luật Những Thể Thơ Phổ Thông - Thâm Tâm |
luật Những Thể Thơ Phổ Thông - Thâm Tâm |
Jun 8 2008, 06:50 PM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
luật Những Thể Thơ Phổ Thông
Thi Luật Để giúp các bạn trẻ thông hiểu những cái hay, cái đẹp của thi ca Việt Nam, đặc biệt là thơ mới, Non Sông xin cống hiến các bạn một bài viết ngắn tóm lược quy luật của những thể thơ phổ thông VN. Hy vọng nhờ đó mà các bạn có thể sáng tác và cùng góp tay giúp duy trì văn hóa Việt. Nhiều tin liệu quý báu trong đây được dẫn từ hai quyển sách Luật thơ Mới và Tiếng Việt Tuyệt Vời. Non Sông chân thành cảm ơn các vị tác giả. _____________________________________________________________________ Sự phối trí thanh và âm Loại thanh ________________ Tên các thanh __________ Dấu chỉ thanh Bằng _________________ phù bình thanh _________________ trầm thượng thanh ________ không có dấu dấu huyền Trắc _________________ phù thương thanh _____ ngã (~) _________________ trầm thương thanh ________ hỏi (?) _________________ phù khứ thanh ___________ sắc (') _________________ trầm khứ thanh ___________ nặng (.) _________________ phù nhập thanh __________ sắc (') _________________ Trầm nhập thanh __________ nặng (.) _____________________________________________________________________ Bình là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh). Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ. 1. Vần có 2 thứ: a. bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — hai, hài b. trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — hải, hãi, hái, hại Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải. Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh nhữngmấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai? Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau. 2. Vần thể giàu hay nghèo: a. vần giàu: những tiếng có cùng âm và thanh Phương, sương, cường, trường — vần trắc giàu Thánh, cảnh, lãnh, ánh — vần bằng giàu b. vần nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự Minh, khanh, huỳnh, hoành — vần bằng nghèo Mến, lẽn, quyện, hển — vần trắc nghèo 3. Trong thơ Việt, có 2 cách gieo vần a. Gieo vần ở giữa câu: Tiếng cuối của câu trên vần với một tiếng nằm bên trong câu dưới. Như trong thể thơ lục bát, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát theo sau. Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không. Nguyễn Du b. Gieo vần ở cuối câu: Các tiếng cuối câu vần với nhau. Vần tiếp: các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm, Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm, Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ. Xuân Diệu Vần tréo: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 3 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 4. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Vũ Ðình Liên Nhiều khi chỉ cần tiếng cuối câu 2 vần với câu 4 thôi. Xa quá rồi em người mỗi ngả Bên này đất nước nhớ thương nhau Em đi áo mỏng buông hờn tủi Dòng lệ thơ ngây có dạt dào? Quang Dũng Vần ôm: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1 vần với câu 4 và tiếng cuối câu 2 vần với câu 3. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng Nguyên Sa Vần ba tiếng: Trong thi đoạn bốn câu, tiếng cuối câu 1, 2 và 4 vần với nhau. Câu 3 khác vần. Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Thâm Tâm -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:52 PM
Post
#2
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ lục bát
Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 8 bằng trắc bằng bằng Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu. Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Nguyễn Bính Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u Nai cao gót lẫn trong mù Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về. Huy Cận Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát: 1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu. Người nách thước, kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi. Nguyễn Du 2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau: Đêm nằm gối gấm không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em. -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:54 PM
Post
#3
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ song thất lục bát
Đây cũng là một thể thơ đặc thù của VN, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình. Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo. Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng. 3 5 7 trắc/bằng bằng trắc 3 5 7 bằng trắc bằng Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu. Đặng Trần Côn -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:55 PM
Post
#4
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ bốn chữ
Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng. 2 4 trắc bằng 2 4 bằng trắc Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó. Cách gieo vần 1. Vần tiếp (ít dùng) Lính đóng ven rừng Giữa mùa nóng nực Uống cạn hố nước Thấy toàn đầu lâu Thịt rữa đi đâu Còn xương trắng nhỡn Trần Đức Uyển 2. Vần tréo Tôi làm con gái Buồn như lá cây Chút hồn thơ dại Xanh xao tháng ngày Nhã Ca Người từ trăm năm Về ngang sông rộng Ta ngoắc mòn tay Trùng trùng gió lộng Nguyễn Tất Nhiên 3. Vần ôm Em tan trường về Ðường mưa nho nhỏ Chim non giấu mỏ Dưới cội hoa vàng Phạm Thiên Thư 4. Vần ba tiếng (ít dùng) Sao biếc đầy trời Sầu trông viễn khơi Ðêm mờ im lặng Nhìn hạt sương rơi Khổng Dương Em là ánh trăng Vừa biếc vừa xanh Em là giấc mộng Ðêm xuân của anh Huyền Kiêu -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:56 PM
Post
#5
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ năm chữ
Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy. Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương Nguyễn Nhược Pháp Cách gieo vần 1. Vần tréo Hôm nọ em biếng học Khiến cho anh bất bình, Khẽ đánh em cái thước Vào bàn tay xinh xinh Nguyễn Xuân Huy Trước sân anh thơ thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê Hàn Mặc Tử 2. Vần ôm Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? Lưu Trọng Lư 3. Vần ba tiếng bằng Tuyết rơi mong manh buồn Ga Lyon đèn vàng Cầm tay em muốn khóc Nói chi cũng muộn màng. Cung Trầm Tưởng Đưa em về dưới mưa Nói năng chi cũng thừa Phất phơ đời sương gió Hồn mình gần nhau chưa? Nguyễn Tất Nhiên -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:56 PM
Post
#6
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ sáu chữ
Cách gieo vần 1. Vần tréo Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Đỗ Trung Quân 2. Vần ôm Xuân hồng có chàng tới hỏi: -- Em thơ, chị đẹp em đâu? -- Chị tôi tóc xõa ngang đầu Đi bắt bướm vàng ngoài nội Huyền Kiêu Nếu bước chân ngà có mỏi Xin em tựa sát lòng anh Ta đi vào tận rừng xanh Vớt cánh vông vàng bên suối Đinh Hùng -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:57 PM
Post
#7
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ bảy chữ
Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 trắc bằng trắc Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi! Long lanh tiếng sỏi vang vang hận: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người Xuân Diệu Nhiều khi không lại như thế: Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc, Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Hàn Mặc Tử Cách gieo vần 1. Vần tréo (thường dùng) Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần: Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn, Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ! Một hôm trận gió tình yêu lại: Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ. Huy Cận Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cảm ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên 2. Vần ba tiếng bằng (thường dùng) Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng, Nở bừng ánh sáng. Em đi đến, Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng. Huy Cận Dĩ vãng nào xanh như mắt em? Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm! Hàng mi khuê các chìm sương phủ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm. Đinh Hùng Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì Quang Dũng -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:58 PM
Post
#8
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ tám chữ
Thể thơ này không có quy luật nhất định, có nghĩa là vần điệu tự do hơn. Thường thì trong câu ở cuối có tiếng trắc thì tiếng 3 trắc, tiếng 5 và 6 bằng; ở cuối có tiếng bằng thì tiếng 3 bằng, tiếng 5 và 6 trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế. Cách gieo vần 1. Vần tiếp Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ; Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa... Hồ Dzếnh 2. Vần tréo Hai đứa kéo nhau chạy vào mộng mị Giờ tắt thở nằm trên bãi hư vô Bầy ngựa chứng hàng thùy dương vó bão Gió đưa trăng lăn vào đá tiếng ru Tô Thùy Yên Em sẽ chết với mảnh hồn trống đó Chúa đứng đón em ở cửa thiên đường Con trả chúa trái tim hồng lãng mạn Dưới thế gian con dại dột cho chàng Trần Mộng Tú 3. Vần ôm Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường. Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương Tôi thay mực cho vừa màu áo tím. Nguyên Sa Không có em, chắc ngày mai anh chết Anh sẽ buồn, sẽ kết tội trần gian Nắng sẽ phôi pha, hoa sẽ úa tàn Cây thành phố hai hàng giăng nước mắt Vũ Thành Muốn cho thơ tám tiếng thêm âm điệu, một số nhà thơ thường vần tiếng 8 câu trên với tiếng 5 hay 6 câu dưới: Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi Những hào hùng, uất hận gối lên nhau Cao Tần -------------------- Mmm |
|
|
Jun 8 2008, 06:59 PM
Post
#9
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Cú pháp hay thể loại
có thể ở đây có chút confuse về ý của nó nhưng mình sẽ tranh thủ giải thích cụ thể hơn Thông thường thì cú pháp thừơng đặc nặng trên kết cấu của bài thơ chẳng hạn như mở bài thân bài và kết luận. Nhưng phần cú pháp lại liên quan rất mật thiết đến thể loại vì thế khi viết một bài thơ tuy là từ cảm xúc nhưng chúng ta đừng quên điều nầy ví dụ như chúng ta nghe 1 đoạn nhạc hay và nó làm cho chúng ta cảm thấy thích thì chẳng qua điệu nhạc va lời nhạc nó hài hoà với nhau bởi một âm điệu mà mình đang thích cộng theo ý nghĩa của đoạn nhạc lại trùng hợp với cái cảm xúc của mình cho nên bản nhạc ai trở nên hay đối với mình. Một bài thơ cũng vậy nếu như nó được hài hòa từ cú pháp đến trình tự lẫn âm hưởng tiết tấu trong câu cho đến cảm xúc thì bài thơ ấy sẽ là 1 bài thơ hay Thể loại: Vần: (phụ mục) Trắc: ngã hỏi sắc nặng Bằng: Không có dấu hay dấu huyền Thơ lục bát (để cho dể nhớ) bằng bằng trắc trắc bằng bằng 1 2 3 4 5 6 (vần) bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc/bằng bằng 1 2 3 4 5 6 (vần) 7 8 Thơ song thất lục bát (gồm 2 câu 7 chử và 2 câu lục bát) Bằng trắc trắc bằng bằng trắc trắc 1 2 3 4 5 6 7 Trắc trắc bằng bằng trắc bằng bằng 1 2 3 4 5 6 7 Thơ bốn chử Trắc trắc bằng bằng 1 2 3 4 Trắc bằng trắc bằng 1 2 3 4 Thơ năm chử Cũng giống như thơ 4 