Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Piano và Guitar, Nguyên Tâm
AnAn
post Jun 16 2016, 02:23 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Piano và Guitar


Ðối với nhiều người trên thế giới, hình ảnh cây đàn piano luôn có vẻ sang trọng hơn các nhạc cụ khác. Nhất là người Việt, đặc biệt ở trong nước, nghe nhà ai cho con học piano thì trong lòng không khỏi có chút ganh tị. Ngược lại, nghe con ai học guitar, thường không để ý lắm. Nhiều phụ huynh, có điều kiện tài chính, thường bắt con mình học piano mà không cần biết chúng có thật sự thích hoặc có khiếu hay không. Không phải hễ con mình có năng khiếu âm nhạc thì học nhạc cụ nào cũng giỏi. Dĩ nhiên, nếu có khiếu về nhạc thì học cái nào cũng dễ. Tuy nhiên, ở trình độ cao hơn thì cần có năng khiếu đặc biệt về một nhạc cụ nào đấy. Ðiều quan trọng, không nên cho rằng nhạc cụ này sang hoặc “hèn” hơn nhạc cụ khác. Chủ yếu là ở trình độ và phong cách người chơi. Hơn nữa, mỗi nhạc cụ có những ưu và khuyết điểm riêng khiến việc xếp “đẳng cấp” càng khó khả thi. Như piano và guitar!

Piano có lợi thế về âm vực và bàn đạp dưới chân hỗ trợ cho tay. Piano cổ điển có 85 nốt (từ thấp lên cao); loại hiện đại thường khoảng 88 nốt. Một số loại đặc biệt có đến 97 nốt. Số lượng nốt, từ thấp lên cao, càng nhiều thì âm vực càng lớn. Phải nói rõ “từ thấp lên cao” vì bên guitar cũng có nhiều nốt nhưng trùng nhau về cao độ nên âm vực hẹp hơn so với piano. Trên piano, mỗi nốt nhạc là một phím đàn. Ðàn có bao nhiêu phím thì chơi được bấy nhiều nốt, từ thấp lên cao. Bên guitar, tổng số nốt, không phải từ thấp lên cao, bằng số phím đàn nhân với số dây. Những nốt “dư”, không được tính để đo âm vực, làm phong phú âm sắc của guitar. Vì piano không có nốt nào “dư” nên, nếu không có bàn đạp hỗ trợ, thì âm sắc rất đơn sơ. Thường piano có 3 bàn đạp để chính giữa chân. Bàn bên phải được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt cho những nốt ngân dài. Ðàn piano thực ra cũng thuộc loại đàn dây như guitar. Thay vì gẩy trực tiếp bằng tay như guitar, người chơi piano gõ ngón tay xuống phím đàn (thường bằng nhựa) được nối dài bằng những thanh gỗ theo nguyên lý đòn bẩy. Phía bên kia điểm tựa, được gắn 2 cây nhỏ; cái ngắn để “gẩy đàn” còn cái kia dài hơn giữ cho dây khỏi rung (khiến nốt nhạc không ngân). Trong cây đàn piano loại lớn (grand piano), đầu cây ngắn nằm phía dưới còn đầu cây dài nằm phía trên dây đàn. Lúc piano ở thế tĩnh, đầu các cây dài nằm đè lên những dây đàn. Khi gõ vào phím đàn, đầu kia thanh gỗ bật lên; đầu cây ngắn đánh vào dây đàn, đồng thời đầu cây dài bật lên cho dây đàn có thể rung. Khi đạp vào bàn bên phải, các đầu cây dài được nhấc lên giúp những dây đàn nào đang rung có thể rung… tiếp. Muốn dây đàn rung tiếp mà không dùng bàn đạp bên phải thì cần giữ ngón tay trên phím, không được nhấc lên. Cách nào cũng có nhược điểm. Nếu dùng bàn đạp bên phải thì tất cả các nốt nào (gõ xuống) cũng ngân. Giữ ngón tay trên phím (sau khi gõ xuống) thì ngân được nốt mình muốn nhưng lại không thể hoặc khó chơi các nốt kế tiếp trong bản nhạc. Bàn đạp ở giữa giúp người chơi ngân được nốt nhạc mình muốn mà không phải giữ ngón tay trên phím đàn. Bàn đạp bên trái giúp người chơi làm phong phú thêm âm sắc của tiếng đàn mình. Bình thường mỗi phím đàn piano có 3 dây (hoặc ít nhất là 2 dây). Khi đạp vào bàn bên trái, mỗi nốt phát ra từ 1 dây mà thôi; khiến âm thanh nghe nhẹ nhàng êm dịu hơn.


