra, có lần giám thị kêu hắn vén áo len lên để kiểm tra, hắn vén lên phơi cả rún cho đến ngực, không thấy áo mà lại thấy cổ áo, bị kêu lên văn phòng chuyện nghịch này… khi hắn về thấy rơm rớm nước mắt, hỏi có ăn đòn không thì hắn lắc đầu, gầm mặt không nói, mà chẳng đứa nào hỏi tiếp, cho hắn quên, vì tụi tui biết, nhà đông con, sống nhờ vào nghề nấu rượu nuôi heo chẳng ăn thua, ông cụ bệnh tật, một bà mẹ chạy đông chạy tây, lo cái ăn cái học cho mấy đứa đều chọn trường tư thục công giáo mà học nên học phí nuốt hết cơm gạo nói chi là chuyện ăn mặc. Về sau tụi tui xin cho hắn mấy cái áo PX sửa lại mà mặc, áo thì rộng, không tiền thuê thợ sửa, hắn mặc lùng xùng như ông ba bị, lại có cớ mà giám thị Long cho thước nhôm.
Hắn thường than phiền người lớn không hiểu hắn, tui cũng chẳng biết hắn to tát, siêu phàm cái nỗi gì mà bảo người lớn không hiểu, hắn không trách phận than thân, đôi khi hắn lỳ lợn một cách dễ sợ, sau này gặp lại, hắn chẳng nói gì về chuyện đó nữa mà lại tự trách “ ngày đó tao không hiểu được người lớn”… à ra thế, giờ nghe đâu làm ăn kiếm sống đâu trong vùng ven Saigon, thỉnh thoảng về Pleiku, lang thang đâu đó vài ngày rồi vào lại, chẳng biết hắn làm cái trò gì, một lần đọc tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, tui thấy hình hắn, dù ngó nghiêng khuất cả, nhưng tui chắc là hắn, với cái đầu hớt 1 kiểu muôn đời như trọc, nhìn đuôi mắt mấy nếp biết là đang cười, hỏi ra và đúng thật, hắn đang nắm tay một anh chàng người thượng bị cùi lên coi cho rõ vết thương, thấy mặt mấy anh thượng chung quanh cười với hắn, xem ra vẻ hòa đồng thích thú lắm, thấy mà ghê ! hắn cầm lên như người ta nắm cái đùi gà nướng, chực bỏ vào mồm, trụi lũi ngón tay với câu chú của anh nhà báo “điều lớn nhất là phải giúp họ xóa tan mặc cảm bệnh tật và hòa nhập với cộng đồng”. chẳng biết ý hắn là sao.
Lại một lần nữa thấy ảnh hắn lên mặt báo CGvDT, đang ôm mấy đứa trẻ mồ côi trong tay, âu yếm cười tươi với lũ nhỏ, cái thằng lạ, thật lòng tui chả hiểu thế này là thế nào cả !

Phần tui Trung cùi, như đã nói trên, do có mấy cái ngón chân, ngón tay vì giúp ba mẹ tui làm việc quá nhiều nên nó không thanh mãnh, bút tháp, búp măng như tay chân những đứa ở phố khác, trông nó cục súc, thô thô thế nào đó, có vẻ xấu xí nên cũng anh chàng Học sún lựa đặt cho cái tên cùi, thủa ấy lấy biệt hiệu là ghê gớm lắm, như Hải đen, Quý mọi, Biển Bulldog Sancho, ( nó chết rồi, nói tội cho nó, tụi tui khen nó đẹp như em trai của Fernando Sancho, một tài tử chuyên đóng phim cao bồi Mexico, hắn khoái trá ra mặt mà không biết bị chơi lỡm cho đến một hôm khoe với anh hắn là anh Hà học trên tụi tui mấy lớp, anh Hà nói ra sự thật, Bull là con khuyển mặt ngao của tiệm vàng Đồng Dụng đang nuôi, hắn đi xem thử rồi thế là đám tui no đòn với hắn.)
Tui còn nợ ở tiệm bi da Xuân Lợi mấy chục tiền bi da, bà chủ mập tròn dễ tính, cứ thua là trả tiền, nhưng tui hay “quê cơ” nên thua mãi, tiền không có bèn thế cây bút Alpha, Pilot hay Parker mà cha mẹ sắm cho, cứ vu cho đứa nào đó mượn rồi lỡ đánh mất, bà sẵn sàng bỏ qua, sá gì cây bút máy, thủa ấy nhà nghèo nhưng người ta sao rộng lượng và hào phóng thế !

Bốn cô bạn gái chơi thân với tụi tui, hay cười vang nên tụi tui lén đặt cho cái tên “tứ đười ươi”, là 4 con đười ươi (nghe bảo cái giống này hay nắm tay người ta rồi cười cho đến khi ngất hay mặt trời lặn thì mới rời tay), đó là 4 cô bạn gái đẹp và dễ mến, học giỏi, đạo đức, chẳng rõ trong Ngũ dzị có ai “lén” mơ ước tình yêu với các cô này không, vì tụi tui hay xưng hô cộc lốc, thỉnh thoảng cũng thoáng có ý nghĩ đẹp về mấy “con đười ươi” này, nghĩ vụng trộm mà không nói gì với nhau, Liên Hương, giọng cười “đã” nhất, rồi đến Thanh Phước, Thị Lân và Thị Đá, giờ mỗi người một phương, mấy người kia chẳng biết ở đâu, thỉnh thoảng về phố tui có gặp Đá, nhưng ngại ngùng không nhận nhau (nếu sau này Đá đọc được bài này thì bỏ qua cho tui nghe) vì giờ tui đứng trước mặt ai, chẳng ai nhận ra, vì chuyện vườn rẫy, cày cuốc một nắng 2 sương cái xác tui nó teo lại, răng rụng, mắt mờ và nom già hơn bạn nhiều lắm, chỉ sợ bạn gọi tui bằng chú, bác gì đó mà thôi. Nói chuyện răng rụng, con tôi bảo “ bố sau này chết chắc là lên thiên đàng chứ không vào địa ngục đâu vì chốn ấy là để cho những người khóc lóc và…nghiến răng…mà bố còn cái răng nào đâu mà nghiến !”
Tui còn nhớ một chị trong lớp đó là chị Bùi Thị Thanh Bình, chị theo họ mẹ, còn Bố là một Ấn kiều, có tiệm vải hiệu 555 ở dốc cầu Hội Phú, tụi tui lén lục sổ lý lịch học sinh để biết tên Bác Abjuh Hamen, bố của chị; thủa ấy còn có chị Tuyết Nga, vừa đi học, vừa là y tá ở bệnh viện tỉnh, cả 2 chị rất thương tụi tui, nên hay rủ xuống nhà chơi, đôi khi lo cho tụi tui ăn và cho tí rượu whisky uống nữa, bản mặt mấy tên học sinh đỏ kè vì rượu không dám về nhà; tụi tui có cô bạn người tàu rất đẹp tánh đẹp nết, giờ không biết ở phương trời nào, nghe đâu ở Canada, Tô My Cao, bố là xì thẩu cung cấp Văn phòng phẩm T. C. H. và có một thằng em Tô Bình Lư, kềnh càng mập béo, mà tụi tui hay gọi trại là “to bình sư” Cao đàn piano hay lắm, từng đoạt giải khi còn học ở trường Têrêsa Kontum, có lần kêu tụi tui vào nhà chơi rồi sai em đi mua café về ngồi uống để nghe Cao đàn, từng trang nhạc mở ra tui trông như cái bánh tráng mè đen, dày đặc những nốt, que nhằng nhịt. Cao lướt đàn 10 ngón tay mềm mại, bàn tay tuyệt vời ! tui thì “điếc” chuyện nhạc, (chỉ nhịp nhịp cái chân, gật gù, gật gù ra vẻ, cũng giống như lũ trẻ con tui ngày này vậy, gật gù gật gù mà có biết mô tê chi đâu), chỉ khoái nhìn mười ngón tay cô nàng thoăn thoắt lướt trên mấy phím ngà, tự phê phán thầm trong bụng “ Cao ơi, bạn đang “đàn gãy tai trâu đây”; nghe xong, vờ gật gù khen nhạc hay ( vô lý khi bảo bản Four Seasons của Vivaldi, Vi van đứng gì đó mà không hay, dù tui không quen biết chi ông này cả ! chỉ kịp nhìn thấy cái tít trên bản nhạc mà nói thôi, mà nhạc thì nói rồi đó, bánh tráng mè ! hic ) lớp 10 cũng có Mỵ Nương Công Chúa, da trắng, tóc hoe vàng, từ trường Thánh Phao lồ xuống, sau này kết duyên cùng một trong Ngũ dzị, giờ nghe sống đâu ở Mỹ, lâu rồi không biết có về nước lần nào chưa, còn nói được tiếng Việt không ? Một lần về phố tôi gặp bố của cô ta đang lom khom quay phim căn nhà ở đường Lê Lợi của mình, nom vẻ rất ư là Việt Kiều lắm lắm, không biết ông có đi Mỹ chưa !

