Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ giết người như thế nào?, Thiên Minh
KhoaNam
post Oct 18 2017, 10:38 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country




Bác sỹ Trung Quốc trở thành những kẻ

giết người như thế nào?



“Vì đâu mà những người được trọng vọng nhất trong xã hội lại trở thành những kẻ giết người? – Đó là câu mà tôi bị hỏi nhiều nhất”, một bác sỹ Trung Quốc từng mổ cướp nội tạng cho biết.

Cách đây vài tháng, cựu bác sỹ Enver Tohti khiến nhiều người sửng sốt khi ông thú nhận đã mổ cướp nội tạng của một người đàn ông còn sống ở Trung Quốc.

“Tôi đã thấy ít nhất 3 trẻ em có vết mổ trên người, cho thấy nội tạng của chúng đã bị lấy cắp. Vào năm 1995, đến lượt tôi làm điều đó”, ông Tohti, hiện sống tị nạn ở Anh Quốc, nói với các nhà lập pháp Ai Len vào tháng 7, theo báo The Journal.

Dù gây sốc, nhưng đó không phải lần đầu tiên ông kể về ký ức đen tối của mình. Nhiều năm qua, ông thường đi các nơi để nói ra sai lầm của ông và phơi bày nạn mổ cướp nội tạng đang diễn ra tại Trung Quốc quê hương ông.

“Tôi đã giết anh ấy. Điều đó cứ ám ảnh tôi. Tôi phải nói ra với thế giới, để giải tỏa những điều trong tim, mong có được một chút thanh thản”, ông Tohti giải thích.

Mãi đến khi tới sống tại một xã hội dân chủ phương Tây, ông Tohti mới nhận ra mình đã phạm phải một tội ác. Ông Tohti cho biết ông đã bị biến thành một “con robot” giết người mà vẫn tưởng rằng mình đang làm việc vì “một sự nghiệp cao cả”.

Vậy, tại sao các bác sỹ với thiên chức ‘cứu người” như ông lại trở thành một phần của cỗ máy “giết người” đang diễn ra tại Trung Quốc?
Phát triển siêu tốc và siêu lợi nhuận

Chỉ vài năm ngắn ngủi sau năm 1999, Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia có số ca ghép tạng nhiều thứ 2 thế giới. Bác sỹ Torsten Trey, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội các bác sỹ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH) cho biết: “Năm 1999, họ có khoảng 150 trung tâm cấy ghép nội tạng. 6-7 năm sau đó họ đã có 600 trung tâm cấy ghép. Đây là mức tăng 300% trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà không có một chương trình hiến tạng nào.”

Sau khi gặp phải những nghi vấn tương tự như phân tích của bác sỹ Trey, Trung Quốc đã thành lập chương trình hiến tạng tự nguyện để hợp thức hóa cho sự phát triển đáng ngờ.

Tuy nhiên, người Trung Hoa vốn coi trọng chuyện “hậu sự” và cho rằng người chết cũng cần có được thân xác nguyên vẹn. Vì vậy, tỷ lệ hiến tạng ở nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới: Cứ một triệu người mới có 2,98 người hiến tạng, Financial Times cho biết thông tin từ một quan chức Trung Quốc vào tháng 3 năm 2017.

Trước kia, Trung Quốc công khai nói rằng họ lấy nội tạng từ các tử tù bị hành quyết. Trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về vấn đề đạo đức khi lấy nội tạng của những người này, Trung Quốc tuyên bố chỉ sử dụng nguồn hiến tạng tự nguyện cho việc cấy ghép từ năm 2015.

Tuy nhiên, cả hai nguồn hiến tạng tự nguyện và tử tù bị hành quyết cũng không thể đủ cung ứng cho số ca ghép tạng tại Trung Quốc, ước tính 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép mỗi năm kể từ năm 2000, theo báo cáo được công bố tháng 6 năm 2016.

