Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên nói về bôxít Tây Nguyên |
Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên nói về bôxít Tây Nguyên |
Oct 22 2010, 06:51 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Lắp đường ống thi công xây hồ chứa bùn đỏ tại Tân Rai, Lâm Đồng. Khi nhà máy bôxit tại Việt Nam đi vào hoạt động sẽ áp dụng ngay công nghệ xử lý bùn đỏ của Việt Nam. Ảnh: TL Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên nói về bôxít Tây Nguyên: “Khai thác bôxít không phải là toán học để làm thí điểm” Ngày 22/10/2010 bộ trưởng Tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên cho rằng hai nhà máy khai thác bôxít xây dựng sắp xong, chuẩn bị đi vào hoạt động thì sẽ áp dụng ngay công nghệ xử lý bùn đỏ của Việt Nam. Ông nói rằng, đây không phải là toán học để thí điểm hay không thí điểm. Công nghệ xử lý bùn đỏ của Việt Nam và công nghệ của Hungary khác nhau hoàn toàn. Khu xử lý bùn đỏ của nhà máy Nhân Cơ đã được bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) thẩm định rất cẩn thận, trên cơ sở khảo sát mô hình của Brazil, Úc. Những mô hình này họ đã trồng cây trên khu chứa bùn đỏ 20 năm nay rồi. Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22.10. Bộ trưởng Nguyên nói: “Chúng ta đã thành lập tổ công tác đi thám sát, nghiên cứu ở Hungary. Đại sứ Hungary nhận lời tạo điều kiện cho đoàn chuyên gia của Việt Nam sang đó tìm hiểu. Hai mô hình bùn đỏ được bộ TN-MT với tư cách là cơ quan thẩm định đã khẳng định là an toàn. Tuy nhiên, vì chưa vận hành nên chỉ an toàn về lý thuyết, chạy mô hình, an toàn về mặt học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Nhưng qua mô hình của Hungary, chúng ta cũng tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hệ số an toàn. Chắc là sau khi đi nghiên cứu mô hình của Hungary, sẽ phải xem xét kỹ lại mô hình hồ chứa bùn đỏ của Việt Nam”. Chúng ta đã lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra để ứng phó, thưa ông? Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Hội đồng chuyên gia và cả chuyên gia nước ngoài cũng đã tính đến những phương án xấu nhất để tính đến biện pháp khắc phục. Từ trước đến nay chúng ta đã tính đến hệ số an toàn cao nhất, như động đất 7 độ richter. Về công nghệ cũng được khẳng định. Song không ai có thể lường trước những tình huống xấu nhất. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: N.T Công nghệ của Hungary khác ở điểm họ làm cả 1 hồ rộng lớn rồi lấp đất lên. Nhưng ở Tây Nguyên thì không. Chúng tôi chia ra từng lô, mỗi lô 5ha, kín đầy từng lô và đảm bảo an toàn mới chuyển sang lô khác. Bộ TN-MT đã triển khai việc giám sát quy hoạch, thiết kế hồ chứa bùn đỏ ra sao? Tại thời điểm này, bộ cũng thành lập tổ giám sát, thành viên gồm bộ TN-MT, bộ Công thương, UBND các tỉnh và các cơ quan chức năng giám sát 24/24 và nhật ký xây dựng hồ bùn đỏ cũng ghi chép từng ngày. Chưa có một công trình nào thành lập tổ giám sát quốc gia như thế! Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta nên thử vận hành một nhà máy trước khi mở rộng? Hiện 2 nhà máy xây dựng sắp xong, chuẩn bị đi vào hoạt động thì sẽ áp dụng ngay. Đây không phải là toán học để thí điểm hay không thí điểm. Quy mô phòng thí nghiệm đã làm hết trước rồi. Bên cạnh vấn đề bùn đỏ, các vấn đề khác về môi trường liên quan đến dự án bôxít đã được đảm bảo, quản lý tốt? Dự án khai thác bôxít có 3 vấn đề về môi trường: một là hồ chứa bùn đỏ, hai là công nghệ khai thác, khai thác đến đâu phải phục hồi rừng đến đó; ba là chất thải của nhà máy bôxít thải ra. Trong thẩm định dự án bô xít Tây Nguyên đã làm hết rồi. Quá trình thẩm định cũng đã thành lập tổ giám sát rồi. Xin cảm ơn ông! Thảo Nguyễn (thực hiện) Theo đánh giá của bộ TN-MT, tỷ lệ các dự án tính đúng, tính đủ chi phí môi trường ở Việt Nam đạt con số bao nhiêu? Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Phần lớn dự án của Việt Nam chưa tính đến chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm. Với công nghệ lạc hậu, thải chất độc hại ra môi trường, nhiều nhà máy của chúng ta có nguy cơ phải đóng cửa, nếu tính đủ chi phí để khắc phục những hậu quả này. Nhưng nếu tính phí môi trường vào sản phẩm thì giá sản phẩm bị đội lên và người tiêu dùng lại thay doanh nghiệp gánh chi phí này? Người tiêu dùng không phải gánh chi phí này. Doanh nghiệp phải bỏ lợi nhuận ra để bù đắp vào phí môi trường. Ở nhiều nước, người tiêu dùng tẩy chay những sản phẩm không đảm bảo môi trường. -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:01 AM
Post
#2
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Lắp đường ống thi công xây hồ chứa bùn đỏ tại Tân Rai, Lâm Đồng. Ảnh: TL Ba câu hỏi lớn dành cho Quốc hội? “Vụ án” Vinashin và những hệ luỵ đằng sau nó, hiệu quả của nhà máy lọc dầu Dung Quất, việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên là ba câu hỏi lớn đang được chờ đợi câu trả lời từ Quốc hội. Hôm nay 20.10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII sẽ khai mạc. Theo thông lệ, đây sẽ là kỳ họp quan trọng vì là kỳ họp áp cuối, ít nhiều mang ý nghĩa tổng kết tình hình kinh tế xã hội trong suốt nhiệm kỳ năm năm qua. Cũng kỳ họp này, nhiều vấn đề nổi cộm sẽ được đặt ra, từ “vụ án” Vinashin và những hệ luỵ đằng sau nó đến hiệu quả của công trình trọng điểm quốc gia – nhà máy lọc dầu Dung Quất. Câu chuyện xung quanh chủ trương khai thác bôxít ở Tây Nguyên có thể là một ẩn số khi mà trước giờ khai mạc, thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary thổi bùng lên mối quan ngại vốn đã âm ỉ thường trực bấy lâu không chỉ trong giới khoa học mà cả từng người dân về sự an toàn cho tính mạng và môi trường cũng như tính hiệu quả của nó. Đây còn là kỳ họp lần đầu tiên đại biểu tham gia góp ý các văn kiện đại hội Đảng. Mối quan tâm của cử tri cả nước về phương hướng phát triển sắp tới của đất nước sẽ được các đại biểu thể hiện như thế nào qua sinh họat chính trị này? Thực tiễn từ quá trình giám sát với tư cách đại biểu, thành viên các uỷ ban mang lại đúc kết gì có thể giúp cho việc nhận thức, nhận thức lại những vấn đề lý luận được nêu trong các dự thảo văn kiện đại hội Đảng? Đó là điều đang được chờ đợi. Theo thông báo của chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo được cho là “toàn diện” của Chính phủ về tình hình tập đoàn Vinashin, về nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài ra, Chính phủ cũng báo cáo với Quốc hội kết quả thực hiện nghị quyết Quốc hội về nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, một nghị quyết được đưa ra không lâu trước khi con tàu Vinashin bị đắm và Dung Quất chưa xì ra chuyện tồn kho xăng dầu và những tranh luận