Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu |
Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu |
Apr 3 2014, 10:33 AM
Post
#109
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
Nỗi buồn gỏi cá Ông bạn nhậu phát biểu “Ăn gỏi cá sống chấm nước tương, vắt chanh, trộn mù tạt wasabi buốt thấu óc, chiêu thêm hớp rượu thì giun sán cỡ nào cũng từ trần hết. Gỏi cá mà thiếu rượu đâu khác gì xoài tượng thiếu muối ớt, đúng thế không?” Quá đúng! Nhưng chỉ đúng câu cuối. Thủy sản cá tôm sò ốc hến mực bạch tuộc,…ăn sống rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Trứng giun sán lơn tơn trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua,…rồi chui vào sâu vào thịt cá. Con người ăn cá, vào tới hệ tiêu hóa, ấu trùng “nở” thành giun sán và bắt đầu sanh chuyện. Khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, nói chung ít gây tổn hại, nhưng cũng có vài loại dữ dằn có thể gây chết người. Sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) khá phổ biển ở các loại cá nước ngọt như cá chép, cá diếc, rô phi.. Nó định cư và “làm việc” ở gan người, kiên nhẫn phục kích có khi tới vài tháng mới chịu tấn công nhẹ (rối loạn tiêu hóa). Loài sán này sống dai tới cả vài chục năm và đỉnh cao của nó là gây xơ gan, cổ chướng. Một loại khác là giun đầu gai (gnathostoma), cũng thường thấy ở cá nước ngọt, tôm cua lươn ếch,…Giun này vào hệ tiêu hóa, xuyên ruột tung tăng tùy hứng: đi dưới da, vào gan, vào mắt, tủy sống. Chui tới não là coi như thua. Giun gnathostoma ở đâu phá đó, triệu chứng thiên biến vạn hóa tùy nơi cư trú. Giới y học rất khốn khổ với tên ăn bám này vì triệt thì dễ nhưng điểm mặt nó không dễ chút nào. Người Việt dễ dính 2 loại giun trên Cá sông khó chơi thì ăn gỏi cá biển cho sang? Cá biển cũng dính. Một loại ấu trùng của giun anisakis simplex được tìm thấy nhiều ở cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, mực, bạch tuộc,… Giun anisakis một khi vào được bụng người cũng chạy lung tung, có khi tới não và gây tử vong. Người Việt ít dính loại này. Người Nhật khoái ăn cá sống (sashimi), nhưng họ tuyển rất kỹ, cá phải tươi, ướp lạnh, lạng fillet, soi đèn (candling) dò ấu trùng. Kỹ lưỡng như thế nhưng hàng năm vẫn ghi nhận cả trăm ca nhập viện vì nhiễm anisakis ở Nhật. Các nhà máy chế biến ở Việt nam cũng soi đèn fillet cá để phát hiện ký sinh trùng trước khi làm đông lạnh xuất khẩu. Hàng dạt ra (bị nhiễm) không biết chạy đi đâu? Có điều giun anisakis chịu lạnh kém. Nếu làm theo quy trình cấp đông (deep freezing), đưa trung tâm miếng fillet cá xuống nhiệt độ – 20 độ C thật nhanh, sau đó trữ đông ở – 18 độ thì anisakis sẽ chết cóng. Lưu ý, cá tươi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh (gia đình) chẳng nhằm nhò gì đâu. Ấu trùng có nang (túi) bảo vệ, nên phải nấu chín hoặc hun khói nóng mới diệt được (trên 60 độ). Còn chơi tái tái, hun khói lạnh, sấy khô, vắt chanh, ngâm dấm, nhúng mù tạt thì anisakis vẫn khỏe re. Ngâm trong hỗn hợp nước muối 8 % và giấm 2,5% cũng phải 2 tháng mới diệt nổi. Khẩu vị người Nhật rất tinh tế, họ không chịu ăn sashimi đông lạnh. Ướp lạnh thì được, nhưng ở nhiệt độ vài ba độ thì coi như anisakis đi… nghỉ mát. Đành phải ăn “gỏi cá chín” thôi. Nhạt cả rượu! Ở mức độ rủi ro thấp hơn, có thể ăn gỏi cá biển đông lạnh. Nhưng rủi ro vẫn là rủi ro, đó là chưa nói tới nhiễm vi sinh. Có điều chắc chắn là rượu chẳng ép phê tí nào tới sự sống còn của ký sinh trùng cả. Vũ Thế Thành -------------------- Cõi mơ |
