Welcome Guest ( Log In | Register )

10 Pages V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
Tulip
post Apr 16 2010, 09:44 AM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Dầu ăn làm từ nước cống tại Trung quốc


Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính “công nghệ” đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.







Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến. Nguồn: ChinaSmack.

Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Nguồn: ChinaSmack.

Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Nguồn: ChinaSmack.



Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP.


VNE


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Apr 17 2010, 09:49 AM
Post #2


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country






kỹ nghệ chế' xoài chín sau 1 đêm


Theo nguồn tin người tiêu dùng cung cấp, phóng viên trong vai người tìm mối hàng đã tìm đến ngõ Cửu Long, thị trấn Tây Hồng Môn khu Đại Hưng, một nơi chuyên cung cấp nguồn xoài xanh và các phụ liệu cần thiết để biến chúng thành xoài chín cây chỉ sau một đêm.

Khu phố này vương vãi khá nhiều mẩu giấy vệ sinh tái chế thô ráp, những chiếc vỏ chai đựng chất ethephon thường được sử dụng khá phổ biến trong việc kích thích rau quả sinh trưởng nhanh, thúc chín trái cây nằm lăn lóc.

Bốn phụ nữ đeo khẩu trang kín mít, găng tay cao su đang xếp xoài từ thùng này sang thùng khác, tuy nhiên ở thùng mới này, mỗi một lớp xoài sẽ được lót một lớp giấy vệ sinh tái chế tẩm bê tông đặc biệt, hỗn hợp dung dịch ethephon (ở VN thường được dùng như một loại chất kích thích dùng để thúc cây cao su ra mủ) với vôi bột, sau đó đậy kín lại. “Chỉ cần làm đơn giản thế này, sáng mai là chị có thùng xoài chín cây vàng ươm, cầm chắc tay mà vẫn còn nguyên phấn”. một người phụ nữ cho biết.

Những trái xoài “chín cây” này rất đẹp mã nên được thị trường ưa chuộng, bán chạy mà lại giảm giá thành bảo quản, ủ chín theo kiểu truyền thống.

Điểm đặc biệt nữa của công nghệ này là nhanh, nhiều và rẻ,các sạp hoa quả hoặc những nơi đặt hàng muốn bao nhiêu cũng có.

Người đàn ông chủ cửa hàng tên Chu cho biết, ông đã làm nghề dấm xoài này được 5 năm và cũng kiếm được kha khá. Bình quân chi phí làm chín mỗi cân xoài cũng được 1 tệ.

Theo ông Cao Ái Bình, Chủ nhiệm bộ môn rau quả Viện nông nghiệp nhiệt đới Trung Quốc, hình thức thúc chín trái cây bằng ethephon và vôi bột chỉ có hại chứ không lợi ích gì đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, những hóa chất đó sẽ ngấm qua da vào thịt quả và làm biến đổi quá trình chín tự nhiên của chúng. Sử dụng thường xuyên những loại hoa quả thúc chín sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường ruột.



Dung dịch ethephon mà người ta dùng dấm xoài là một loại thuốc thúc chín có độc tố. (Ảnh minh hoạ)

Được biết những chai dung dịch ethephon mà người ta dùng dấm xoài là một loại thuốc thúc chín có độc tố và chỉ được sử dụng một lượng rất nhỏ theo quy trình nghiêm ngặt.

Theo ông Vương Bảo Cương thuộc Trung tâm nghiên cứu bảo quản rau quả thuộc Viện khoa học nông lâm Bắc Kinh, công nghệ dấm xoài kiểu này sẽ làm tăng quá trình thẩm thấu trực tiếp các chất có hại vào thịt quả. Tuy nhiên để trả lời cụ thể về tác động của nó tới sức khỏe người tiêu dùng, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể, chuyên sâu.

ông Cương cho biết thêm, hành vi thúc chín trái cây bằng hóa chất như vậy đều bị cấm, tuy nhiên hiện tượng này lại khá phổ biến trên thực tế ở các chợ hoa quả đầu mối cũng như các tiểu thương Bắc Kinh. Người tiêu dùng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua trái cây đẹp mã, chín đều.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Apr 17 2010, 10:38 AM
Post #3


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country






Bột gia vị nhiễm phẩm màu độc hại


Liên tục sau kẹo phát quang và nữ trang nhập cảng từ Trung Cộng, báo chí đã phanh phui về những bột gia vị bị nhiễm màu độc hại. Ðây là những loại gia vị được pha trộn với hóa chất rhodamine B đang càng lúc càng trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là từ lúc trước Tết cho đến nay. Chất phẩm màu độc hại này chuyên dùng trong ngành dệt, từng bị phát hiện trong hạt dưa, ớt bột trước đây, mới đây lại xuất hiện trong một số gia vị bày bán trên thị trường tại Saigon.

Tình trạng này nêu bật nhiều chỗ yếu trong khâu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, từng được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được bổ khuyết. Vụ rhodamine B đặc biệt được chú ý trở lại khi giới chức tại Saigon xác nhận đã tìm thấy những hàm lượng rhodamine B rất nguy hiểm trong hàng loạt mẫu gia vị bày bán trên địa bàn thành phố, từ bột điều xay, bột sa tế, cho đến các loại gia vị nấu bò kho, nấu thịt hầm ragout. Chất rhodamine là phẩm màu hoá học, chủ yếu dùng để nhuộm vải cũng như một số sản phẩm khác, nhưng tuyệt đối bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.Tuy nhiên việc phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị tại Saigon vào tuần trước không phải là một điều mới lạ.

Vào dịp trước Tết, dư luận trong nước đã không ngớt lo ngại khi thanh tra y tế tại nhiều địa phương ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện ra chất phẩm màu này trong ớt bột hay hạt dưa, sản phẩm truyền thống của người Việt Nam nhân dịp Tết. Báo chí trong nước ghi nhận nhiều trường hợp thực phẩm bị nhiễm rhodamine B hầu như ở mọi nơi từ Bắc chí Nam, do các công ty nhập cảng từ Trung Cộng về.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Apr 17 2010, 10:46 AM
Post #4


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Đề phòng với loại kẹo bánh độc này.

