Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
philao doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
philao
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 11-April 08
Profile Views: 2,060*
Last Seen: Private
Local Time: May 16 2024, 04:47 AM
383 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
Contact Private
* Profile views updated each hour

philao

Members

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
2 Dec 2008



Đùi gà bọc xôi


Món ăn vừa có thịt vừa có tinh bột đủ để thành món ăn nhanh kiểu Việt không lo nặng dầu mỡ, ngon mà không ngậy, gần gũi với khẩu vị của nhiều người.
Cánh gà ít mỡ nên không cần phải lựa chọn khi chế biến, nhưng với đùi gà thì phải lựa đùi tỏi vừa phải, không nhiều mỡ để tránh bị ngậy. Sau khi ướp cánh, đùi gà với gia vị nên cho vào tủ mát để vài giờ cho thấm đều. Xôi để bọc gà phải lựa xôi nấu bằng nếp dẻo. Khó nhất trong quá trình chế biến món này là bọc xôi vào đùi gà. Người làm phải nhồi cơm nếp còn nóng thật nhanh tay, thật kỹ để xôi dẻo thành khối. Nhưng khi nhồi không được quá tay để xôi thành bột mịn, dẻo như bánh giầy mà phải còn giữ được hình dáng của hạt nếp. Sau đó dùng xôi bao bọc bên ngoài cánh gà, đùi gà.

Cánh gà, đùi gà bọc xôi sau khi chiên phải vừa chín tới và vàng mơ, lớp xôi bọc ngoài giòn rụm. Khi ấy nước ngọt của thịt gà ứa ngược ra giữa các hạt xôi giúp cho lớp xôi thêm mặn mà. Đùi gà bọc xôi không nhiều dầu mỡ. Cánh gà, đùi gà bọc xôi khá tiện dụng cho những buổi dã ngoại.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
2 Dec 2008



Bún ốc Hà Nội


Có lẽ chẳng mấy ai từ thuở ông bà ta lại có thể tiên liệu được rằng, món quà bình dị ấy đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng, lừng danh khắp vùng miền trên đất nước hình chữ S.
Từ hồi đền Sinh Từ còn đứng đối diện với lối rẽ vào phố Ngô Sĩ Liên, có một gánh hàng bún ốc Pháp Vân nổi tiếng khắp cả những phố lân cận. Gánh hàng của cô đơn giản mà ấn tượng với những người thị thành bây giờ lắm, một đôi quang gánh với hai cái rổ xề (rổ xảo to), một bên rổ đựng nồi đồng to chứa nước sạch làm nước rửa, phía trên mẹt đựng bát đũa được phủ vải đũi màu ngà, nếu vào mùa đông thì có thêm cái lò than hoa ở dưới để đun nước dùng cho nóng.

Một bên rổ đậy mẹt, trên mẹt có hai cái hũ sành đựng bỗng và nước chấm đã chế biến. Ở dưới thúng được lót lá chuối đựng nhiều lớp bún lá nhỏ, gọi là bún “vẩy ốc” của làng Tứ Kỳ, trên cùng đậy một tấm vải màn trắng sạch sẽ. Cái muôi của cô cũng lạ lắm, nó là một khúc tre mà phía mắt tre làm đáy, phía trên miệng được cưa khoanh tròn có chừa một đoạn nhỏ để vót dài thành tay cầm, nhỏ như đũa ăn rượu nếp tết Đoan ngọ.

Ốc của cô là ốc bươu ta (không phải bươu vàng), giống hệt con ốc nhồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ thường có màu vàng đất, miệng đầy, đầu và ruột ốc béo trắng, ăn giòn và thơm hơn ốc nhồi.

Ai muốn ăn cũng phải chờ cô hàng bún làm đủ các thao tác: cô lấy một cái “đũa” bằng sắt, phía đầu to được uốn vuông góc như một chiếc búa nhỏ để đập vào trôn ốc, loại đi phần thải, rồi nhanh tay đổi đầu nhọn của “đũa” sắt, nhể ốc ra khỏi vỏ, tách bỏ phần riềm đen bên cạnh, để nguyên con ốc có phần ruột trắng và trứng béo ngậy. Rồi cô mới múc nước chấm gồm chút bỗng rượu, một chút chua dịu của cà chua thái miếng, lát khế thái dọc, ấy thế là có một bát bún ốc nguội để thưởng thức.