chử, nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 là bằng hay ngược lai. tuy nhiên trong thơ năm chử có phần đặc biệt về cách gieo vần như: Vần tréo: Bằng trắc bằng trắc bằng 1 2 3 4 5 Trắc bằng bằng trắc bằng 1 2 3 4 5 Trắc trắc bằng trắc trắc 1 2 3 4 5 Bằng bằng bằng bằng bằng 1 2 3 4 5 Vần ôm: Bằng bằng bằng bằng bằng 1 2 3 4 5 Trắc bằng bằng bằng trắc 1 2 3 4 5 Bằng bằng bằng bằng trắc 1 2 3 4 5 Bằng bằng trắc bằng bằng 1 2 3 4 5 Vần 3 tiếng bằng: Trắc bằng bằng bằng bằng 1 2 3 4 5 Trắc bằng bằng bằng trắc 1 2 3 4 5 bằng bằng bằng trắc trắc 1 2 3 4 5 Trắc bằng trắc bằng bằng 1 2 3 4 5 Thơ sáu chữ Trong thể loại nầy thường thì được để ý tới cách gieo vần nhiều hơn là khổ thơ Cách gieo vần: Vần tréo: Bằng bằng bằng bằng trắc bằng 1 2 3 4 5 6 (vần) Bằng bằng trắc bằng trắc bằng 1 2 3 4 5 6 (vần) cứ thế tiếp tục Vần ôm: Bằng bằng trắc bằng trắc trắc 1 2 3 4 5 6 Bằng bằng trắc trắc bằng bằng 1 2 3 4 5 6 Thơ Bảy chữ Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 trắc bằng trắc -------------------- Mmm |
|
|
Jan 22 2009, 07:40 PM
Post
#10
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ Vần Và Không Vần Trần Mộng Tú ::: 1. (trả lời nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam và tạp chí Thơ số Mùa Xuân 1997) Người làm thơ nào đặt bút viết bài thơ đầu tiên chắc cũng phải là một bài thơ có vần (không nói đến chuyện hay dở vội). Thơ vần tạo ra âm nhạc, dễ nhớ, dễ làm người đọc, người nghe rung động. Thơ vần nó đưa được tư tưởng liên tiếp nhau như tiếng sóng dội kéo theo cái âm. Thơ vần còn nói lên được cái trang trọng của chữ nghĩa, nó ép người làm thơ phải hiểu thấu luật bằng luật trắc. Đọc một câu thơ có bằng, có trắc nghe đã êm tai mà cái âm của nó còn dội vào trong hồn mình. Người ta phải thật là thuần nhuyễn về làm thơ vần rồi thì mới có thể làm một bài thơ không vần hay được. Vì theo tôi những bài thơ tự do mà mình cảm nhận được nó hay, mình nhớ được nó thì bài thơ đó khi đọc lên nó vẫn có bằng, có trắc và có nhạc trong thơ. Bài thơ lục bát Dặn Dò của Nguyên Sa là một bài thơ vần, chỉ đọc một lần là nhớ: Em đi mỗi nhánh một lần nhánh xa đi trước, nhánh gần đi sau gió làm nhánh tóc bay mau nhánh thơm em nhớ, nhánh sầu em thương ngàn đêm ngàn nhánh keo sơn mai về nhớ hỏi anh còn giữ đây Âm nhạc tràn đầy trong bài thơ. Trong khi đó , tôi trích ra đây một đoạn thơ trong bài thơ tự do Hoa Tuyết của Đỗ Quý Toàn: Khi em rơi đọng trên cành tùng nặng trĩu em hiền hậu em nép mình nũng nịu anh sẽ gọi em lá mi mắt trẻ thơ mi mắt êm đềm mi mắt khép trên mặt đất muôn đời phủ những cơn mơ Đoạn thơ này có thể đọc đến 2 hoặc 3 lần mới nhớ vì nó không theo cái vần ép buộc của lục bát nhưng nó cũng tràn đầy nhạc tính và ta thấy rất rõ bằng, trắc ở mỗi câu xuống giòng. Có những người chưa hiểu gì về thơ vần cả mà hạ bút xuống làm một bài thơ tự do (bài thơ không có vần) đọc lên ta biết ngay. Đó chỉ là văn xuôi viết xuống hàng, cho chấm, phẩy tùy thích mà thôi, khác nào đứa bé chưa biết bò, chưa biết đi mà trèo lên xe đạp phóng xuống dốc. Nhưng nếu chỉ vì chữ vần mà người làm thơ phải "ghép" chữ, "sắp" chữ để đọc lên cho xuôi tai thì cái đó sẽ biến thành vè, mất hết ý nghĩa của "Thơ Vần" đi. Ở bất cứ thời đại nào chúng ta cũng có thể làm mới được thơ - nếu chúng ta có cái khả năng đó - nếu không có khả năng mà cứ nhắm mắt khen nhau thì chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Mẫu tự Việt Nam từ A đến Y ai cũng biết cả (nếu được đi học hết tiểu học) nhưng sắp nhặt để thăng hoa nó thành thơ không phải là ai cũng làm được. Niêm luật thì học từ Trung học đệ nhất cấp, nhưng không phải ai cũng thuộc bằng bằng, trắc trắc để đem áp dụng khi làm thơ. Một