Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Làm gì khi nhận báo động 'Check Engine'?, Phạm Ðình
NamQuoc
post Feb 10 2015, 07:22 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 53
Country







Làm gì khi nhận báo động 'Check Engine'?


Ðó là câu hỏi chúng tôi nhận được trong tuần qua của bạn đọc nhân một bài viết trên trang báo này cách đây vài tuần, câu hỏi như sau: “Một người kể lại xe bị đèn Check Engine, và thay cái Thermostat, nhưng bị tiệm sửa tính tiền hơn $350. Bây giờ xe tôi cũng bị Check Engine như vậy, nhưng làm sao biết được là xe mình có bị Thermostat không, hay là bị cái khác. Có cách nào làm đỡ tốn kém không?”

Trước tiên xin minh định, đèn báo “check engine” sáng lên không hẳn là dấu hiệu trục trặc của Thermostat, tức là cái dụng cụ theo dõi nhiệt độ của dòng nước Coolant. Trong bài viết tuần đó, chúng tôi cũng có nói rõ, “check engine” sáng lên để báo cho chúng ta một trục trặc nào đó trong hệ thống máy, mà nói hệ thống máy là bao gồm gần như hết cả cái xe, từ một chuyện đơn giản như cái nắp bình gas chưa đậy chặt, nắp bình nhớt chưa kín, điều nhiệt kế bị nghẹt. cho đến những trục trặc lớn hơn hoặc rất lớn như không khí tiếp vào xi lanh quá nhiều, xăng đốt cháy không hết, đầu máy ướt, ống phun xăng (fuel injector) hư, máy cảm ứng không khí bị lỗi, bu-gi mòn hoặc sút dây, miếng đệm đầu máy (head gasket) bị rách. Có nghĩa là “thượng vàng hạ cám,” chẳng có cái gì mà bộ não điện tử trên xe (onboard computer) không báo động cả. Chắc chỉ có những thiệt hại liên quan body xe là nằm ngoài “engine” mà thôi.

Phải làm gì khi được báo động “check engine”?

Bởi vì Check Engine biểu thị nhiều triệu chứng như vậy, nên nó có thể thông báo là bạn sắp mất $350, thậm chí tiền ngàn, hoặc đơn thuần chỉ là lời nhắc nhở xuống xe, xoáy lại nắp bình xăng cho chặt mà thôi. Nói cụ thể, khi xe vừa nổ máy chạy, hoặc khi xe đang bon bon lăn bánh trên đường mà bỗng dưng nhận được đèn báo “check engine,” hoặc “service engine soon” thì không nhất thiết phải lạnh cẳng: Có thể chiếc xe sắp gặp một trục trặc lớn, cũng có thể chỉ là một chuyện nhỏ tự mình có thể chỉnh ngay được. Ðể giúp bạn một vài ý niệm khi gặp “check engine,” chúng tôi xin liệt kê triệu chứng của cả 2 trường hợp:

1-Những dấu hiệu không đáng ngại:


Ðó là khi chúng ta thấy đèn “Check Engine” sáng lên đều đặn, chứ không nhấp nháy liên hồi. Hoặc có lúc thấy đèn sáng, lúc sau trở về bình thường, và ít lâu sau lại sáng lên. Ðồng thời bạn cũng nhận thấy xe không tỏ dấu hiệu bất thường nào cả, thí dụ:

-Xe vẫn chạy bình thường.
-Không thấy hao tốn xăng hơn bình thường.
-Không nghe thấy tiếng động lạ.
-Không ngửi thấy mùi lạ.
-Không thấy khói bốc lên ở đầu xe.

Ðó là hiệu đèn “không khẩn cấp,” cho biết một trục trặc nhẹ đã xảy ra, không buộc phải chỉnh sửa ngay. Bạn có thể xuống xe để kiểm tra lại nắp bình xăng, và chờ đến khi an toàn (máy nguội) để kiểm tra nắp bình nhớt, nắp két nước Radiator, thăm lại dầu nhớt cũng như cắm lại que thăm dầu nhớt cho kín. Có thể sau khi điều chỉnh xong những sơ sót đơn giản ấy, đèn báo “check engine” sẽ tắt. Nếu không, cố gắng thu xếp một dịp thuận tiện gần nhất để đưa xe đến một trung tâm sửa chữa đáng tín nhiệm.

Nhiều cơ sở uy tín sẵn sàng chẩn bệnh “check engine” miễn phí, như tại cơ sở của AAMCO hiện nay.

Ông Gary Martin, chủ nhân công ty Martin Motorsports Inc, phát biểu, “Trong 80% trường hợp check engine light nổi sáng là vì một nguyên nhân đơn giản: nắp bình xăng đậy chưa chặt! Cũng có thể là khi thăm nhớt, thăm dầu, chủ xe không cắm que thăm (dipstick) lại cho khít. Bởi vì ECU cảm ứng rất nhạy bén, nên chỉ một sai sót nhỏ như trên cũng được ghi nhận. Thậm chí, có ECU còn nhạy bén đến nỗi đánh hơi cả được tình trạng xăng xấu. Nhưng xin đừng ai muốn thử đánh hơi “mùi xăng” mà cho máy nổ trong lúc đổ xăng nhé. Lời dặn tuy có tức cười, nhưng không phải là thừa thãi đâu!