Tui còn nhiều chuyện lặt vặt kỷ niệm, mà viết thì dở, nên khi thằng bạn sửa lại cho trơn tru, tui tới đọc lại thấy hứng chí bèn tính thêm thắt chút ít nữa cho hay ho hơn, tuy nhiên thằng bạn nhắc nhở, sửa văn của tui quá mệt, nên thấy chừng này là làm phiền bạn lắm rồi, đọc xong bỏ qua cho nhé...


Thân ái
Nguyễn Quang Trung
Cựu H/s TH Minh Đức; lớp 11C, NK 71-72


This post has been edited by Bryce: May 19 2008, 08:18 PM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:31 PM
Post #5


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Nhớ thầy



Kính dâng hương hồn thầy Phan Ngọc Nguyên



Thưa thầy
Thế là 1 năm qua rồi, nhanh quá, thầy đã chia tay gia đình, những người bạn già của thầy, và những học trò thân yêu của thầy.
Ngày giỗ đầu của Thầy, chúng con mỗi người một phương, không về được, vì công việc ràng buộc, vì đường sá xa xôi, vì con cháu gởi gắm trông coi nhà cửa và những lý do, xét về lễ thì không phải, nhưng xin thầy nghĩ đến chúng con, vì tình thầy sẽ tha cho chúng con như thầy xưa kia đã tha những lỗi của chúng con những khi thiếu sót lễ độ với thầy, chúng con luôn hướng về Chúa cầu nguyện cho linh hồn thầy, được an nghĩ trong ơn nghĩa Chúa.
Gần đây, có dịp con tìm lại trong đống sách cũ, cuốn sách ngày xưa thầy thường khuyên chúng con tìm đọc, dù trong ấy có những chuyện đã xưa, không hợp với thời đại nữa, nhưng là những bài học hay, mà thầy đã từng bỏ nhiều thời gian kể cho chúng con nghe những chuyện trung, hiếu, lễ, nghĩa, trí, dũng, tín. Những mẫu chuyện về thầy Tăng Tử, những mẫu chuyện về Tống sử, chuyện về Thuyết Uyển…những ông vua thời Đông Châu, những danh sĩ trong Tả Truyện, những danh ngôn trích từ cuốn Đại Học, Luận Ngữ, Minh Tâm Bửu Giám hay Khuyết Giới Toàn Thư…và nhiều nhiều nhân vật lẫy lừng trong Sử học Trung Hoa, những câu danh ngôn thầy đọc cho nghe để chúng con ghi chép vào một cuốn sổ tay riêng, để học, để nhớ mang theo trong cuộc đời, để ứng xử trong cuộc làm người
Cuốn Cổ Học Tinh Hoa.
Làm sao chúng con quên được chuyện thầy Mặc Tử, người nước Lỗ thời Chiến Quốc, họ Mặc tên Địch, làm quan Đại Phu nước Tống, xướng học thuyết Kiêm Ái mà thầy trân trọng kể, thầy đọc cho chúng con nghe và cho từng học trò nhỏ của thầy đứng lên nói ý của mình, truyện con vẫn còn nhớ như in trong trí, câu chuyện nhuộm tơ, thầy đã dẫn giải, gieo vào lòng chúng con cách sống và tìm bạn sống, Mặc Tử thấy người ta nhuộm tơ, nhìn mãi, ngẫm nghĩ mà than rằng “ Nhuộm vào màu xanh thì hóa xanh, nhuộm vào màu vàng thì hóa vàng. Nhúng vào màu nào thì biến ra màu ấy. năm lần nhuộm thì hóa ra năm sắc, cho nên nhuộm phải cẩn thận”.
Không những tơ nhuộm như vậy, người ta tiêm nhiễm nhau cũng thế, bạn với người hay thì hoá hay, bạn với kẻ dở thì hóa dở. vinh hay nhục quan hệ ở những người bạn mình hay giao du.” Hẳn khi đó, thầy cũng thay cho cha mẹ lo xa, tụi con giao du với những người xấu, rồi lẫn nết xấu vào lúc nào chẳng hay biết…
Con còn nhớ trong một bài viết thư khuyên bạn, có ông Trần Khế Nho ( cái tên ông này dễ nhớ, vì tên của hai thứ trái cây mà tụi con ưa thích ) viết
“…Hồn nhiên không thiện, không ác, là tính trời bẩm sinh.
Thích thiện, ghét ác là tính người muốn thế.
Bỏ thiện, theo ác là tập nhiễm thói xấu một ngày một dở.
Đổi ác, làm thiện là công phu tu tỉnh mỗi ngày một hay.
Hay, dở tự mình xét lấy mình chớ không tự dối mình.
Đó là con đường tắt thánh hiền dạy ta mà tức là cái sổ ghi công, chép tội trong chốn u minh vậy.
Ta nên cố sức, ta nên cố sức…”
Thầy giảng mãi cái thiện, cái ác, tu tỉnh, xét lấy mình, chốn u minh…cho tụi con thấu hiểu tường tận, con nghe chăm chú mà nghĩ trong đầu, thầy là mẫu mực cho chúng con, thầy dạy theo sách vở một, dạy thêm chúng con đựoc mười, giảng giải từng chữ khó hiểu, từng điển tích hay trong sách truyện.
Hồi ấy, đám học trò tụi con, là con cái đa phần nhà nghèo, miếng ăn ngon, manh áo đẹp thường chỉ là ước mơ, một cái áo dài trắng vải têtôron xoàng xỉnh, một cái quần trắng hàng tơ thô, cây bút máy Pilot là một ước mơ, chỉ dám xài cây bút máy Ta Tung ( Đại đồng ) hay Alpha, liếc xem đứa bạn con nhà buôn bán, công chức viết bằng cây viết Parker mà mơ ước, có lần hình như thầy đọc được ý nghĩ của tụi con, mà nói “ …cốt con học nên người, chứ không phải vật chất phụ trợ này làm nên phẩm giá con người đâu con…,” thầy mĩm cười hồn hậu, với giọng Huế êm nhẹ, rót vào tâm hồn con từ dạo ấy, không lấy phụ trợ vật chất làm cốt lõi, mà tự thân rán học cho nên người, một lần thầy hỏi chuyện con quê ở đâu mà nói giọng nói nghe gần như quê của thầy, con thưa với thầy quê con ở Quảng Bình, theo bố mẹ di cư, thầy bảo : hà cớ gì con sửa giọng để nói chuyện với bạn bè, giọng nói là quê hương, là cái bổn của con người, mình sao bỏ nó mà nhại giọng khác ? trừ khi con trẻ lớn lên trên quê mới thì nói theo thổ âm ở đó là lẽ thường, không nên mặc cảm về giọng nói, chỉ ngại mình không học bằng người mà thôi, con ngượng chín người rồi dạ nho nhỏ, từ đó con quay về với giọng nói chính cha mẹ sinh ra…
Có lần thầy hỏi cả lớp, có ai thích làm con của Gia Cát Lượng Khổng Minh không ? cả lớp nhao nhao, được làm con của nhân vật này thì còn gì bằng, rồi mỗi đứa tự lấy họ Khổng đặt cho mình một tên, nào là Khổng Hương, Khổng Bình, Khổng Lan, Khổng Tuyết, Khổng Thủy và cả Khổng …lồ, thầy chỉ cười, muốn làm con họ Khổng thì lấy giấy bút ra viết, đây là thơ của Khổng Minh Gia Cát Lượng gởi cho con, cả lớp lại lục đục, lao nhao, qua một trang mới của tập để viết thơ này, xem ra trang trọng lắm, thầy chậm rãi đọc :
“…Việc làm của người quân tử, tĩnh để tu tỉnh lấy thân, kiệm để bồi dưỡng lấy đức, nếu không đạm bạc thì không thể nào sáng được cái chí. Nếu không ninh tỉnh thì không thể nào đi đến được xa…
Lấy lý mà nói : muốn học cần phải có tĩnh, có tài cần phải học. Không học thì không rộng được tài, không tĩnh thì không thành được học. lười biếng khinh mạn thì chẳng thể biết được tường, hiểm hóc táo bạo thì chẳng sửa được tính….
Mỗi năm một tuổi, mỗi tuổi một kém, rồi thành ra con người khô héo, dài thở vắn than trong chỗ xó nhà, bấy giờ mới hối thì còn sao kịp nữa…”
Viết xong mà chúng con không hiểu hết, thầy lại phải giảng giải cho chúng con, một bài học lại khắc ghi sâu trong tâm não, những bài học không có trong giáo án, chương trình của Bộ Giáo Dục, nhưng thầy đã tận dụng những khoảng thời gian trống giúp cho chúng con, ngày nay đa số đã thành người thành đạt nhưng không thể quên những câu chuyện này mỗi khi ngồi với nhau, kể lại chuyện thời niên thiếu, thủa lê đủng quần trên ghế nhà trường.
Thầy ơi, công ơn thầy dạy dỗ chúng con như trời bể,
Mong nơi chín suối thầy mĩm cười vì những đứa học trò của thầy, giờ cũng đã lên chức ông bà nội ngoại, thành đạt hoặc có người còn vất vả, nhưng ghi khắc sâu trong tâm, không bao giờ quên ơn thầy
Chút mọn gọi là tri ân thầy nhân ngày giỗ!


