Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Phùng Há
M&N
post May 12 2008, 10:34 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Nữ nghệ sĩ Phùng Há, danh ca tiền phong của nghệ thuật sân khấu cải lương!



Thời vàng son của sân khấu cải lương có thể kể từ giữa thập niên 50 đến giữa thập niên 70. Trong thời vàng son của sân khấu cải lương, có rất nhiều những giọng ca vàng đã thu hút khán thính giả đến với cải lương, góp phần nâng cao nghệ thuật ca hát, thay đỗi hẵn bộ mặt của sân khấu cải lương và nâng cao mức sống của nghệ sĩ, có thể nói đó là thời kỳ vàng son, chấm dứt tình trạng nghèo đói, thiếu học, chấm dứt thời kỳ ăn quán ngủ đình của các nghệ sĩ cải lương.


Có nhiều yếu tố góp phần giúp cho giới nghệ sĩ đạt được những thành tựu vàng son đó.

Yếu tố đứng hàng đầu là thời cuộc ổn định, tức là sau cuộc đình chiến Pháp Việt, dân chúng được yên ổn làm ăn, giao thông thuận lợi, người dân sản xuất và tiêu thụ được sản phẩm, có lợi nhuận nhiều nên cuộc sống vật chất, tinh thần và giải trí của người dân dâng được nâng cao.

Yếu tố thứ hai là nghệ sĩ được tự do cạnh tranh nhau trong việc sáng tác và biểu dien nghệ thuật, không bị chánh quyền hay một thế lực nào khác chỉ huy hay khống chế.

Yếu tố thứ ba là bản thân của nghệ thuật sân khấu cải lương có nhiều rạp hát dành cho cải lương, có nhiều đoàn hát đại ban, nhiều soạn phẩm hay, nhiều giọng ca vàng.

Đến nay, hơn ba mươi năm sau thời kỳ vàng son đó, khán thính giả vẫn còn nhớ những giọng ca vàng của Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Thanh Hải, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Phương Thanh, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh, Tấn Tài, Châu Thanh, Út Hiền, Út Hậu…. và các nữ danh ca Thanh Hương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Nga, Hồng Nga, Hương Lan, Kim Ngọc, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Linh Huệ, Phượng Hằng,…v…v.

Những danh ca trong lớp nghệ sĩ tiền phong, những nghệ sĩ đã sáng lập và góp công phát triển bước đầu của ngành nghệ thuật cải lương. Đó là những danh ca cổ nhạc từ thập niên 30, 40 đến giữa thập niên 50, những nghệ sĩ tài danh như Phùng Há, Ái Liên, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Bến Tre, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Thưa, Năm Phồi, Sáu Thoàng, Thành Công,..v…v.

Nữ nghệ sĩ Phùng Há sinh ngày 30 tháng 4 năm 1911, Tân Hợi, tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Năm 13 tuổi, bà Phùng Há đã hát trên sân khấu cải lương đoàn hát Tái Đồng Ban của ông bầu Hai Cu ở Mỹ Tho. Vai hát đầu tiên trên sân khấu của bà là vai Giả Thị trong tuồng Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh.

Từ khi mới bước lên sân khấu hát đến những ngày không còn hát được nữa vì tuổi già sức yếu, bà Phùng Há đã hát vai chánh ở 15 đoàn hát khác nhau, không kể hàng mấy chục đêm hát Hội, hát chung với nghệ sĩ tài danh được tuyển chọn để hát gây quỷ từ thiện, bất cứ ở trên sân khấu đoàn hát nào, bất cứ hát tuồng gì, bà bảy Phùng Há cũng đóng vai đào chánh vì bà có thinh sắc lưởng toàn và tài năng diễn xuất thuộc về bậc thầy trong nghề hát.

Hồi thập niên 30, và nữa thập niên 40, sân khấu cải lương chưa có sử dụng máy phóng thanh và micro nên nghệ sĩ phải luyện giọng hát sao cho khi hát thì hát thật lớn, nghe rõ lời và truyền được âm thanh giọng hát đi rất xa, khiến cho khán giả dù là ngồi ở ghế thượng hạng gần sân khấu hay các khán giả ngồi ghế hạng ba ở cuối khán phòng, mọi người đều nghe được rõ lời ca điệu hát.

Từ năm 1981 đến năm 2001, bà Phùng Há dạy hát ở trường Nghệ Thuật Sân Khấu và trường đào tạo nghệ sĩ của nhà hát Trần Hữu Trang. Năm 1986, tôi có dịp đến trường dạy nghệ thuật sân khấu và được ngồi dưới khán phòng xem bà hát thị phạm vai Hai Thành trong tuồng Đời Cô Lựu để dạy cho các thí sinh sắp thi tốt nghiệp ra trường. Lúc nầy bà bảy Phùng Há đã được 75 tuổi, giọng hát của bà vẫn nghe vang lộng và rõ ràng tuy rằng buổi tập tuồng hôm đó không có máy vi âm.

