Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Lương Tuấn, mê nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ
M&N
post May 12 2008, 10:18 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Lương Tuấn, mê nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ



Thông thường muốn học một nghề nghiệp nào thì người học nghệ cũng phải học văn hóa đến một trình độ căn bản nào đó rồi mới chuyển qua học chuyên môn nghề mình ưa thích. Chỉ riêng có nghề hát cải lương thì có lẽ đây là một nghề dễ học nhất và cũng là một nghề khó nhất để mà trở thành một nghệ sĩ tài danh. Dễ học vì người dốt chữ, chưa biết đọc chưa biết viết mà vẫn có thể học hát để trở thành nghệ sĩ tài danh nhưng nghề nghiệp nầy cũng khó vì người học nghề phải có giọng ca tốt, có nhan sắc, phải có sự đam mê muốn học hát, có duyên may và cơ hội để xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu.

Nghệ sĩ Lương Tuấn khởi đầu sự nghiệp ca hát của mình bằng một sự đam mê nghe vọng cổ và bắt chước ca vọng cổ theo giọng hát của nghệ sĩ thần tượng Minh Phụng.
Nghệ sĩ Lương Tuấn tên thật là Nguyễn Hồng Lạc, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957, quê ở ấp Châu Long, xã Vĩnh Mỹ, tỉnh Châu Đốc, An Giang. Thân phụ là ông Nguyễn Văn Bê, nhơn viên Ty Công Chánh, mẹ là bà Thái Thị Còn, buôn bán nhỏ ở chợ Châu Đốc.
Lương Tuấn học trường Phổ thông Châu Phú đến lóp 9 thì nghĩ học vì nhà nghèo. Dù tuổi còn nhỏ, anh cũng phải đi làm thuê, làm ruộng, làm công nhân hãng trà ở Châu Đốc để kiếm sống và phụ giúp cha mẹ. Anh có một niềm đam mê duy nhất là được xem hát cải lương và bắt chước ca vọng cổ như các thần tượng Thanh Tuấn, Minh Phụng. Anh cùng các bạn bè tập hợp ca hát tài tử, học theo các bài bản của các danh ca qua dĩa hát, đài phát thanh.

Năm 1977, Thị Xã Châu Đốc thành lập đoàn hát Tiếng Ca Miền Biên Giới, Lương Tuấn gia nhập đoàn hát nầy, nhờ có giọng ca tốt, hơi rông và sắc diện đẹp trai, anh được các nhạc sĩ Tư Thuận, Tư Nhung dạy ca cổ nhạc và nghệ sĩ Hoàng Ẩn dạy điệu bộ để hát các vai tuồng chánh. Một dịp may hiếm có là nữ nghệ sĩ Bích Thu, từng hát trên các sân khấu lớn trước năm 1975, chỉ dạy thêm để Lương Tuấn có thể hát chánh, hát cặp với cô qua các tuồng Kiếm Thép Giữa Rừng Xanh, Lưu Bình Dương Lễ, Anh Hùng Lam Sơn.


Niềm đam mê

Đây là một trường hợp đặc biệt, chỉ nhờ có giọng ca và gặp nhiều dịp may nên niềm đam mê sân khấu của Lương Tuấn trở thành hiện thực. Chỉ trong vòng một năm hát trên sân khấu đoàn Tiếng Ca Miền Biên Giới, Lương Tuấn nổi danh là một kép chánh, thinh sắc lưởng toàn, được khán giả tán thưởng nhiệt liệt. Lương Tuấn thành hôn với nữ nghệ sĩ Bích Thu, người đã tốn lắm công phu giúp cho Lương Tuấn trong buỗi đầu học nghệ.
Giữa năm 1977, khi đoàn hát diễn ở đình Bình Hòa Long Xuyên, các anh du kích địa phương say rượu, vô coi hát cọp, bị các anh gác cửa ngăn lại, các anh du kích bèn về lấy súng bắn xã vô rạp hát và xông vô kiếm đào kép để đánh. Khán giả bỏ chạy tán loạn, đào kép cũng chạy trốn phía sau rạp, Lương Tuấn chung trốn trong rương lớn đựng y trang của đoàn hát, tưởng đâu phải chết ngộp trong đó. Đoàn hát phải dọn tức tốc, và về đến Châu Đốc thì giải tán.

Năm 1978, Lương Tuấn về hát cho đoàn cải lương Cao Văn Lầu trong một thời gian ngắn, sau đó anh và vợ của anh là nữ nghệ sĩ Bích Thu cùng về hát cho đoàn hát Tiếng Ca Đất Mũi của tỉnh Cà Mau do soạn giả Điền Long làm trưởng đoàn.
Thành phần nghệ sĩ gồm có Lương Tuấn, Bích Thu, Bửu Ngọc, Kiều Phương, Vương Chí Cường, Thanh Thủy Tiên,Vũ Lộc, Lê Nở, Tuấn Sĩ, Lệ Thắm, Thanh An, Kim Phụng, hề Thanh Sơn, hề Quý. Sau này có thêm Bảo Linh, Chiêu Bình, Thanh Tuấn…Anh đã hát vai chánh qua các tuồng : Kiếm Sĩ Áo Chàm, Ngũ Hổ Bình Phiên, Chuyện Tình Oanh và Ngọc, Phạm Ngũ Lão, Phụng Kiều Lý Đáng…

Lúc mới gia nhập đoàn Tiếng Ca Đất Mũi, Lương Tuấn hát vai kép nhì. Chỉ qua hai tuồng Bên Dòng Nhị Nguyệt và Lục Vân Tiên, Lương Tuấn được nâng lên hát vai kép chánh nhờ có hơi ca vọng cổ được khán giả ưa thích và có vóc dáng sáng sân khấu
Nghệ sĩ Lương Tuấn và Bích Thu, hát ở đoàn Tiếng Ca Đất Mũi suốt hơn bốn năm, được khán giả ở miền Hậu Giang và miền Trung quý mến.

