Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Lưu ý khi trẻ thay răng, Dinh dưỡng
Tulip
post Aug 25 2015, 01:08 PM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Lưu ý khi trẻ thay răng


Trẻ thường thay răng vào độ tuổi khoảng từ 6 - 7 tuổi và kết thúc quá trình thay răng ở độ tuổi 12 và 13.Việc chăm sóc răng cho bé trong thời điểm thay răng là điều rất cần thiết và quan trọng, bởi những chiếc răng mới mọc lên này sẽ "đồng hành" cùng bé yêu trong cả quãng đời về sau.

Vì thế, bạn cần giúp cho trẻ giữ răng chắc, khỏe và đẹp bằng cách tập cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh và cách chăm sóc ngay từ khi trẻ thay những chiếc răng đầu tiên.

Hiểu về quá trình thay răng

Chiếc răng đầu tiên bé thay cũng bắt đầu vào giai đoạn khi bé khoảng 6 tuổi, tuy vậy cũng không loại trừ trường hợp trẻ có thể bắt đầu thay răng từ khi 4 tuổi hoặc tới tận 8 tuổi. Tiếp đó, các răng còn lại sẽ tiếp tục được thay và kết thúc cho đến khi bé 12 hoặc 13 tuổi.

Răng của bé sẽ được thay theo thứ tự: Bắt đầu là răng cửa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Đầu tiên 2 răng cửa hàm dưới sẽ được thay trước, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa của hàm trên và những chiếc răng kế tiếp.

Chăm sóc trẻ khi thay răng

Cảm giác khó chịu khi thay răng: Khi bước vào giai đoạn thay răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu do lợi bị đau, chảy máu và cảm giác trống trải, thiếu hụt của chiếc răng đã bị thay đi. Điều này cũng gây nên cho trẻ cảm giác không thoải mái trong khi bé nhai và nghiền thức ăn.

Tuy nhiên, đây là một hiện tượng hết sức bình thường khi trẻ thay răng, nó sẽ nhanh chóng qua đi, cha mẹ chỉ cần giúp trẻ vui vẻ, nói chuyện và chơi với trẻ để trẻ quên đi cảm giác đau đớn này. Nếu cha mẹ thấy trẻ quá đau, không chịu đựng được thì cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để nhờ bác sĩ can thiệp, cha mẹ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tuỳ tiện cho trẻ uống thuốc giảm đau.

Vệ sinh răng miệng

- Tập thói quen uống một chút nước lọc để xúc miệng và lau miệng sau khi ăn xong.

- Các bậc cha mẹ cũng nên nhắc nhở bé đừng quên đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc tối thiểu cũng nên đánh răng 2 lần/ngày để việc chăm sóc răng bé đạt được hiệu quả. Lưu ý trong khi lựa chọn kem đánh răng cho bé, bạn nên chọn loại có chứa hàm lượng florua đạt chuẩn, để giúp răng luôn chắc khoẻ và loại trừ nguy cơ răng bị sâu.

- Cha mẹ nên cho trẻ tập thói quen ngậm nước xúc miệng, tốt nhất là cho trẻ ngậm nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi tỉnh dậy giúp cho việc bảo vệ răng miệng của trẻ.

Chú ý ăn uống:

Tập cho trẻ thói quen ăn uống thật tốt. Răng của trẻ phát triển có liên quan chặt chẽ tới dinh dưỡng. Trong giai đoạn thay răng, cha mẹ chú ý đến việc cho trẻ thường xuyên ăn các loại thức ăn bổ sung canxi, photphat, vitamin như: thịt, trứng, sữa, trái cây, rau xanh, dầu gan cá… Đồng thời, thức ăn của trẻ phải da dạng hoá có đủ các loại như: thô, tinh, chay, mặn phối hợp.

Như vậy có thể thúc đẩy sự hình thành và canxi hoá các tổ chức mềm của răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ thường xuyên ăn thêm một chút thức ăn thô, xơ… để giúp trẻ tăng cường khả năng nhai, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của xương hàm và răng. Để phòng ngừa nguy cơ bị sâu răng, trẻ cũng nên hạn chế ăn các loại đồ ăn ngọt như: bánh, kẹo hay ngay thậm chí cả nước quả có lượng đường lớn cũng nên hạn chế.

Bảo vệ răng hàm: Khi trẻ khoảng 6 tuổi, trẻ mọc 4 chiếc răng hàm, vì răng hàm của trẻ không thay và nó có tác dụng quan trọng trong việc nhai và sắp xếp các răng vĩnh viễn sau này, cho nên phải hướng dẫn giữ gìn cẩn thận 4 răng hàm này, không để sâu răng.

Tránh hiện tượng răng mọc không đều


- Khi trẻ thay răng, có thể do cảm giác trống trải ở lợi hoặc do ngứa lợi nên trẻ thường có thói quen chạm tay, đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay, thè lưỡi, cắn môi, mút tay, cắn bút chì... đây là những thói quen xấu, rất mất vệ sinh, có thể gây nhiễm trùng cho bé và ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của xương hàm, làm cho hàm răng không đều khấp khểnh. Cha mẹ cần quan tâm nhắc nhở trẻ để giúp trẻ từ bỏ thói quen này.

- Khi trẻ đang thay răng, cha mẹ cần để ý nếu thấy trẻ hay thở bằng miệng thì cần nhắc nhở trẻ để trẻ thở bằng mũi, vì trẻ thở bằng miệng lâu ngày sẽ làm hàm trên cao lên, răng trước nhô ra làm cho hai hàm không khít với nhau. Nếu trẻ bị mắc các bệnh về mũi, làm trẻ khó thở phải thở bằng miệng như viêm mũi, viêm xoang… thì cha mẹ cần kịp thời chữa cho trẻ không để trẻ thở bằng miệng.

- Có một số trẻ khi thay răng có thể xảy ra những hiện tượng như: Răng mới mọc lên, nhưng răng sữa lại không rụng hoặc mọc lên hai cái răng mới cùng một lúc, điều này sẽ làm cho hàm răng của trẻ không đều và không tốt cho sự phát triển hàm răng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần nhờ bác sĩ can thiệp giúp trẻ bỏ đi cái răng sữa hoặc răng thừa.

- Nếu răng không đều do nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền thì sau khi trẻ đã thay răng sữa xong, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để chỉnh hình. Việc này nên tiến hành khi trẻ trong vòng 14 tuổi, vì ở độ tuổi này sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Nếu bé không có dấu hiệu thay răng khi bé đã trên 8 tuổi, bạn hãy đưa bé tới gặp bác sĩ, ở đây các nha sĩ sẽ cho trẻ chụp X quang để kết luận được tình trạng thay răng của bé ở phía dưới hàm.

Dinh dưỡng


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 19th April 2024 - 01:11 PM