Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bo Bo Hoàng
M&N
post Oct 22 2008, 03:35 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Bo Bo Hoàng: Nghề làm trang sức sân khấu



Cuộc đời Bo Bo Hoàng rất giản dị, trầm lặng. Ngoài những lúc đi biểu diễn, hay dàn dựng kịch bản, hằng ngày chị cặm cụi bên mối chỉ đường kim, đôi tay khéo léo, chị cung cấp cho sân khấu rất nhiều mũ, mão, vương miện, anh quang, trâm cài, bông giắt... Từ tiểu thơ khuê các đến công chúa, vương phi, hoàng hậu hay các vì vua, vương tôn công tử, từ sân khấu trong nước đến hải ngoại hầu như nơi nào cũng có mặt sản phẩm do chính tay chị làm ra, giá cả phải chăng.

Chị làm nghề vì yêu thích hơn là lời lỗ. Nghệ sĩ thương mến, nên hàng chị làm ra không đủ cung ứng cho nhu cầu. Tuy đắt hàng vậy, nhưng thu nhập chẳng bao nhiêu mà phải thức khuya vậy sớm, nghệ thủ công phải chấp nhận thôi. Chị làm bằng nỗi đam mê mãnh liệt, nhìn những nghệ sĩ lộng lẫy với trang sức của mình là chị vui rồi. Chị yêu tất cả những gì làm đẹp cho sân khấu cải lương.

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CẢI LƯƠNG

Với chị sân khấu cải lương là cuộc đời là máu thịt, là hơi thở. Chị không thể sổng thiếu sân khấu, chị vẫn miệt mài làm việc, âm thầm, hiệu quả. Trước tình hình sân khấu cải lương sa sút như hiện nay, chị không thích người ta dùng từ cải lương ''chết'' khi khái quát những thay đổi tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của sân khấu sàn diễn. Theo chị: ''Nói đến cải lương phải bao gồm nhiều mặt, cải lương ngày nay không chỉ hoạt động trên sân khấu, còn có truyền hình, video, phim cải lương... đừng nhìn sự thiếu vắng sàn diễn, đoàn hát ở TP không còn bao nhiêu với những đêm diễn lưa thưa rồi cho rằng cải lương chết, chết bao giờ? Cải lương có gặp khó khăn về nhiều mặt, không còn địa vị độc tôn, phải cạnh tranh mãnh liệt với các loại hình nghệ thuật khác. Nhưng cải lương vẫn sống, sống mạnh không chỉ bằng phương thức hoạt động thông thường lâu nay của các đoàn đi biểu diễn vùng sâu vùng xa, ở mỗi tỉnh đều có đoàn cải lương nhà nước hoạt động khá tốt. Cải lương còn thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, mỗi năm có trên 50 vở cải lương được thu mới dành cho các đài từ TW đến các tỉnh... Xin đừng nhìn cải lương với con mắt khác, vừa tội nghiệp, thương hại, vừa coi thường, chối bỏ cái có của chính ta, học đòi theo của người ngoài, biến thành ngoại lai nghệ thuật. Làm nghệ thuật truyền thống theo kiểu ốc mượn hồn, thì sẽ mất bản sác vả bị triệt tiêu, biến the åthôi. Cải lương cần đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, không thể kéo lùi cải lương về cái cũ, chúng ta đang sống ở thế kỷ XXl, thì phải làm cải lương theo kiểu của thế kỷ XXl, còn làm thế nào? Hay dở ra sao, thì do cái tài của người sáng tạo. Sân khấu cải lương chưa hay, chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của người xem ngày hôm nay, do quá ít người sáng tạo nghệ thuật có tài, có tám. Tôi không đồng ý với quan niệm cho rằng cải lương chết, phải nói cải lương phải thay đổi, phải mới, phải phát triển để tồn tại và vươn lên, chết thì làm sao để đổi mới''.