Năm 1983, nghệ sĩ Lương Tuấn và Bích Thu cộng tác với đoàn cải lương Lâm Đồng, do nghệ sĩ Vũ Linh thành lập với các diễn viên Vũ Linh, Ngọc Đáng, Hồng Nhung, Thanh Hồng, Vương Linh, Tiểu Linh, hề Long và hề Tiếu Lâm. Đây là bước ngoặt lớn trong nghề nghiệp của Lương Tuấn vì anh được hai nghệ sĩ bậc thầy trong lối hát Hồ Quảng Vũ Linh và Ngọc Đáng truyền dạy nghệ thuật hát Hồ Quảng.

Lương Tuấn tiến bộ rất nhanh trong nghệ thuật hát Hồ Quảng nên khi đoàn Lâm Đồng về hát ở Thành Phố , Sở Văn Hóa Thông Tin rút anh về giúp cho đoàn hát Trần Hữu Trang 1, hát với các nghệ sĩ Phương Quang, Thanh Vy, Công Tài, Minh Châu, Thái Ngân, Thái Châu, Thanh Xuân, Hoàng Tri, Kim Anh, hề Phú Quý và Tuấn Phương.
Năm sau Lương Tuấn được điều sang tăng cường cho đoàn Trần Hữu Trang 2, hát với Thanh Thanh Tâm, Lê Thiện, Duy Phước, Linh Trung, Bảo Quốc, Kiều Mai Lý, Chí Hiếu, Nguyệt Hồng. Nghệ sĩ Lương Tuấn đã hát qua các tuồng Nàng Xê Đa, Hòn Đảo Thần Vệ Nữ, Bàn Thờ Tổ Của Một Cô Đào, Nước Mắt và Bạo Lực….
Lương Tuấn đã hát được bốn năm trên sân khấu các đoàn hát Trần Hữu Trang kể từ năm 1984 đến năm 1988. Sau đó vì lương hát ở đoàn nhà nước không đủ sống, Lương Tuấn ký hợp đồng, hưởng một số lương rất cao để đi hát với đoàn Phước Sơn ở tỉnh Bình Định.

Hát ăn khách

Theo dõi quá trình hành nghề của nghệ sĩ Lương Tuấn, chúng tôi nhận thấy nghệ sĩ Lương Tuấn hát cho đoàn hát nào thì cũng hát trong một thời gian dài khoản bốn năm. Điều đó chứng tỏ là Lương Tuấn hát ăn khách, giữ vững được doanh thu cho đoàn hát. Nhờ được sống ổn định ở một đoàn hát trong một thời gian dài, Lương Tuấn học hỏi nghề nghiệp vững vàng hơn, anh cũng được cảm tình của bạn đồng nghiệp và của khán giả ái mộ nhiều hơn.

Năm 1989, Lương Tuấn được mời về hát ở đoàn 2/84, tức là đoàn hát cải lương đặc biệt của thành phố, tập trung nhiều diễn viên loại A như Lệ Thủy, Diệp Lang, Phương Quang, Hùng Minh, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Quốc Nhĩ, Thanh Nguyệt, Bảo Trang và Triệu Triệu.
Lương Tuấn đóng cặp với nữ nghệ sĩ Lệ Thủy chứng tỏ rằng các nghệ sĩ cải lương và khán giả đánh giá Lương Tuấn thuộc về loại diễn viên tài danh như Minh Vương, Minh Phụng, Tấn Tài, những người đã từng đóng cặp rất ăn ý với nữ nghệ sĩ tài danh Lệ Thùy.

Năm 1990, nghệ sĩ Lương Tuấn đơạt đưọc huy chương vàng hội diễn sân khấu cải lưong toàn quốc qua vai Thắng của tuồng Lời Ru Của Biển. Lương Tuấn cũng có những vai hát để đời, được khán giả ái mộ và đồng nghiệp nhắc nhở khi anh hát xuất sắc vai Chu Bình trong tuồng Lôi Vũ, và các vai chính trong các tuồng Những Vì Sao Không Tên, Áo Cưới Trước Cổng Chùa.
Từ sau năm 1992, sân khấu cải lương mất dần khán giả, Lương Tuấn không còn hát cho đoàn 2/84, anh cộng tác với nhóm Câu Lạc Bộ Sân Khấu do nghệ sĩ Út Bạch Lan tổ chức và anh được Saigon audio mời thu thanh cassette, CD và thu băng hình vidéo nhiều tuồng cải lương.

Nghệ sĩ Lương Tuấn tuy vẫn cón đam mê nghề ca hát, nhưng anh than rằng cái khó khăn hiện nay là không có kịch bản mới, không có kịch bản hay như trước năm 75 và nhất là không có nhiều rạp hát nên anh cũng như phần đông các nghệ sĩ cải lương khác phải hát trích đoạn cải lương ở các tụ điểm văn hóa để kiếm sống.

Thưa quí thính giả, chương trình cổ nhạc kết thúc, Nguyễn Phương xin hẹn vào giờ nầy tuần sau.



ngocanh (Theo SG Nguyễn Phương - ĐACTD)


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 26th April 2024 - 09:55 PM