Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bất trắc trong hôn nhân, PVH
PhuDung
post May 24 2017, 11:26 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,169
Joined: 17-December 08
Member No.: 1,269
Country




Bất trắc trong hôn nhân


Câu chuyện xảy ra không phải là một biến cố đơn độc, nhưng đã trải qua nhiều ngày tháng và thời vận nổi trôị Vân tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm, Hoàng là luật sư tập sự. Khi còn là đôi nhân tình trên bờ sông Hương, chàng và nàng đã tay trong tay thì thầm chuyện của con tim và dệt mộng uyên ương. Sau khi thành hôn được 4 tháng, Cố Ðô Huế thất thủ. Cặp vợ chồng trẻ di tản vô Sàigòn. Rồi biến cố 30 tháng 4, Hoàng Vân tìm đường vượt biển và đã tới phần đất Mã Lai và rồi định cư tại Washington.

Tìm nhau:

Chàng sinh viên luật, cứ khoảng năm giờ chiều, từ trường luật thả bộ trên đường Lê Thánh Tôn về cầu Trường Tiền. Hoàng đã thấy hàng ngàn chiếc áo dài trắng từ trường Ðồng Khánh toả ra, hòa vào hàng trăm cánh áo màu xanh đậm của trường Sư Phạm lướt nhẹ trên cầụ Trong ngàn vẻ kiều diễm ấy, Hoàng chỉ thấy một khuôn mặt, và ánh mắt củaVân. Họ thường tìm nhau trong rừng người qua nhiều buổi chiều tiếp nối, gặp nhau trong ánh mắt của nhau.

Cái tình tự, cái lãng mạn, cái thơ mộng, trìu mến ấy vẫn mãnh liệt, vẫn sống động trên đảo Mã Laị Mặc dầu trắng tay, những chiều bên bờ đại dương vẫn là những buổi chiều vàng cho nhau và có nhaụ Tình của họ chan chứa như đại dương.

Bước đầu định cư trên đất Mỹ rất trần aị Cái gì cũng làm lại từ đầu: ngôn ngữ, nghề nghiệp, nếp sống, cách cư xử… thân nhân không có, chỉ bạn bè vài ba người cùng hoàn cảnh. Trong căn phòng nhỏ thuê lại, hai vợ chồng từng đêm gối tay bàn chuyện tương lai, nghĩ đến một “căn nhà nhỏ đi về có nhau” với lời ca ru hời trộn lẫn “tiếng cười thủy tinh của trẻ thơ”. Giấc mơ nhỏ bé nhưng là lời mời gọi mãnh liệt.

Cuối thập niên 70, ngành computer vừa dễ kiếm việc, lương cao, nên Hoàng quyết định đi học computer. Vân tạm xin làm cho một nhà hàng nuôi chồng đi học. Không đến nỗi “nếu không thi đỗ thì không động phòng”, nhưng mong chờ, mơ ước, mỗi ngày theo năm tháng.

Sau một thời gian miệt mài vừa đi học,vừa làm thêm, Hoàng tốt nghiệp và kiếm được việc ngaỵ Họ dọn tới khu chung cư sạch sẽ khang trang được hai tháng thì Vân sanh con trai, đẹp trai như bố. Mỗi lần Hoàng đi làm về có cơm dọn sẵn trên bàn, có tiếng cười dòn tươi của cu bé, người vợ trẻ “một con trông mòn con mắt”. Cảnh gia đình đẹp như bức tranh. Tiền lương của Hoàng đủ thỏa mãn nhu cầu gia đình, nên họ đã quyết định: Vân ở nhà săn sóc, dạy dỗ con và thu xếp việc nha, như mẹ của Vân và Hoàng đã làm ở Việt Nam khi xưa.

Tìm nhau:

Khi con ba tuổi, bắt đầu đi học, thì Vân và Hoàng có những nhu cầu mới, băn khoăn, tính toán những khoản chi thụ Vân không thể ở nhà nuôi con được nữa.

Vợ chồng Khánh Hồng, bạn của Hoàng Vân vừa dọn vào căn nhà ngoại thành có garage, có hàng rào, có bồn hoạ Hoàng thấy Khánh lái chiếc xe sport kiểu mớị Vân nhận ra chiếc nhẫn hột xoàn lóng lánh trên ngón tay Hồng. Trong những bữa cơm, khi nhìn vào mắt nhau, Hoàng không thấy hình bóng mình trong mắt Vân, nhưng thấy chiếc xe đậu trước garage, còn Vân cũng không thấy mình trong mắt Hoàng, mà thấy chiếc nhẫn hột xoàn đang long lanh trong đó. Những câu chuyện không còn đề cấp tới những cảm xúc mà lại chuyển sang vật chất. Sự mong ước hình như không còn là sự quan tâm, săn sóc mà dần dần được thay thế bằng con số, bằng công thức.

Ðể đáp ứng nhu cầu, Vân thấy cần đi làm. Tuy học ngành sư phạm, nhưng Vân rất thích buôn bán. Vì vốn không có, Vân hùn hạp với người khác để mở tiệm. Hoàng đồng ý lấy số tiền trong quỹ tiết kiệm cho vợ làm ăn.

Tìm cái mỗi người muốn:

Khá thành công trong cuộc mạo hiểm nàỵ Cả hai tìm thấy được cái mình muốn. Hoàng có chiếc xe mới, Vân có viên kim cương lớn trên ngón taỵ Ðứa con trai bắt đầu vào trường mẫu giáo, có vô số đồ chơi.