bài thơ hay không bắt buộc phải là một bài thơ vần, cũng không nhất thiết phải là một bài thơ phá luật, phá cách. Bài thơ hay là một bài thơ khi đọc lên người nghe thấy bàng hoàng, xúc động, có khi nhìn rõ thấy cái hay của nó, có khi chỉ nghe thấy cái âm hay của nó, có khi chỉ cảm được cái tứ hay của nó. Tựu trung nó phải mang cái chất thơ ở trong câu, trong bài. Đổi mới thơ - đừng nói đến kỹ thuật vội, hãy nói đến cách xử dụng ngôn ngữ. Có những ngôn ngữ rất hay, rất chải chuốt, rất bóng bẩy, rất thơ mà chúng ta không dùng nữa vì thấy nó không còn thích hợp ở thời buổi này: Niềm khát vọng ta ghi vào huyết sử Dưới chân em, thơ lạc mất linh hồn Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn Ðinh Hùng Cũng nụ hôn, cũng là thơ vần, nhưng chữ nghĩa mới mẻ hơn, giản dị hơn vẫn mang đầy chất thơ: Em ngồi thơ thẩn nhìn đàn kiến Cụng đầu nhau giữa vách tường xanh Chúng hôn nhau mãi mà không chán Như những hôm nào em với anh Luân Hoán Du Tử Lê có tài làm mới thơ trong chữ không phải trong kỹ thuật, ông ta đang tìm tòi trong lãnh vực này: Nhớ em kim chỉ khíu tình Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre Chữ "khíu" vừa quê mùa, vừa tầm thường chỉ có những người nhà quê mới dùng khi nói về việc vá quần, vá áo. Khi thi sĩ đem nó vào thơ để vá tình, chữ khíu bỗng trở thành một viên ngọc. Thơ vần hay không vần, mỗi thể thơ có một cái hay riêng của nó. Tuy nhiên nếu chưa làm được một bài thơ vần gọi là hay thì khó mà thành công trong thơ không vần. Khi nói đến thơ ta nói đến - chữ , đến ý , đến từ - Thú thực với vốn liếng hạn hẹp tôi vẫn chưa hiểu được những bài thơ Bàn Cờ Tướng , Budweiser nó thơ chỗ nào. Tôi vẫn còn đang suy nghĩ vì cái đầu óc thường thường bậc trung của tôi thì thơ không có chữ, không có tứ không có ý thì tôi không gọi được cái tam khôngđó là thơ. Chắc tôi còn phải học hỏi nhiều nữa trong lãnh vực này. 2.. Trả lời tạp chí Văn Học ba câu hỏi chung về Sáng Tác (Văn Học số 114 tháng 10-1995) ....Chẳng có gì là quá vĩ đại cũng chẳng có gì là nhỏ bé trong văn chương cả. Cái lá phong cũng có một đời sống riêng của nó, cánh cửa của một ngôi chùa đổ cũng có linh hồn Tôi ao ước viết được thật trung trực, thật hay những sự vật, những cảnh trí, những mảnh đời, những rung động ở chung quanh đời sống bình thường của tôi. Viết truyện ngắn thì phải nghĩ đi nghĩ lại cái cốt truyện trong đầu, rồi mới ngồi xuống viết. Có khi viết xong lại đổi đoạn giữa, hoặc thêm vào hoặc bớt ra. Có khi thay cả cái đoạn kết. Tôi thường mất từ hai đến ba tuần cho một cái truyện ngắn. Làm thơ thì dễ hơn và nhanh hơn, đứng nấu ăn, rửa bát, làm vườn hay đi bộ, và ngay cả trong khi lái xe (một mình), tôi làm thơ ở trong đầu, đọc lên thành tiếng, rồi tối đi ngủ vào giường mới lấy giấy bút ra hí hoáy viết lại. Kẹt trên xa lộ là lúc thích nhất để làm thơ. Thơ làm ra theo hứng. Không có hứng không ra thơ. Thơ mà phải suy nghĩ để tìm đề tài thì tôi không bao giờ làm. Có thể là khi làm xong mới suy nghĩ tìm cách thay một hai chữ cho đắc ý mà thôi. Có lẽ tác gỉa nào cũng viết cho mình trước tiên. Thế cho nên khi độc gỉa đọc mới có thể nhận ra ngay là: Văn phong dóng một, không có chủ từ này là của ông Mai Thảo, cách chẻ sợi tóc ra làm tám là của ông Võ Phiến...Tác gỉa nào cũng dùng thơ văn để nói lên cách suy nghĩ, diễn tả các xúc động riêng tư, biểu lộ cá tính của chính mình. Khi đã được một số độc giả qúi mến và hợp với cách diễn tả của mình rồi thì lúc đó, độc giả với tác giả là một. Viết cho mình và viết cho người. Tôi không ra ngoài cái thông lệ đó. Trần Mộng Tú -------------------- Mmm |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 18th November 2024 - 01:03 PM |