Tác giả, nhạc sĩ nói về vụ cấm ca khúc trước 1975, TH |
Tác giả, nhạc sĩ nói về vụ cấm ca khúc trước 1975, TH |
Mar 21 2017, 11:08 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,105 Joined: 25-April 08 Member No.: 50 Country |
Tác giả, nhạc sĩ nói về vụ cấm ca khúc trước 1975 Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo tạm thời dừng lưu hành 5 bài hát sáng tác trước 1975 để xem xét, xác minh, thẩm định trên cơ sở đối chiếu về ca từ với bản nhạc gốc. Đó là các ca khúc: Cánh thiệp đầu xuân của tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ, Rừng xưa và Chuyện buồn ngày xuân của tác giả Lam Phương, Đừng gọi anh bằng chú của tác giả Diên An, và Con đường xưa em đi của tác giả Châu Kỳ - Hồ Đình Phương. Từ California, nhạc sĩ Lam Phương, tác giả của hai bài hát vừa bị chính quyền Việt Nam đình chỉ lưu hành cho biết ông không cảm thấy buồn vì lệnh đình chỉ này. Nhạc sĩ Lam Phương năm nay 80 tuổi, sức khỏe yếu, đi lại khó khăn, giọng nói thay đổi vì bị đột quỵ. Ông nói như sau: “Họ cấm là chuyện dĩ nhiên rồi! Đó là hai bài tôi viết trong chế độ đó. Chuyện gì họ cũng cấm hết. Không sao, tôi còn cả mấy trăm bài, cấm có hai bài đâu có ăn thua gì. Chuyện này mình biết trước rồi. Tôi biết thế nào họ cũng cấm nhiều bài nữa. Mình viết tân nhạc mà trái với đường lối thì họ cấm. Chuyện dĩ nhiên mà. Hổng có chuyện gì buồn hết. Nghịch với đường lối của họ thì họ làm. Còn tình cảm sáng tác thì mình vẫn giữ thôi. Họ để thì để, họ không để thì cấm thôi. Đường của mình thì mình đi, đường của họ thì họ đi.” Cũng như nhạc sĩ Lam Phương, nhạc sĩ Lê Dinh, đồng tác giả của bài hát quen thuộc Cánh thiệp đầu xuân, hiện đang sốngt tại Montreal, Canada, không bận tâm lắm về lệnh hoãn lưu hành này. Nhạc sĩ Lê Dinh chia sẻ: “Trước năm 1975 thì là của mình. Mình viết theo sự tự do của mình. Còn bây giờ thì họ muốn làm gì thì làm. Tôi không để ý tới. Lời ca thì viết theo chánh phủ của mình, Việt Nam Cộng Hòa. Họ muốn đổi thì đổi, muốn không hát thì không hát. Tôi không để ý tới. Đới với tôi là tác giả, không thành vấn đề.” Theo Báo Pháp luật, tác phẩm Rừng xưa, Cánh thiệp đầu xuân, Chuyện buồn ngày xuân được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép vào năm 2011, còn lại hai ca khúc Con đường xưa em đi và Đừng gọi anh bằng chú đều cấp phép vào năm 2014. Báo Pháp Luật trích lời ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nói rằng: “Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ gửi văn bản đến các trang mạng nghe nhạc trực tuyến, hãng băng đĩa... để tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc này. Bởi nếu tiếp tục lưu hành việc sai lời, sai tác giả… sẽ còn ảnh hưởng đến quyền tác giả và các quyền liên quan.” Ngoài ra, khi trao đổi với Báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Đăng Chương cũng cho biết 5 ca khúc bị dừng lưu hành như nêu trên “không có vấn đề về tư tưởng, chính trị.” Theo Cục Nghệ thuật biểu diễn, hơn 40 năm qua, Cục đã cấp phép phổ biến hơn 2.500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhiều bài hát do thất lạc bản nhạc gốc, các đơn vị đề nghị xin cấp phép sử dụng đều ký âm lại và cam kết tính chính xác của tác phẩm, việc làm này dẫn đến nhiều tên tác giả/bút danh và ca từ có sự khác nhau trên cùng một tác phẩm âm nhạc. Từ thành phố HCM, nhạc sĩ Vinh Sử cho biết nhận xét của ông về lệnh hoãn lưu hành 5 ca khúc được sáng tác trước 1975: “Vấn đề này là cái tào lao của bên Sở Văn Hóa. Nếu mà trong bài mà mình chỉnh “lính” thành lại “bộ đội” thì không cho phép, bởi vì khi ca lên sửa cái lời dù liên quan đến bộ đội nhưng người ta vẫn hiểu là Việt Nam Cộng Hòa rồi. Cái này không cho là đúng. Các sáng tác cá nhân, nếu đứa con của mình không hoàn hảo thì có thể sửa cho hoàn hảo đứa con này, đó là quyền của tác giả.” Nhạc sĩ Lê Minh, cũng ở thành phố HCM, cho biết ông khá bất ngờ về lệnh hoãn này: “Riêng Chuyện buồn ngày xuân thì mới gần đây ca từ do ảnh hưởng sau năm 1975 thì ít nghe phổ biến, còn bài Con đường xưa em đi thì người vẫn hát. Không biết lý do gì mà bên Cục lại không cho