Kẹo mứt chứa chất gây ung thư


Báo chí trong nước vừa đăng tải những tin tức về loại kẹo phát quang được bán rộng rãi ở các cổng trường học, mà theo kết quả xét nghiệm do Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa công bố trong lúc học sinh nhiều trường tiểu học, trung học trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận đang tìm mua loại kẹo (mút) có cán cầm phát sáng, bị nghi ngờ có chất độc.

Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia cho biết trong thân kẹo phát sáng có 2 chất là Phtalate dung môi, kết hợp với Poly aromatic hydrocarbon PAH. Khi hai chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng oxy hóa, tạo ra năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo. Bất cứ một chất hóa học gì, dù vô cơ hay hữu cơ khi đưa vào cơ thể đều gây hại. Ðặc biệt chất PHA là một chất cực độc gây ung thư, đột biến gene nên chỉ được dùng trong công nghiệp như pha sơn.

Hôm nay, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tiến hành thu hồi khẩn sản phẩm kẹo phát quang mà không cần phải tiến hành bất cứ xét nghiệm nào. Ðây đều là thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Ðến thời điểm này, cơ quan chức năng của Cộng sản Việt Nam vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của loại kẹo này, cho dù người dân thì cho biết loại kẹo này được nhập cảng từ Trung Cộng. Các loại kẹo phát quang này được nhiều học sinh ưa thích. Giá chưa đầy 2000 đồng, có thể dễ dàng tìm mua ở các cổng trường và các cửa hàng bán bánh kẹo tại chợ.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LanKhanh
post Apr 19 2010, 11:51 AM
Post #5


Đào Hoa Nữ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,668
Joined: 16-April 08
Member No.: 24
Country



.
.
... Chời ... Những món độc hại này, toàn là những món mà LanKhanh ưa thích ... 79.gif ... Khocnhieu.gif
.
.
... Chiều ... dề đi khám bịn .... rùi tẩy chay luôn ... đồ ăn chơi ....của chinese ... hic ... hic... sad.gif
.
.
... thanks.gif sis VanAnh đã báo động ... cheekkiss.gif
.
.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LanKhanh
post Apr 19 2010, 11:57 AM
Post #6


Đào Hoa Nữ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,668
Joined: 16-April 08
Member No.: 24
Country



.
.
... ma_oi.gif LanKhanh mới ... dừa ăn lunch xong ... 73.gif
.
.
... hetykien.gif
.
.
... thanks.gif Tulip ... cheekkiss.gif
.
.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Apr 22 2010, 07:28 PM
Post #7


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country





Đánh tiết canh cạnh nhà vệ sinh và bô rác tại một quán tiết canh ở quận 12, TP.HCM - (Ảnh: Lan Phương)

Hãi hùng lòng lợn, tiết canh!


Lòng lợn, tiết canh được xem là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng có tận mắt chứng kiến “công nghệ” chế biến những món ăn này mới thấy hãi hùng. Nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh.

Rạng sáng 25-12, Đ., một dân “đồ tể” đã giải nghệ, dẫn chúng tôi xuống lò mổ Thịnh Liệt, nơi “hóa kiếp” hơn 1.200 con lợn mỗi ngày để cung cấp nhu cầu ăn uống của người dân Hà Nội. Cả lò mổ nhộn nhịp như một công trường, tiếng lợn kêu eng éc khi bị giết hòa vào tiếng người, tiếng xô chậu loảng xoảng kèm theo mùi hôi thối của phân, mùi nồng nồng của cống rãnh...

Lòng, tiết trộn... phân

Tiếng lợn ré lên eng éc giữa đêm bỗng im bặt khi người “đồ tể” cầm thanh ống nước đập thẳng vào đầu. Cả đống thịt trắng nhởn đang giãy giụa đổ vật ra đợi một lượt dao phanh bụng. Trong lúc con lợn quay đơ, một “đao thủ” nhanh chóng nhấc chân trước quật ngã con lợn xuống nền ximăng nhơm nhớp nước, ngay tức thì thọc dao vào cổ mà chẳng cần rửa ráy mình lợn.
tietcanh

Cả một đoạn họng dài 30-40cm bị phanh ra, cùng lúc một người khác nhanh tay đưa cái chậu nhựa, chậu inox hứng ngay những dòng tiết đầu tiên ồng ộc xối ra. Chọc xong, người mổ lợn thò ngay bàn tay còn dính phân bốc dúm muối ném vào chậu, khuấy đều cho chậu tiết không loãng, không đông, đủ tiêu chuẩn đánh tiết canh. Mỗi con lợn bị chọc tiết chỉ cần hứng 1/3 chậu tiết hồng tươi đủ tiêu chuẩn làm món tiết canh, rồi bị thả vật xuống nền mặc tiết chảy tràn.

Chọc xong một con, những người mổ lợn lại vứt nguyên đống thịt trắng nhởn cho công đoạn khác để tiếp tục phận sự: đập chết, chọc tiết và hứng tiết. Đôi khi nhát dao hóa kiếp đi quá cuống họng, chọc tận vào dạ dày, vậy là cám lợn cũng ồng ộc trào thẳng vào chậu, rồi được đổ vào xô để chuẩn bị cho những bát tiết canh đỏ au, bắt mắt trên quầy vào đầu giờ sáng.


Ai biết được những đĩa tiết canh ngon lành này được chế biến trong môi trường rất... ớn lạnh - (Ảnh: Minh Quang)


Nhìn chậu tiết lợn được đổ vào xô, Đ. giải thích: “Để tiết lợn không đông, người ta sẽ cho ít nước đái lợn hoặc phân đạm bón rau vào tiết, đảm bảo đỏ tươi, đánh tiết canh đông cứng”. Thoáng chốc, cả chú lợn bị mổ phanh kéo tuột bộ lòng vứt xuống nền khu mổ, để bộ phận chế biến lòng tiếp nhận đưa sang khu vực chế biến riêng.

