Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cuộc Khổ Nạn Của Chúa - Vân Không
M&N
post May 15 2008, 07:34 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country






Điểm Phim - Cuộc Khổ Nạn Của Chúa


Bây giờ người ta hiểu chữ passion với ý nghĩa tình cảm, một cảm xúc đam mê, nhưng thật sự chữ passion đúng theo nguồn gốc Latin, có nghĩa là sự đau đớn, khổ đau (của tinh thần hay thể xác). Vậy phim "The Passion of the Christ" -Cuộc Khổ Nạn Của Chúa- là một phim có cái tựa đi rất sát chuyện phim: Chúa chịu đau đớn, hành hạ về thể xác để cứu khổ cho loài người. Cả phim dài 126 phút mà đến cả trăm phút là những cảnh rất rõ ràng về những hành hạ mà Chúa phải chịu đựng trên thân xác của mình, từ những cảnh đánh đập dã man, mà thân thể Chúa phải máu đổ thịt rơi, đúng nghĩa nhất, tới cảnh Chúa phải mang vương niệm bằng gai, rồi vác thập tự giá lê lết con đường đất, cho đến khi bị đóng đanh và chết.

Đúng vậy, Mel Gibson muốn trình bày với khán giả, mà phần đông là con chiên của Chúa, những hình ảnh chi tiết thật rõ rệt mà ông nghĩ Chúa Jesus đã phải chịu đựng khi bị đóng đanh. Là một người Thiên Chúa giáo thì càng hiểu tận tình và sẽ có cảm xúc mãnh liệt khi "nhìn thấy rõ ràng" chặn đường trong vòng 12 tiếng đồng hồ mà Chúa đã trải qua trước khi bị đóng đanh.

Cả toàn phim, Mel Gibson cho thấy sự đau khổ của Chúa trên thân xác ngài, đó là mục đích chính và tiên quyết của phim, không phải là những lời dạy dỗ của Chúa trích từ Thánh Kinh - có những trích dẫn nhưng rất ít. Vậy đối với một người khơng có đạo Thiên Chúa Giáo, thì tất nhiên họ chỉ thấy phim là một bạo hành, một sự khổ đau về thân xác cùng cực, nhưng với người Thiên Chúa Giáo thì họ sẽ cảm xúc mãnh liệt vì tất cả khố đau đó Chúa đã chịu cho loài người, không chối cãi đước. Sự hành hạ về thân xác này chưa từng có nhà làm phim nào cả gan dám làm, và phim bị phản đối của nhóm người Do Thái, vì họ nghĩ phim mang tính cách chống đối Do Thái, dân tộc Do Thái bị ghét bỏ vì đã là dân tộc bán Chúa, đem đến cái chết cho Chúa.

Phim bắt đầu lúc Judas bán một người tên là Jesus của thành Nazareth cho Sanhedrin, tức là hệ thống tòa án cổ xưa của Do Thái để lấy tiền. Jesus là người đang giảng dạy cho quần chúng những giáo điều mới, và tuyên bố sẽ có sự xuất hiện của một vương quốc Chúa Trời. Jesus có 12 tín đồ theo ông, và Judas là một trong 12 người đó. Đã bao thế kỷ, dân Do Thái đợi chờ một người truyền giáo mới, và Jesus có thể là người này. Jesus được trao cho chính quyền La Mã chiếm đóng đất Do Thái thời đó, với tội danh là mưu phản nhà cầm quyền. Từ lúc đó hai bên: Pontius Piate, Thống đốc của La Mã, và Caiaphas, một mục sư đứng hàng đầu trong giáo phẩm Do Thái, đã đẩy đưa nhau trách nhiệm phải quyết định về người Do Thái tên là Jesus, đã có những lời tuyên bố cách mạng bất lợi cho đế quốc La Mã, cũng là những thuyết giáo mới khác hẳn những gì có sẵn trong Thánh Kinh Do Thái. Phía La Mã sợ một cuộc nổi loạn, và phía Do Thái, vì quyền lợi chính trị, và tôn giáo, cuối cùng đã đưa đến quyết định không dặn đừng là phải xử tử Jesus như một tên tội hình bằng cách đóng đanh lên thập tự giá. Xin mở ngoặc, ngày xưa đóng đanh lên thập tự giá là một hình phạt xử tử, giống như hình phạt treo cổ của Âu Châu hay voi dày ngựa xéo của Trung Hoa thế kỷ về sau.