về hiệu quả đầu tư trên thực tế. Ông Trần Đình Đàn không trả lời một cách trực tiếp câu hỏi của báo chí, rằng sau thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ từ các dự án bôxít đang triển khai ở Tây Nguyên, nếu trong kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét dự án này thì Quốc hội có yêu cầu Chính phủ bổ sung báo cáo không. Dù muốn hay không, thảm hoạ nhãn tiền từ bên ngoài đã tác động mạnh mẽ vào lòng dân – cử tri qua kênh truyền dẫn mang tên nỗi sợ hãi. Các đại biểu khó thể làm ngơ. Sẽ không chỉ là chuyện quan điểm phát triển (vốn chưa được quan tâm đúng mức) mà còn là thái độ đối với lòng dân. Ngay cả nếu chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, thì nỗi sợ hãi này cũng phải được xem là một biến số để đưa vào bài toán chi phí – lợi ích. Ba câu hỏi với Quốc hội về ba vấn đề cụ thể trên, ngoài ba câu trả lời cụ thể mà người dân chờ đợi, còn đòi hỏi câu trả lời cho câu hỏi lớn bao trùm lên hết thảy về vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Sự ra đời của Vinashin, hay TKV trong vai trò chủ đầu tư các dự án khai thác bôxít bắt nguồn từ niềm tin và ý chí về vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Cũng vì niềm tin và ý chí này mà bao nguồn lực quốc gia đã được tập trung vào đó, gây hiệu ứng “chèn ép” đối với khu vực tư nhân. Câu trả lời không chỉ căn cứ vào các báo cáo của Chính phủ vốn ít nhiều có phần trách nhiệm với tư cách là người điều hành. Liên quan đến các vấn đề cụ thể này, Quốc hội đều có các hoạt động giám sát riêng ở những quy mô khác nhau và trên bình diện chung, đều có thể tiếp cận với các số liệu thống kê được công bố công khai về đóng góp của khu vực này đối với GDP, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm (đều cho thấy doanh nghiệp nhà nước không hề “chủ đạo”). Bên cạnh đó là ý kiến của giới kinh tế, nhà khoa học và người dân. Thái độ của Quốc hội cũng chính là trách nhiệm của Quốc hội vì những vấn đề nổi cộm này phát sinh gần như gói trọn trong nhiệm kỳ này. Sẽ lại có những lời hứa, những cam kết sẽ khắc phục được hậu quả như những lời hứa, cam kết sẽ mang lại hiệu quả trước đây. Liệu Quốc hội có rút kinh nghiệm từ lời hứa của các bộ trưởng trong các phiên đăng đàn trả lời chất vấn trước đây hay cam kết về một tương lai tươi sáng mà con tàu Vinashin sẽ đi đến? Liệu sau vụ Vinashin, Quốc hội có tiếp tục yên tâm với cuộc phiêu lưu của một số tập đoàn khác? Hậu quả của Vinashin, dù kinh khủng đến đâu, cũng chỉ dừng lại ở những con số nợ nần. TKV với giấc mơ bôxít có thể sẽ không dừng lại ở đó mà có khi còn là sự an nguy tính mạng người dân, môi trường, an ninh quốc gia. Không thể chỉ dừng lại ở mức độ ý kiến của các uỷ ban Quốc hội về môi trường hay kinh tế, ngân sách. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cần có chính kiến phù hợp với vai trò quan trọng của mình và chịu trách nhiệm trước cử tri, trước lịch sử về chính kiến đó. Chính kiến này cũng cần được chuyển hoá thành những lý luận có cơ sở thực tiễn trong quá trình góp ý cho dự thảo văn kiện đại hội Đảng ngay tại kỳ họp. Cho đến nay, các dự thảo vẫn nhấn mạnh vai trò “chủ đạo” của doanh nghiệp nhà nước. Mỹ Lệ -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:07 AM
Post
#3
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