Để cho nhanh, nhiều “đao thủ” không ngại ngần dùng chân vẫn mang đôi ủng lẫn cả phân, cả bùn đất hất con lợn qua lại hay đạp mạnh vào mình lợn để kéo tuột bộ lòng ra cho công đoạn sau. Số tiết còn ứ trong bụng lợn vừa mổ được người “đồ tể” dùng gáo múc vào đống xô, chậu dơ bẩn đặt xếp hàng trước mỗi quầy chế biến nội tạng. “Cái này không đánh tiết canh được mà lấy để nhồi lòng, nhiều bọt thế này dồi mới bông, xốp”, một phụ nữ đang giơ cao khúc ruột lợn để tuồn phân ra ngoài bên cạnh xô tiết ở miệng cống hôi nồng cho biết.




Những xô tiết bẩn này được dùng để luộc hoặc nhồi vào món dồi lợn - (Ảnh: Minh Quang)


Tất cả phèo, phổi, lòng non, dạ dày... đổ đống dưới nền ximăng lênh láng máu, nước và phân để phân loại sơ chế. Những phụ nữ phụ trách công việc này cứ thoăn thoắt cắt xén rồi cho tất cả vào xô nước đã đặc quánh màu máu nổi bọt lềnh bềnh như bong bóng xà phòng rửa qua. Màu đỏ đặc trưng của máu lẫn với nước rửa chảy lênh láng cùng lông lợn, các vụn mỡ và phân tuốt ra từ những đống lòng trên khắp mặt nền khu lò mổ chảy thành dòng xuống hệ thống cống gom nước thải.

Tương tự, tại một lò mổ lợn trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM, công đoạn lấy máu làm tiết canh cũng được xử lý rất nhanh, gọn. Cứ mỗi con lợn được giết xong, huyết được cho vào can nhựa cũ kỹ, cáu bẩn xếp thành hàng dài, hỗn hợp bên trong ít nhiều có cả lông, bụi, phân... để bán cho những người thu mua huyết lợn, lòng lợn về bỏ mối tại các chợ như Văn Thánh, Bà Chiểu, Gò Vấp...

Tại những nơi này, nhiều gian hàng chuyên bán huyết, lòng lợn để huyết trong can nhựa dưới phản, bên lề đường đầy bụi, cát, ruồi nhặng bu đầy. Thỉnh thoảng, lại có các chủ quán đến nhận từng can nhựa đựng huyết dính đầy phân được chùi quẹt sơ sài nhưng vẫn có thể thấy rõ mồn một, cột lên xe đưa về quán “chế biến” tiết canh cho khách...


Đánh tiết ngay... nhà tắm


Rời lò mổ, chúng tôi đến một quán tiết canh trên đường Trương Định, Hà Nội để chứng kiến cảnh chế biến lòng lợn. Bà chủ quán sau khi nhận hai túi nội tạng từ tay người đưa hàng liền ném uỵch xuống nền. Phèo, dạ dày... được ném vào một chậu nước, xát muối cho hết nhớt rồi cho vào nồi. Công đoạn làm lòng ngay bên miệng cống, thậm chí lòng còn được ném một đầu vào cống để tuốt cho nhanh - (Ảnh: Minh Quang)

Riêng lòng non, bà chủ quán chỉ ngâm qua xô nước rồi cho thẳng vào nồi nước sôi ùng ục. Đ. bảo lòng non phải luộc nước sôi mới giòn, nhưng cái thứ nhầy nhầy trong ruột mà không tuốt ra thì thật hãi hùng. Trong đó hầu hết là phân, sán và đủ thứ vi khuẩn bẩn thỉu dễ lây lan bệnh tật.

Đ. còn cho biết tiết lợn ra đến quán, chủ quán muốn để lâu, tiết canh nhanh đông phải cho hàn the vào. Nhờ vậy tiết để cả ngày vẫn đỏ tươi, nhìn rất “bắt mắt”.

Buổi sáng, tại quán “má heo, tiết canh, lòng lợn” khá nổi tiếng gần cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM, nhiều ông khách rôm rả kêu tiết canh, lòng lợn. Ông chủ quán chạy vào sau nhà “chế biến”, lát sau mang ra hơn chục bát sứ chất đầy tiết canh để trên tủ hàng. Vì đây là con đường mới mở nên khói bụi bay mịt mù vào các chén tiết. Nhìn kỹ sẽ thấy chén tiết nào cũng đóng bụi. Còn túi huyết tươi để chế biến là cái bọc to được treo lủng lẳng ngay trên nóc cửa ra vào nhà vệ sinh, máu rỉ ra trên tường vôi...

Gần đó, một quán nhậu khác gần cầu vượt Quang Trung cũng nườm nượp khách đến ăn tiết canh, lòng lợn. Do quán quá chật chội nên các can, bọc đựng máu tươi được đặt sẵn xuống nền nhà ẩm thấp sát cửa nhà vệ sinh. Nơi đây còn dùng để đổ chất cặn bã từ thức ăn thừa của khách nên mùi hôi thối và ruồi nhặng bu kín.

Ông chủ tiệm vừa đánh tiết canh vừa bịt mũi và khạc đàm liên tục... đánh tiết xong, ông chủ gãi chân sồn sột rồi vô tư lấy tay rắc thêm ít đậu phộng, rau tươi... đem ra cho khách thưởng thức. Tại nhiều quán tiết canh, lòng lợn nổi tiếng ở khu vực bến xe miền Đông (quốc lộ 13), nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh, có cả một vài con ruồi chết chủ quán dùng tay bốc bỏ ra ngoài...

Vừa kê đoạn lòng dài hơn 3m sát miệng cống, chỉ ba động tác người phụ nữ đang làm lòng đã tuốt xong, vứt thẳng vào chậu lòng thành phẩm chờ giao cho các chủ hàng. Quy trình làm sạch diễn ra nhanh đến mức phân lợn, sán, vi khuẩn trong những đoạn ruột non, ruột già vẫn có thể còn nằm trong đống bầy nhầy lẫn cả lòng, tiết... “Lò mổ này đêm nào cũng thịt cả nghìn con, ai có sức mà làm sạch, với lại làm sạch lòng... mất ngon”, một phụ nữ đang làm lòng nói.