Có ý nghĩ đưa ra rằng: Nếu Mel Gibson theo sát Thánh Kinh hơn, trong đó cho thấy Caiaphas đã suy nghĩ và quyết định hành quyết Chúa: Một người nên chết để cả một nước được cứu rỗi, thì có lẽ người dân Do Thái cảm thấy trách nhiệm Chúa chết bớt đè lên vai người dân Do Thái. Vì phim bỏ mất ý tưởng đó, cho nên người Do Thái đã phản đối là phim có tính cách bêu xấu người Do Thái, mà trong lịch sử nhân loại, người Do Thái đã bị ghét bỏ nhiều rồi, nay phim ra đời trong thời điểm này càng thêm phần kém thuận lợi cho người Do Thái.

Vậy thì phim có chống người Do Thái không? Tuy đạo diễn Mel Gibson không ngạc nhiên là phim gây náo động trong quần chúng, một phim chính trị hay tôn giáo thường là vậy, nhưng ông rất đỗi ngạc nhiên về các lời phê bình và các phản ứng quá mạnh mẽ đến từ một số người. Ông ước mong mọi người hãy xem phim để hiểu mục đích chính, là ông muốn truyền đạt một niềm tin tưởng, và ông đã thực hiện niềm tin đó bằng mọi giá. Theo Roger Ebert, một nhà điểm phim lâu năm và cũng là một người đạo Công giáo, thì phim không hàm đổ tội cho người Do Thái. Ông chuyển đạt ý kiến của ông như sau:

“Tất cả là một chuỗi suy nghĩ đã đưa đến quyết định hành xử Jesus. Những người Do Thái muốn Jesus chết, là những người đứng trên cao của hàng giáo phẩm Do Thái, họ có những lý do về đạo giáo lẫn chính trị. Tựa như ngày nay, khi các ông linh mục công giáo làm bậy, những người có quyền hành trong hàng ngũ lạnh đạo lấy làm khó xử, và vì thế họ đã có những quyết định chậm chạp trong việc lên tiếng kết tội những linh mục trong giáo phẩm. Cũng thế, các mục sư của Hồi Giáo im lặng, không lên tiếng về các vụ khủng bố của những tín đồ của họ. Tất cả vì mục đích chung mà quên đi những việc đúng phải làm. Trong phim, các mục sư Do Thái này là những người có chức phẩm cao, có quyền thế, họ sợ mất quyền lợi của chính họ, và họ cũng sợ những lời giảng dạy mới của Jesus thay đổi những gì đã được giảng dạy ngàn năm trong Thánh Kinh Do Thái. Những nhân vật Do Thái khác trong phim là những người tốt, Simon đã giúp Jesus vác thánh giá lên đoạn đầu đài, Veronica là người đưa miếng vải để giúp Chúa lau mặt, và những người trong đám đông đã rất đau lòng khi thấy Chúa bị hành xử dã man.
Chuyện đã xảy ra trong đất Do Thái, tất nhiên các nhân vật là Do Thái, có nhân vật tốt cũng như có nhân vật xấu, mỗi nhân vật nói lên cá tính của mình, không phải cả một đạo giáo hay cả một dân tộc. Đây là câu chuyện của một người Do Thái đã tìm cách giảng đạo của mình thay vì đạo giáo đang có sẵn, với hàm ý nghĩa mình là Chúa cứu thế. Người đó tất nhiên sẽ bị nhìn một cách khinh bỉ và nghi ngờ dưới cặp mắt của cộng đồng Do Thái đã được thành lập từ mấy thế kỷ qua, nhưng người này vẫn kiên trì, tìm kiếm những đệ tử trung thành, để thành lập một đạo giáo mới, một vương quốc mới cho Chúa Trời. Người ta thường nói một cách giản tiện qua Thánh Kinh rằng: Do Thái giết Chúa! Đó là một câu nói sai lầm trên mặt đạo giáo: Chúa được sinh ra làm người và tới trái đất để chịu đựng khổ đau, và cuối cùng đã chết để đền bù cho những tội lỗi của con người. Vậy không có giòng giống nào, không có người nào, không có mục sư nào, không có vị thống đốc nào đã giết Chúa. Chúa đã chết theo ước muốn của Thượng Đế để thực hiện nguyện vọng. Theo đúng Thánh Kinh: Qua tội lỗi của con người, con người mới thực sự đã giết Chúa! Vậy nếu có nhà thờ nào dạy những điều khác hơn, có tính cách chống Do Thái thì đó là những lời giảng dạy trái phạm lòng tin tưởng của chính họ.”