Bún ăn kèm cũng rất thi vị, nhỏ và mỏng vừa đủ một gắp, đặt đều 10 lá bún trên một lá dong nhỏ, thế nên mỗi khi khách ăn, cô hàng bún chỉ cần lấy luôn cả lớp lá là đã đủ 10 cái bún ăn kèm với bát nước chấm thơm mùi bỗng, ngọt mát vị nước ốc, dìu dịu vị cay, và tuyệt nhiên không có chút hành, tía tô nào.

Đó là hình ảnh gánh hàng của cô bún ốc làng Pháp Vân cách đây đã nửa thế kỷ rồi, từ thời mẹ tôi còn là một cô bé mới hơn mười tuổi, sống với ông bà ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), một ngôi nhà có cánh cửa gỗ xếp, đi vào sâu hút.

Hà Nội còn nổi tiếng với bún ốc Khương Thượng, giống như bún ốc Pháp Vân, chỉ có điều lấy bún lá của làng Phú Đô. Cô Thảo - chủ quán Bún ốc cổ Hà Nội (105/165 Thái Hà) là một trong những người còn giữ nét ẩm thực đặc trưng của bún ốc làng Khương Thượng, cùng mấy chị em trong gia đình đều theo nghề của cụ bà để lại, người bán ở Đội Cấn, người mở quán ở Nguyễn Trường Tộ. Và đâu đó trên những con phố Hà Nội vẫn thấp thoáng những gánh hàng rong mang “thương hiệu” bún ốc Khương Thượng.

Nói tới bún ốc Hà Nội không thể không nhắc tới bún ốc Phủ Tây Hồ. Trong cả bốn mùa, nồi nước dùng bao giờ cũng được đun nóng, chan lên đám bún rối, sóng sánh vị chua thanh, dịu ngọt của bỗng được làm từ rượu nếp cái hoa vàng, thêm sắc xanh cây của hành hoa, tím thẫm của tía tô, đỏ tươi của cà chua, đen bóng của con ốc béo tròn.

Một chút ớt chưng bóng lên màu mỡ phi hành khô thơm háo hức. Nước dùng được làm từ nước ốc luộc, thêm một vài gia vị bí quyết mà không phải con cháu để chân truyền, tuyệt nhiên không bao giờ được biết. Khác với bún ốc làng Pháp Vân và Khương Thượng, bún ốc ở Phủ còn có thú thưởng thức kèm những lọn rau xà lách hoặc rau muống chẻ (theo mùa), rau mùi, rau thơm, tía tô.

Bún ốc Tây Hồ trứ danh cũng bởi dùng ốc ngay ở chính nơi đây để chế biến, như ốc mít, ốc nứa, ốc nhồi - loại ốc khi luộc hay xào thì thịt vẫn chắc, giòn, thơm chứ không tanh, lại ăn được cả trứng ốc dẻo dẻo, béo béo, tạo nên độ khoái vị ngay tức khắc.

Bao năm tháng đi qua, món quà thân thuộc của người Hà Nội dẫu có nhiều suy chuyển, có lúc phải dùng nhiều loại ốc không ưng ý ở nơi khác để làm hàng, nhưng những cô bán hàng tài tình ở chỗ, vẫn biết cách làm để con ốc lúc nào cũng thơm, giòn và không bao giờ tanh! Phải chăng đó chính là điều tạo nên nét riêng biệt của bún ốc Hà Nội.

Theo Đẹp
12 Nov 2008



Khoảnh khắc khó tin trong thế giới động vật


Ếch bóp cổ rắn, tinh tinh xé xác lợn rừng là hai trong số những bức ảnh đoạt giải thưởng "Nhiếp ảnh gia của thiên nhiên hoang dã" năm 2008.