TÌNH YÊU DÀNH CHO LỚP TRẺ

Với công việc tác giả, đạo diễn chị thường xuyên làm việc với các diễn viên trẻ, luôn chăm sóc chỉ dạy tận tình chu đáo, không giấu nghề. Đặc biệt chị rất nghiêm khắc trong công việc đáp lại lớp trẻ rất thương mến, tôn trọng chị. Chị tâm sự thẳng thắn: ''Các em làm nghề ngày nay may mắn hơn thế hệ của tôi ngày trước rất nhiều, được sống trong cảnh thanh bình, thoải mái, đầy đủ các phương tiện để lăng-xê. Các em lại rất được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước, có điều của chị có thể gây sốc cho kiện học tập bài bản thông qua một vài cá nhân nào đó, cải lương - đờn ca tài tử... Các em còn dễ kiếm tiền bằng nghề ca hát của mình, hiện nay một người có khả năng ca diễn trung bình vẫn có thu nhập khá, các ngôi sao thì lẽ đương nhiên lịch biểu diễn dày kín. Vì vậy việc tập tuồng ngày nay rất khó tập hợp đầy đủ, đúng giờ, rồi phương tiện máy móc hiện đại hỗ trợ, họ thích hát nhép, vừa khỏe vừa tiện lợi, mất dần đi kỹ năng hát thật... để người ngoài nhìn vào đánh giá nghệ sĩ không nghiêm túc, lười biếng...''. Chị cũng thường xuyên căn dặn đệ tử, em cháu của mình, không được mượn danh nghệ sĩ làm chuyện này nọ, cốt mong sao có lợi cho mình mà không cần để ý đến những hậu qua.û Chị quan niệm nghệ sĩ là nghề nghiệp đẹp, đẹp từ sân khấu đến cuộc đời, nghệ sĩ càng thật dễ thương, càng dễ gần, càng chân thật càng đáng quí. Chị rất dị ứng với hình thức, sinh hoạt kỳ dị, không giống ai của những người mang danh nghệ sĩ.

Những ý kiến của chị có thể gây sốc cho một vài cá nhân nào đó nhưng rõ ràng đã phản ánh cái tâm, tấm lòng, đạo đức của người nghệ sĩ chân chính hết lòng vì nghề. Thời gian cướp đi nét thanh xuân của con người, Bo Bo Hoàng không tránh khỏi quy luật tự nhiên của tạo hóa. Chị không còn trẻ nữa, nhưng bản lĩnh và nét duyên nghề vẫn ngày càng sâu lắng, mạnh mẽ hơn, khẳng định thế đứng của một nghệ sĩ lớn, cả đời cống hiến cho sân khấu cải lương.

Bo Bo Hoàng cái tên nghe trẻ trung, thân quen, với cuộc đời khá kỳ lạ mãi được nhớ, được nhắc với lòng trân trọng, yêu quí.



ngocanh (Theo Báo sân khấu


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
M&N
post Oct 22 2008, 03:37 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Bo Bo Hoàng:

Nàng Cám vai diễn có một không hai trên SK Huỳnh Long


Sau năm 1975, sân khấu cải lương có sự thay đổi mới mẻ. Trước năm 1975, cải lương tuồng cổ có một vị trí rất khiêm tốn, không thể so với các đại ban như Thanh Minh – Thanh Nga, Thái Dương, Dạ Lý Hương, Kim Chung,... Thì từ năm 1976 trở đi, hai đoàn hát tuồng cổ Minh Tơ, Huỳnh Long đã trở thành hai đơn vị nghệ thuật mạnh thu hút nhiều khán giả đến xem với phong cách nghệ thuật mới, có chiều sâu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sân khấu truyền thống và những cách tân phù hợp với thời đại.

Những nghệ sĩ: Thanh Tòng, Thanh Bạch, Bạch Lê, Hữu Lợi, Bửu Truyện, Thanh Thế, Trường Sơn... trở thành những nghệ sĩ ăn khách, ăn khách, thậm chí, có thời gian cải lương tuồng cổ đông khách hơn những đoàn cải lương khác. Một trong những vở diễn đông khách liên tục trong nhiều năm trên sân khấu đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, đó là vở Tẩm Cám của tác giả Huy Trường, đạo diễn Huỳnh Nga. Lạ một điều, vở tấm Cám được khán giả chú ý, không phải từ những nghệ sĩ đóng vai chính diện. Sự hấp dẫn lại xuất phát từ những vai diễn phụ để đời. Cho tới ngày nay, những người đã xem vở Tấm Cám thời ấy, không thể quên được cặp nội giám Thanh Bạch -Đức Lợi với những màn tung hứng cống hiến cho khán giả những trận cười vỡ bụng. Sau này rất nhiều nghệ sĩ thay thế họ vẫn không sao hơn được những quái chiêu mà Thanh Bạch - Đức Lợi đã để lại dấu ấn trên sân khấu Huỳnh Long. Nữ nghệ sĩ Hồng Sáp có vai mẹ nàng Cám thành công nhất trong sự nghiệp ca hát của mình. Nhưng quái nhất chính là vai nàng Cám của Bo Bo Hoàng, một nàng Cám mới lạ, chưa từng có trên sân khấu cải lương dù chuyện Tấm Cám đã có rất nhiều tác giả viết cải lương, đã được thu dĩa, được công diễn trên nhiều sân khấu. Nhiều lớp nghệ sĩ đi trước đã diễn qua vai nàng Cám, nhưng cho tới khi Bo Bo Hoàng diễn nàng Cám đã tạo nên hiệu ứng tích cực.