Học trò nhỏ của thầy
Lê thị Bình
Cựu H/s TH Minh Đức, Tháng 5-2007


This post has been edited by Bryce: May 18 2008, 10:50 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:37 PM
Post #6


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Trường tôi



những bài học đầu đời



Thuở ấy, tôi chỉ là một con bé học sinh nhí nhảnh, tóc cắt bum bê, chiếc áo đầm màu hồng mà tôi luôn nghe mẹ tôi kể lại là sửa từ cái áo của bà ngoại cho, không biết lúc đó tôi có xinh đẹp như cháu ngoại tôi giờ này không, nhưng thật sự, tôi vẫn nhớ lời khen của mẹ,
Có lẽ cũng vì vậy mà tôi thuộc lòng 1 bài học mãi đến bây giờ


Vòng tay thưa mẹ thưa cha
Bé xin đi học, thật là ngoan ghê
Xinh xinh bộ áo đầm xòe
Tay ôm sách vở lăm le tới trường.


Ngôi trường Tiểu học tư thục Minh Đức chúng tôi không giống như bài học của tôi được học thủa ấy, không biết là tác giả người ở đâu mà viết trong cuốn Quốc Văn Toàn Thư lớp năm của chúng tôi bài tả ngôi trường của mình


Trường em bé bé xinh xinh
Vừa xây xong ở cạnh đình làng em
Nhìn qua ai cũng phải khen,
Tường xanh, mái đỏ, hàng hiên màu vàng


Ngôi trường tiểu học Minh Đức của tôi, dãy nhà dài gồm các lớp học, học sinh học mỗi ngày hai buổi, sáng chiều, còn dãy nhà ngang, cũng là một lớp học lớn, hay như bây giờ gọi là hội trường hay phòng họp gì đó mà tôi không còn nhớ, chỉ biết rằng, vào ngày chủ nhật, cha xứ Thăng Thiên lại tập trung làm lễ cho thiếu nhi công giáo trong gian nhà này, thủa ấy không gọi là lễ nhì, mà gọi là lễ thiếu nhi, lễ 9 giờ, như một “nhà thờ” thứ hai của giáo xứ, nhà thờ dành cho trẻ nhỏ, nhưng rồi việc này chỉ xảy ra một thời gian ngắn mà thôi, vì một năm học mới, trường lại thêm lớp học, nên phải xây tường ngăn giữa chia hội trường ra làm thêm lớp học.
Sân trường rộng, chúng tôi tha hồ chạy nhảy vui chơi, tường rào được xây cao nên không ngại nguy hiểm chuyện xe cộ, hay quả bóng trong sân có thể lăn ra đường, với lại không có quà rong bám lấy rào trường để bán cho học sinh,
Bài học công dân giáo dục đầu đời làm tôi nhớ mãi cho đên ngày nay, và các con tôi, rồi đến cháu ngoại tôi, khi đi học, chương trình giáo dục không dạy những bài này, thì tôi ở nhà đã dạy cho chúng thuộc lòng, chúng thích thú không gì bằng, bài học về chuyện an toàn giao thông, an toàn trong sinh hoạt


Chúng ta chơi ở trong vườn
Xa ao lắm nước, cách đường nhiều xe;
Ra đường đi ở trên lề,
Cảnh binh chính thức bạn bè của ta;
Không trêu súc vật trong nhà,
Đề phòng tai nạn xảy ra hàng ngày;
Bị thương cần phải kêu ngay,
Để người lớn đến tiếp tay cho mình.


Có lẽ ngày ấy, không có điện thoại, không có cấp cứu 113, 115 gì đó, nên học sinh được răn dạy kỹ thế, nghĩ lại, chỉ mấy câu lục bát mà chúng tôi học đủ những bài căn bản của một công dân nhí, nay nhiều khi ra đường, tôi rợn người vì nhiều trẻ em chơi đùa giữa phố, hỏi sao cháu lại đá banh giữa đường, chúng bảo “ngày xưa các cô chú có sân vận động để chơi, ngày nay sân vận động khóa cửa, tụi con muốn “khỏe vì nước” thì phải ra đường tập chứ tập ở đâu bây giờ ?, ừ nhỉ !


Rồi bài học
Sách Quốc ngữ,
chữ nước ta,
con cái nhà,
đều phải học,
miệng thì đọc,
tai thì nghe,
đừng ngủ nhè,
chớ láu táu,
em lên sáu,
đang vỡ lòng,
học cho thông,
thầy khỏi mắng.


