Du lịch Việt Nam – Những điều không đẹp, Xuân Hằng |
Du lịch Việt Nam – Những điều không đẹp, Xuân Hằng |
May 19 2016, 01:39 PM
Post
#1
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Du lịch Việt Nam – Những điều không đẹp Các hàng nghêu sò trước chợ Đà Lạt, Bà con Việt kiều về thăm quê đều công nhận dù phong cảnh biển đẹp, làng quê thân thuộc, món ăn ba miền rất ngon, nụ cười người Việt hồn hậu nhưng so với du lịch Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản thì du lịch Việt Nam còn ở dạng quá thô thiển, ấu trĩ. Về Việt Nam du lịch một lần, nếu không chuẩn bị trước tinh thần ‘ra trận’, khách sẽ thất vọng, thậm chí kinh hãi giơ tay thề một đi không trở lại. Tình trạng này, trong dịp những ngày mà “triệu người vui cũng có triệu người buồn vừa qua” từ 30/4 tới hết 3/5, đã thêm một lần nữa, như hồi chuông cảnh báo về tệ trạng du lịch Việt Nam. Nhức nhối nhất vẫn là: – Quá đông, quá tải: Bắt đầu từ chiều Thứ Sáu 29/4, các bến xe đò Hà Nội, Sài Gòn đi các tỉnh lân cận mọc lên những đoàn người ‘rồng rắn lên mây’ xếp hàng nhẫn nại chờ mua vé. Sáng ngày 30/4, tình trạng này càng trầm trọng. Không chỉ các bến xe đò, những con đường huyết mạch của hai thành phố lớn nhất nước đều mù mịt khói xe. Các phương tiện giao thông đủ loại nhích từng xăng ti mét dưới cái nóng 37 độ. Khách mua vé trong bến không được, tràn ra ngoài, được xe cóc xe dù sốt sắng ‘lượm’ hết. Điểm đến đông người chọn nhất vẫn là các tỉnh có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, có bãi tắm sạch đẹp như Nha Trang, Bình Thuận… Bãi biển Nha Trang đông nghẹt khách du lịch những ngày vừa qua – Quá mắc, quá dơ: Dạo một vòng chợ đêm Đà Lạt và hệ thống khách sạn, shop lưu niệm trên đường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thị Hồng Gấm… có thể thấy giá phòng ngày thường 150 ngàn, 200 ngàn, ngày lễ tăng 600 ngàn, thậm chí 1 triệu. Giá xe ôm, cà phê, đồ lưu niệm, hàng ăn uống cũng đồng loạt nhích theo. Chị Sáu, công nhân vệ sinh, mệt mỏi kể: ‘Khu vòng xoay trước chợ Đà Lạt, chỉ ngưng chổi ba mươi phút là bao nilon, chai nhựa, vỏ trái cây ngập ngụa’. Khách du lịch ngồi ngoài trời kêu nghêu ốc, bánh tráng trộn, sữa đậu nành, khoai lang nướng, vừa ăn vừa vô tư vứt rác xuống nền đường. Chị nhắc họ thùng rác cách đó vài bước chân, bị họ nạt: ‘Không nhờ khách du lịch, mấy bà thất nghiệp hết. Xả cho mà hốt, không cám ơn còn bày đặt nhắc nhở’. Nạn rác thải theo chân du khách làm xấu cảnh quan thành phố không chỉ có ở Đà Lạt mà các bãi tắm Nha Trang, Bình Thuận… cũng chung cảnh ngộ. Nhiều du khách, chiều ngày 30 tháng 4, có mặt ở bãi biển Sầm Sơn đã lắc đầu ngao ngán vì sự nhếch nhác của một bãi biển ngày thường khá yên vắng, hữu tình. Họ mô tả ‘Biển toàn người đứng, không có chỗ bơi. Bãi cát như bãi rác. Chặt chém bén ngót’. Vịnh Hạ Long, bãi biển Tuần Châu (Quảng Ninh), vịnh Vân Phong, Hòn Chồng, Tháp Bà (Nha Trang) ngày 1 tháng 5 hỏi mười du khách thì hết bảy người bày tỏ bất bình vì sự nghèo nàn, xuống cấp của dịch vụ du lịch. Nhiều cư dân @ không hài lòng với các điểm du lịch quen thuộc, thích tự mình khám phá vùng đất hoang sơ, sau đó chụp ảnh, quay phim, tung lên mạng ‘hê cho cả làng cùng phượt’. Nhiều người theo đó ‘phăng ra’, tìm tới. Khi ra về, kỷ vật họ hào phóng tặng lại dân địa phương, chỉ là… rác! Xã biển Điệp Sơn- tỉnh Khánh Hòa, là một ví dụ điển hình. Điệp Sơn nhỏ bé, chơi vơi, biển vây bốn bề. Khi nước rút, một vệt cát trắng mịn hiện ra, nối với bờ, người dân theo đó vào mua bán. Khi nước lên, vệt cát chìm mất, Điệp Sơn lại nội bất xuất, ngoại bất nhập. Khi ảnh ‘trinh nữ’ Điệp Sơn với con đường cát trắng mê hồn xuất hiện trên ‘phây’( facebook) dân phượt đã xuýt xoa mê mẩn! Dịp nghỉ lễ vừa rồi, họ rủ nhau ‘phá trinh’ Điệp Sơn. Tội nghiệp đảo nhỏ, chẳng có thùng rác, nhà hàng, khách sạn… è cổ ra lãnh đủ! Thoải mái xả rác trên bãi biển, một thói quen đáng hổ thẹn, thể hiện đẳng cấp ‘dưới không độ C’ của du khách Việt nội địa Bốn ngày nghỉ đi du lịch, bốn ngày không làm việc, học hành, đối với người thành phố quanh năm bận rộn, xem ra vừa xinh, không quá dài để chán cũng không quá ngắn để thòm thèm. Tuy vậy, nghĩ tới đường về, hầu hết đều ngao ngán vì vấn nạn kẹt xe chắc chắn lại tái diễn. Lúc đi, kẹt! Lúc về, kẹt! Nhưng kẹt lúc đi còn tạm được vì viễn cảnh rừng núi trong lành, biển đảo mát rượi đang háo hức. Kẹt lúc về, chỉ có công ăn việc làm chán ngắt đang chờ đợi ở nhà, cùng với hành trình mệt mỏi, bất trắc trước mặt, quả là ‘bi đát’. Tính sơ sơ, trong 4 ngày nghỉ, cả nước có gần 300 vụ tai nạn giao thông, khiến 111 người ‘đi luôn’, gần 150 người nhập viện. Theo thống kê chưa chính thức của các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang thì các tỉnh này đón không dưới 200 ngàn du khách- chủ yếu là khách nội địa. Festival Huế 250 ngàn. Đà Lạt ít hơn, 100 ngàn. Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, dưới 100 ngàn. Bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Sở hữu những bãi tắm đẹp, hang động đẹp, di tích văn hóa độc đáo, nhưng vì ‘cái sự cá chết bí hiểm’ khiến du lịch thất thu. Mặc cho lãnh đạo các địa phương ra sức ăn cá, tắm biển để chứng minh biển mình an toàn, cá mình an toàn, khách vẫn dạt sang những tỉnh khác ‘cho nó an toàn’. Xuân Hằng -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 8th November 2024 - 01:34 PM |