Một nàng Cám không giống như những nàng Cám mẫu mực truyền thống mà khán giả từng quen biết. Cám của Bo Bo Hoàng khác từ giọng nói, tướng đi, điệu bộ, tính cách, cái ác, cái xấu xa đê tiện của nàng Cám được Bo Bo Hoàng đẩy tới tận cùng bằng một cách thể hiện rất mới. Chị đã sửa giọng nói của mình, cái giọng rè rè, the thé, lúc thì ré lên đinh tai nhức óc, lúc thì kháo nghẹt chẳng ra hơi, gây sự dồn nén khó chịu người nghe. Với vai Cám trên sân khấu, Bo Bo Hoàng đã dẫn người xem vào cuộc phiêu lưu thú vị để rồi sau đó, khán giả bất ngờ, biết rằng đã bị tài năng diễn xuất độc đáo của Bo Bo Hoàng chinh phục những trận cười nghiêng ngửa, những tràng pháo tay như vỡ rạp. Có thể nói, cho tới bây giờ vẫn chưa có ai sáng tạo vai nàng Cám độc đáo như Bo Bo Hoàng. Hai mươi mấy năm, chị mới tiết lộ bí quyết giúp chị diễn vai nàng Cám quái chiêu: ''Tôi rất thích cách diễn náo kịch của sân khấu Broadway, vừa ca vừa múa. Nhờ may mắn coi được một số phim của họ mà tôi học lỏm rồi tìm cách ứng dụng trên sân khấu cải lương. Vai nàng Cám là cơ hội cho tôi thể hiện những gì mình học hỏi, tìm tòi nhưng không phải bê nguyên xi, mà coi của người để tìm ra cách thể hiện cho mình. Cảm hứng từ cái hay của người ta để mình sáng tạo, chứ không bắt chước, sao chép''. ở ngoài đởi, nghệ sĩ Bo Bo Hoàng rất bình thường, không có gì đặc biệt, gặp chị, không ai nghĩ đó là nghệ sĩ, chị rất giản dị, dễ hòa lẫn trong đám đông. Trái lại, khi bước lên sân khấu, chị thay đổi hoàn toàn, bất cứ vai diễn nào của chị cũng đều để lại một dấu ấn nào đó rất riêng của Bo Bo Hoàng. Sau này, chị diễn rất thành công nhiều vai mụ độc lẳng trong nhiều vở cải lương khác nhau, những đoàn cải lương Sông Hương (Huế), Cửu Long 2, Sông Bé 2, Trần Hữu Trang 1... Nơi nào, chị cũng để lại những tình cảm tốt đẹp, những vai diễn khó có người thay thế. Dường như tất cả duyên dáng, tài năng của chị chỉ rực rỡ khi chị bước ra sân khấu biểu diễn. Mới đây, khi tái dựng lại vở Phụng Nghi Đình trên sân khấu Nhà hát Trần Hữu Trang, chị đã thể hiện vai Đổng Trác rất độc đáo, bản lĩnh nghề nghiệp, duyên dáng tự nhiên hòa quyện vào nhau tạo thành một phong cách Bo Bo Hoàng rất riêng.