|
|
Apr 22 2014, 12:44 PM
Post
#110
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Ăn gì cũng có thể chết !! Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác. Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình. Các cụ ta đã dạy "thượng bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào". Ăn gì cũng có thể chết !! Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất". Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua. Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư. Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay. Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu Nhập viện vì bị ngộ độc Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở. Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành. Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị. Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên) Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt. Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như: - Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ. Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc. Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt. Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN. Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ. Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm. Dừa tẩy trắng độc hại Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong. Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường". Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là "rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít. Khi tìm hiểu từmột số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng"phê" thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc. Do uống phải rượu độc, không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc. Chơi cũng chết Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể. Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi .. Không liều thì .. sang Tây mà sống Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên. Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống! Văn Quang -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Jun 17 2014, 07:20 AM
Post
#111
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
Cảnh chế biến mất vệ sinh tại vựa mít. Bơm hóa chất Trung Quốc để mít non chín siêu tốc Chỉ vài giọt hóa chất bơm trực tiếp vào trái, sau một ngày, mít non trở thành chín ngọt. Sau đó các chủ vựa bóc lấy múi để bán cho các lò sấy. Cận cảnh chế biến mít mất vệ sinh Để tường tận quy trình biến mít non thành chín, PV nhiều ngày tìm hiểu tại các vựa mít ở tỉnh Đắk Lắk. Đây được xem là thủ phủ cung cấp mít cho nhiều địa phương trong cả nước. Đầu tháng 6/2014, khi thấy anh Tình - thương lái chở sọt mít đi qua quốc lộ 14, thuộc xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - chúng tôi kêu lại hỏi mua. “Mua toàn mít non vậy sao chín được?”, chúng tôi hỏi khi thấy sọt mít. Anh này nhìn với ánh mắt nghi ngờ: “Hỏi có việc gì không?”. Khi biết chúng tôi có ý định mua hàng với số lượng lớn, anh này ôn tồn: “Bọn tôi mỗi ngày mua cả tấn mít hơi đâu mà đợi trái chín cây. Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”. Sau đó anh dẫn chúng tôi đến vựa của mình, và giới thiệu toàn bộ công đoạn làm mít chín siêu tốc. Xung quanh vựa anh Tình còn có hàng chục điểm khác chuyên chẻ mít hoạt động suốt ngày đêm. Đối với một cơ sở chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, nhưng tại các điểm chế biến này thì chẳng có quy định nào cả. Công nhân không có bảo hộ lao động, tay chân mẩn ngứa, lở loét. Thậm chí, để tay của mình không bị bám nhựa khi bóc mít, công nhân dùng dầu hỏa thoa lên. "Xoa dầu hỏa lên tay để nhựa mít không bám vào, chứ không thì rửa tay mệt lắm", chị Mai (vợ anh Tình) nói. Việc chế biến mít được tiến hành ngay trên nền đất bụi bẩn, nhớp nháp. Mít trái, múi, vỏ, xơ, hạt… nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Hãi hùng hơn là ruồi bay đầy trong khu chế biến, có con chết cứng đơ bám vào múi mít đã đựng trong túi nylon. Chúng tôi hỏi: "Mít sau khi lọc lấy múi có đem rửa không?". Anh Tình trả lời: "Ở nhà máy sấy không biết có rửa hay không, còn chúng tôi thì để nguyên, lột được bao nhiêu mang đi cân luôn. Mít rửa sẽ mất màu, nhạt thếch". Công nghệ bơm thuốc vào mít non Với cách thông thường, những trái mít già khi hái xuống sẽ được đóng cọc vào cuống, phơi nắng hoặc ủ để chín tự nhiên. Nhưng ở những vựa mít thì người ta bơm hóa chất trực tiếp vào trái, ép chín siêu tốc. "Làm như vậy mới nhanh, mới đủ mít cho nhà máy sấy. Đợi mít già chín thì đến bao giờ?", anh Tình cho hay. Sau khi gom mít trái còn non về xưởng, anh cho chúng "ăn" hóa chất. Nghĩ chúng tôi là mối lớn, anh không ngần ngại: "Phải dùng thuốc cho mít chín mới đủ hàng cung cấp". Mỗi ngày vựa của anh này cung cấp hàng trăm kg mít múi cho một lò sấy ở TP.Buôn Ma Thuột. Cách chích thuốc khá đơn giản, nhưng đòi hỏi phải đúng liều lượng, nếu vượt quá trái mít sẽ bị thối. Hóa chất Trung Quốc làm mít non chín siêu tốc. Cạnh vựa anh Tình là cơ sở chế biến của ông Hoàng. Lúc chúng tôi đến, ông này đi mua mít non chưa về. Trong xưởng có 3 công nhân nữ đang chẻ mít lấy múi. Chúng tôi ngỏ ý muốn học nghề, bà Hoa (vợ ông Hoàng) hỏi với giọng hồ nghi: "Ở đâu đến đây mà đòi học nghề?". Chúng tôi nói được một người bạn ông Hoàng giới thiệu thì bà mới đồng ý. Bà chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để có được lãi nhanh nhất, rồi đến góc xưởng lấy bao màu đen bên trong có 2 gói thuốc và nói: "Muốn làm mít chín nhanh phải có bí kíp". Bà lấy ra 2 tuýp thuốc Trung Quốc cho chúng tôi xem: "Đây là bí kíp. Dùng nó không tốn công, muốn bao nhiêu mít chín cũng có". "Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào trái, chỉ cần bơm 2 - 5cc (1cc = 1ml) thuốc tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Ngày hôm sau bảo đảm trái chín đều, không sượng”, ông Hoàng vừa về thì lập tức "chỉ giáo" cho chúng tôi. Bơm hóa chất tại một vựa mít. Sau đó, ông Hoàng vào xưởng lấy 2 gói thuốc, bên ngoài toàn chữ Trung Quốc, cho vào trong chai nhựa khoảng 1 lít nước và quậy đều. Loại thuốc mà ông sử dụng màu trong suốt, có mùi hắc. Khi thuốc đã được quậy đều với nước, ông đến đống mít hơn 100 trái mới mua về, lấy một chiếc xiên nhỏ chọc vào giữa trái. Sau đó ông nhỏ khoảng 2 giọt hóa chất vào vị trí mới chọc. Theo hướng dẫn, loại thuốc này dùng để nhúng. Nhưng muốn mít chín nhanh thì phải bơm trực tiếp vào trái. Trước đây ông Hoàng thường dùng kim tiêm thuốc vào cuống, nhưng làm cách này mất công, mít lại lâu chín. Sau khi cho toàn bộ số mít ngậm hóa chất, ông Hoàng khẳng định: "Cả đống mít này dù non hay già thì ngày mai chín tất". -------------------- Cõi mơ |