Cuộc thi "Nhiếp ảnh gia thiên nhiên hoang dã của năm" được Bảo tàng Lịch sử tự nhiên và Tạp chí Thiên nhiên hoang dã thuộc BBC tổ chức hàng năm tại London. Dưới đây là 5 bức ảnh đoạt giải trong năm 2008.

Nhiếp ảnh gia David Maitland phát hiện trận chiến sống còn giữa một con rắn mắt mèo và một con ếch cây Morelet (một loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng) vào giữa đêm. Con rắn cuộn thân quanh một cành cây và muốn ngoạm đầu con mồi, nhưng nó chỉ ngậm được hàm dưới của đối thủ. Con ếch cây cũng cố gắng bóp cổ và đẩy con rắn ra. Kẻ săn mồi không muốn nhả con ếch, nhưng cũng không thể nuốt được nó.


2. Phần thưởng của Frodo: Ảnh đoạt giải hành vi động vật có vú


Con tinh tinh già có tên Frodo, 31 tuổi, đã mất vị trí thống soái mà nó nắm giữ suốt nhiều năm, nhưng vẫn là kẻ săn mồi dũng mãnh nhất trong đàn tinh tinh ở công viên quốc gia Gombe ở Tanzania. Trong ảnh, Frodo đang chén thịt một con lợn rừng.

Thông thường tinh tinh hay bắt khỉ để ăn thịt, vì thế mà việc Frodo ăn thịt lợn là hiện tượng hiếm thấy. Đó có thể là kết quả của một cuộc chiến vì con lợn bị xé làm đôi.

3. Báo tuyết săn mồi trong bão tuyết: Ảnh đoạt giải động vật sắp tuyệt chủng


Ảnh: Steve Winter (Mỹ).


Steve đã chụp vài bức ảnh về báo tuyết trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 7 năm nay. Đây là bức ảnh mà ông có được sau khi bí mật bám theo một con báo tuyết trong cơn bão tuyết vào tháng 5. Con vật đã quay lại nhìn nhiếp ảnh gia ngay sau khi ông bấm máy

Ngày nay, báo tuyết đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng là động vật săn mồi nhưng cũng bị loài người săn bắt ráo riết để lấy da và xương.

4. Lần gặp gỡ đầu tiên: Ảnh đoạt giải Động vật dưới nước


Ảnh: Brian Skerry (Mỹ).


Trong lúc bơi ở độ sâu 22 mét gần quần đảo Auckland phía nam New Zealand, Brian Skerry đã gặp một con cá voi dài 14 mét, nặng khoảng 70 tấn. Dường như con vật không hề chú ý tới sự hiện diện của nhiếp ảnh gia người Mỹ, hoặc nó không khó chịu vì sự có mặt của anh. Đây là lần đầu tiên Brian được gặp trực tiếp cá voi dưới biển.


5. Buổi trình diễn: Ảnh đoạt giải Động vật mới trưởng thành


Chẳng con sư tử khôn ngoan nào muốn tấn công một con hươu cao cổ trưởng thành, bởi một cú gót chân chính xác của nó có thể khiến những kẻ săn mồi bỏ mạng. Thế nhưng Catriona có mặt tại một ốc đảo ở Hobatere Lodge, Damaraland, Namibia, nhiếp ảnh gia này nhìn thấy một con sử tử đực lượn lờ xung quanh một con hươu cao cổ để quấy rối. Không để ý tới kẻ săn mồi, con hươu vẫn tiến tới ốc đảo để uống nước.

Việt Linh (theo Newscientist)
12 Nov 2008



Cây biết phát tín hiệu cầu cứu


Khi bị tổn thương bởi nấm hay vi khuẩn có hại, lá cây có thể "gọi điện thoại" cho rễ để yêu cầu trợ giúp.

Sau khi nhận được tín hiệu, rễ sẽ tiết ra một axit có tác dụng thu hút vi khuẩn có lợi.