Guitar

Nhiều bậc phụ huynh cho con học piano nhưng không biết về chuyện bàn đạp này. Thành ra, nhất là ở Việt Nam, có những phụ huynh nói là cho con học piano nhưng thực ra lại học keyboard. Loại keyboard lớn, có bàn phím tương tự như piano nhưng chỉ có một bàn đạp (bên phải). Thầy (cô) dạy keyboard lại hướng dẫn chơi bằng tay mà thôi, không dùng chân. Cho nên nhiều em học keyboard từ nhỏ nhưng sau này ngồi vào cây piano vẫn cảm thấy ngượng ngịu, chơi rất dở vì không sử dụng được hoặc thành thạo các bàn đạp. Cấu trúc đàn piano để tạo âm sắc chủ yếu chỉ chừng đó; thua xa guitar! Bên guitar, một nốt nhạc có thể chơi (bấm ngón tay) trên nhiều dây khác nhau, tạo âm sắc khác nhau. Ngoài ra, trên cùng một dây, người chơi có thể gẩy (ngón tay) ở nhiều chỗ khác nhau cho cùng một nốt nhạc, làm âm sắc nghe khác đi. Một kỹ thuật đặc trưng cho nguyên lý này là trémolo; dùng 3 ngón tay gẩy liên tiếp vào một dây đàn; nghe như tiếng mưa rơi hoặc suối chảy. Ngoài ra, guitar có thể gẩy bằng móng tay hoặc phần thịt mềm của ngón tay hoặc phím nhựa; tạo nên những âm sắc rất đặc trưng. Thậm chí, có thể bắt chéo 2 dây đàn vào nhau, đánh lên nghe như tiếng trống. Dĩ nhiên, ngoài âm vực và âm sắc, âm nhạc còn nhiều đặc tính khác mà mỗi nhạc cụ có mỗi công dụng riêng. Căn bản vẫn là trình độ và phong cách của người chơi.

Về trình độ thì có thể học thầy nhưng phong cách thì phải tự học hoặc trời cho! Có nhiều dương cầm thủ đánh rất giỏi nhưng trông như một viên thư ký đang ngồi đánh máy chữ. Có người ngồi đánh đàn mà lưng thì gù, mặt chồm (gần) sát phím đàn. Có người lưng thẳng nhưng cứng đơ, trông xa như người… máy. Dĩ nhiên, phong cách không chỉ là dáng vẻ mà còn nhiều thứ khác. Tuy nhiên, dù đánh nhạc cụ gì đi nữa mà người chơi trông gò bó, căng thẳng thì cũng mất sang. Còn trình độ không chỉ về kiến thức và kỹ năng chơi nhạc mà còn trình độ văn hóa chung. Chính trình độ văn hóa giúp người chơi diễn tả trọn vẹn nội dung bản nhạc. Cụ thể là nhiều em nhỏ chơi đàn rất giỏi nhưng không hay. Ðơn giản vì kiến thức cuộc sống quá non nớt, không hiểu được bản nhạc, chỉ chơi theo… nốt! Ðặc biệt nhiều em nhỏ, và cả người lớn nữa, chơi đàn mà không có cảm xúc, cứ chơi như cái máy. Nhiều người chơi độc tấu, dù có trình độ, mà vẫn phải nhìn vào tờ giấy nhạc. Các bậc cao thủ thậm chí không thèm nhìn vào phím đàn.

Dù sao đi nữa, piano vẫn là nhạc cụ chính trong âm nhạc Tây phương. Ở các trường dạy nhạc chuyên nghiệp, dẫu học làm ca sĩ cũng phải qua vài khóa về piano. Nếu muốn đưa con em mình vào thế giới âm nhạc từ khi còn nhỏ, có lẽ nên bắt đầu từ cây đàn piano. Và đừng quên trau dồi kiến thức văn hóa nếu muốn tiến xa trên con đường này.


Keyboard


NT


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 12:55 PM