Lương y Nguyễn Việt Ngà (Viện Y học dân tộc): Bị nhiễm nhiều bệnh

Trong huyết tươi có rất nhiều vi trùng, virus còn sống. Người ăn tiết canh thường cho thêm chanh vào để vi trùng co lại vì axit. Tuy nhiên, đối với các loại virus biến thể nguy hiểm như H1N1 thì gần như không có cách gì tránh được. Huyết được nấu chín chưa chắc diệt được những loại virus nguy hiểm như vậy nên sử dụng huyết tươi là vô cùng nguy hiểm. Người ăn tiết canh có thể bị lây trực tiếp rất nhiều bệnh từ máu huyết của động vật, do máu tươi vào bao tử người sẽ thấm rất nhanh qua niêm mạc bao tử, thấm thẳng vào máu ngay lập tức.

Đồng thời có thể bị nhiễm các loại sán như sán lãi móc, nhiễm lãi theo đường máu, tạo ra các ổ lãi nguy hiểm trong gan, mật hoặc gây ra các khối nghẽn tắc trên não. Từ những búi lãi này, người bị nhiễm có thể bị tắc mật. Tế bào gan của người bệnh bị phá hủy, gan bị chảy máu, viêm gan, xơ gan... Quá trình thọc tiết lợn không đảm bảo vệ sinh trong những điều kiện như nước bị nhiễm độc, nhiễm chì hay bị dính phân... đều sẽ gây ra sự nhiễm độc trực tiếp với cơ thể người ăn tiết canh sau đó.

Lan Phương


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post May 5 2010, 09:08 AM
Post #8


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Một Số Đũa Gỗ Nhập Từ Trung Quốc Mang Mầm Bệnh Ung Thư


OTTAWA, Canada (KL) – Các bạn tin hay không tuỳ ý, bạn hãy thử những đôi đũa có sẵn như sau:

Đôi đũa có sẵn ngâm vào nước đang sôi khoảng từ 3 tới 5 phút. Một chất mầu trắng sẽ hiện ra trước mắt và tan ngay vào trong nước đang sôi. Chính đôi đũa này đã tiết ra một hóa chất thuộc loại thuốc tẩy trắng.

Trong cuộc vận động giữ gìn sức khoẻ được lành mạnh mới đây tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung quốc.

Giáo sư này đã giải thích, qui trình sản xuất tại Trung quốc ngay trước khi những đôi đũa được sản xuất, tất cả các nguyên liệu làm đũa đã mang sẵn mầm bịnh trong trạng thái đang phát triển. Nguyên vật liệu như gỗ của Trung quốc bao phủ nhiều mầu của các loại nấm độc sau khi cây được đốn và chờ để mang ra khỏi rừng.

Chính vì thế các hãng sản xuất tại Trung quốc đã làm chuyện kinh khủng như ngâm gỗ vào các thùng rất lớn chứa hoá chất rất độc hại với mục đích để làm cho gỗ đỡ bị mục.

Sau khi ngâm gỗ làm đũa trong vài ngày, các hãng này còn rửa nguyên liệu gỗ bằng các hoá chất độc hại như thuốc tẩy. Hoá chất độc hại này đã để lại một lượng lớn gấp hơn cả ngàn lần theo như tiêu chuẩn quốc tế cho phép.




Bạn hãy đoán thử cái gì sẽ xẩy ra?


Chính những hoá chất này vốn đã không tốt cho cơ thể lành mạnh của bạn, chúng là những chất dễ sinh ra bịnh ung thư. Cách đây 5 năm giáo sư Jackson Mathis đã có dịp tham quan các hãng sản xuất đũa tại Trung quốc. Giáo sư đã khủng khiếp và từ ngày đó, giáo sư không còn dùng các đôi đũa do Trung quốc sản xuất trong các bữa ăn.

Mỗi lần đi các nhà hàng Trung quốc tại Singapore. giáo sư đều không quên mang theo đôi đũa riêng của giáo sư.




Giáo sư cho biết: “Nếu bạn đã từng dùng những đội đũa này và vẫn tiếp tục dùng chúng. Bạn hãy tạm dừng lại để suy nghĩ. Tại sao bệnh ung thư phát tán nhanh như ngày nay trên khắp thế giới cho bất cứ tầng lớp nào?

Sau một phút suy ngẫm về những đôi đũa được sản xuất tại Trung quốc. Câu trả lời:

Có thể những đôi đũa này đang góp phần phát tán bịnh ung thư. Có thể bạn đang mang mầm bịnh này mà bạn không biết.”


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LanKhanh
post May 5 2010, 11:50 AM
Post #9


Đào Hoa Nữ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,668
Joined: 16-April 08
Member No.: 24
Country



.
.
... Nói chung, bất cứ vật dụng hoặc thức ăn sản xuất từ Trung Quốc ... phải được cân nhắc, tiêu dùng hết sức cẩn thận ... rose2.gif
.
.
... thanks.gif Tulip ... cheekkiss.gif
.
.

Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Jun 20 2010, 10:03 AM
Post #10


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country






Kinh hoàng công nghệ sản xuất đá lạnh


Ở ngay đầu cổng chợ Thành Công A, đường Láng Hạ đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Điều đáng nói ở đây là đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu.


Mấy năm trở lại đây, mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã mạnh tay kiểm tra, đình chỉ rất nhiều cơ sở sản xuất đá lạnh không bảo đảm an toàn vệ sinh nhưng cứ dẹp bỏ chỗ này chúng lại mọc lên chỗ khác. Trong những ngày nóng nực này, Hà Nội cần một lượng đá lạnh rất lớn và đó cũng là dịp để các cơ sở sản xuất đá lạnh mất vệ sinh trôi nổi trong thành phố hoạt động một cách mạnh mẽ.