Ngay cả khi nhận được đèn báo không khẩn cấp, chúng ta cũng không thể lờ đi hoặc bỏ qua luôn. Là vì, các bộ phận trong xe đều có liên quan hỗ tương với nhau, một trục trặc nhỏ nào đó cũng có thể dẫn đến một thiệt lớn sau này, nếu không được chỉnh sửa ngay. Hơn nữa, một trục trặc nhỏ, liên quan “check engine” cũng gần như chắc chắn sẽ làm xe chạy hao xăng hơn, có thể móc túi của bạn thêm 20% chi phí ở mỗi lần đổ xăng không chừng.

2-Dấu hiệu hư hại trầm trọng:

Nếu đèn “check engine” sáng lên và nhấp nhánh liên tục, giống như đèn báo trên các mui xe cấp cứu, điều đó có nghĩa là trung tâm điều khiển hệ thống máy (Engine Control Unit - ECU) đã “đánh hơi” được một trục trặc lớn cần phải được chỉnh đốn ngay, nếu không muốn những thiệt hại trầm trọng hơn xảy ra. Một mặt khác, những dấu hiệu sau đây có thể xảy ra:

-Ðầu máy kêu, gõ liên tục với những tiếng động bất thường.
-Khói bốc lên ở đầu xe, hoặc ở đâu đó trong xe.
-Xe mất power trầm trọng.
-Xe trở nên hao xăng thấy rõ.

Gặp trường hợp này thì phải mang xe vào trung tâm sửa chữa gấp, không thể trì hoãn.

3-Công việc “Check Engine“

Ðưa xe vào trong tiệm, người thợ sẽ móc một cái máy gọi là “code reader” vào trong bộ phận lưu trữ dữ kiện (data port) của trung tâm điện toán điều khiển (Engine Control Unit) để tìm ra ký hiệu (code) của nguyên nhân trục trặc. Công việc thật là dễ dàng, bạn có thể tự làm được nếu có máy “code reader.” Ðược ký hiệu rồi, bạn sẽ tra cứu tài liệu để biết xem ký hiệu đó được giải thích ra sao, và thực sự nguyên nhân trục trặc là gì. Ðây cũng vẫn là một việc dễ làm, nếu bạn có sách vở hoặc tài liệu để tra cứu.

Nếu là người tò mò thích tìm hiểu, bạn cũng có thể mua một cái “code reader” và học cách “chẩn bệnh” cho xe khi gặp “check engine” sáng đèn. Tuy nhiên, việc chẩn bệnh là một công tác có thể được cung cấp miễn phí cho khách hàng tại một số cửa hàng như Autozone, hoặc Advanced Auto Parts. Riêng người viết có biết một nơi chẩn mạch “check engine” miễn phí, đó là AAMCO, một công ty sửa chữa xe cộ rất uy tín và rất lớn với hơn 700 cơ sở trên toàn quốc Hoa Kỳ. Bạn cứ vào mạng Internet, gõ chữ AAMCO và tìm một chi nhánh gần nhà bạn là có ngay. Nếu may mắn hơn, bạn lại có thể được AAMCO tặng không 3 lần thay nhớt miễn phí, kèm theo khá nhiều dịch vụ khác nữa. Không may mắn gặp được những cơ sở “mạnh thường quân” như vậy, bạn có thể phải trả tới gần $100 đồng cho việc chẩn bệnh, không kể sửa chữa. Với $100 đó, chúng ta mua được một máy “code reader” để tự làm được rồi.

Nhưng tìm được code, tìm được giải thích của code chỉ là khởi đầu mà thôi, tiến hành sửa chữa mới là việc đòi hỏi công phu. Chẳng hạn, số code cho bạn biết có trục trặc trong hệ thống cung cấp nhiên liệu (fuel supply system). Ðáng tiếc là “fuel supply system” không phải là một dụng cụ, một bộ phận, nhưng đó là một hệ thống bao gồm nhiều chi tiết phức hợp. Nếu người thợ máy phải thử, phải thay từng bộ phận, cuối cùng mới tìm ra bộ phận thực sự hư hỏng thì đó là điều chẳng may cho bạn, vì số tiền bạn phải bỏ ra tương ứng với thời gian làm việc của người thợ có lẽ không nhỏ.

4-Chủ xe có thể làm được gì?

Khi thấy đèn hiệu “check engine” sáng lên, chúng ta cần biết xem đó có phải là trường hợp nguy cấp không, như phần trên có nói: Nếu nguy cấp thì đưa ngay vào tiệm; Nếu chưa nguy cấp, bạn có thể tạm thời dùng xe cho xong việc, nhưng xin ghi nhận ít điểm sau đây: Ðèn báo sáng lên trong trường hợp nào? Khi xe chạy nhanh? Hay chạy chậm? Khi đang chạy nhanh rồi chậm lại? hay đang chạy chậm rồi thúc ga cho nhanh hơn? Khi chạy bình thường hay khi đổi số?.... Ghi nhận được những sự kiện đó, bạn có thể giúp người thợ khá nhiều trong những việc tìm bệnh và chữa bệnh cho xe.

Phạm Ðình


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 30th June 2024 - 09:58 AM