Bây giờ cháu ngoại tôi, bằng tuổi tôi lúc ấy, chữ Việt chưa đánh vần xong, mà trường kêu đóng thêm tiền học ngoại ngữ, hỡi ôi, về đến nhà không gọi ba mẹ mà “đết mom”, mỗi lần tôi sai bảo gì thay vì vâng dạ thì nó lại “de, da”, đành rằng ngoại ngữ nó cần thiết thật, nhưng sao tôi ái ngại khi đám trẻ cả xóm, cả con và cháu tôi, sử dụng như thế có đúng hay không, tôi hỏi tiếng Việt nó hiểu hết chưa ? nói đúng chưa ? hình như các con tôi, môn Tiếng Việt thì tệ nhất ( chắc là gien của mẹ nó, nhưng tôi đâu đến nỗi tệ, viết thành nhà văn không được, nhưng viết cho mình một khúc văn tự thuật có lẽ chưa hay nhưng chắc đọc ít sai tiếng Việt ) có tờ báo tường của lớp mỗi năm làm, mà nó có viết bài đâu, đem 1 tập Hoa Học Trò, Mực Tím ra xào đi xào lại thành 1 bài rồi đem nộp cho lớp, vẫn được viết vào báo; tôi bực mình hỏi nó, nó bảo “ ối dào mẹ quá lo, tiến sĩ còn ăn cắp bài của người ta làm luận án, giáo sư copy nguyên bài luận văn của đồng nghiệp báo mới đăng kia, giảng viên ăn cắp bài của học trò cho vào luận văn mình nguyên xi không sửa một chữ kia, báo chí la rùm beng có chết ai đâu mà…” ừ nhỉ !
Còn cách ăn nói thì sính ngoại ngữ, nhưng Việt Ngữ thì nó nói sai loạn xạ, cứ vơ mớ Hán Việt cho nó ra vẻ học thông, hiểu rộng, chen vào dăm chữ như thời pháp thuộc mấy cụ ưa chơi tiếng tây giả cầy vậy, nào là toa moa, tụi nó cồng xi tê rồi, moa với lủy cua răng với nhau nên…, nay thì tiếng Hán Việt giả cầy : tuyến đường, in ấn, kính đa tròng, đa chiều… và nhiều vô kể những câu, chữ lẫn Hán Việt và Việt, như mang áo dài với quần đùi vậy, tuy kín đáo nhưng không đồng bộ, nó nói tôi nghe cũng hiểu ý nó muốn nói gì, nhưng sao tôi thấy nó…ngu ngu thế nào ấy.
Thuở ấy, vào năm 1960, phố xá vỏn vẹn mấy cái xe, nên dù bé như tôi, ba mẹ cho đi học chẳng phải đưa đón, cứ sáng ra, trời Pleiku thủa ấy sao lạnh thế, trùm chăn, thắp đèn lên rồi ê a học bài, không chỉ riêng tôi, quanh xóm đâu đâu cũng nghe tiếng trẻ ê a, sau đó rồi ăn chén cơm nguội hay củ khoai lang, khoai mì gì đó, “ăn ít cho sáng dạ mà học…” ( giờ có con có cháu, có cơ ngơi sự nghiệp, tôi mới hiểu được câu này, chỉ là một câu an ủi cho con, vì nhà nghèo không có cái ăn nên mới nói thế ), đến trường, không lê la, đến lớp cứ y như bài đã học:


Em vào trong lớp
Cất mũ, chào thầy
Rồi em đến ngay
Chỗ ngồi để học.
Bắt đầu tập đọc
Thầy gọi tên em
Em liền đứng lên
Hai tay cầm sách
Em đọc vanh vách
Rành rẽ từng câu
Đọc thông làu làu
Không hề bị vấp,
Câu hỏi thầy đặt
Em đáp được ngay
Làm đẹp lòng thầy
Và vui cha mẹ.


Sân trường tôi rộng lắm, ít ra với bước chân nhỏ bé của tôi, tha hồ chỗ nhày dây, chỗ u quạ, chỗ đập chuồn chuồn xe luồn bánh ú, đánh thẻ, nhảy búp sen cho con gái, còn đám con trai nào rượt bắt cứu bồ, đá kiện, đá banh, thiên đàng hỏa ngục hai bên …vui đáo để, thủa ấy không biết cái TV, vì chưa phát minh hay sao ấy, có cái loa ở rạp Diệp Kính chỉ lên tiếng sau giờ lễ chiều ở nhà thờ Thăng Thiên, cái ông người tàu Diệp Kính mập ú này vậy mà có văn minh, biết giữ cái văn hóa tối thiểu, tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới, hay Cớ Sao Buồn Này Kim vang lên mỗi chiều trước xuất chiếu 8 giờ, đám trẻ chúng tôi lâu ngày nghe đến thuộc 2 bài này…
Có chú em học dưới tôi 2 lớp khi học ở Trung Học Minh Đức, cái thằng ngỗ nghịch một thời, nổi danh vì hay bị đuổi học vài ngày trong mỗi tháng, xúi tôi viết về kỷ niệm, tôi chẳng biết gì nhiều nên viết lại đôi hàng kỷ niệm nho nhỏ này, đọc đi đọc lại mãi, thấy man mác buồn, đúng là


Thời giờ ngựa chạy tên bay,
Hết trưa lại tối hết ngày lại đêm,
Đông qua xuân lại trước rèm,
Hè về phượng nở, êm đềm thu sang…,


Thoáng một cái đã hơn 45 năm, ngày tôi bằng tuổi cháu ngoại tôi lúc này; buổi chiều ôm cháu trong tay mà bỗng man mác buồn,
Chú em đó không nói, tôi chẳng có thời gian nghĩ đến trường cũ, hầu như tôi đã bỏ quên đâu đó trong tiềm thức, bỏ quên nó trong một lỗ hỏng nào đó, nhiều khi như gạt nó qua một bên, thật sự tôi chẳng để tâm để ý gì cả, chuyện cũ mấy mươi năm nhắc lại sao mà nhớ hết, vậy mà khi nhắc đến, dần dần mấy bài học cũ của những năm từ chương ấy tôi bỗng nhớ lại một cách diệu kỳ.
Chiều thứ bảy tuần trước, dự đám cưới con của một người bạn học cũ, lại dân cùng trường Minh Đức với nhau cả, cả nhóm ngồi chung với nhau nói chuyện thế là tôi lôi chuyện chú em này ra kể, góc tiệc cưới rần lên những tiếng cười, chu cha ơi, mấy “đứa già over 50” ngồi ê a mấy bài thuộc lòng,
Kỷ niệm lại tuôn về, sau đám cưới, chúng tôi kéo nhau về “trường cũ”, chẳng thế nào vô được trong sân, chỉ hé nhìn qua khe cổng sắt, giờ này đang bị đập nát tan hoang để xây lại, qua khe tôi thấy mấy công nhân xây dựng đang chăm chỉ làm việc, một chút gì đó bồi hồi, có những đổi thay chung quanh tôi mà sao tôi vô tư thế, đứng ngoài bờ rào, nhìn qua nhà thờ Thăng Thiên, xây mới to đẹp hơn ngày xưa nhiều…thì thôi, phải bỏ cái cũ để làm lại cái mới chứ, giữ mãi nó sao, nhưng tôi vẫn thấy như ngày nào dự lễ thiếu nhi trong dãy nhà ngang của trường, chạy quanh sân vui đùa, hoặc núp sau dãy cột vuông xây gạch to lớn; gần chỗ tôi đứng lúc này, ngày xưa có mấy gốc phượng to lớn sần sùi, nay mở rộng đường đã cưa mất.
Mau quá, 45 năm, chính xác là 47 năm, không nhắc thì thôi, nhắc tới tôi bồi hồi quá thể !
( Chú mấy ơi, lần sau chị sẽ viết cho chú nhiều hơn, chứ giờ chị bận nhiều việc lắm, ông xã chị lại đi công tác, cả tháng nữa mới về, trăm chuyện chị lo toan, mấy cháu chẳng giúp chị được việc này, lại nước mắt chảy xuống, nó cứ bảo “ Mẹ làm đi, vì tương lai con em mà…”)