Khi các cơ sở càng chạy hết công suất thì sự mất vệ sinh càng nhiều, người ta còn mua cả đá dùng để ướp lạnh thực phẩm bán cho các cửa hàng giải khát.

Muôn nẻo đường đá bẩn

Để có một quy trình làm đá sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quá trình sản xuất nước đá phải khép kín, không hề có sự tiếp xúc của bàn tay con người. Nhưng với khá nhiều cơ sở tư nhân mà chúng tôi đã khảo sát thì không có cơ sở nào đảm bảo quy trình này. Hầu hết, nguồn nước những nơi sản xuất đá thủ công này sử dụng đều không đảm bảo vệ sinh. Đa số những cơ sở này dùng nước giếng khoan, đương nhiên không qua kiểm nghiệm của cơ quan quản lý. Các chủ cơ sở cho hay, nước giếng khoan đã được lọc, nhưng thực tế nếu có máy lọc thì chỉ để lắng cặn hay lọc qua loa. Đặc biệt ở những cơ sở sản xuất đá cây.

Đá lạnh đắt như tôm tươi

Suốt tuần qua, nhiệt độ buổi trưa ngoài đường phố Hà Nội hầu như trên 40°C. Nhiệt độ tăng cao làm cho giá của đá lạnh cũng tăng vọt.

Một chủ quán nước ở cạnh sân bóng đá Trường Đại học Thủy Lợi ngán ngẩm: “Ngày thường một bịch đá viên 1kg có 3 nghìn, mấy hôm nóng tăng lên 5 - 10 rồi bây giờ 15 nghìn đồng. Mua đá cây thì rẻ hơn nhưng bây giờ nhiều khách nghe nói đến đá cây người ta không uống nước nữa”. Một số quán nước khác dùng đá cây, phải cắn răng chấp nhận giá cắt cổ 150.000 đồng/ 1 cây.

Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền ra là mua được đá. Mùa hè này, người tập thể dục buổi sáng quanh sân vận động Mỹ Đình đã quen thuộc với cảnh đám đông người xếp hàng từ mờ sáng để chờ mua đá ở một cơ sở cạnh đó.

Qua một loạt cơ sở sản xuất đá cây ở Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, dốc Tam Đa, Linh Lang, ngõ Ngọc Hà quận Ba Đình, Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy, chợ Thành Công A quận Đống Đa, đường Hỏa Lò, Từ Liêm... đều không tuân theo quy định đảm bảo vệ sinh trong sản xuất đá lạnh. Khi đề cập đến vấn đề đăng ký an toàn vệ sinh với sở y tế, chủ cơ sở nào cũng ấp úng trả lời cho qua chuyện rồi né tránh sang chuyện khác. “Cơ sở lớn thì người ta (cơ quan quản lý- PV) mới bắt cam kết nội quy an toàn vệ sinh chứ cơ sở nhỏ như của tôi đây nước khoan đã qua xử lý, sạch sẽ tuyệt đối. Sản xuất nhiều mới làm dối chứ ít làm dối làm gì”, chủ một cơ sở sản xuất đá cây ở đường Lương Thế Vinh quận Thanh Xuân bao biện.

Nhiệt độ ở Thủ đô nóng bao nhiêu thì tình hình đá lạnh cũng “nóng” theo bấy nhiêu. Qua hai đợt nắng nóng kể từ đầu mùa hè vừa rồi, hầu như các cơ sở đá tư nhân đã chạy hết công suất và theo đó cũng mất vệ sinh... hết mức.

Trong quá trình đi tìm hiểu, chúng tôi bắt gặp một chủ cơ sở sản xuất đá chân đi ủng cao su ngồi chễm chệ trên đống đá cây cao ngút ở đường Hỏa Lò, Từ Liêm dùng dao chặt đá bán lẻ cho một loạt khách đang ngồi chờ. Vừa làm anh ta vừa nói với chúng tôi: “Đá chỗ anh thì OK, không đảm bảo thì làm sao hàng trăm quán giải khát, quán bia, ăn nhậu cả cái vùng này đến lấy nườm nượp”. Vừa nói, anh này vừa lấy tấm bạt che cái cửa mà từ lúc nãy tới giờ vô ý để chúng tôi nhìn thấy phía trong khoang làm lạnh một thanh niên quần đùi áo cộc thản nhiên cầm vòi phun nước dẫm đi dẫm lại trên miệng hố để bơm nước làm nhả đá mới.

Tại các điểm bán đá cây trên đường Trường Chinh, Thụy Khuê người bán hàng xếp những cây đá trên tấm bạt đã nhàu nát, sau đó phủ lên trên một tấm vải cáu bẩn, ngoài cùng bằng những miếng xốp tạm bợ để... cách nhiệt vẫn bán chạy như thường. Những “đại lý cấp 1” này chủ yếu cung cấp đá cho các quán trà đá vỉa hè.

Tại cơ sở sản xuất nước đá nằm ở khu vực Minh Khai, từng dãy xe ôtô xếp hàng vào mua đá, công nhân tất bật chuyển những cây đá ra thùng xe. Một loại nước đá làm từ nước giếng khoan không qua lọc gọi là đá cây, còn một loại làm từ nước giếng khoan qua lọc được gọi là nước đá viên tinh khiết hay đá pha lê. Tuy nhiên, người quản lý ở đây lại khẳng định, chỉ có đá cây mới làm từ nước giếng khoan dùng để làm lạnh hàng hóa, còn đá viên tinh khiết được làm từ nước máy dùng để ăn uống. Quan sát xưởng sản xuất đá, chúng tôi thấy khuôn làm đá là những hộp sắt hoen rỉ. Công nhân xưởng sản xuất không găng tay, không bảo hộ lao động bê những khuôn làm đá vào phòng làm lạnh.


“Đá cây, đá viên sạch” được bán ở vỉa hè đường Thụy Khuê.


Đá ướp lạnh dùng để... uống!

Nguy hiểm hơn, trong mấy ngày nóng nực, khi mà đá tinh khiết không đủ cung cấp, một số cơ sở còn đem đá chuyên để bảo quản thực phẩm để tiêu thụ khiến nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường ruột tăng cao, nhất là thời điểm hiện nay khi dịch tiêu chảy cấp vẫn đang có nguy cơ bùng phát trở lại.