|
|
Jul 21 2014, 07:44 AM
Post
#112
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung Cộng Đây là tin đáng chú ý, nhất là các bằng hữu hiện ở trong nước. Theo những gì tôi biết được cho tới hôm nay thì tất cả thức uống bán ngoài chợ (trong nước, cả ở Mỹ hay các nước khác): từ sữa đậu nành, nước rau má, trà trân châu, cà phê đen, cà phê sữa, nước trà xanh, nước xuân sa, nước dừa đóng hộp ... đều đáng quan tâm e dè. Tôi được biết nước cốt dừa thắng sệt để ăn chè hay chấm bánh chuối và tất cả những gì liên hệ tới nước cốt dừa đểu có thể làm y chang như sữa đậu nành trên. Nghĩa là làm bằng thứ quí quái chi đó chớ không hề có dừa, có cà phê, có rau má, có sữa trong đó.... Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung Cộng Chỉ với 80.000 đồng mua 1 kg bột sữa là có thể pha chế được 200 ly sữa đậu nành mà không phải mất công nấu đậu. 1 kg bột sữa pha được 200 ly sữa đậu nành Từ lâu, chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với các mặt hàng hóa chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành... Chợ Kim Biên bán đầy đủ các loại hóa chất. Trong vai một tiểu thương nhỏ muốn mở hàng bán sữa đậu nành vỉa hè ở cổng trường đại học nhân dịp khai giảng sắp tới, chúng tôi khăn gói vào chợ hỏi mua loại bột làm sữa này. Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán hóa chất thực phẩm, chúng tôi ghé vào sạp số 6, tên cô T (chợ Kim Biên - quận 5) có bày rất nhiều các loại can xanh, trắng và túi nilon ghi nhiều loại hương liệu như: hương chanh, đậu nành, đậu xanh... Bịch bột pha chế 200 ly sữa đậu nành có giá 80.000 đồng/kg. Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở quán bán sữa đậu nành vỉa hè, cô T nhiệt tình tư vấn mua loại bột béo màu trắng đục, có giá 80.000 đồng/kg. Theo cô T hướng dẫn thì "chỉ cần đun sôi nước rồi cho vài muỗng bột vào khuấy đều lên là có thứ nước màu trắng sữa giống như đậu nành. Tiếp đến, cưng cho thêm ít giọt tạo mùi thơm của đậu nành vào khuấy đều lên là đem bán được rồi". Được biết, 1 kg loại bột sữa này có thể làm ra 200 ly đậu nành loại 5.000 đồng thường được bán ở vìa hè. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 buổi sáng có đến 10 người lại hỏi mua bột sữa nay đem về khuấy bán. Hầu hết họ đều là mối quen, mỗi lần lấy 10kg là ít nhất nên cô T nhìn thấy họ tới là vào trong đem 1 bịch to rồi tính tiền là xong. "Giờ đậu tương mắc, mua về xay rồi bán lấy đâu ra lãi. Chưa kể tiền ly nhựa, ống hút, túi nilon gói...mất nhiều tiền nữa thì lấy đâu ra lãi. Vậy nên cưng mua loại bột này làm sữa đậu nành là đúng bài rồi", nói rồi cô T nhanh tay gói cho chúng tôi giói bột 1kg vừa mua và thêm chai nhựa nhỏ tạo hương đậu nành với giá 15.000 đồng/chai và dặn khi nào lấy nhiều cứ alo là có hàng, không sợ thiếu. Chai nước tạo hương sữa đậu nành 15.000 đồng/chai. Quan sát gói bột có màu trắng đục, bên ngoài không có bất kỳ một thông tin gì của nhà sản xuất cũng như hạn sử dụng..., chúng tôi ngờ vực hỏi loại này xuất xứ ở đâu, cô T trấn an: "Cứ yên tâm, hàng xịn, giá tiền hợp lý, được nhập về từ nước ngoài". Hỏi cô nước ngoài là quốc gia nào, cô bảo cô cũng không biết, dân buôn đem tới thì lấy thôi, nghe đâu là nhập từ bên Trung Cộng về. Lời giải thích qua loa của cô T khiến chúng tôi không tìm được thêm thông tin gì về xuất xứ loại bột này. Tuy nhiên, cũng không ai quan tâm đến điều