Pleiku, hè 2007
L.T.T.
Cựu H/s TH Minh Đức


This post has been edited by Bryce: May 18 2008, 10:48 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:40 PM
Post #7


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Pleiku

miền đất đỏ



Nếu phải đưa các em đến thăm một nơi nào đó ở Việt Nam, chắc chắn tôi sẽ đưa các em về thành phố Pleiku, đặc biệt là những ngày gần Tết. Khác với những địa danh khác trên đất nước Vệt Nam, Pleiku có không có những đồi núi hùng vĩ sát chân thành phố, không có con sông thơ mộng uốn quanh thành phố, không có những di tích lịch sử oai hùng. Điều đáng yêu và đáng nhớ nhất của Pleiku có lẽ là những cơn mưa phùn không ngơi nghỉ và cái lạnh bẻn lẽn dịu dàng của những buổi sáng đầu Xuân…
Tết Đinh Hợi vừa qua, tôi có dịp cùng chồng và con gái trở về Pleiku ăn Tết sau 15 năm xa cách. Vẫn như trong ký ức thấm nhuần Pleiku của tôi, tiết trời phố Núi những ngày cuối năm dễ thương khôn tả. Đứng từ ban công tầng 7 khách sạn nhìn xuống đường, trong tôi bỗng trào dâng cảm xúc xốn xang khó tả. Lần đầu tôi thấy thấm thía cảm giác mất mát của người sống xa quê hương.
Tôi yêu những cơn mưa phùn Pleiku, mưa như bụi bay nhè nhẹ khắp mọi nơi, phủ lên trên tóc, lên cỏ cây của buổi sớm mai, lành lạnh nơi đầu mũi, ươn ướt ở quanh mi. tôi yêu dạo quanh chợ Tết Pleiku lúc trời còn sớm tinh mơ, khi đường phố còn chìm trong giác ngủ sương phủ bồng bềnh. Nhìn hai dãy rau xanh rì cùng với hoa quả thơm tho, màu sắc rực rỡ, trải dài hai bên lề đường làm sống lại trong tôi những cảm giác mà đã 15 năm nay tôi mới thấy lại. Sau bao nhiêu ngày mệt mỏi vì đi đường và giờ giấc thay đổi, tôi cảm thấy hạnh phúc và khoan khoái hít thở không khí trong lành của Pleiku. Tôi hòa mình vào nhịp điệu rộn ràng và an lành của phố Núi thân thương, hân hoan chờ Tết đến.
Lúc trước, khi tả về Pleiku, tôi thường bảo Pleiku có hai “đặc sản” chính, đó là café và …bụi đỏ. Vì thế, có lẽ giống như tôi, khách tha phương khi trở về Pleiku không khỏi bùi ngùi trước sự mất tích của bụi đỏ, đành rằng ngày nay, Pleiku được xây dựng, mở mang, khang trang và sạch đẹp hơn nhiều, nhưng tôi vẫn cứ trong mình một ý nghĩ của 15 năm trước, khi phần lớn đường phố của miền đất tây nguyên trù phú này chưa được trải nhựa, Pleiku có rất nhiều bụi đỏ. Vào những ngày nắng ráo, bụi bay mịt mù, bám vào tóc, vào áo, vào tất cả những nơi chúng có thể bám. Vào những ngày mưa, bụi đỏ quyện thành bột nhão, bám chặt vào lốp xe, vào đế giày dép đến nỗi phải cạy mới ra. Vậy mà khi trở lại, tôi nhận ra ngay một “thiếu sót” : Pleiku không còn bụi đỏ tung lên để ve vãn khách bộ hành.
May mắn thay, Pleiku vẫn còn có những tách café đậm đà, mê hoặc lạ hồn. Bây giờ, phần lớn vì lý do sức khỏe, phần vì tuổi tác, tôi không uống nhiều café. Vậy mà khi về lại Pleiku, sáng nào tôi cũng cùng gia đình đi ăn sáng và sau đó chúng tôi kéo nhau vào quán café. Tôi gọi cho mình một ly café sữa đá, dù sao đó chỉ nhâm nhi vài muỗng. chỉ vậy thôi mà cũng đã giúp tôi lấy lại cảm giác của ngày nào.
Về Pleiku lần này, tôi đã cùng bạn bè tổ chức một sinh hoạt mà trước kia chúng tôi vẫn làm, đó là theo các tu sĩ Công Giáo vào thăm các trại cùi ở những vùng sâu, vùng xa. Lần này tôi đến thăm một giáo xứ chuyên phục vụ cho những bệnh nhân cùi người thiểu số nằm sâu trong một khu rừng thuộc tỉnh Kontum, cách nội trấn Pleiku khoảng 50Km. những người cùi ở đây sống cô lập từ đời này sang đời khác. Nếu không có các Linh Mục, các Sơ đến đây sinh hoạt và thăm viếng, thì có lẽ cả đời họ không bao giờ gặp một người Kinh nào, hoặc được trông thấy những vật dụng tân tiến của đời sống hiện đại. họ sống ẩn dật trong những ngôi làng nhỏ, từ người lớn đến trẻ em, tất cả đều mang bệnh cùi. họ trồng khoai, trỉa lúa và tự trao đổi nhau rau quả để nuôi sống lẫn nhau. Có em đã lên năm mà chưa biết được một viên kẹo hoặc được mặc một chiếc quần dài. Các vị tu sĩ đã quên mình khi phục vụ họ, đem đến cho họ tất cả những gì họ có thể, đặc biệt là lòng yêu thương an ủi.
Tôi xúc động nhất khi bước vào nhà nguyện của họ. Nhà nguyện chỉ đủ chỗ cho 70 người, các dãy ghế được làm bằng những thân cây còm cõi, khẳng khiu chặt từ trong rừng, chung quanh không vách ngăn mưa gió. trường học của họ thực sự là ngôi chòi lụp xụp, nóc che là những tấm bạt nilong xác xơ, cũ rách vì cái nắng khắc nghiệt ở đây.
Nhìn những ánh mắt nhân ái của các vị tu sĩ, những gương mặt hân hoan, những bàn tay run run vì xúc động của các bệnh nhân khi được trao quà, tim tôi thắt lại, sung sướng vì được chia sẻ cùng họ, vừa thấy quặn đau trước cuộc sống vô vàn khó khăn của họ.
Trên đường về lại thành phố, chúng tôi ngồi trong xe, không ai nói với ai tiếng nào. Không phải vì chúng tôi mệt, mà vì tôi đoán ai trong chúng tôi cũng bắt đầu cảm nhận một cách sâu sắc về sự may mắn của cuộc sống riêng của chúng tôi, cũng như phát hiện một lần nữa ý nghĩa thật sự của lòng bác ái và sự hy sinh. Đó là món quà đầu xuân đích thực mà tôi hằng mong đợi.
Cám ơn Pleiku, vùng đất đỏ cao nguyên bình dị nhưng nhiều sắc thái, đã cho tôi thêm lòng yêu quê hương và yêu tha nhân, để tôi tiếp tục vững bước trong cuộc sống của chính mình.