Trưa ngày 23/6, chúng tôi đến một cơ sở làm đá cây ở phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy, cũng là lúc ông chủ đang bận rộn chặt đá cho khách hàng. Cơ sở này vốn sản xuất đá lạnh dùng để bảo quản thực phẩm, ngay cả biển quảng cáo cũng đề: “Đá dùng để ướp lạnh”.


Không che đậy, cảnh thường gặp trên đường phố những ngày nóng nực.


Qua trò chuyện với khách hàng đang đứng chờ, chúng tôi được biết họ đều mua đá ở đây về phục vụ việc giải khát ở các quán bia, quán nhậu, quán cơm, trà đá, quán chè ở khu vực phường Dịch Vọng và cả một bộ phận khác ở chợ Nhà Xanh trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Khi chúng tôi hỏi tại sao đá dùng để ướp lạnh lại bán để uống, ông chủ cơ sở tỏ vẻ cáu kỉnh: “Đá nào mà chả làm từ một loại nước! Không mua thì đứng dịch ra cho người khác vào lấy”!

Trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, có một đại lý bán đá sỉ và lẻ. Đại lý giữ đá khỏi tan bằng cách vùi vào đống trấu hay phủ lên tấm chăn chiên, vài bao tải dứa cáu bẩn. Mỗi khi có khách mua hàng, bà chủ đặt cây đá lên bao tải đã trải sẵn dưới nền đất, rồi dùng dao hình răng cưa hoen rỉ chặt khúc từng đoạn bán cho khách. Hỏi nhập đá từ đâu, bà chủ kêu: “Ôi giời, đá ở đâu mà chả giống nhau”!


Đá sản xuất dùng để ướp lạnh được bán lẻ cho các cửa hàng giải khát ở Dịch Vọng Hậu.


Ở ngay đầu cổng chợ Thành Công A, đường Láng Hạ đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Điều đáng nói ở đây là đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu. Trước đây, cơ sở này chủ yếu cung cấp đá để bảo quản thực phẩm trong chợ. Mùa hè đến, cơ sở này kiêm luôn phục vụ đá lạnh cho các quán giải khát. Tất nhiên vẫn là thứ đá cây đó và vẫn được đặt ở chỗ mất vệ sinh như vậy. Do thời tiết nắng nóng, giá đá tăng vọt, các chủ quán nước liền chạy ra chợ này mua đá cây... cho rẻ.

Không chỉ riêng điểm bán đá ở chợ Thành Công A, mà nhiều điểm bán đá cây khác trong thành phố cũng không đảm bảo vệ sinh, thường là ở ngay vệ đường và người bán hàng khi đập đá, lấy đá không hề có găng tay. Đá cây của các cơ sở tư nhân cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho những hàng trà đá, quán giải khát trên địa bàn Thủ đô. Chỉ với 20.000 - 30.000đồng, người bán hàng đã có thể mua được cả chục kilôgam đá thay vì phải bỏ ra cả trăm nghìn đồng để mua đá sạch, đá tinh khiết hoặc chạy đá bằng tủ lạnh. Tâm lý chung của cánh kinh doanh giải khát là ra chợ mua đá cây dùng cho rẻ!


Đá cây để đầu cổng chợ Thành Công A, xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng.


Không rõ nguồn gốc


Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố có hơn 100 cơ sở sản xuất nước đá thủ công nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn vệ sinh, hàng ngày bán ra thị trường hàng tấn đá cây, đá viên.

Trong khi đó, các cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng đá sạch, đá tinh khiết chỉ có 17 cơ sở như đá viên phalê của Công ty cổ phần Thuỷ Tạ, Công ty nước đá Hà Nội, đá viên của Công ty dịch vụ hàng không...


Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, tại nhiều điểm bán đá lẻ trong TP Hà Nội, đa số đều do tư nhân sản xuất, không rõ nguồn gốc, chất lượng. Đá cây giá khoảng 80.000đ/cây, còn đá viên giá khoảng 2.000đ/kg. Vào tháng 6 này, giá đá cây tăng từ 30.000 - 50.000đ/cây mà nhiều khi vẫn “cháy” hàng.

Theo quảng cáo của chủ hàng, đá ở đây được mua sỉ ở những cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn đá sạch, nước được lấy từ nước máy có qua lọc, khử trùng. Chưa cần nói nguồn gốc, bãi tập kết đá của cửa hàng, đá được xếp thành tầng, chỉ được phủ bằng tấm bạt dứa, trong khi ngoài trời bụi bay mù mịt. Mặc dù Sở Y tế đã khuyến cáo người dân, đưa ra lệnh cấm đối với những điểm kinh doanh giải khát không được sử dụng đá cây, đá viên không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, nhưng vì lợi nhuận, khuyến cáo trên đã bị phớt lờ.

Ở khu chợ Ngã Tư Sở, hàng ngày vẫn có những chuyến xe ô tô chở hàng tạ đá cây chuyển vào chợ mà không rõ xuất xứ đến từ đâu. Người vận chuyển đá thản nhiên quăng quật, vứt đá lên những thùng xe cáu bẩn, đầy rác, những chiếc xích lô hoặc xe tự chế, thản nhiên dẫm đạp lên những cây đá. Từ đại lý này lại được các chủ quán mua về. Như vậy đá lạnh không rõ xuất xứ lại được phân nhỏ “thấm” vào từng ngõ ngách của thành phộ


Đá được bán như thường ở chỗ mất vệ sinh như thế này.


Trong quá trình vận chuyển đá, phương tiện chủ yếu vẫn là xe máy không được che đậy. Trong những ngày nắng nóng, ai cũng dễ bắt gặp những cây đá được chở bằng xe máy không được bọc lót che đậy chạy mù mịt giữa đường phố. Những “khối đá di động” này được chủ yếu phục vụ cho những quán giải khát, trà đá hay quán nhậu. Người bán cứ bán, người uống cứ uống chẳng ai biết là đá làm ở đâu? Có bảo đảm không?


