Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Dự đoán những sự kiện sôi động nhất thế giới trog năm 2018, Anh Thư
KhoaNam
post Jan 4 2018, 11:36 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country




Dự đoán những sự kiện sôi động

nhất thế giới trong năm 2018



1. “Chủ nghĩa Trump” và “Chủ nghĩa Macron”:

Năm 2018, thế giới sẽ chứng kiến cuộc đấu tranh giữa quan điểm “thế giới đóng” và “thế giới mở”. Trong khi Tổng thống Mỹ D.Trump tập trung vào chương trình nghị sự hướng nội “Nước Mỹ là trên hết”, sẵn sàng hành động đơn phương và chấp nhận tách khỏi các thiết chế đa phương thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết tiến hành khế ước xã hội kiểu mới thiên về ủng hộ toàn cầu hóa và mở cửa thị trường.

Khế ước này một mặt thúc đẩy cạnh tranh và tinh thần khởi nghiệp, mặt khác bảo vệ người lao động chịu thiệt thòi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể nổi lên như một “Teddy Roosevelt hiện đại”. Teddy Roosevelt là Tổng thống Mỹ thứ 26 có nhiều hành động hướng tới “thế giới mở” như: cải cách chống độc quyền, đưa nước Mỹ thoát khỏi chủ nghĩa biệt lập và đẩy mạnh sự can dự của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

2. Những cuộc bầu cử quan trọng:

Tại Mỹ, cuộc bầu cử giữa kỳ còn 11 tháng nữa mới diễn ra, song nếu đảng Dân chủ đối lập giành được nhiều ghế hơn trong Hạ viện thì nhiều dự luật do đảng Cộng hòa của Tổng thống D.Trump sẽ khó được thông qua và tình hình chính trị tại Washington cũng như cả thế giới chắc chắc có biến động nhất định. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra bởi lịch sử cho thấy các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ thường không mang lại kết quả tích cực cho đảng của Tổng thống đương nhiệm, trong khi tín nhiệm của Tổng thống Trump đang ở mức khá thấp.

Bầu cử Tổng thống Nga, bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ, các cuộc bầu cử ở khu vực Mỹ La Tinh…được dự báo có tác động lớn tới bức tranh chính trị quốc tế năm 2018. Bầu cử Tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3/2018 được cả thế giới quan tâm theo dõi bởi ở Nga mỗi lần thay đổi lãnh đạo thường dẫn theo thay đổi phương hướng chiến lược phát triển đất nước cũng như đường lối đối ngoại. Tuy nhiên, cuộc bầu cử này nhiều khả năng sẽ mang lại chiến thắng thêm một nhiệm kỳ cho Tổng thống Nga V.Putin, bởi cử tri Nga cần sự ổn định và vẫn tín nhiệm cao ông Putin.

3. Quyết định ngoại giao toàn cầu:


Năm 2018 sẽ là thời điểm quan trọng để các quốc gia đưa ra những quyết định ngoại giao mang tính toàn cầu liên quan tới đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và vấn đề hạt nhân Triều Tiên. EU đặt ra mục tiêu hoàn tất đàm phán về Brexit với Anh trước tháng 10/2018. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán có thể phức tạp hơn bao giờ hết một khi chủ nghĩa dân túy trỗi dậy mạnh mẽ.

Quan trọng hơn cả, thế giới năm 2018 sẽ “nín thở” chờ xem Tổng thống D.Trump sẽ hành động gì để ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. Một số chuyên gia dự báo chính quyền Tổng thống D.Trump sẽ mạnh tay xử lý Triều Tiên, thậm chí bằng các biện pháp quân sự sau Thế vận hội mùa đông (tháng 2/2018) được tổ chức tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc lại dự đoán Triều Tiên sẽ sớm tìm cách đàm phán với Mỹ trong năm 2018.

4. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng lạc quan:


Sang năm 2018, kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khả quan nhờ nhờ triển vọng phục hồi mạnh mẽ trong khu vực sản xuất của một số nền kinh tế lớn, sự gia tăng của giá cả hàng hóa thế giới trong khả năng kiểm soát thúc đẩy tiêu dùng tăng lên tại nhiều quốc gia, những diễn biến tích cực của thương mại toàn cầu và tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tuy nhiên, một số rủi ro có thể tác động đến đà phục hồi của kinh tế thế giới năm nay như: hậu quả của đàm phán kéo dài về Brexit tác động đến kinh tế châu Âu; làn sóng chủ nghĩa bảo hộ chưa lắng dịu; các xung đột chính trị, quân sự có thể bùng phát tại bán đảo Triều Tiên, vùng Vịnh, sườn nam NATO.. .

5. Hai cuộc ganh đua thể thao:


Năm 2018, người hâm mộ thể thao tại nhiều quốc gia sẽ hướng sự chú ý tới 02 sự kiện thể thao quy mô toàn cầu: Thế vận hội mùa đông tại Pyeongchang, Hàn Quốc (tháng 2/2018) và World Cup tại Nga (tháng 6 và 7/2018). Thế vận hội mùa đông 2018 sẽ đi vào lịch sử với những sự kiện “lần đầu”: những nước tham dự lần đầu tiên gồm Ecuador, Malaysia, Nigeria, Singapore…; lần đầu tiên nước chủ nhà cung cấp công nghệ mạng 5G và sử dụng các robot, camera hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin của những người tham gia.

Trong khi đó, World Cup 2018 là World Cup đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Đông Âu và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại một quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Đây là lần đầu tiên sau 60 năm, Italia vắng mặt tại một Vòng chung kết World Cup; trong khi lần đầu tiên trong lịch sử có 04 đội khu vực khối Ả Rập cùng dự một kỳ World Cup là Ai Cập, Saudi Arabia, Tunisia và Morocco. Một số nhà bình luận quốc tế cho rằng, cả 02 sự kiện trên là cạnh tranh thể thao kèm cạnh tranh ngoại giao, chính trị, bởi Thế vận hội mùa đông diễn ra bên “miệng hố chiến tranh hạt nhân Triều Tiên” và World Cup 2018 diễn ra trong thời điểm nhạy cảm trong quan hệ giữa Nga với phương Tây.

6. Những cuộc thám hiểm mới:



Tập đoàn công nghệ không gian Space X của tỷ phú Elon Musk dự kiến sẽ phối hợp với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dùng tàu vũ trụ đưa du khách dạo một vòng quanh Mặt Trăng vào cuối năm 2018. Ít nhất 02 du khách đã đặt cọc cho chuyến đi này. Đây là cơ hội để con người lần đầu tiên trở lại vũ trụ rộng lớn sau 45 năm.

Trong khi đó, công ty khởi nghiệp Moon Express tại thung lũng Silicon Valley (Mỹ) cũng đang chuẩn bị cho sứ mệnh chinh phục Mặt trăng đầu tiên trên thế giới do tư nhân tiến hành, phá vỡ đặc quyền của các phi hành gia. Công ty này có kế hoạch năm 2018 sẽ phóng tàu vũ trụ đưa thiết bị lên Mặt trăng và khai thác khoáng sản.

7. Sự kiện của Hoàng gia Anh:



Theo Reuters, chế độ quân chủ Anh đang nhận được làn sóng ủng hộ của công chúng trong những năm gần đây do sự xuất hiện của các thành viên hoàng gia trẻ, gồm Hoàng tử William và vợ Kate, cùng Hoàng tử Harry.

Tháng 5/2018, dự kiến đám cưới của Hoàng tử Harry – con trai của Hoàng tử xứ Wales Charles và Công nương Diana quá cố, đồng thời là cháu thứ 4 của Nữ hoàng Elizabeth II – và nữ diễn viên Mỹ Meghan Marke sẽ diễn ra tại Nhà nguyện Thánh George thuộc lâu đài Windsor, Tây London. Danh sách khách mời do Điện Buckingham quyết định được dự đoán là sự kết hợp thú vị giữa tầng lớp quý tộc của nhà trai và những người bạn trong làng giải trí bên nhà gái.