Xuân Đinh Hợi
Kim Loan, Cựu H/S TH Minh Đức
California


This post has been edited by Bryce: May 18 2008, 10:44 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 16 2008, 06:45 PM
Post #8


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Vui & buồn



Bữa ăn cuối năm
Chú ơi
Con mắc cười quá
Mà con cũng buồn muốn khóc đây.
Cứ một chút mắc cười xong lại một chút muốn khóc, con kể cho chú nghe chắc chắn chú lại chọc con : “ man man, lệch pha, chập dây…!”
Số là sáng nay, khi theo các cô chú cựu học sinh Minh Đức bước vào nhà nuôi dưỡng cô nhi Sao Mai của các soeur, thấy con bé Hoàng Nhi ( tên các soeur đặt đẹp quá chú nhỉ ) hô to : Ba kia, ba tới, ba chụp hình…cả bọn trẻ nhao nhao lên, đứa ôm chân, đứa quăng búp bê, đồ chơi nhảy vào tranh nhau ôm chân chú, đứa mới biết bò, thấy vui cũng toét miệng cười mà bò lại. Dù rằng chúng nó chỉ kêu thế thôi chứ chú có đến thường đâu, mà trẻ con, thấy đứa đầu đàn làm gì là cả bọn lại theo nhau làm thế !
Con mắc cười vì chúng nó gọi chú bằng ba, mà con mắc cười hơn vì nghĩ trong đầu “dám chắc là ba thiệt quá” nên ổng hay đến thăm các “con”; đến độ, ngoài các soeur, các chị cùng hoàn cảnh nay lớn ở lại giúp các soeur, chú là người được bọn trẻ khoái nhất. Có lẽ đàn ông ít đến đây nên tụi nhỏ khao khát theo bản năng con người là sinh ra thì có mẹ, có cha, nên có chú đến tụi nó vui, mong mà ôm chầm lấy thôi.
Nghĩ đến đây thì con buồn lắm chú ạ, hoàn cảnh nào đưa đẩy các em thế không hiểu, con chỉ nghe các soeur kể, như em này, hôm soạn đi lễ 5 giờ sáng, ra đến cổng thấy 1 túm nilong để trước cửa, thấy ngo ngoe, nhìn xem thấy em bé chưa kịp cắt nhau rún, người lạnh tím lại bỏ trước cửa, các soeur đem vào cấp cứu rồi nuôi đến hôm nay, láu cá như những đứa láu cá khác, còn 1 em nữa cũng bị bỏ trong túi nilong, ném vào sân, chó ngoài đường đang tranh nhau, tìm cách vượt rào vào trong để tha đi, các soeur nghe chó sủa ra xem thì thấy, tranh lại để cứu em, lại cứu! giờ nó ngồi trong góc nhà làm xếp mấy đứa kia !
Nó ngồi ở giữa, lũ kia ngồi chung quanh xem nó xếp những khúc gỗ vụn, làm đồ chơi, đơn giản nó khéo tay hơn tụi kia, xếp cao hơn mà không bị đổ xuống, hoặc leo trèo như mèo, băng qua bàn ghế, xích đu, mấy đứa kia phục lăn, còn chú thì trông theo cứ chực nhảy vô đỡ khi nó muốn té ngã,
Con lại mắc cười,
Mà rồi nó lăn quay ra thiệt, các soeur chắc quen rồi, còn chú thì rối tít, cứ y như con chú ngã vậy ! đau lắm hả chú ! hi hi hi
Con bé mà cô B. hay ẵm, bị hở hàm ếch, sứt môi, được vá lại hàm, môi, lại được biết bị ái nam ái nữ nên cha mẹ nó bỏ rơi luôn, giờ vui vẻ nơi đây, mặt ngơ ngác, mũi dãi lòng thòng, không biết nó có nhớ hình ảnh gì cha mẹ nó không ?
Cũng buồn chú nhỉ !
Em nhỏ mới hơn 2 tháng tuổi mà nằm bệnh viện hơn tháng rồi, bị mẹ nó xấu hổ vì sinh viên mà có chửa, phải bó bụng cho đến ngày sinh, nên phổi của em có vấn đề, các soeur vui vì cứu mạng nó, khi biết tin mẹ nó tính hủy thai đi để giữ danh giá cho gia đình, cho bản thân, đã an ủi, khuyên răn, cứ giữ lấy sinh linh bé nhỏ kia, sinh xong các soeur nuôi cho, và bây giờ nó đây, tuy ốm o xanh xao nhưng miệng nhoẻn nụ cười dễ thương chi lạ,
Thấy vui ghê chú ơi !
Mỗi đứa một hoàn cảnh, đến đây được nuôi dưỡng, mong nó thành người, nhưng có đứa chắc chắn không sống được bao lâu, vì chứng nan y em đang mang trong người, nom kìa 1 em bé với cái đầu to gấp đôi thân thể èo uột của nó, soeur bảo nó bị úng thủy não, bệnh viện chạy rồi, cha mẹ chạy nốt, các soeur nhận về nuôi, được ngày nào hay ngày đó, mong kéo dài sự sống cho nó thôi.
Rồi nghĩ cũng buồn,
Cứ xem mấy đứa trẻ trong xóm nhà con, hể ai đụng đến, hay nó va đập vào đâu trong lúc mãi chơi là bà ngoại nó nhảy ra đổ lỗi cho “tha nhân” : “ tại cái bàn này hư, đụng đau cháu tao !”, “thằng tí sao đánh em, để mẹ mắng nó cho nó biết thân !” rồi lớn lên tụi này có bao giờ biết nhận lỗi về phần mình không nhỉ? hay mọi lỗi gây ra đều do người khác cả !
Con lại mắc cười
Vì bỗng dưng chú đứng im như tượng phỗng, im không nhúc nhích, lũ nhỏ dần để ý, cũng im theo, bất động, vì bị cuốn hút hành động lạ kỳ, rồi chú làm như rôbốt, mỗi bước chú đi cứng ngắc, mà chân chạm đất là một tiếng kêu “chít”, lũ nhỏ cười vang, hèn gì nó thích là phải, chú biết cách cho chúng tập trung, con lại mắc cười, cũng không biết tại sao mỗi bước chú đi lại kêu 1 cái chít vậy, hoá ra, chú lợi dụng khi chẳng ai để ý, ngậm 1 cái còi nhỏ trong miệng, rồi bước đi, hít 1 cái kêu lên chít, chít.
Đến giờ ăn, GĐMĐ lo cho các cháu bửa ăn đạm bạc cuối năm, gọi là chút tấm lòng chia sẻ, chút hơi ấm gia đình các cô chú chia sẻ với đám nhỏ, chút sữa bột cho mấy đứa chưa biết ăn, số bánh kẹo cho mấy chị lớn, mặc cảm mà không dám xuống ăn chung; chẳng có gì sang trọng, mà vui vẻ quá !
Con lại buồn,
Nhìn mấy đứa nhỏ nối đuôi theo 1 soeur dẫn đi xuống nhà ăn trông như đám lính nhỏ, hàng lối chỉnh tề, nề nếp, ngộ quá, đến nơi, mỗi đứa một ghế, theo hướng dẫn của soeur, đưa tay làm dấu thánh giá, cám ơn Chúa trước bữa ăn, chúng nhao nhao đọc kinh như người ta khoán cho, mạnh đứa nào đứa nấy phóng ào ào, vì thức ăn đã dọn sẵn, mắt láo liên, miệng đọc, nom dễ thương mà cũng mắc cười,
Con lại mắc cười nữa rồi.
Nhà nuôi các em mồ côi thì khá đông, cả thảy theo soeur cho biết là trên 35 em, nhưng chỉ ngần này ngồi ăn chung với các cô chú, số còn lại, lớn hơn, có chút ý thức, mặc cảm mình là đứa con bị bỏ rơi trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, không dám xuống ngồi chung dù có van nài cách mấy đi nữa, các chú các cô muốn chia sẻ nhưng không để cho các em buồn vì thân phận mình, nên để cho các em tự chọn vậy, không bắt buộc,
Cũng buồn chú nhỉ !
Cái máy ảnh của chú quay được phim nữa cơ, anh bạn mà chú gọi vui là “Vịt Kều” của chú tặng, chú trân trọng không những vì vật có giá trị mà còn là tình người chia sẻ, để chú ghi lại những gì muốn ghi, chú quay một đoạn ngắn, sau bữa ăn chiếu cho đám nhỏ xem, chúng nhao nhao lên,vui quá, trong ti vi có mình nè, trong phim có bà nè, có chị, có bác nè, có cô nè, có tụi mày nè, mà ba đâu không có, thấy chúng chỉ vào những người không rõ nét mà la to, đó đó…là lại mắc cười, cười chung với chúng.
Bữa ăn cũng xong, con cùng với Phương, Chi phụ các soeur dọn dẹp và phải lánh đi để các em lớn xuống ăn nữa chứ,
Chia tay đám nhỏ, chúng nó ôm chân các cô chú, cả con cũng bị níu nữa, con lại buồn muốn khóc…