Có thể chúng ta bàn hơi nhiều về đạo giáo của phim chăng? Quả đúng, vì đây không phải là một phim giải trí. Mel Gibson không làm phim này với mục đích thu lợi trên mặt tài chánh - Sự thành công và số thu khổng lồ đến với phim "Khổ Nạn" là một bất ngờ! Khán giả đi xem phim không phải vì giải trí. Tò mò có, va` phần đông các khán giả Thiên Chúa Giáo đi xem để hiểu hơn về cuộc khổ nạn, sự khổ đau mà Chúa đã chịu đựng để cứu rỗi những tội lỗi của con người. Mel Gibson đã trình bày phim theo một truyền thuyết đạo giáo, và đã được sự chấp nhận từ các tín đồ Thiên Chúa Giáo đã có sẵn niềm tin tưởng. Cũng là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Mel Gibson đã bỏ tiền bạc, tài năng để thực hiện điều mà ông ta tin tưởng, chuyện này hiếm khi xảy ra trong cuộc sống vật chất này. Đó là điều đáng ngưỡng mộ!
Đối với người không có đạo Thiên Chúa Giáo thì có nên xem phim không? Như người viết, không phải đạo Thiên Chúa Giáo, đã phân vân rất nhiều, có nên xem một phim bạo lực quá không? Phải nói phim rất tàn bạo, máu đổ thịt rơi với các hình phạt và xử tử rất man rợ.

Trước hết thử bàn về tính cách thật của các hình phạt đánh đập dã man: Các hình phạt như vậy có xảy ra không, có thật không? Câu trả lời là có. Đến ngày nay, thế kỷ 21, khi nhìn trên màn ảnh thấy những vật tra tấn của các nhà bạo quyền, gần đây nhất là của Saddam Hussein, chúng ta phải nhăn mặt lắc đầu. Đó là 2000 năm sau khi Thiên Chúa GS, và những luật lệ về nhân quyền đã được con người cãi biến rất nhiều. Thật sự nếu không có luật pháp, không có sự nhúng tay, la làng của nhân quyền thì con người không thấy mình bạc ác cho lắm, con người viện dẫn đủ lý do để trừng phạt người đồng loại. Sau 6 triệu người Do Thái chết thế chiến thứ hai, tới cuối thập niên 70, cả triệu người Cam Bốt bị chính dân tộc họ giết một cách dã man, và sau này ở Phi Châu cũng có cuộc thảm sát khủng khiếp. Ôi những đau khổ vô cùng của con người, vì vẫn còn có những người muốn mình có quyền sinh sát trên đồng loại của họ, họ không thể chấp nhận tính bất chấp của người khác, mà họ đồng nghĩa là "coi thường" chính phủï đang nắm quyền lực.