đó, vì họ chỉ cần biết cách pha chế thế nào để cho ra những ca sữa đậu nành ngon vào ngày mai thôi. Theo bật mí của một bạn hàng quen nhà cô T thì: "Chúng tôi thường cho thêm vài giọt tạo hương đậu nành vào nồi sữa là đảm bảo ngon đúng điệu, không ai nhận ra gì cả". Ngoài ra, họ còn tạo độ ngọt cho sữa bằng đường hóa học. Vậy nên khi nhấp một ngụm đậu nành làm từ loại bột sữa không nguồn gốc trên, chúng tôi thấy hương vị không khác mấy so với loại đậu nành mới xay. Có chăng là vị ngọt lợ nhiều hơn. Rất khó phân biệt Đem thắc mắc về loại bột sữa không rõ nguồn gốc này đi hỏi bà Tô Thị Hằng, làm việc tại Công ty giám định Vinacontrol (chi nhánh TP.HCM), chúng tôi được nghe giải thích rằng: "Rất khó để giám định được sữa đậu nành thật, giả nếu chỉ nhìn bằng mắt thường hay phân biệt qua đường mũi. Hiện, chúng tôi chưa xác định được loại bột này có chứa các thành phần hóa chất nào. Nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng". Hàng sữa đậu nành bán rong vỉa hè Được biết, người dân Sài Gòn rất thích uống sữa đậu nành vì thời tiết nóng bức. Thế nên, khi chưa xác định được thành phần chính trong gói bột tạo ra sữa đậu nành này, người tiêu dùng nên sử dụng các thực phẩm an toàn, có chứng nhận y tế hoặc tự xay uống. Hiện nay, việc quản lý mua bán các loại hóa chất ở chợ Kim Biên diễn ra công khai, không cần nhiều tiền, bạn vẫn có thể dễ dàng mua được loại hóa chất về pha chế mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn cách ăn chín, uống sôi, ăn nơi hàng quán uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bỏ tiền ra mua nhầm phải hóa chất về sử dụng. -------------------- ******* |
|
|
Jul 24 2014, 07:22 AM
Post
#113
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Bột nhừ hầm xương trong 10 phút Để hầm nhừ một nồi xương theo cách thông thường thì phải mất 6 - 7 tiếng, nhưng chỉ cần cho một thìa "gia vị Tàu" hay còn gọi là bột nhừ vào đun khoảng 10 phút đã khiến cho xương mềm nhũn. Người ăn phải chất này có thể gây ung thư bởi những chất hóa học độc hại ở bột nhừ. Hoá chất này có thể khiến cho xác chết phân hủy trong thời gian ngắn. Sau khi thâm nhập vào "thủ phủ gia vị Tàu" ở vùng biên và bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đường đi của nó, chúng tôi đã khám phá ra rất nhiều các loại chất độc hại có trong cái gọi là "gia vị Tàu" được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, trong số đó, chất được gọi là bột nhừ, có thể làm phân hủy xác chết nhanh cũng được dùng để nấu thức ăn. Một kg bột nhừ có thể hầm vài trăm nồi xương Tại chợ Phùng Khoang (Hà Nội), chúng tôi hỏi mua chất hầm xương, bà chủ tên P. liền móc trong cái túi đen treo khuất sau gian hàng. Bà P. đưa cho chúng tôi xem túi màu trắng và nói rằng, đây là bột nhừ, mỗi kg giá 40.000 đồng, mua lẻ thì giá 4.000 đồng/lạng. Bà P. mở túi cho chúng tôi xem thì thấy đây là một loại chất màu trắng, giống như hạt mì chính bị nghiền nát. Bà P. quảng cáo: "Mỗi nồi nước bún, phở chỉ cần một lượng nhỏ, chưa đến một thìa thì có thể hầm nhừ các loại móng giò, đuôi bò, gân bò, thậm chí các loại xương ống trong 10 phút, trong khi hầm theo cách thông thường phải mất 7 - 8 tiếng. Sau đó, người bán hàng bỏ thêm vài viên "bún mắm" vào là có nồi nước dùng thơm phức và ngọt lừ. Để đun một nồi nước dùng mà mất 7 - 8 tiếng đồng hồ thì bao nhiêu nhiên liệu cho đủ, khi giá gas, điện, than cứ tăng vùn