"Thực vật thông minh hơn chúng ta tưởng. Khi cây bị nấm hay vi khuẩn có hại tấn công, rễ của chúng luôn biết cách tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài", Harsh Bais, chuyên gia về thực vật và đất của Đại học Delaware (Mỹ), cho biết.

Để tìm hiểu vấn đề này, Harsh Bais và cộng sự theo dõi lá của Arabidopsis thaliana - một loài hoa nhỏ. Khi bị vi khuẩn Pseudomonas syringae tấn công, hoạt động trao đổi chất của chúng giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nhờ có một loại vi khuẩn mang tên Bacillus subtilis, rễ của cây vẫn khỏe mạnh.

Ảnh phóng to của rễ cây Arabidopsis thaliana. Lớp màng bảo vệ do vi khuẩn
Bacillus subtilis tạo ra được đánh dấu bằng màu xanh lục. Ảnh: Livescience.

Nông dân thường đưa Bacillus subtilis vào đất để tăng khả năng chống chịu bệnh tật của cây. Vi khuẩn này tạo ra một màng có các đặc tính chống vi khuẩn quanh rễ cây.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ đặc biệt để theo dõi quá trình phát tín hiệu cầu cứu từ lá xuống rễ của cây. Họ nhận thấy, sau khi nhận được tín hiệu, rễ phản ứng bằng cách tiết ra axit malic - một hóa chất giàu carbon.

Theo Harsh Bais, tất cả thực vật đều có khả năng tự tổng hợp axit malic, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong những điều kiện và mục đích nhất định. Trong các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy rễ của Arabidopsis thaliana tiết ra axit để thu hút vi khuẩn Bacillus subtilis.

Harsh Bais và cộng sự sẽ tiến hành tìm hiểu bản chất của tín hiệu mà lá gửi xuống rễ khi cây bị tấn công.

Việt Linh
12 Nov 2008



Nhện xơi tái rắn và chim


Đó là hai sự kiện có thật ở thành phố Cairns, bang Queensland, Australia. Những bức ảnh dưới đây cho thấy loài nhện táo tợn hơn chúng ta tưởng.



Ngày 23/9, nhân viên lễ tân của một công ty điện tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia nhìn thấy một con rắn nằm gọn trong mạng nhện. Cô tin rằng con rắn đã gặp nạn từ tối hôm trước. Một đồng nghiệp của cô đã gửi e-mail tới hòm thư điện tử của tờ The Cairn Post kèm theo những bức ảnh. Ảnh: The Cairns Post.



Con rắn dài 14 cm và dường như đã chết bởi nọc độc của con nhện lưng đen. Sau khi tử nạn nó bị mắc vào mạng nhện. Trong suốt cả ngày 23/9, con nhện cẩn thận xem xét và sang ngày 24/9 nó cuộn tròn con rắn rồi giăng tơ xung quanh Ảnh: The Cairns Post.

Trong bức ảnh khác cũng được chụp tại thành phố Cairns và được hàng triệu người phát tán khắp thế giới bằng e-mail), con nhện Golden orb weaver khổng lồ đang ăn một con chim ở phía sau khu chung cư. Ảnh: The Cairns Post.

Ông Joel Shakespeare, chuyên gia hàng đầu về nhện ở Australia, cho biết nhện khổng lồ thường săn côn trùng việc chúng ăn chim là hiện tượng rất hiếm. Joe khẳng định ông từng nhìn thấy nhiều con nhện Golden orb weaver to bằng bàn tay, nhưng ông cho rằng những con nhện ở xứ sở nhiệt đới có thể to hơn. Ảnh: The Cairns Post.



V.L
Last Visitors


30 Nov 2010 - 5:58
M&N


12 Nov 2008 - 10:14


10 May 2008 - 0:48


7 May 2008 - 7:30


26 Apr 2008 - 21:41

Comments
Other users have left no comments for philao.

Friends

0 posts
Active: 12th November 2008 - 11:26 AM
View All Friends
Lo-Fi Version Time is now: 16th May 2024 - 02:47 AM