GS.TSKH Đặng Hùng Võ nguyên là thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Chúng ta tham một chút thì con cháu không còn đất lành để sống Sau thảm hoạ bùn đỏ xảy ra tại Hungary, báo trong nước đã có nhiều bài viết nêu những quan điểm khác nhau của những nhà quản lý, nhà khoa học về hiệu quả kinh tế, sự quan ngại về vấn đề môi trường, công nghệ khai thác bôxít ở các dự án tại Tây Nguyên. Và cũng đã có nhiều ý kiến lên tiếng, kêu gọi Quốc hội, Chính phủ xem xét lại dự án này. Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với sự tồn tại của loài người. Thứ nhất, sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản đang đe doạ cuộc sống của các thế hệ tiếp theo. Ngày nay chúng ta tham lam hơn một chút, thì con cháu sau này sẽ không có điều kiện để sống. Chính vì vậy, hầu hết các nước lớn đều áp dụng chính sách không khai thác tài nguyên khoáng sản trong nước, nhập khẩu khoáng sản thô của các nước nghèo để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống hiện tại và chôn lấp đi cho con cháu sau này sử dụng. Thứ hai, trình độ công nghệ khai thác khoáng sản hiện này chưa cao, đang đe doạ môi trường sống mà lợi nhuận thu được không đủ chi trả cho việc làm sạch môi trường. Ngày nay chúng ta tham lam hơn một chút, làm ngơ với nạn ô nhiễm môi trường từ khai thác khoáng sản, thì con cháu sau này không còn đất lành để sống. Chính vì vậy, hầu hết các nước lớn áp dụng chính sách đầu tư khai thác khoáng sản sang các nước nghèo. Vấn đề khai thác bôxít ở nước ta đã được dư luận quan tâm từ vài năm nay với những ý kiến của nhiều trí thức, người dân chưa đồng tình với các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Đây là những ý kiến hết sức xây dựng, lo lắng cho nỗi lo lắng của nước, trăn trở với nỗi trăn trở của dân. Khai thác ngày hôm nay, khi công nghệ chưa cao thì vừa làm mất đi khoáng sản khi khoáng sản đó không phải là yếu tố quyết định cho con đường phát triển, vừa làm tổn hại quá lớn cho môi trường mà rất nhiều người dân phải gánh chịu. Trong công nghệ khai thác bôxít hiện nay, không thể không dùng một lượng rất lớn bùn đỏ, một vật liệu tàn phá môi trường khủng khiếp. Trong tương lai, công nghệ thay đổi, có thể có những giải pháp khai thác sạch hơn. Vừa qua, ở Hungary đã xảy ra tai nạn tràn bùn đỏ ở khu vực mỏ khai thác bôxít, đang là mối đe doạ lớn mang tầm cỡ quốc gia. Nỗi lo không chỉ trong phạm vi lãnh thổ Hungary mà đã tràn sang nhiều nước láng giềng. Tai nạn này như một lời cảnh báo cho các nước đang khai thác bôxít và đang có kế hoạch khai thác bôxít. Đó cũng là lời cảnh báo cho việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên của chúng ta. Các trí thức, người dân nước ta lại phải suy nghĩ thêm để tham vấn mạnh hơn về việc này. Đấy vẫn là những tư duy đầy nhiệt tâm về sự phát triển bền vững của nước nhà. Nước ta hiện nay chưa phải là một quốc gia mạnh về kinh tế trên thế giới nhưng không còn là một nước nghèo. Giai đoạn bán tài nguyên thô đã qua, chúng ta đã bước sang giai đoạn đầu tư tạo giá trị gia tăng trên một số tài nguyên khai thác có lợi. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã có vốn, có công nghệ, có tri thức, có kinh nghiệm để chủ động đầu tư theo kế hoạch có lợi nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho đất nước, cho nhân dân. Tôi hy vọng tiếng nói của mình sẽ đóng góp làm thay đổi quyết định của nhà quản lý Một quốc gia mạnh cần phải đạt được sự đồng thuận cao, cần có chung một quyết tâm đưa đất nước ngẩng cao đầu bước vào thị trường quốc tế trong quá trình toàn cầu hoá. GS.TSKH Đặng Hùng Võ nguyên là thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:13 AM