Vậy, các màn bạo lực là những cảnh rất thực, khán giả có thể đi đến quyết định rằng sự thật đã xảy ra như trình bày, hay tương tợ như vậy. Thời xa xưa, khi một dân tộc chiến thắng một dân tộc khác, thì kẻ chiến thắng coi dân tộc thua như kẻ thù, đối xử như nô lệ, và đó là sự thật của lịch sử loài người. Đối với những người nhạy cảm, không thích những cảnh máu me, thì họ phải nhắm mắt, khó lòng theo dõi cho tận cùng, có nhiều khán giả đã bỏ ra ngoài trước khi phim chấm dứt. Như đã nói, mục đích chính của phim là đạo giáo, Mel Gibson muốn trình bày con đường khổ nạn Chúa đã trải qua để cứu rỗi loài người. Các điều khác như kỹ thuật, tài năng diễn xuất, hình ảnh nghệ thuật, nhạc phim, hóa trang, quần áo, nhà cửa, tất cả được thực hiện công phu không ngoài phục vụ cho Đạo giáọ của phim. Ngôn ngữ của phim cũng theo đúng thời cảnh đã xảy ra, tức là phim nói tiếng Do Thái và tiếng Ý, có phần phụ đề Anh ngữ. Các diễn viên là các tài tử quốc tế, chỉ có James Caviezel trong vai Jesus là người Mỹ, còn các tài tử khác phần đông là người Ý như Monica Bellucci, Sergio Rubini, hoặc là người Âu Châu như Claudia Gerini (trong vai mẹ Jesus) là người Romania. Phong cảnh cũng thế: khán giả tưởng mình trở lại thời xưa, cảnh nghèo khổ của dân Do Thái ngày đó, rất thật, vì Chúa là một người nghèo, buổi tiệc cuối cùng là buổi ăn thường, các tín đồ ăn bận thường, nhà cửa sơ sài, khác hẳn những bức tranh vẽ màu mè, huy hoàng đẹp đẽ để vinh danh Chúa . Hãy nhớ hai ngàn năm trước, đó là một thời kỳ còn rất thô sơ và dân tộc Do Thái lúc đó là một dân tộc nghèo nàn.

Xin nhắc lại, mục đích chính của phim là "Sự Khổ Nạn Của Chúa", đúng như tựa phim, không phải là những lời giảng dạy, hoặc các lời răn, các ý nghĩ của Chúa. Nếu khán giả không phải đạo Thiên Chúa Giáo, mà muốn tìm hiểu thêm về đạo Thiên Chúa, thì tất nhiên khán giả sẽ thất vọng vì không học thêm được thêm một lời răn, lời giảng dạy nào của Thiên Chúa, phim chỉ thuần nói về sự khổ đau của thân xác, và vì thế các hình ảnh rất tàn bạo. Bạn phải chuẫn bị tinh thần để thấy cảnh đánh đập dã man, với màn roi quất trên thân thể Chúa đầy máu me, đánh bóc cả da, đập vào xương con người, những tiếng la thét rụng rời, trong lúc đó những lính tráng hành quyết không mảy may xúc động. Nếu là tín đồ Thiên Chúa Giáo, thì bạn sẽ có những xúc cảm mãnh liệt, vì thấy mình chạm mặt với sự khổ đau của Chúa, còn không, có thể bạn sẽ cảm thấy bị chấn động tâm thần, vì cả cuốn phim chỉ có thế, bạn sẽ không hiểu thêm được điều gì hơn! Trừ phi bạn tò mò muốn biết phim được trình bày ra sao!

Kết luận: Đây là một phim về một ý tưởng, ý tưởng chính của Thiên Chúa Giáo. Với một tín đồ Thiên Chúa Giáo, thì người đó càng thấy mình hiểu rõ sự khổ nạn của Chúa, và sẽ thấy phim rất hay và có ý nghĩa.

Không phải là một người đạo Thiên Chúa Giáo, nhưng cá nhân tôi nhận thấy phim đã được thực hiện với cả một tấm lòng, tấm lòng của một người đạo Thiên Chúa, và kết quả đã phim đã được đón nhận tương xứng với công người bỏ ra thực hiện phim.


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 30th September 2024 - 06:15 PM