Mắc cười đó !
Lại buồn muốn khóc đó !
Con có man man không chú ?

Ghi nhớ bửa cơm cuối năm cho các em mồ côi
Hồng Hạnh, 2007
Con Ba Nghĩa ( Gia Đình Minh Đức) Cựu H/s TH Minh Đức


This post has been edited by Bryce: May 22 2008, 05:30 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 17 2008, 09:13 AM
Post #9


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



nature-smiley-009.gif



Nhắc nhau đễ nhớ


Nước giữ Hoa tươi
Hoa nở cho Người
Hoa thở tôi thở
Hoa cười tôi cười (*)

Cuộc nhân duyên, ta viết cho em
Chuyện hai ta, nhắc nhau như mới,
nhắc nhau như nghe vừa thoáng qua thềm,
bao nhiêu năm ngỡ chấp nguyền hôm qua !

ừ nhỉ, em ơi!
nụ cười xưa
em nhốt tình ta,
cơn vui say đắm, lời ca mặn nồng
em vùi ta giữa mênh mông,
trăm cơn lục mộng,
ngàn hồng chiêm bao!

Giờ

tình ta em nhốt phương nào,
cõi ta bà đó có bao tỏa kiềm ?
chung mơ thiện nghiệp êm đềm
nào đâu điệm tịch, giờ em riêng nằm
tình ta em nhốt trăm năm
còn em nay đã ôm cầm đi đâu ?
trong mơ, ta nước mắt sầu
trong tim tràn lệ mưa ngâu cuối mùa !
chia tay người,
ta vẫn mơ
chia tay một buổi, còn chờ trăm năm
ta nào thoát được căn trần ?
ta nào có được một lần nhân duyên


đường em đi
hương ái vấn vương
ba mươi năm chẵn
tình trường còn ta,
em đi
đường cúc nở hoa,
em đi
huệ trắng sân nhà,
em đi khối mộng trong ta vỡ rồi
chia tay, ta mím chặt môi
chia tay, em nở nụ cười héo hon
biết lòng vẫn đợi chờ lòng
mà đâu duyên phận, đục, trong, ai ngờ!
em đi, hôm ấy trời mưa ?
không, không, nước mắt!
nhặt thưa đổ tràn.
em đi, thu hết nắng vàng,
em đi, đông lạnh lại càng lạnh hơn
hè sang, ve dục cơn buồn
mà ngày xuân lạnh, chút hương hoa tàn
nhớ ngày xưa, áo len em
em mang muôn thủa màu vàng ta yêu,
vàng hoa cúc, vỗ tình triều,
từng lầm lũi bước, liêu xiêu chuyện tình

hát lời, em mãi yêu anh
hát lời ru mãi ngàn năm, đợi chờ!

ừ nhớ rồi, một chiều mưa!
bên thềm hai đứa che hờ cho nhau
ướt vai, ướt áo,
ướt đầu
nụ cười che, ánh mắt đâu tự tình,
hạt rơi ướt khóe môi anh
tay ai nhẹ phủi như thầm nhắc nhau,
lời từ môi miệng… trước sau…
giờ thì vĩnh viễn?... biết đâu mà tìm…
Tỉnh cơn mới ngộ nhân duyên,
Từ lâu quán tưởng:ĐOÀN VIÊN

[indent]Giờ em bóp méo mộng huyền trăm năm
Nghe em nói, tiếng vô âm
Tự trong cháng niệm nhắc thầm :“hư vô.!.!”
Một lời yêu, giọt cam lồ
Nhiễu vào môi chút mộng mơ ngọt ngào
Ba mươi năm
Đã khát khao
Ba mươi năm tưởng chiêm bao hiện về
Trong u mê, tình u mê
Mắt môi em chợt vỗ về tâm ta
Cội khô nở một nụ hoa !indent]


---------------------------
(*)Bài kệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chu Nguyên, Toronto 2007
Một Cựu học sinh Trung Học Minh Đức


This post has been edited by Bryce: May 18 2008, 11:31 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 18 2008, 12:23 AM
Post #10


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country





Ngày Họp Mặt

Minh Đức


Bao năm mê mãi đời cơm áo
Quên cả trường xưa lẫn hẹn thề
Lòng có nhiều khi buồn muốn khóc
Ước ngây thơ áo trắng lại bay về

Phố núi mù sương chiều quán vắng
Bùi ngùi đôi mắt niú chân ai
Viên kẹo tan rồi phơi ngọt đắng
Tình xưa những tưởng đã phôi phai

Phượng đỏ sân trường, em bé thơ
Hồn nhiên trống dục buổi tan giờ
Thơ ngây thủa đó em làm khổ
Lòng đau theo mắt liếc ơ thờ




Viễn Nhớ

Ở một góc lầu mơ-viễn mơ
Nhìn thông soi bóng nắng mong chờ
Dấu bông quỳ dại sau làn tóc
Em cười trong gió-mắt nai tơ

Gọi gió tình em mười sáu tuổi
Giử gìum mây nhé mộng hai mươi
Chiều nay sóng dậy trong lòng nhớ
Thầy cũ! trường xưa! bạn với mơ!

Cười khóc mừng nhau ngày họp mặt
Nhớ thương theo kỷ niệm dâng đầy
Bao năm xưa ấy-mơ và thật
Tình nào em gởi lúc chia tay


Thu Hương 2007
Cựu H/s Minh Đức


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 18 2008, 10:41 AM
Post #11


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Tâm tình mùa xuân


Sáng hôm nay như mọi ngày, tôi dậy lúc hơn 6 giờ sáng, sửa sọan đi làm khi đường phố Texas vào đông vẫn còn màu đen kịt của màn đêm, chạy ào ào cho kịp đến hãng 7 giờ sáng và bật computer lên nhận ngay những thông tin của các bạn.