Post
#4
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Nhà thơ Nguyễn Duy Xin đừng tạo thêm nguy cơ thảm hoạ nữa! Tôi từng “đụng” đến bôxít cao nguyên từ cách đây 30 năm: Lúc này tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa ta biết buồn để biết lạc quan và nhắn lại cho lớp lớp trẻ con (dù sau này dầu mỏ đã phun lên quặng bôxít cao nguyên đã thành nồi thành xoong thành tàu bay hay thành vũ trụ dù sau này có như thế… như thế… đi nữa chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại đừng quên đất nước mình nghèo! (Đánh thức tiềm lực, 1980 – 1982) Hồi đó, qua những thông tin “rỉ tai”, tôi được biết nước ta đang rất hy vọng vào nguồn lợi bôxít cao nguyên. Nhưng rồi chính các chuyên gia Liên Xô, và tiếp đó là chuyên gia Hungary, đã “kiến nghị” Việt Nam không nên khai thác bôxít do không đủ năng lực, kỹ thuật và không có hiệu quả kinh tế. Bẵng đi mấy chục năm, bây giờ, bôxít bỗng nổi cộm thành một sự kiện chính trị, một đề tài tranh luận sôi nổi và phản biện xã hội gay gắt có thể nói là chưa từng có từ ngày đất nước thống nhất đến nay. Rất nhiều ý kiến phản biện cho rằng: việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên để sản xuất alumin như đang triển khai là phi kinh tế, huỷ hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia… Riêng về thảm hoạ môi trường do việc khai thác bôxít gây nên ở nhiều nơi trên thế giới, đã có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cùng các nhà khoa học, để cảnh báo Việt Nam. Thảm hoạ vỡ đập hồ bùn đỏ vừa xảy ra tại Hungary, một quốc gia có trình độ hàng đầu về khai thác bôxít, đang là vấn đề thời sự quốc tế, chính là bằng chứng hiển nhiên chứ không còn là lời cảnh báo nữa. Liệu ở Việt Nam, với trình độ kỹ thuật và trình độ kỷ luật thấp kém như hiện nay, chúng ta có tránh khỏi thảm hoạ như thế hoặc hơn thế trong tương lai? Nhiều công trình vừa xong, thậm chí đang thi công, đã gây thảm hoạ rồi, như vỡ đập, sập cầu, sập đường, sập nhà cao tầng…thiệt hại khôn lường và tạo nỗi bất an thường trực trong lòng dân. Biết bao nhiêu thảm hoạ đã và đang trút xuống đầu người dân Việt Nam. Bom đạn và bão lụt… Thiên tai rồi nhân tai… Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo/ quen cái thói hay nói về gian khổ/ dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm (thơ Đánh thức tiềm lực). Tôi cứ xót xa chạnh nghĩ rằng, dân ta đã phải hứng chịu quá nhiều thảm hoạ rồi, xin đừng tạo thêm nguy cơ thảm hoạ nữa. -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:16 AM
Post
#5
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
-------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:18 AM
Post
#6
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
-------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:19 AM
Post
#7
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
-------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 07:21 AM
Post
#8
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
-------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Oct 22 2010, 09:45 AM