Vì tiệm phát triển lớn hơn, Vân phải bỏ nhiều thì giờ hơn, thường là 10:00 giờ đêm mới về nhà. Nàng không thể nấu cơm chiều, không thể đón con. Một tháng hai ba lần phải đi xa qua đêm cho cửa tiệm, khi đi với vợ khi đi với chồng của người cùng hùn vốn. Những lần đi “business trip” như thế Vân thường chải chuốt hơn nhiều.

Căn nhà loại colonial lộng lẫy nhưng có vẻ hiu quạnh cô đơn trên mảnh đất hai mẫụ Số tiền đặt cọc phần lớn do Vân bỏ rạ Sáng sớm hai chiếc xe ra đi, rồi thật khuya mới thấy cánh cửa mở rồi khép lại ngaỵ Ngôi biệt thự lại chìm vào bóng tối thầm lặng. Hoàng và Vân phải trả mortgage khá nặng cho cái khối thầm lặng ấy.

Hoàng: Trả tiền nhà tháng này chưả
Vân: Ðó là trách nhiệm của người chồng.
Hoàng: Cô phải lo chuyện đó.
Vân: Từ nay anh lo chuyện đó đị
Hoàng: Cô đã trả chưả
Vân: Chưa, và sẽ không trả.
Hoàng: Ăn cháo đá bát. (Hoàng nghĩ tới số tiền lấy từ quỹ tiết kiệm cho Vân mở tiệm)


Còn đâu những buổi dạo phố, xem phim, nhâm nhí cà-rem trong sinh hoạt gia đình êm ấm. Những cuộc cãi vã khi to khi nhỏ, lời nói bóng gió, cay đắng, chua chát, thay cho lời tình tự. Và “ông nói gà bà nói vịt”.

Những bữa cơm chiều của gia đình trở nên thật hiếm hoi, mạnh ai nấy lọ Nhiều lần Hoàng đi ăn tiệm, nồng nặc mùi rượu, về nhà trễ, quên cả việc đón con. Một đêm khuya Thứ Sáu, Hoàng nửa say nửa tỉnh, bước vào nhà, bắt gặp Vân đang nói chuyên qua điện thoại.

Hoàng: Khi nào mình ăn cơm tốỉ.
Vân: ?
Hoàng: (cao giọng hơn) Nấu cơm chưa.
Vân: Cơm gì? Ai nấu.

Ðứa con trai 6 tuổi đang mải miết chơi game cạnh tủ kiếng đầy ly chén cổ.

Hoàng: Ðó là công việc của đàn bà.
Vân: Thứ đàn ông vô tích sự.
Hoàng: Thứ đàn bà lẳng lơ.
Vân: Anh nói ai lẳng lơ?
Hoàng: Chẳng lẽ nói cột nhà! Mẹ nào con đó.
Vân: Thứ ăn nhờ lưng vợ. Từ đời bố đến đời con.

Bỗng tiếng gió bay vụt qua mang tai Vân, tiếng thủy tinh vỡ lạnh người; đứa con trai xanh mặt run lẩy bẩỵ Hoàng vừa ném con ngựa bằng cẩm thạch về phía Vân. Nàng tránh kịp. Con ngựa đá trúng tủ kiếng, các ly chén cổ vỡ tan tành trên sàn nhà. Ðứa con trai thất thần không bật nổi tiếng khóc.

Lời bàn:

1) Kho tàng ở đâu, trái tim ở đó: Khi Hoàng Vân tìm nhau thì đối tượng của con tim là người yêụ Khi đối tượng tìm kiếm thay đổi, con tim cũng đổi hướng, đổi chiềụ Trái tim con người có một ngăn nhận và một ngăn phát. Sự luân chuyển nhận/phát duy trì và phát triển sự sống. Không hiểu từ bao giờ, trái tim được coi như biểu tượng của tình yêụ Khi đường đi vào là trìu mến yêu thương, trái tim gửi ra lại trìu mến yêu thương; khi đường đi vào là tiền hay những thứ mua được bằng tiền, trái tim bị biến thể và sẽ gửi lại sự tính toán lạnh lùng. Kinh nghiệm của cha ông “lạnh như tiền”.

2) Một nơi an toàn để phát triển: Ngoài ngôi nhà, trẻ em không tìm thấy nơi nào khác yên ổn, vì vậy chúng sợ nhất khi cha mẹ cãi vã hay đánh lộn. Biến cố vừa xảy ra với những cãi vã qua nhiều ngày tháng giữa Hoàng và Vân không chỉ đánh cắp sự hồn nhiên của đứa con trai, nhưng đưa vào nội tâm em sự bất ổn. Không một nơi nào được coi là an toàn cho em nữạ Ai biết tương lai của em đi về đâụ Có lẽ không có mảnh kiến nào cắt trên da thịt em, nhưng tim em rướm máu.

3) Vết hằn: Vết thương nào cũng cần chữa trị; một vết thương chỉ được che đậy đi có thể sẽ làm mủ và ung thốị Vết thương có khi đã được chữa lành nhưng vết thẹo vẫn còn đó, vết thương càng lớn vết thẹo càng khó tẩỵ Một câu hỏi lớn là: “Làm thế nào để đừng gây thương tổn cho nhau.


--------------------
-------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 29th March 2024 - 06:09 AM