TÁC GIẢ VÀ VỞ DIỄN CỦA NHIỀU VỞ TUỒNG ĂN KHÁCH

Với số vốn nghề nghiệp gia truyền, lại ham học hỏi, tìm tòi, chị bắt đầu cầm viết sáng tác kịch bản cải lương từ năm 1987. Nổi tiếng nhất là vở Tình yêu và nước mắt, đây là vở chị phóng tác theo tiểu thuyết Mùa tôm của Ấn Độ, là vở ăn khách rất được nhiều đoàn biểu diễn, những nghệ sĩ: Vũ Linh, Châu Thanh, Linh Tâm, Cẩm Thu...đã từng rất thành công trong vở diễn này qua bàn tay đạo diễn của chị. Bo Bo Hoàng còn có những vở Nữ chúa Rắn - phò mã Cùi, Long Vương kén rể, Nữ thần đèn, Nữ tỷ phú, Duyên nợ với nghề, Xuân Hạ Thu Đông... được dàn dựng ở nhiều sân khấu, trên truyền hình, video. Ngoài ra, chị cũng làm đạo diễn rất nhiều vở diễn trên truyền hình, trên các sân khấu tỉnh. Chị đã từng dựng rất thành công. Vở Bóng hồng sa mạc, một vở hát nổi tiếng trên sân khấu đoàn 1 Nhà hát CL Trần Hữu Trang. Đặc biệt, những vở mang màu sắc Ba Tư, ẤN Độ... các nghệ sĩ rất thích cách dàn dựng của chị, từng điệu múa, từng giai điệu âm nhạc được chị hướng dẫn tường tận. Chị rất mát tay trong sáng tác và dàn dựng. Những vở diễn do chị thực hiện, dù ở vai trò tác giả hay đạo diễn, chị đều có những thành công nhất định, tạo niềm tin cho các đoàn, những nơi mời chị cộng tác Sự cống hiến của Bo Bo Hoàng trên sân khấu cải lương rất âm thầm, lặng lẽ, không khoa trương, ồn ào, nhưng rất hiệu quả . Những gì chị đã để lại cho sân khấu cải lương rất đáng trân trọng, thể hiện đẳng cấp tài năng của một nghệ sĩ lớn, rất giản dị, bình thường. Bởi chị quan niệm được làm nghề là vui rồi. Với chị sân khấu cải lương là mái nhà, là cuộc đời, là sự nghiệp mà chị chỉ có một việc duy nhất, sống trọn đời vì nghiệp Tổ.

(Còn tiếp)


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
M&N
post Oct 22 2008, 03:39 PM
Post #3


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Bo Bo Hoàng: Cuộc đời kỳ lạ…

Trước đây nhắc đến Bo Bo Hoàng, khán giả ruột của cải lương nhớ tới một cô đào chuyên đóng vai con nít, giọng nói trong trẻo pha một chút hơi mũi rất lạ. Chị từng đóng vai con gái của quái kiệt NSND Ba Vân trong tiểu phẩm cải lương hài Đánh cờ tướng của soạn giả Thu An.

Nhiều người còn thuộc cả đoạn ca Khổng Minh tọa lầu của chị - ''Tía thua rồi hỡi tía con ơi, tú tu tì tú tú tù ti...'' nổi tiếng trên 40 năm qua. Một đời theo sân khấu cải lương, đóng đủ loại vai từ đào thương, đào lẳng, đào độc con nít, đến kép... vai diễn nào chị cũng gieo vào lòng người xem những ấn tượng khó quên. Chị còn viết tuồng, làm đạo diễn, rất mát tay, hầu hết những vở của chị thực hiện đều rất hấp dẫn, diễn viên và khán giả rất thích. Bo Bo Hoàng là một nghệ sĩ tài năng, cống hiến cả cuộc đời cho sân khấu, dẫu rất âm thầm, lặng lẽ, nhưng đáng nể nang, trân trọng.

Bo Bo Hoàng tên thật là Lê Thị Hoàng, sinh năm 1949 tại Quận 1 - Sài Gòn, ba má chị chỉ có hai người con, anh trai và chị thuộc dòng dõi con nhà nòi. Ông nội là Lê Thành Lư làm bầu đoàn hát cải lương, ông ngoại là Bầu Đẩu, bầu đoàn hát bội, mẹ là cô đào Ngọc Tín, một trong những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng một thời. Đặc biệt ba chị, một nghệ sĩ cải lương, kiêm luôn quản lý (ngày nay gọi là ngoại vụ, người chuyên lo điểm diễn, xin phép biểu diễn cho đoàn hát) và là tay đua xe đạp nổi tiếng cả Đông Dương với biệt danh ''Phượng Hoàng'' Lê Thành Cát. Thập niên 50-60 của thế kỷ XX, phương tiện xe cộ còn ít, đường sá chật hẹp, khó đi, ông Cát vừa là kép, vừa là quản lý đoàn hát, vốn có máu thể thao, ông di chuyển trên chiếc xe đạp đua đi tìm điểm diễn, xin phép chính quyền cho đoàn diễn... Không ngờ, lúc đó chiếc xe đạp đua là phương tiện nhanh nhất giúp rất nhiều cho ông, nhanh hơn những quản lý khác trong việc lèo lái đoàn. Giúp đoàn hoạt động mạnh mẽ , đều đặn. Những bận đi về đó bằng chiếc xe đạp như những cữ tập cho tay đua chuyên nghiệp. Nhờ đó mà sau nầy khi đăng ký dự thi vòng đua xe đạp toàn quốc, vòng đua vòng quanh Đông Dương ông trở thành tay đua xe đạp lừng danh, từng vô địch toàn quốc, vô địch toàn Đông Dương, là tay đua leo núi, đổ đèo hay nhất, được mệnh danh là Phượng Hoàng. Sau lần đổ đèo Hải Vân, ngọn đèo cao nhất và nguy hiểm nhất trên cuộc đua xuyên Việt lúc bấy giờ bởi sự gan dạ, tốc độ nhanh như chim Phượng Hoàng. Có lẽ từ trước tới nay chưa có nghệ sĩ cải lương nào qua thi đấu thể thao tài ba và nổi tiếng như ''Phượng Hoàng'' Lê Thành Cát. Sau này ông lấy tên Phượng đặt cho con trai đầu lòng là Lê Thành Phượng, tên Hoàng đặt cho con gái thứ.