Quy định làm đá sạch


Nước làm đá tinh khiết phải đạt 40 tiêu chí về kim loại nặng, thành phẩm đá phải đạt 22 tiêu chí trong đó có 6 chỉ tiêu về vi sinh vật. Đá tinh khiết phải được làm từ nguồn nước sâu 90m, được xử lý qua lọc thẩm thấu ngược và diệt khuẩn bằng tia cực tím.

Các bộ phận làm đá như: Khuôn đá, dao cắt đá, bồn cấp nước làm đá, cối lạnh và gàu tải đá đều bằng inox, không bị rỉ sét. Chu trình sản xuất khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với con người.



--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
AnAn
post Jun 24 2010, 09:34 AM
Post #11


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country






Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”


Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.

Nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.



Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.

3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20 tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những quán trà sữa trân châu nhỏ.

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc. “ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm đó nói.

Chú ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện, ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.

Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa

Anh Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh rất nguy hiểm.

“Trong trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa thay cho sữa tươi”.

Trên thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.

Trong bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá 32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo. Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1 ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.


Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là
hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)


Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”?

Trân châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”. Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân châu là bột sắn.

Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”.

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.



sau vụ măng tre, tới trà sữa lên thớt

Trà sữa trân châu là thức uống “ruột” của đông đảo giới trẻ. Chỉ có điều, nguyên liệu chế biến được nhập từ TQ có chất lượng như thế nào thì gần như không một vị khách nào biết đến!

Giới trẻ hồn nhiên uống trà sữa mà không để ý chất lượng

Trà sữa trân châu - nấm mọc sau mưa

Hiện nay, thật quá dễ dàng để tìm một quán trà sữa trân châu.
hiện có hàng ngàn quán trà sữa từ có thương hiệu đến không tên tuổi, thậm chí chỉ là một xe nước ngoài vỉa hè cũng trở thành quán trà sữa.
Trà trân châu là trà pha đường, bột sữa và thường kèm với các hương liệu khác. Trà thường được uống với đá, được bỏ vào bình lắc kỹ tạo ra các bong bóng nhỏ, thêm trân châu (làm từ bột) hoặc thạch vào, đó là điểm đặc trưng của thức uống này.
Ngay trước trường Đại học Công nghiệp, ở quận Gò Vấp từ đoạn đường Lê Lợi vòng qua đường Nguyễn Văn Bảo chỉ khoảng 500m nhưng chi chít các quán giải khát trong đó có không ít quán trà sữa trân châu.
Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại không mở quán cà phê, nước ép trái cây, một chủ quán trà sữa trân châu trên đường Lê Lợi cho biết: “Trước khi mở quán kinh doanh, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và biết hiện trà sữa trân châu là một loại giải khát rất được ưa thích. Đặc biệt, nếu biết thiết kế quán theo một phong cách lạ, bắt mắt thì lại càng thu hút khách hơn”. Còn với chị Nguyễn T. K, chuyên bán xe nước di động tại trường PTTH Võ Thị Sáu, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh thì thật thà cho biết:
“Các em học sinh rất thích uống trà sữa, mà nguyên liệu để làm loại này thì dễ mua; việc chế biến cũng rất dễ, lại có thể kiếm nhiều lời nên tụi tui thích bán lắm. Chị thấy đó, từ nãy tới giờ chỉ mấy phút giải lao của các em học sinh mà tui đã bán được mấy chục ly rồi đó”.

Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… Tên các loại này luôn luôn được trưng chi chít trước cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.
Nhu cầu tiêu thụ trà sữa trân châu qua tìm hiểu của chúng tôi hiện rất lớn, đáng chú ý phần đông thực khách lại là giới trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Tuy nhiên, vì sao thích uống thì mỗi người đưa ra mỗi lí do.
Em Trần Phương Anh, học sinh trường tiểu học trường Hanh Thông, đường Lê Lợi, quận Gò Vấp cho biết: “Cháu thích uống trà sữa trân châu vì ngon, ngọt và có nhiều màu sắc như vàng, đen, xanh mà lại không ngán như uống sữa”. Còn với Hoàng Châu Giang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thì: “Đây là một loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người (?)”.
Tuy nhiên, nguy hiểm là khi được hỏi có biết rõ nguyên liệu được dùng để chế biến trà sữa có chất lượng như thế nào thì gần như tất cả những người thích uống trà sữa đều không rõ!

Chất lượng nguyên liệu đang bị bỏ lửng.

Một chủ quán cà phê vừa đổi việc kinh doanh sang thành hiệu trà sữa (đề nghị không nêu tên) tại quận Phú Nhuận cho biết: “Thật ra, trà trân châu vốn là một thức giải khát bổ ích của người Đài Loan, chế biến từ lá trà trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Tuy nhiên, chuyện kinh doanh trà sữa đang được nhiều người đặt lợi nhuận lên trên chất lượng. Nguyên liệu bột sữa và hương liệu (mùi hương trái cây) phần lớn được lấy từ chợ Bình Tây, quận 6, giá cực rẻ, mười mấy ngàn đồng/kg. 1kg nguyên liệu pha được 4 lít trà sữa, tức bán được khoảng 16 ly lớn, bét lắm cũng kiếm lời khoảng 50-60.000 đồng”.
Đến chợ Bình Tây, các loại bột sữa được đóng thành từng bịch, hay trong các loại bao xi măng lớn. Đây chỉ là hàng mẫu, còn sữa gốc được đóng trong bao tải, khách mua bao nhiêu sẽ đổ ra cân đong bấy nhiêu.
Giá thì “thượng vàng hạ cám”, mua bao nhiêu cũng có. Điểm nổi bật là tất cả hầu như không nhãn mác, không ngày sản xuất, không nơi sản xuất và không ghi thành phần có trong bột sữa. Theo chủ sạp D.N, bột trà sữa có rất nhiều loại với đủ các loại màu sắc: sữa trà cam, chanh, mè, đậu phộng, nho, táo, bạc hà… với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, đen… được nhập về từ TQ, Đài Loan