“Họ kiếm được 9 đến 10 tỷ đô la mỗi năm với ngành công nghiệp ghép tạng đang diễn ra trên khắp Trung Quốc. Rất nhiều tiền, rất nhiều bệnh viện đang tài trợ cho rất nhiều hoạt động thông qua đó”, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour cho biết.

Trung Quốc lấy nội tạng từ đâu?

Các nhà điều tra khẳng định Trung Quốc có kho nội tạng sống khổng lồ là những người dân vô tội. Phần lớn trong số đó là những người tập Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công gồm 5 bài tập và các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ngoài ra, các nhóm nạn nhân khác bao gồm người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người theo đạo Cơ Đốc.

Một trong số các nhà điều tra, ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết tại Hội nghị Bàn tròn (The Coalition Roundtable) năm 2017: “Nó được tiến hành trên quy mô công nghiệp chống lại các học viên Pháp Luân Công, một nhóm ôn hòa gồm 70-100 triệu người bị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm tới.”

Người mà ông Kilgour đề cập là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 khi chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với môn tập. Theo lệnh của ông Giang, hàng triệu học viên Pháp Luân Công trở thành đối tượng bị bắt bớ, tra tấn, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng.

Tội diệt chủng như thời Đức Quốc Xã


Cuộc đàn áp Pháp Luân Công có sự tương đồng với nạn diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức, theo ông Edward McMillan-Scott, nguyên Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, phát biểu trong cuộc họp với các đồng nghiệp vào năm 2010.

Ông Edward cho biết: “Cũng như thời Thế chiến, Đức Quốc Xã gán cho người Do Thái các đặc điểm riêng để cô lập và tàn sát họ. Điều tương tự đang xảy ra với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao tôi gọi đây là tội diệt chủng và nó vô cùng nghiêm trọng.”

Ông nói: “Ngành cấy ghép nội tạng [ở Trung Quốc] nằm trong tay quân đội. Quân Giải phóng Nhân dân phụ trách các bệnh viện [quân y], vận chuyển các bộ phận cơ thể và bán chúng. Vì vậy, đây là một hoạt động của chính quyền và được nhìn nhận là tội diệt chủng, theo Điều 2 của Công ước về Diệt chủng.”

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann cũng khẳng định sự tham gia của quân đội và cảnh sát Trung Quốc vào tội ác này. Ông cho biết tại Hội nghị Bàn tròn: “Hoạt động thu hoạch tạng này bắt nguồn từ đâu? Nó bắt đầu từ các bệnh viện quân đội. Sau đó cảnh sát vũ trang cũng tham gia, và thực tế là gần như có sự cạnh tranh giữa các bệnh viện cảnh sát và bệnh viện quân đội. Không thể có chuyện ĐCSTQ không giám sát và bảo trợ cho hoạt động này.”

Làm sao điều này có thể xảy ra?

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đã dùng tuyên truyền để biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công và che giấu hoạt động mổ cướp nội tạng.

Ông Edward bình luận: “Ngay cả nghị quyết nêu rõ vấn đề như thế này thì vẫn có trở ngại, vì tuyên truyền tràn ngập từ chính quyền Bắc Kinh, vu khống Pháp Luân Công là giáo phái cực đoan.”

Ông cho biết: “Như tôi đã nói, tôi đã gặp hàng trăm học viên Pháp Luân Công. Họ không phải giáo phái, không phải tà giáo, không thu tiền, không tẩy não… không có bất cứ đặc điểm nào của tà giáo cả. Những người này chỉ tự mình tập luyện các bài tập tinh thần.”
Các học viên Pháp Luân Công tại Canada tập luyện bên cạnh tòa Nghị viện ở thủ đô Ottawa, ngày 31/1/2012. Trái ngược với Canada và hơn 100 quốc gia trên thế giới, Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công kể từ năm 1999 (Ảnh: Minh Huệ)
Các học viên Pháp Luân Công tại Canada tập luyện bên cạnh tòa Nghị viện ở thủ đô Ottawa, ngày 31/1/2012. Trái ngược với Canada và hơn 100 quốc gia trên thế giới, Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công kể từ năm 1999 (Ảnh: Minh Huệ)