vụt. Trong khi đó, một gói “bột nhừ” giá 40.000 đồng có thể dùng cả năm". Ảnh cắt từ clip quay lại cảnh chủ quán "vô tư" bán bột nhừ cho khách tại chợ Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội). Để kiểm chứng tác dụng của chất này như thế nào, tôi mua vài lạng xương để hầm. Tôi bỏ một lượng nhỏ bột nhừ và cho thêm vài viên "bún mắm". Đúng 10 phút, tôi mở vung kiểm tra, mùi vị của nước dùng thơm nức mũi, xương mềm nhũn. Tham khảo tại tất cả các chợ đầu mối, chợ lớn, chợ nhỏ như chợ Thành Công A (Đống Đa), chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)..., chúng tôi cũng nhận được những câu trả lời tương tự. Tại chợ Thành Công A, bột nhừ còn đa dạng hơn. Sau khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng lớn, bà chủ M.K. nhanh nhẹn: "Bột nhừ bây giờ bị cấm bán nên không dám bày ra sạp. Anh mua thì để em về nhà lấy. Anh muốn mua loại túi hay loại thùng”. Bà chủ M.K. chạy về nhà, một lúc sau bưng ra một thùng khá lớn. Trong hộp này có cả loại túi và loại hộp, loại túi có giá 40.000/kg, còn hộp thì 30.000 đồng/kg. Bột nhừ và vài viên "bún mắm" được cho vào hầm xương để chế nước dùng. Cầm một hộp màu trắng trên tay, chúng tôi để ý thấy trên bìa có nhãn hiệu Kinh và ghi dòng chữ màu xanh: Bicarbonate of soda, trọng lượng 100gr. Bà chủ bảo đây là nhãn hiệu của úc, được nhập khẩu và đóng gói tại Malaysia. Quan sát kỹ, tôi thấy nắp vỏ hộp không có niêm phong cũng như tem của công ty sản xuất. Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu về việc tuồn lậu "gia vị Tàu" vào nội địa của đối tượng buôn lậu, tôi đã quá quen thuộc với các chiêu thức làm giả, nhái nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Không thể phân biệt được "bột nhừ" và... "chất rửa bồn cầu" Bột nhừ bày bán trên thị trường thực chất là một loại sản phẩm có xuất xứ từ Trung Cộng, không nhãn mác. Vì lợi nhuận, lái buôn và người bán hàng đã bất chấp luật pháp, tính mạng của người tiêu dùng để kiếm lời. Bột nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, các tên gọi là baking soda; sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; sodium bicarbonate... Đây là hóa chất rất thông dụng được dùng trong công nghiệp (làm chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm a-xít) và y tế (thuốc trung hòa a-xít ở người mắc bệnh đau dạ dày). Ngoài ra, chất này còn được dùng trong thực phẩm (làm mềm xương, thịt). Theo quy định của bộ Y tế, nó được dùng 1 - 2 thìa (45 gram/kg) trong 1kg thực phẩm để chế biến. Chất dùng để chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có màu trắng, không mùi, không vị và có độ tinh khiết chuẩn. Bột nhừ dùng làm thực phẩm có thể mua ở các hiệu thuốc, có tem mác đúng quy định của những hãng uy tín. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu mua phải những loại bột nhừ rởm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứa chất độc hại. Do các chất này không có bao bì nhãn mác nên người mua rất khó phân biệt đâu là chất dùng để nấu thức ăn và đâu là chất để rửa bồn cầu. Để tinh chế được backing soda rất tốn kém, nếu nhập ở nước ngoài thì cũng có giá hàng triệu đồng mỗi kg. Trong khi đó, hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn rất nhiều so với chất dùng cho chế biến thực phẩm. Túi bột nhừ độc hại vẫn được bán "vô tư" tại các chợ ở Hà Nội. Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì: Chất NaHCO3 khi đun ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho quá trình thủy phân protein trong thịt, xương thành a-xít amin nhanh hơn. Chính vì vậy, khi cho chất này vào hầm xương thịt sẽ rất nhanh mềm. Tuy nhiên, chất dùng để nấu thực phẩm phải là loại tinh khiết. Trên thực tế, bột nhừ bán trên thị trường chủ yếu là chất dùng trong công nghiệp có chứa nhiều chì, asen, thủy ngân, có thể gây hủy hoại tế bào xương, khiến trẻ em bị còi xương, rỗng xương. Ngoài ra, chất này gây ức chế hấp thụ phốt pho ở đường ruột, làm mất can-xi, giảm quá trình ô-xy hóa, ảnh hưởng rất lớn đến cơ tim. Chất thủy ngân rất độc, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh; chất asen khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu, bạch cầu giảm, rụng tóc, sút cân, mạch máu bị tổn thương và có thể dẫn đến ung thư. Các nhà khoa học chia sẻ cách nhận biết chất NaHCO3 tinh khiết dùng để chế biến thực phẩm là có màu rất trắng, không mùi và không vị. NaHCO3 dùng trong công nghiệp có mùi vôi vì chất này chưa đủ lượng khí hydro trong quá trình điều chế. Thế Hoàng -------------------- ******* |
|
|
Sep 23 2014, 09:20 AM
Post
#114
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 2,835 Joined: 9-October 09 Member No.: 5,482 Country |
Kinh hoàng “lò” sản xuất nước mắm trong nhà vệ sinh. Mắm Hòn Mê Cơ quan điều Thị xã Thuận An, Bình Dương bất ngờ thanh tra cơ sở của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hòn Mê (ấp Bình Đáng, phường Bình Hòa, Thị Xã Thuận An), tìm thấy nhiều đường ống dẫn nước, nước mắm từ phía nhà vệ sinh. Lúc đang thanh tra, nhiều công nhân của Công ty còn đang làm công việc đóng chai nước mắm được dẫn từ bồn nhựa (khoảng 500 lít) đặt sát nhà vệ sinh. Phía bên trong nhà vệ sinh, một bồn nước (loại nhỏ) không có nắp được đặt trên bồn cầu, và máy bơm nước, ống dẫn nước từ máy bơm trong nhà vệ sinh ra ngoài. Hộp hóa chất dạng bột trong xưởng sản xuất nước mắm. Tiếp tục tìm kiếm, toán thanh tra còn tìm được hàng chục kg muối ăn, hóa chất (màu trắng, dạng bột, xuất xứ từ Tàu Cộng), hóa chất màu nâu (dạng lỏng) đựng trong nhiều bình nhựa loại 20 lít. Đại diện Cơ sở sản xuất nước mắm này khai nhận loại hóa chất màu trắng được mua ở chợ Kim Biên (TP. Sài Gòn) dùng để pha vào nước mắm để pha độ chua, độ mặn. Tuy nhiên, sự xác định nước mắm do cơ sở này sản xuất là do sự pha chế từ nước lã, hóa chất dạng bột, hóa chất màu dạng lỏng, muối ăn, và nước mắm. Đường ống dẫn “nước mắm” ra ngoài để đóng chai. Thanh Tra đã thu giữ tại cơ sở này hàng ngàn chai nước mắm đã đóng chai, dán nhãn mang các tên: Nước mắm cá cơm Hòn Mê, Nước mắm cốt nhĩ (hiệu 2 con cá cơm), Nước mắm cá cơm Phan Thiết Đại Phú, Nước mắm cốt nhĩ cá cơm Phan Thiết (hiệu hai con cá cơm), Nước mắm Đại Dương Phan Thiết… Chưa hết, còn hàng ngàn chai mắm tôm Hậu Lộc, mắm tép Đồng Quê, mắm ruốc…. đều mang thương hiệu của Công ty TNHH Hòn Mê. Người làm công lấy ra một can chất lỏng màu trắng… Đại diện cơ sở khai nhận đã cung cấp hàng trăm chai nước mắm mỗi ngày ra thị trường... … và chỉ cho Phóng Viên biết thêm nhiều bao muối ăn để trong khu vực sản xuất nước mắm. Cơ quan điều tra đang tiếp tục kiểm tra những sai phạm về nhãn mác, công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm… -------------------- Mùa nào cũng buồn ...
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 14th November 2024 - 04:52 PM |