Hoàng gia Anh sẽ đón nhận thêm một tin vui khi công nương Kate – vợ Hoàng tử William – sinh hạ em bé thứ ba vào tháng 4 hoặc tháng 5/2018. Theo quy định, em bé tương lai này sẽ đứng thứ 5 trong danh sách kế vị ngai vàng của Hoàng gia Anh, sau ông nội là Thái tử Charles, cha là Hoàng tử William, anh George 4 tuổi và chị Charlotte 2 tuổi, đồng thời đẩy Hoàng tử Harry xuống vị trí thứ 6. Một lần nữa người dân nước Anh thỏa sức tưởng tượng, dự đoán và nhộn nhịp vung tiền đặt cược về tên, cân nặng, màu tóc…của em bé Hoàng gia.

8. Áp lực lên những “gã khổng lồ công nghệ”:


Những năm tháng vô tư với tăng trưởng không bị quản lý, không bị đánh thuế của các “gã khổng lồ công nghệ” như Facebook, Google và Amazon sắp kết thúc. Trong năm 2018, một số chính phủ, nhất là tại Mỹ và châu Âu, sẽ gia tăng áp lực lên các “gã khổng lồ công nghệ” với những mức phạt, quy định và luật lệ cạnh tranh, chống độc quyền chặt chẽ hơn. Các công ty này sẽ phải minh bạch hơn về nguồn gốc cũng như tính chính xác của các nội dung trực tuyến.

Tại Anh, Ủy ban Các tiêu chuẩn Đời sống xã hội đã hối thúc Thủ tướng Anh ủng hộ các quy định luật pháp để “chuyển cán cân trách nhiệm pháp lý cho những nội dung bất hợp pháp sang cho các công ty truyền thông xã hội”. Đức đã ban hành luật yêu các mạng xã hội phải gỡ bỏ ngay những phát ngôn thù ghét, nếu không họ sẽ phải đối mặt với các khoản phạt.

Ở Mỹ, những hoạt động gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống 2016 đã thúc đẩy việc giám sát hoạt động bán quảng cáo của Facebook và làm xuất hiện yêu cầu tăng minh bạch. Thuế là một lĩnh vực khác mà các nhà quản lý, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ tập trung nhắm tới trong năm 2018. Năm 2017, các nền kinh tế hàng đầu châu Âu, dẫn đầu Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha, đã kêu gọi áp thuế doanh thu lên các công ty công nghệ Mỹ để bù đắp lại việc trốn thuế của họ.

9. Những kỷ lục ở châu Á:


Năm nay có thể chứng kiến sự vô địch của một số quốc gia châu Á trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Về kinh tế, Bhutan được dự báo sẽ có chỉ số tăng trưởng cao nhất châu Á (ADB dự báo kinh tế Bhutan tăng trưởng tới 9,9% trong năm 2018).

Năm 2018, Bhutan sẽ giới thiệu một sáng kiến đầy tham vọng, theo đó áp dụng Công cụ Chứng nhận cho các doanh nghiệp. Công cụ này bao gồm một bộ chỉ số được xếp vào 9 nhóm lĩnh vực bao gồm các tác động đến người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng địa phương và đến chính công ty. Thông tin về 4 trong số 9 lĩnh vực này (sức khoẻ tinh thần, sức khoẻ thể chất, quản lý thời gian và giáo dục) sẽ được thu thập từ tất cả các nhân viên của công ty.

Tính đến năm 2017, Trung Quốc đã có 52 di sản được UNESCO công nhận, ngang hàng với Italia. Tại bang Gujarat, Ấn Độ, chính quyền sẽ hoàn thành bức tượng đài cao nhất thế giới, được khởi công từ tháng 11/2013. Đây chính là “Tượng đài Đoàn kết”, một đài tưởng niệm dành cho ông Sardar Patel – người anh hùng của phong trào độc lập, còn được biết đến là “Người đàn ông sắt” hay “Thiết giáp hạm Bismarck” của Ấn Độ. Với chiều cao 182 mét, tượng đài này cao gấp đôi Tượng Nữ thần Tự do ở New York.

ANH THƯ… sưu tầm, tổng hợp và thực hiện


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 07:14 AM