Bà Phùng Há hát thị phạm cho học viên trường Nghệ Thuật sân khấu vai Hai Thành trong tuồng Đòi Cô Lựu của soạn giả Tư Trang. Vở tuồng nầy được sáng tác năm 1936, vai Hai Thành là vai kép, tức là vai của người đóng cặp với bà khi bà vào vai Lựu, vở tuồng đã được hát từ năm 1936, trong hai thập niên 1950 và 60, vở tuồng nầy thỉnh thoảng được diễn lại một số suất hát dưới hình thức hát Hội để gây qủy nhưng bà Phùng Há thuộc trọn quyển tuồng, thuộc các vai diễn khác ngoài vai Lựu là vai diễn chánh của bà. Nhờ thuộc nhiều vai diễn trong tuồng nên khi bà dạy cho học viên, bà không cần phải cầm bổn tuồng, đọc theo đó để mà diễn thị phạm.

Đoạn văn của vai Hai Thành trong tuồng Đời Cô Lựu là một vở tuồng xã hội nhưng được viết theo lối văn biền ngẩu, lối văn có từng vế đối ứng với nhau một cách hoàn chỉnh, nếu nghệ sĩ không thuộc tuồng thì không thể nào hát cương được. Bà Phùng Há còn thuộc rất nhiều tuồng xã hội của các soạn giả Tư Chơi, Năm Châu, Năm Nở…

Bà Phùng Há có sở trường hát tuồng tàu, kỹ thuật ca hát, múa bộ văn hay bộ võ theo lối hát quảng của bà được học từ các bậc minh sư nghệ sĩ rước từ bên Tàu và Hồng Kông qua nên bà có những động tác vũ đạo thật đẹp. Khi nhắc đến vai Lữ Bố trong tuồng Phụng Nghi Đình thì không có nghệ sĩ nào hát hay hơn bà.

Bà Phùng Há đã đào tạo được hơn 60 nghệ sĩ cải lương tài danh thuộc ba thế hệ từ năm 1960 đến năm 2001 là năm bà nghĩ hưu.

Bà thường giải thích cho các nghệ sĩ đệ tử của bà là phải diễn trong câu ca, có nghĩa là nội dung bài ca được nghệ sĩ ca lên không phải chỉ chú trọng việc ca cho mùi, ca cho ngọt mà phải diễn tả được nội dung của câu ca, nội tâm nhân vật qua bài ca, trong cách ca, trong giọng hát và trong cử chỉ hay nét mặt hoặc động tác hình thể trong khi ca. Ñó là nói về hát các tuồng xã hội.

Khi hát tuồng Tàu, hát cải lương tuồng cổ thì động tác vũ đạo của nhân vật tuồng được phóng đại lên, múa may theo đúng kỹ thuật hát tuồng Tàu hay tuồng cổ. Có thể nói tóm tắt là có kỹ thuật cầm quạt, cầm khăn, cầm gươm đao, mỗi thứ đạo cụ dùng trên sân khấu đều phải theo quy cách sử dụng của nó và mỗi động tác sử dụng đạo cụ đó là để diễn tả tình cảm gì của nhân vật.

Thêm nữa nhạc đệm theo tuồng Tàu hay hát tuồng cổ có kèm theo tiếng trống, tiếng mõ, tiếng chập chỏa nhỏ nên từng cái liếc mắt, gật đầu hay khoa tay múa chân đều phải ăn với nhạc đệm. Bài ca trong các tuồng Tàu cũng được đệm với những nhạc cụ như mõ hay kẻng hòa với đờn. Cách ca phải theo phong cách tuồng Tàu, tuồng cổ chớ không phải ca êm êm như ca trong tuồng xã hội Việt Nam.

Nữ nghệ sĩ Phùng Há và nghệ sĩ danh ca Út Trà Ôn ca trong bộ dĩa Hỏa Thiêu Bích Vân Cung, bà Phùng Há trong vai Lý Thần Phi, nghệ sĩ Út Trà Ôn trong vai Bao Công.

Hiện nay lối hát với phong cách tuồng Tàu không còn thạnh hành nữa. Các nghệ sĩ trẻ hát tuồng Hỏa Thiêu Bích Vân Cung với một phong cách gần với lối hát tuồng dả sử, giản lược rất nhiều vũ đạo và nhạc đệm không dùng đến trống, mõ nữa.

tancogiaoduyen (Theo SG Nguyễn Phương - ĐACTD)


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 02:21 AM