Luật sư nhân quyền David Matas chỉ ra một số yếu tố khiến hoạt động mổ cướp nội tạng có thể diễn ra trước sự bàng quan của xã hội Trung Quốc. Ông cho biết tại Hội nghị Bàn tròn 2017: “Nếu bạn thắc mắc làm sao điều này lại có thể xảy ra, động cơ của nó là gì. Tôi nghĩ có một vài yếu tố. Một trong số đó là phân nhỏ các công đoạn nên người ở bộ phận này không biết bộ phận kia làm gì. Điều này là để tạo ra tình trạng cố ý làm ngơ. Người ta sẽ nói: ‘Ồ, tôi không biết. Tôi thấy một người nằm trên bàn mổ chứ không biết đó là ai’ hay ‘Tôi thấy một thi thể mà tôi phải đem đi thiêu, tôi có biết đấy là ai đâu’, v.v..”

“Một yếu tố khác, tất nhiên là kiểm duyệt để những chuyện này không bị đưa tin. Bạn không thể biết điều gì đang diễn ra qua phương tiện truyền thông. Bạn không có các nguồn tin thông thường.”

“Và điều thứ ba là kích động thù hận, ĐCSTQ luôn tạo dựng các thế lực thù địch, nhưng họ không chỉ nói ai đó hay nhóm nào đó là kẻ thù, mà còn phát động chiến dịch tuyên truyền.”

“Đó chính là điều đang xảy ra với Pháp Luân Công. Họ bôi nhọ, chà đạp nhân phẩm, và cô lập những người này, để khiến ít người thật sự thấy và hiểu được điều gì đang xảy ra. Họ sẽ nói: ‘Pháp Luân Công là thế lực thù địch. Học viên Pháp Luân Công không phải là người. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì đối với họ.’”

“Tất nhiên còn có yếu tố về lòng tham, bao nhiêu tiền được đổ vào đó. Còn cả áp lực từ ĐCSTQ nếu bạn không nghe theo. Sự kết hợp của những điều đó đã dẫn tới hậu quả khủng khiếp này”.

Cựu bác sỹ Enver Tohti cũng bị trở thành một cỗ máy giết người thông qua cách thức trên. Ông cho biết: “Họ khiến bạn mất khả năng tự suy xét. Toàn bộ người tôi trở thành con robot, chỉ biết làm những gì đã được lập trình. Họ khiến bạn thật sự tin rằng điều bạn đang làm là vì một sự nghiệp cao cả. Về sau này, tôi mới nhận ra mình đã rút ngắn sinh mệnh của người đàn ông này. Như thế chẳng khác nào là giết người.”

Trung Quốc ngày càng đối mặt với áp lực của cộng đồng quốc tế về tội ác giết người cướp nội tạng và những vi phạm nhân quyền đối với Pháp Luân Cộng.

“Đó là một tội ác chống lại loài người. Thật đáng ghê sợ, và nó cần phải chấm dứt!”, theo bác sỹ Gabriel Danovitch, Giáo sư Y khoa Trường Y, Đại học California, Los Angeles (Mỹ).

Nghị sỹ Hoa Kỳ Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC), cho biết: “Tôi tin chắc rằng chiến dịch 17 năm qua nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công sẽ được coi là một trong những nỗi hổ thẹn lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại.”

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann, người được đề cử cho giải Nobel hòa bình năm 2017, kêu gọi sự chung tay của người dân thế giới đối với nạn diệt chủng đang diễn ra ở Trung Quốc. Ông bình luận: “Đây là một hình thức diệt chủng mới, nó đang được thực thi bởi những người được trọng vọng nhất trong xã hội. Đây là một trong những thách thức trọng tâm của thời đại chúng ta. Chúng ta không thể tiếp tục né tránh điều này”.

Thiên Minh


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 09:14 AM