4 TUỔI ĐÃ LÊN SÂN KHẤU

Bắt đầu lên sân khấu khi vừa tròn bổn tuổi, lấy nghệ danh bé Thanh Hoàng theo cậu mợ là vợ chồng danh hề Tấn Lập - Lệ ÚT về hát đoàn Hoa Sen. Vai diễn đầu tiên là hát tân nhạc trong lớp hoa sen nở ở vở tuồng Đoàn chim sắt. Bảy tuổi về đoàn nhà là đoàn Tinh Hoa. Một năm sau về đoàn Đồng ẤU Minh Tơ, bé Thanh Hoàng hát vai Điêu Thuyền, Thanh Tòng vai Lữ Bố, Lê Thành Phượng vai Đổng Trác, Xuân Yến vai hề Cai Hưỡn. Bốn diễn viên nhí đầu tiên khai trương đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, ban đầu chỉ hát những trích đoạn, sau đó vì khán giả yêu thích nên nghệ sĩ Mình Tơ quyết định lập đoàn Đồng ẤU gồm có Bạch Lê, Bầu Truyện, Thanh Thế, Trường Sơn... Khoảng một năm sau chị được mời về hát đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản. Một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động nghệ thuật của chị, một nghệ danh mới ra đời tồn tại cho tới hôm nay.

HUYỀN THOẠI BÉ BO BO

Trong vở ''Tiếng trống sang canh'' của soạn giả Thu An, có vai em bé Bo Bo con gái thầy Chàm, bé Thanh Hoàng được phân vai ấy. Sau đêm công diễn, khán giả ngạc nhiên có một cô bé đóng chung với quái Kiệt Ba Vân dễ thương quá, nên gọi luôn tên nhân vật, từ đó mỗi khi cô xuất hiện khán giả cứ gọi ''em bé Bo Bo kìa...''.

Thấy vậy ông Thu An khuyến khích Thanh Hoàng đổi nghệ danh, thật ra khán giả đã đặt tên cho chị rồi. Từ đó chị được nhiều hãng dĩa mời thu thanh, một giọng ca lạ được mọi người mến mộ. Được một thời gian, giữa lúc sự nghiệp đang phát triển tốt thì bé Bo Bo lớn nhanh quá, lỡ trẻ con, lỡ đào, chị phải nghỉ ở nhà đi học. Nhớ sân khấu chị lại về sân khấu Minh Tơ hát tuồng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, đóng Chúc Anh Đài, nghệ sĩ Đức Phú đóng vai Lương Sơn Bá. Năm 1964 chị được soạn giả Thu An mời về hát đoàn Hương Mùa Thu do ông mới thành lập. Một năm sau, năm 1965 chị được Ban tuyển chọn giải Thanh Tâm chấm trao giải HCV qua vai Đào trong vở ''Tiếng súng một giờ khuya'', nghệ sĩ Thanh Nguyệt là người cùng được trao giải Thanh Tâm với chị. Năm Mậu Thân tình hình sân khấu khó khăn, chị lại lui về Châu Đốc mở quán cơm sinh sống qua ngày, chờ đợi thời cơ... Đoàn Tấn Tài - Thành Được thành lập, nghệ sĩ Thanh Được mời chị về cộng tác, rồi chị qua các đoàn Thái Dương 2 (Dũng Thanh Lâm - Mỹ Châu). Chị lập gia đình với nghệ sĩ Nhật Thanh (hay là Văn Bảnh một khôi nguyên Vọng cổ trước Minh Vương, một giọng ca rất đặc biệt được trong giới đánh giá rất cao). Chị sinh con, nghỉ hát, khi trở lại sân khấu chị hát cho đoàn Khánh Hồng - Minh Tơ cho tới ngày Giải Phóng. Sân khấu Minh Tơ như ngôi nhà thứ hai của chị, chính nơi đây đã dạy cho chị từng bước đi cơ bản khởi đầu nghiệp ca hát, là nơi yên ấm chở che mỗi khi chị gặp những trắc trở, gập ghềnh.



Việt Khang



--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th September 2024 - 11:08 AM