hát?” Nhạc sĩ Lê Minh nói rằng Cục Nghệ thuật Biểu diễn vẫn chấp nhận việc sửa lời bài hát, và một số ca khúc sửa lời đang được lưu hành. Nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm nhận xét của ông về việc kiểm duyệt âm nhạc của chính quyền Việt Nam: “Thật ra một bài hát có xuất xứ ra đời thì nó gắn liền với thời gian, gắn liền với một cột mốc nào đó. Thành ra những người yêu nhạc, người ta sống theo ký ước thì người phản ứng là đúng. Còn một số ca sĩ mình vì muốn được cấp phép mà trong khi Cục chưa ra thông báo cho phổ biến những bà đó thì họ có thay đổi ca từ. Trường hợp đó cũng rất nhiều, nhưng có những bài nó vượt qua luôn, chẳng hạn như bài Tôi đưa em sang sông, vì đời tôi là chiến binh thì người ta sửa lại là vì đời tôi là cánh chim bay khắp phương trời thì được lọt lưới luôn cho tới bây giờ vẫn còn hát. Hay là Trên đường đi lễ xuân đầu năm của Hoài An, đón xuân nơi trận tiền thì đổi thành Đón xuân qua mọi miền thì cũng được cho hát tới bây giờ. Không nghe nói vấn đề cấm phổ biến. Riêng bài Con đường xưa em đi, theo tôi biết, lời của nó là Chiến trường anh bước đi, thì có ca sĩ đổi lại là Lối mòn anh bước đi, nhưng có ca sĩ vẫn để Chiến trường anh bước đi, vẫn phổ biến trên mạng, trên Youtube hay trên các MV.” “Còn người nghe người ta phản ứng là đúng. Vì vào thời điểm người nghe những bài hát này là những thời điểm ký ước họ quay về, gợi về những kỷ niệm đó. Bây giờ anh sửa lại thì người phản kháng. Từ đó mới túng ta lúng túng trong vấn đề quản lý.” Báo Người Lao Động viết rằng “Không ít ca khúc dòng nhạc này có nội dung liên quan đến lính chế độ Sài Gòn. Vì thế, để được sử dụng, nhà sản xuất và ca sĩ thường sửa những ca từ liên quan đến nội dung này khi gửi văn bản ra Cục Nghệ thuật Biểu diễn xin phép. Tuy nhiên, dù có sửa ca từ thì những người từng sống ở miền Nam trước năm 1975 nghe là nhận ra ngay.” Nhạc sĩ Lê Minh nói rằng việc sửa lời ca khúc là không thể chấp nhận vì như vậy là “không tôn trọng người sáng tác”: “Sống lại trong lòng người ta không vì ca từ không thôi, mà còn còn giai điệu nữa. Nếu mà chúng ta xét nét từ câu từ chữ thì cũng dễ thôi. Nó là một sản phẩm văn hóa, tinh thần thì không có vấn đề gì hết. Cứ cho hát, ai thích cái gì thì chọn cái nấy. Có khi mình làm như vậy thì người ta tò mò thêm. Nói thật ra cái đó là sự xúc phạm đến người sáng tác. Một số hãng băng hay một số ca sĩ tự ý làm thì cái đó thì cái đó không tôn trọng tác giả. Hai là nếu người nghe đã in hình bài đó rồi thì coi như không tôn trọng người nghe thì những việc làm đó, tôi cho là không đúng. Chúng ta nên giữ nguyên hiện trạng. Anh cảm thấy anh cho thì tôi hát, chứ không sửa. Giống như mới đây bài Ly rượu được cho phép cho hát sau 40 năm không được phép hát. Người ta vẫn không sửa. Trên tinh thần đó thì chúng ta nên sử dụng những tác phẩm hay, có giá trị, chứ không gì một chính kiến gì đó mà chúng ta cất nó đi hay không cho phép nó tồn tại. Điều đó không nên.” Tuy nhiên, ông Nguyễn Thu Đông, Trưởng phòng Quản lý băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn khẳng định với báo VNExpress rằng “năm ca khúc bị tạm dừng lưu hành không gặp vấn đề nghiêm trọng về nội dung. Sau khi quá trình thẩm định kết thúc, Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ cấp phép trở lại.” Trước tình hình các ca khúc bị hoãn lưu hành, gây thiệt hại cho các công ty phát hành băng đĩa và ảnh hưởng đến công chúng yêu nhạc trước năm 1975, báo Người Lao Động đưa ra kiến nghị: “Thay vì cấp giấy phép phổ biến lẻ tẻ cho từng ca khúc xưa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thể ra một văn bản nêu rõ những ca khúc loại nào không được phép phổ biến.” “Về mặt quản lý nhà nước, cần đơn giản hóa những thủ tục hành chính, loại bỏ triệt để các loại giấy phép con mà những quyết định cho phép phổ biến các sáng tác trước năm 1975 tại miền Nam hay sáng tác của người Việt Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài là một loại giấy phép con cần bỏ.” TH -------------------- *****
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 01:39 PM |