Post
#9
|
|
Member Group: Members Posts: 19 Joined: 9-September 09 Member No.: 4,928 Country |
Tôi biết rồi kết cuộc dự án BôXit Tây Nguyên cũng tiến hành, bất chấp mọi sự kêu ca, phản kháng của toàn dân trong, cũng như ngoài nước, dư luận thế giới... Cả một guồng máy từ chủ tịch nước cầm đầu đảng Cộng Sản cho đến Thủ tướng, rồi cả một tập đoàn cầm quyền của chúng bòn rút, thâu tóm tiền của, làm sao chúng có thể bỏ hầu bao túi tham của chúng mà nhả ra cái dự án béo bổ nầy, dân chết, dân lãnh tai họa, có ăn nhập gì tới bọn chúng. Thứ hai làm sao những con chó săn đó dám đi cãi lời ông chủ phương Bắc của chúng, nên cho dù chúng thừa hiểu an nguy dân tộc về mối thảm họa Boxit Tây Nguyên không chỉ là môi trường, mà về lâm nguy có thể là tuyến đầu để cho bọn Trung Quốc bành trướng thế lực đồng hóa dân tộc Việt. Toàn dân hãy tỉnh ngộ, đồng lòng đừng để khi nước mất, nhà tan mới bừng tỉnh, lúc đó quá muộn màn. |
|
|
Oct 22 2010, 10:35 AM
Post
#10
|
|
Newbie Group: Members Posts: 5 Joined: 14-September 10 Member No.: 15,521 Country |
Tôi biết rồi kết cuộc dự án BôXit Tây Nguyên cũng tiến hành, bất chấp mọi sự kêu ca, phản kháng của toàn dân trong, cũng như ngoài nước, dư luận thế giới... Cả một guồng máy từ chủ tịch nước cầm đầu đảng Cộng Sản cho đến Thủ tướng, rồi cả một tập đoàn cầm quyền của chúng bòn rút, thâu tóm tiền của, làm sao chúng có thể bỏ hầu bao túi tham của chúng mà nhả ra cái dự án béo bổ nầy, dân chết, dân lãnh tai họa, có ăn nhập gì tới bọn chúng. Thứ hai làm sao những con chó săn đó dám đi cãi lời ông chủ phương Bắc của chúng, nên cho dù chúng thừa hiểu an nguy dân tộc về mối thảm họa Boxit Tây Nguyên không chỉ là môi trường, mà về lâm nguy có thể là tuyến đầu để cho bọn Trung Quốc bành trướng thế lực đồng hóa dân tộc Việt. Toàn dân hãy tỉnh ngộ, đồng lòng đừng để khi nước mất, nhà tan mới bừng tỉnh, lúc đó quá muộn màn. Tôi xin góp thêm ý cho reply của bạn Thời Gian rằng: Bọn cộng sản cướp chính quyền của dân này đã mắc phải sợi dây thòng lọng của quan thầy trung cộng ngay từ khởi đầu cải tổ đổi mới. Lẽ vì sao mà tham nhũng ngày càng lún sâu và tệ hại hơn? Là bởi vì với đầu óc nông cạn, chúng nghĩ rằng tiền chúng vớ được là từ bên ngoài, chứ không từ tay nhân dân, đây là thành phần chóp bu đã vô tình bị trung cộng mua đứt bằng tiền với nhiều hình thức, là sợi dây thòng lọng siết dần vào cổ mà chúng không hay, đã lỡ ăn rồi thì phải múa theo làm sao nhả ra, làm sao dám cải..khi đã quá no, thì cấp dưới cũng vòi theo, mà đối tượng là nhân dân, chúng đè ra mà vắt cho cạn kiệt bầu sữa nuôi sống cho từng gia đình. Cuối cùng trên lún, dưới cũng lún.. Bạn thử nghĩ xem, với dự án có thể nói là vĩ đại quốc gia, ảnh hưởng cả môi trường sống của dân tộc mà chỉ vỏn vẹn 600 tỹ, thì thử hỏi 15 thằng chóp bu được trung cộng đặt vào túi bao nhiêu Tỹ? bài toán trường làng này không cần giãi, và dự án này không còn gì phải lo nghĩ là tiến hành hay không, mà toàn dân hãy chuẩn bị cho một cơn đại hồng thủy từ bo xite, một cơn đại hồng thủy từ quân xâm lược tràn sang không xa.. rồi thì Việt Nam sẽ là một Tây Tạng có khi còn tệ hại hơn, bởi vì có trong ứng hổ trợ cho ngoại nhập. Đáng buồn thay cho một Việt Nam ngày nay. |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 9th November 2024 - 03:24 PM |