Cũng theo chủ sạp này, khách mua chủ yếu không chỉ ở TP.HCM như những quán giải khát nhỏ, những quán hàng bán tại cổng trường, một số cửa hàng ăn mà rất nhiều mối ở các tỉnh thành lân cận như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… Trân châu ở đây thì đa dạng cả về màu sắc, chủng loại và nhãn hiệu. Chúng được bán với giá 10-15.000 đồng/kg.
Một chị chủ hàng lại hồn nhiên mách “mánh”: “Hàng khô em cứ để thoải mái, giữ cả năm cũng không sao. Loại trân châu này chỉ cần luộc 10-15 phút là xong, ăn chẳng khác gì trân châu thật đâu”. Những túi hồng trà, trà xanh, trà đen, được xếp chất ngất trên các sạp hàng. Nhưng nếu không được giới thiệu cũng chẳng ai biết đó là cái... quái gì! Vì trên sản phẩm chỉ có mỗi dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ ** hoặc chữ Đài Loan.
Một ngày sau quay lại chợ Bình Tây, chúng tôi đã không thể tìm thấy bất cứ một bao sữa không nhãn mác nào nữa. Lân la hỏi thì được chị chủ sạp H.V cho biết: “Giờ đang kiểm tra dữ lắm, phải hết đợt cao điểm này thì mới bắt đầu bán trở lại được. Nếu em muốn mua thì nói rõ số lượng và muốn mua loại nào, bao 25kg hay những bao nhỏ được chiết ra từ bao lớn đã được trộn chung với một bột trắng khác (?), chị sẽ gọi người nhà mang ra”.

Khi chúng tôi nói muốn mua mỗi loại một ít về làm thử thì chị chủ sạp liền gọi điện và khoảng 5 phút sau hàng đã được đưa tới. Đó là 3 gói: sữa bột nguyên kem Hà Lan, bột trái cây hòa tan và… bột kem pha cà phê (nhưng vẫn cứ một mực bảo đó là bột sữa và có thể làm trà sữa trân chân, pha cà phê, làm bánh kem, bánh bông lan) có xuất xứ từ Australia, châu Âu kèm lời giải thích: “Thực ra, sữa trong những gói đó là chiết ra từ bao lớn này. Tuy nhiên, nó đã được trộn chung với một loại bột khác nên rẻ vậy đó”. Loại bột đó là bột gì thì… chịu, không thể trả lời được!
Chị Ngọc Hạnh, quận Phú Nhuận, vốn là một khách hàng “ruột” của trà sữa trân châu bộc bạch: “Từ ngày phát hiện melamine trong sữa ở TQ và bây giờ là ở Việt Nam cũng xuất hiện một số sản phẩm sữa, nguyên liệu từ sữa nhập ở TQ có chứa melamine, tôi thấy hơi lo và hạn chế uống trà sữa vì nguyên liệu của nó phần lớn nhập từ TQ. Nhưng sao tới nay chưa thấy các cơ quan chức năng có cảnh báo gì về nguyên liệu này?”.

Trích:

TS. Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, dẫu chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về loại thức uống này nhưng có thể khẳng định, nó rất nguy hiểm.
Bởi loại thức uống này được chế biến từ nguồn nguyên liệu chưa được một cơ quan kiểm nghiệm nào kiểm định, lại không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần bao gồm những gì cũng không ai biết. Yếu tố nguy cơ rất cao. Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng.
Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc. Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại. Đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Sưu tầm


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Jun 26 2010, 08:02 PM
Post #12


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Mì gói món ăn thông dụng cho sinh viên cũng gây nguy hại lâu dài


Ai từng trải qua đời sống sinh viên, từ cả vài ba thập niên trở lại đây, đều ít nhiều có lúc sống “nhờ” vào mì gói. Mì gói ăn đủ kiểu đủ cách và là món ăn thông dụng cho sinh viên đủ mọi sắc tộc. Thế nhưng các nghiên cứu thời gian gần đây cho thấy rằng việc ăn mì gói trong thời gian dài và không có sự cân bằng trong dinh dưỡng với rau quả sẽ dẫn đến bệnh tật.

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây ở Úc thì qua việc tiêu thụ các món thực phẩm “ăn nhanh” nhiều năng lượng, các sinh viên đang gia tăng rủi ro bị các bệnh kinh niên như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Trong cuộc nghiên cứu có sự tham dự của hơn 800 sinh viên tại Ðại Học Brisbane, Úc, Giáo Sư Danielle Gallegos nhận thấy rằng có sự chấp nhận trong thành phần sinh viên là “ăn thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng là điều bình thường trong đời sống đại học.” Giáo Sư Gallegos nói rằng nếu chỉ sống bằng mì gói hay đậu sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng xấu đến việc học hành.

Có đến 25% số sinh viên được hỏi nói rằng họ từng bị đói trong thời gian một năm trước khi có cuộc khảo sát và khoảng 6% nói rằng họ thường xuyên bị thiếu ăn.

Giáo Sư Gallegos, khi trình bày kết quả cuộc nghiên cứu trước đại hội các nhà dinh dưỡng ở Melbourne, Úc, hồi tuần qua cũng cho hay là những nhóm trong xã hội như người có mức thu nhập thấp và không mua được các thực phẩm tốt lành thường ở vào tình trạng gầy yếu hoặc mập phì và sinh viên cũng ở trong số người này.

Theo Giáo Sư Gallegos, có đến 2/3 trong tổng số các sinh viên phải lo lắng về thực phẩm ăn ít ơn là hai phần (servings) trái cây mỗi tuần và 4% không hề ăn trái cây.

Kết luận của cuộc nghiên cứu cho thấy cho dù vì hoàn cảnh tài chánh khó khăn hay vì không đủ thời giờ, người sinh viên vẫn phải biết tạo sự quân bình trong dinh dưỡng bằng cách ăn thêm rau và trái cây, bên cạnh mì gói.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

10 Pages V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 02:15 PM