Không biết tự bao giờ, tôi có thói quen đọc thư các bạn bè ngay từ giây phút đầu tiên ngồi xuống bàn làm việc, mở vội thư ra, in vội vàng để dành đọc trong ngày. Ngày của tôi bắt đầu bằng những vui buồn của bạn bè gởi đến để rồi sống một ngày với những tâm tình ấy.

Sáng nay đọc thư Phúc và Thu Hương (Thu Hương, cô bé có giọng nói như chim hót vượt thời gian không thay đổi, với đôi mắt xa xăm về nơi nào kỷ niệm). Tâm tình của Thu Hương là lá thư nghệch ngoạc viết vội trong cơn bệnh còn đang hoành hành trong cơ thể của bạn ấy đã cho tôi một xúc động nghẹn ngào. Anh Quỳnh, ông xã của Thu Hương, cũng đã đễ lại cho tôi nhiều mến phục vì tâm tình cũng như những hy sinh thầm lặng đằng sau... mà đã đem đến nhiều cảm nhận thân thương trong dịp gặp gỡ bạn bè.

Rồi đọc thư của K'sor Phúc, anh chàng ngông nghênh của thời trung học ngày xưa, cho phép Liên Hương dùng từ "đao to búa lớn" đễ diễn tả công việc của bạn [....] "Một Người Minh Đức". Phúc cũng đã dành thời giờ và công sức của mình để thực hiện Nội San Gia Đình Minh Đức như một sân chơi đễ các bạn giải trí, để liên lạc, và tìm đến những kỷ niệm xa xưa của thời học trò.

Tôi muốn viết lên đây thêm nhiều người mới quen, rất thân, thầy, cô và các bạn bè của tôi nữa, ồn ào có, thầm lặng có, ít nhiều, đã, đang đóng góp bàn tay để ươm cây Quỹ Tình Thương về mái trường Minh Đức. Cái hạt giống này bắt đầu đơm hoa nẫy lộc, và bắt đầu nhú mầm non theo mùa xuân đến.

Xin cám ơn các tấm hình của các bạn, cám ơn những người cho, người nhận, người đưa, cám ơn đời, cám ơn người đã cho tôi cảm thấy mình hiện diện...


Texas, 10-01-2007
Liên Hương
Một cựu h/s TH Minh Đức lớp 11, NK 70-71


This post has been edited by Bryce: May 19 2008, 07:59 PM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post May 19 2008, 12:58 AM
Post #12


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country



Ngày xưa,

bây giờ....


*Houston


Gởi cho người những lời tự đáy lòng tôi. Đã từ lâu, tôi muốn nói nhưng không có cơ hội tỏ bày cho người hiểu. Hôm nay, nghe bạn bè gọi cho biết bạn cũ nơi quê nhà muốn làm một Đặc San cho Trường Xưa Minh Đức. Mong các bạn ở xa gởi bài về. Đột nhiên, ý nghĩ chợt đến, phải chăng là định mệnh? Định mệnh muốn người và tôi như thế. Định mệnh dun rủi để hôm nay, tôi có dịp nói với người những lời tôi muốn nói từ lâu mà tôi không thể.
Thật là một dun rủi trọn vẹn. Tôi run run giật mình và tự hỏi tại sao có một trùng hợp ngẫu nhiên như thế này. Trường cũ người xưa và những giòng này gởi đến cho ngưởi ở rất xa tôi. Tôi biết người sẽ đọc được. Tôi biết người sẽ trách móc tôi thật nhẹ nhàng. Rằng tôi luôn đa cảm, rằng tôi hay lo âu, rằng tôi vẫn như xưa của 35 năm về trước. Vẫn khép kín, vẫn thích một mình yên lặng với suy nghĩ riêng tôi mà người sẽ không thể nào hiểu được. Thật ra không phải vậy. Ngày xưa và bây giờ đã khác.
Tôi của ngày xưa hai buổi đến trường. Đọc thơ văn nhiều hơn là con số toán học. Mộng mơ và đơn phương yêu mà không dám nói. Mỗi buổi sáng leo ba tầng lầu mới đến lớp học. Giờ ra chơi đứng ở balcon nhìn xuống sân trường tiểu học xa xa, nhìn ra sau là hướng của quân đoàn, là phía trường nữ trung học Pleime, xa hơn là biển hồ, nơi chốn của một thời tôi lao đao thương nhớ. Rồi những giờ học, mắt nhìn lên bảng mà tâm tư lại gởi một nơi nao. Bài luận văn tập ghép câu của hai sinh ngữ Pháp và Anh, luôn luôn là những lời gởi gắm lòng mình trong đó. Sáng chiều lớp học, tối về gia đình mẹ cha, anh chị bảo bọc một tình thương không chút lo toan cho cuộc sống. đó là tôi của 35 năm về trước của trường Minh đức. Là tôi với những ngày tháng yêu người và chỉ biết tâm sự với bản thân khi tan lớp ngồi ở bậc thang hang đá sân trường. nhìn người qua lại ngoài kia. Đường Quang Trung phượng hồng rơi ngập những bước chân đi. Rồi thời gian qua trường mới, đường Lê Lợi phía bên hông. Cũng đầy ắp kỷ niệm buồn và đẹp. Ôi ngày xưa của tôi. những ngày xưa hai buổi bên người. cả hai cùng âm thầm, cả hai cùng tự hiểu, tự cảm thông và tự khép kín….
Thời gian tiếp đến là một đổi thay, mà con người thì nằm trong cơn lốc đó. Người Minh Đức ngày xưa đã là ông và bà của những đứa cháu. Người Minh Đức thì vẫn độc thân trao đời mình cho xã hội. Người Minh Đức lao đao cuộc sống không còn thì giờ nhớ lại chuyện xưa. Người Minh Đức giờ đã bình yên dưới lòng đất lạnh. Tôi cũng vậy, cũng trong cơn lốc xoáy cuộc đời. Quên hết đi, ngày xưa không phải là bây giờ. thế mà định mệnh đẩy đưa tôi lại gặp người. Thời gian đã quá lâu, không cho tôi những cảm xúc ngày xưa nữa, Có một chút bối rối. Có một chút ngập ngừng. Người ơi, đừng trách tôi, đừng giận hờn tôi. Tôi đã khác xưa, đã có thật nhiều bổn phận. Người cũng chẳng thế hay sao ? Chúng ta đã có hai mãnh đời riêng biệt. Cho dù trong tận đáy tâm hồn, một phút giây nào đó, mình vẫn nhớ về nhau trong kỷ niệm, Nhưng thôi, hãy quên đi, quên đi. Ngày xưa và bây giờ không còn là một. Xin hãy để yên cho mỗi cuộc đời của chúng ta được bình yên. Hãy nhớ nhau và cầu nguyện cho nhau. Hãy để cho tôi một đời bình yên với bổn phận. Hãy để cho người vui sống với công việc, với bận rộn hôm nay của người.
Trước khi giả biệt người, tôi chợt nhớ đâu đâu lời cuối của nbài ca cũ : “Một ngày nào đó, tóc xanh chưa bạc màu, một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người…” Minh Đức ơi ! Trường xưa ơi, Kỷ niệm ơi. Xin cho tôi bây giờ và ngày xưa dù có khác nhau và thay đổi, nhưng vẫn một lòng cầu chúc cho người luôn được bình yên trong tâm hồn và cuộc sống.



Nguyễn thị Phượng 11C / 71-72
Houston July-02-2006

+ Riêng tặng Đỗ thị Hà, ngày xưa hay ngồi với em ở hang đá sân trường cũ, và cũng tặng Liên Hương để nhớ những ngày ban C yêu dấu


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

3 Pages V   1 2 3 >
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 07:10 AM